1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc

58 1,5K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 737 KB

Nội dung

Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai

Trang 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại.

1.1.1 Một số các vấn đề liên quan.

1.1.1.1 Tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính quan trọng nhất của hệ thống tàichính1 quốc gia Nếu đối với sự vận hành của nền kinh tế quốc gia, nguồn vốn được xem như làmáu trong một cơ thể sống thì hệ thống các ngân hàng thương mại là các mao mạch chính Hoạtđộng của các ngân hàng thương mại là những thể hiện sâu sắc nhất những diễn biến của thị trườngtiền tệ2 nói riêng và thị trường tài chính nói chung Ngoài ra, nhìn vào hoạt động của hệ thống cácngân hàng thương mại, chúng ta có thể nhìn thấy sự vận hành của chính sách tiền tệ của mỗi quốcgia trong từng thời kì cũng như sự hưng thịnh hay trên đà suy vong của nền kinh tế kinh tế quốcgia đó

Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên hoàn toàn khác với các loại hìnhdoanh nghiệp thông thường khác, các ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh của một hệ thốngpháp luật chuyên ngành3 với những nguyên tắc điều chỉnh hết sức khắc khe Vậy nguyên nhânnào tạo nên yêu cầu khác biệt đó? Có thể lí giải từ nhiều góc độ: vị trí, vai trò của các ngân hàngthương mại, yêu cầu an toàn cho nền kinh tế, tính chất rủi ro trong bản chất hoạt động của loạihình doanh nghiệp này,… Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các đặc tính trên đều xuấtphát từ một yếu tố duy nhất, đó là đối tượng kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này: tiền tệ Theo khoản 1 điều 9 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam4 “Tiền tệ là phương tiện thanh toán,bao gồm tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá như tiền” Xuất phát từ bản chất của tiền tệ

là loại tài sản vô hình với giá trị của nó không liên quan gì đến hình thức vật lí của nó mà dựa vàotrái quyền hợp pháp trên một lợi ích tương lai nào đó Tiền tệ, hiều theo nghĩa hẹp là đồng tiềnđược luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh

tế, chính vì vậy, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông” Từ góc độ này, tiền tệ có thể mang hìnhthức là tiền giấy hoặc tiền kim loại do nhà nước (Ngân hàng trung ương, bộ tài chính,…) phát

1 Thị trường tài chính (financial market) được đề cập trong đề tài này có thể được định nghĩa: là thị trường giao dịch

về các loại tài sản tài chính, vốn tài chính và các sản phẩm tài chính hay công cụ biểu thị vốn phát sinh theo từng phương thức giao dịch trên thị trường thị trường tài chính được hình thành và phát triển trong một nền kinh tế đều dựa trên hai cơ sở chủ yếu là nhu cầu giao lưu vốn cùng với sự xuất hiện các công cụ vốn Thị trường tài chính được hợp thành bởi thị trường vốn và thị trường tiền tệ (Gs.Ts Lê Văn Tư, Pgs.Ts Phạm Văn Năng, Thị Trường Tài Chính, Nxb Thống Kê Hà Nội, năm 2003)

2 Thị trường tiền tệ (money market) là thị trường nơi các công cụ nợ ngắn hạn (thường dưới một năm) được mua bán với số lượng lớn Các công cụ nợ ngắn hạn lưu hành trên thị trường tiền tệ thường do nhà nước, các ngân hàng và các doanh nghiệp lớn phát hành, đặc biệt là có tính thanh khoản cao, và rủi ro không thanh toán thấp (Gs.Ts Lê Văn

Tư, Pgs.Ts Phạm Văn Năng, Thị Trường Tài Chính, Nxb Thống Kê Hà Nội, năm 2003)

3 Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX ngày 12/12/1997 (sắp được thay thế bới Luật Các tổ chức tín dụng mới vào cuối năm 2009 – trong quá trình phân tích các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật, tác giả cũng sẽ phân tích các quy định mới của dự thảo luật này); Nghị định số 49/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/09/200 về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại.

4 Đã được sửa đổi bổ sung.

Trang 2

hành Tuy nhiên, theo định nghĩa của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam như được nêu trên và

cả nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính đều sử dụng thuật ngữ tiền tệ theo nghĩa rộng hơn rấtnhiều Tiền tệ lúc này bao gồm tiền (tiền tệ theo nghĩa hẹp) và những loại hình có thể thay thế tiềnmặt, chúng còn có tên gọi khác là “near-money” _ công cụ được coi như tiền là các chứng khoán5,bản thân chúng không được gọi là tiền nhưng có thể chuyển thành tiền một cách dễ dàng Để tiềnmặt thật sử trở thành tiền tệ, hay nói cách khác muốn nó trở thành một loại hàng hóa có khả năngsinh lợi, các ngân hàng chính là những đầu mối quan trọng để thực hiện chu trình chuyển đổi này

Về cơ bản có thể, có thể diễn đạt cách ngắn gọn như sau, để biến tiềm mặt thành tiền tệ, người taphải đem tiền mặt đi đổi dưới các hình thức như mua, kí gởi, cho vay…, và như vậy, nó tạo ra lãisuất (giá của hàng hóa tiền tệ) mà tiền mặt không làm được Và có thể nói đây là phương thứchình thành nguồn vốn quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, đó chính là bản chất kinh tế

cơ bản của hoạt động ngân hàng nói riêng và toàn thị trường tài chính nói chung Nó chính là khởiphát của hoạt động huy động vốn hiểu dưới góc độ kinh tế sơ khai trong hoạt động của các ngânhàng thương mại

Hệ thống tiền tệ hiện nay (các hệ thống tài chính phát triển)6

CUNG

M1A - Tiền mặt của nhà nước

- Tiền gửi không kì hạn

- Trái phiều dài hạn được mau lại của ngân hàng thương

5 Vai trò đầu tiên của chứng khoán chính là các phương tiện huy động vốn, nhưng về sau khi hoạt động kinh doanh tiền tệ phát triển, nó trở thành hàng hóa kinh doanh quan trọng trên thị trường chứng khoán.

6 Pts Lê Vinh Danh, “Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương ở các nước tư bản phát

triển”, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 1997, trang 31.

Trang 3

mại và các hệ thống tài chính khác (RPs)

- Euro đôla lớn

L

- Trái phiếu (khoa bạc – công ty – đô thị)

- Cổ phiếu (kho bạc – công ty –đô thị)

- Trái phiếu tiết kiệm (saving bonds)

- Thương phiếu (commercial paper)

1.1.1.2 Vốn trong hoạt động của ngân hàng:

Xuất phát từ vai trò trên, vốn là tiền đề của hoạt động kinh doanh trong toàn xã hội nói chung

và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu to lớn về vốn để vận hành

và phát triển Hơn nữa, hoạt động kinh doanh thường xuyên đòi hỏi phải không ngừng được bổsung một số lượng vốn nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu về tái sản xuất mở rộng, về thanh toán,

về dự trữ,… phát sinh ở mọi thời điểm Trong cơ chế thị trường, lượng vốn kinh doanh biểu hiệnthế lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, có tầm quan trọng đối với sự thành công hay thất bạicủa doanh nghiệp trên thị trường Chính vì vậy mà thị trường tài chính mà trong đó đóng vai tròchủ chốt là các ngân hàng thương mại luôn có mối quan hệ khắng khít cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, là nguồn huyết mạch cung cấp cho doanh nghiệp sức sống để tồn tại và phát triển.Đây là căn nguyên làm cho các ngân hàng thương mại trở thành một trong những định chế tàichính quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Khởi phát nguyên thủy của việc hình thành các ngân hàng thương mại không phải là nhu cầu

về vốn mà là nhu cầu về cất giữ tài sản, tuy nhiên, các dịch vụ ngân hàng sơ khai không đơn thuần

là “hệ quả phái sinh” từ việc một số chủ thể (tiền thân của các ngân hàng – các tổ chức tín dụngthời sơ khai) nắm giữ một lượng tư bản khổng lồ mà nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng nàytheo quan niệm của tác giả là nhu cầu khách quan của nền kinh tế, nhu cầu về những nguồn vốnvới sự đa dạng về thời hạn và quy mô

Quay trở lại với vấn đề nguồn vốn của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mạicũng là một loại hình doanh nghiệp, nguồn vốn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nótương tự như đối với các doanh nghiệp khác, tuy nhiên, vốn đối với các ngân hàng không đơnthuần chỉ là phục vụ cho nhu cầu mua nguyên vật liệu hay thực hiện các thanh toán chi trả mà nó

là đối tượng trực tiếp của hoạt động ngân hàng, nó là “hàng hóa”, là phương tiện hoạt động củacác ngân hàng Chính vì thế, khác với các loại hình doanh nghiệp khác, nhu cầu về vốn của các

Trang 4

ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung là rất lớn và có thể nói là không hạn chế vềlượng Xuất phát từ tính chất đó, loại doanh nghiệp đặc biệt này chủ yếu dựa vào nguồn vốn vaymượn, phần lớn bắt nguồn từ hoạt động bán các trái quyền tiền gửi cho các doanh nghiệp, cánhân… để cung ứng dịch vụ tín dụng và các dịch vụ khác Chính nguồn vốn vay mượn này, chứkhông phải vốn sở hữu, đã tạo nguồn lực tài chính chủ yếu cho các hoạt động của ngân hàng.Trong giai đoạn đầu của hoạt động ngân hàng, các ngân hàng thường không chủ động trong việctìm kiếm các nguồn vốn mà thường phụ thuộc vào người gửi tiền Nhưng kinh tế càng phát triển,các ngân hàng phát hiện ra rằng, nguồn vốn truyền thống theo định hướng tiền gửi không đủ đápứng mức cầu tín dụng đang gia tăng của các khách hàng doanh nghiệp và gia đình Để thảo mãnnhu cầu tín dụng gia tăng của giới doanh nghiệp và cá nhân cần phải có những nguồn vốn mới:vay trên thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ giúp các ngân hàng có đầu óc đổi mới phát triển nguồn vốn quan trọng vàdồi dào có thể vay mượn cấp thời (vài phút hoặc vài giờ) bằng cách thông qua bất cứ công cụ nàocủa thị trường tiền tệ (như các chứng chỉ tiền gửi, vay dự trữ, bán lại thương phiếu, …) Nguồnvốn vay trên thị trường tiền tệ làm cho tính chất của các nguồn vốn của các ngân hàng thêm

phong phú, hiện nay người ta phân biệt hai loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại: nguồn vốn thụ động và nguồn vốn đi mua Đối với các ngân hàng, nguồn vốn tiền gửi chủ yếu là các nguồn

vốn thụ động Ngân hàng không phải van nài khách hàng, mà khách hàng chủ động đến gửi tiền

vì muốn có những tiện ích hay các dịch vụ khác được ngân hàng cung ứng (chủ yếu là an toàn vàlãi suất) Ngược lại, vay vốn trên thị trường tiền tệ là nguồn vốn phải đi mua Ngân hàng sử dụngnguồn vốn này phải tích cực tìm kiếm bất kì nguồn vốn khả dụng nào và trả mức giá ít nhất ngangbằng lãi suất thị trường hiện hành để bảo đảm nhu cầu sử dụng cảu mình Nét đặc thù của tất cảcác nguồn vốn trên thị trường tiền tệ là tính nhạy cảm với giá cả7 của chúng Các ngân hàng muốntiếp cận nguồn vốn này cần cung cấp mức lãi suất cạnh tranh, thậm chí trong một số trường hợp,ngân hàng có thể tạm thời nâng cao mức lãi suất huy động so với lãi suất thị trường hiện hành chođến khi đủ vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của nó

Tóm lại, vốn ngân hàng có thể được hiểu là những giá trị tiền tệ ngân hàng tự có, huy động vàtạo lập được để thực hiện cho vay, đầu tư và thực hiện các dich vụ ngân hàng Việc tạo lập và huyđộng vốn hình thành nên các khoản mục bên tài sản nợ của bảng cân đối tài sản của ngân hàngthương mại Việc sử dụng vốn để cho vay, đầu tư, thực hiện các dịch vụ ngân hàng hình thànhnên các khoản mục bên tài sản có của bảng cân đối tài sản ngân hàng thương mại

Phân loại nguồn vốn.

Về cơ bản nguồn vốn của ngân hàng có thể được phân loại thành các dạng cơ bản sau:

VỐN TỰ CÓ

CÁC NGUỒN VỐN KHÁC

7 Lãi suất là giá cả của việc mua và bán quyền sử dụng vốn hay nói cách khác lãi suất chính là giá cả của tiền, nhưng giá cả bày chỉ có thể xuất hiện khi diễn ra các quan hệ tín dụng và do vậy, người ta còn gọi là giá cả của tín dụng.

Trang 5

khách hàng (là vốn do

NHTM tạo lập ra thông qua việc thu hút tiền gửi

và phát hành giấy tờ có giá).

Là nguồn vốn màNHTM có được dựatrên mối quan hệ vaymượn trên thị trườngliên ngân hàng, dựatrên các quỹ cho vay

đã được thiết lập

Là nguồn vốn hìnhthành trong quá trìnhcung cấp dịch vụ ngânhàng cho khách hàng

dự trữ)-Chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng nguồn vốncủa NHTM

-Là loại nguồn vốn đadạng về: Nguồn gốc hìnhthành, Thời hạn cáckhoản huy động, Giá trịcác khoản huy động,Loại tiền huy động

-Không thuộc sở hữucủa ngân hàng

-Chiếm tỷ trọng kolớn (ko quá lệ thuộcvào nguồn vốn này đểkinh doanh)

-Độ ổn định cao hơnnguồn vốn huy động

-Chi phí cao, lãi suấtnhạy cảm với sự thayđổi của lãi suất thịtrường

-Thời hạn rất ngắn(ngày, tuần)

-Không thuộc sở hữucủa NHTM

-Quy mô nhỏ

-Chi phí ko cao.-Độ ổn định thấp

chỉnh mọi hoạt động kinh

doanh của ngân hàng (quy

mô, giá trị tài sản cố định,

cơ cấu tài sản,…)

Là nguồn vốn chủ yếucủa các ngân hàngthương mại, đáp ứng hầuhết các nhu cầu về hoạtđộng tín dụng của cácngân hàng này

Có vai trò đặc biệt đốivới việc kinh doanh

của NHTM (giải

quyết nhanh nhu cầu, với khối lượng lớn).

Phục vụ cho các hoạtđộng của ngân hàngthương mại như cácngồn vốn khác

Vay NHTWVay các NHTM

-Nguồn vốn nhận tàitrợ ủy thác đầu tư

Trang 6

-Nguồn vốn khác: vaynước ngoài, vay công

ty mẹ (nếu có), …

Cơ cấu nguồn vốn hiện nay của các ngân hàng thương mại Việt Nam

(Thống kê ở mức độ tương đối)

1.1.2 Vai trò của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Như đã được trình bày ở trên, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, vì vậy vai trò của nguồnvốn đối với các ngân hàng thương mại đầu tiên cũng sẽ Quyết định đến quy mô, thế lực và khảnăng mỏ rộng quy mô của các ngân hàng Nhìn từ góc độ kinh tế, có thể khái quát hóa các vai tròcủa nguồn vốn này đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại dưới một vài các khía cạnhsau:

Vốn là cơ sở của hoạt động ngân hàng: NHTM muốn hoạt động kinh doanh được thìphải có vốn, vốn phản ánh năng lực chủ yếu để Quyết định khả năng kinh doanh

Trang 7

 Quy mô của NHTM thể hiện ở Tổng tài sản (tiền, chứng khoán, quy mô cho vay, tài sản

cố định, …), nếu nguồn vốn lớn  tài sản lớn

 Phạm vi: nếu nguồn vốn lớn thì có thể mở rộng hệ thống chi nhánh tại các địa phương

 Nếu nguồn vốn lớn, NHTM thường được sự trợ giúp từ phía Chính phủ vì nếu nhữngNHTM lớn mà sụp đổ thì sẽ ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống tiền tệ quốc gia và nền kinh tế

Vốn của NHTM Quyết định tới khả năng cạnh tranh của NHTM đó Nếu có nguồn vốnlớn thì NHTM sẽ có ưu thế hơn trong cạnh tranh, điều này thể hiện như sau:

 Nguồn vốn lớn giúp NHTM có điều kiện giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh  có điềukiện giảm chi phí bù đắp rủi ro

Thông qua hệ thống các vai trò mang đậm chất kinh tế của nguồn vốn ngân hàng thương mại

ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với sự tồn tại và phát triểncủa một ngân hàng thương mại như thế nào Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu của nguồn vốn này, cóthể nhận thấy vai trò của các nguồn vốn là hoàn toàn không giống nhau và mang đặc tính khákhác nhau và đặc biệt trong một số trường hợp việc huy động các nguồn vốn này chi phí lợinhuận bị tạm thời bỏ qua (lợi nhuận âm) và xuất hiện các chủ thể đặc biệt Mặt khác, việc sử dụngcác nguồn vốn này bị ràng buộc khá chặc chẽ bởi các quy định pháp luật Nguyên nhân sâu xa củahiện tượng này như được trình bày ở trên chính là xuất phát từ việc đối tượng kinh doanh của các

Trang 8

ngân hàng thương mại chính là loại hàng hóa đặc biệt – tiền tệ Lí giải một cách đơn giản và thực

tế hơn đó chính là xuất phát từ vai trò của hệ thống các ngân hàng thương mại trong hệ thống tàichính và nền kinh tế quốc gia, nó là huyết mạch, là đầu tàu nơi các chính sách kinh tế được triểnkhai nhằm vận hành nền kinh tế theo những chiến lược được định ra từ chính phủ Vì vậy, khácvới các doanh nghiệp thông thường khác, ngoài vai trò kinh tế, nguồn vốn trong các ngân hàngthương mại còn đóng những vai trò khác khá quan trọng được thiết lập từ các quy định của phápluật Những nhiệm vụ đó có thể được khái quát như sau:

Đối với nguồn vốn tự có: Khoản 13 Điều 9 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: “Vốn tự có

gồm có giá trị thực của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng” Vốn điều lệ và vốn pháp định cũng là những thể hiện của

nguồn vốn này

Vốn pháp định theo quy định của khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp “là mức vốn tối thiểu

phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.

Vốn điều lệ là vốn được ghi trong điều lệ của ngân hàng Theo quy định tại khoản 6 Điều 4

của Luật Doanh nghiệp 2005: “Vốn điều lệ là vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết

góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.”

Vì vậy, vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại thực tế phải luôn lớn hơn hoặc bằng vốnpháp định Có thể nói vốn pháp định là nguồn vốn có vai trò tiên quyết đối với sự hình thành vàtồn tại của các ngân hàng thương mại8, theo quy định của Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN, đếnnăm 2010, nếu không đủ số vốn điều lệ theo quy định của Quyết định này, các ngân hàng buộcphải sáp nhập hoặc phải tiến hành giải thể Ngoài ra, nguồn vốn tựu có này còn Quyết định rất lớnhoạt động và các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại.9

Đối với nguồn vốn khác, phương thức điều chỉnh mang tính mềm mỏng hơn và thiên về tínhnghiệp vụ cũng hướng tới mục đích chính là đảm bảo an toàn của hệ thống tín dụng, đảm bảo khảnăng thanh toán của các ngân hàng Chẳng hạn, vận dụng nguyên tắc an toàn tín dụng, các khảnvốn được huy động ngắn hạn chỉ được dùng để cung cấp tín dụng ngắn hạn, điều 45 Luật Các tổchức tín dụng quy định chỉ có tổ chức tín dụng là ngân hàng mới có quyền huy động các nguồnvốn ngắn hạn này Ngoài một số rất ít các quy định mang tính hành chính mệnh lệnh này, để quản

lí phương thức sử dụng các nguồn vốn này, nhà nước ta sử dụng các phương pháp mềm dẻo vàlinh hoạt hơn phù hợp với xu thế phát triển của các nghiệp vụ tài chính trên thế giới một trongnhững ví dụ điển hình đó chính là các quy định về bảo hiểm tiền gửi hay các quy định về dự trữbắt buộc (các vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể ở phấn sau)

1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của hoạt động huy động vốn.

8 Trước đây, mức vốn điều lệ tối thiểu để xin cấp giấy phép NHTMCP Nông thôn là 5 tỉ đồng và NHTMCP đô thị là

70 tỉ đồng Tuy nhiên, theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qua Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN những NH nào thành lập từ nay đến trước ngày 31.12.2008 phải có mức VĐL là 1.000 tỉ đồng Đối với các NH thành lập từ 31.12.2008 đến năm 2010, vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỉ đồng Nguồn vốn góp phải là nguồn hợp pháp; không được sử dụng tiền vay dưới bất cứ hình thức nào để góp vốn thành lập NH.

9 Chẳng hạn, căn cứ vào quy mô của nguồn vốn tự có này, điều chỉnh quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại,

cụ thể: (vốn tự có/ tài sản rủi ro) ≥ 8%.; điều chỉnh giá trị tài sản cố định mua sắm, cơ sỏ vật chất kĩ thuật: tài sản cố

định ≤(50% Vốn tự có cấp 1); điều chỉnh đối tượng khách hàng, điều chỉnh cơ cấu tài sản của ngân hàng; điều chỉnh nghiệp vụ góp vốn mua cổ phiếu,…

Trang 9

1.1.3.1 Nguồn gốc hoạt động huy động vốn.

Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạtđộng của các ngân hàng thương mại Trong giai đoạn sơ khai của hoạt động ngân hàng, nhữngnghiệp vụ này chỉ đơn thuần là hoạt động cất giữ các tài sản có giá nhắm mục đích đảm bảo antoàn, và lúc này, người phải trả phí là người gửi tiền chứ không phải là các ngân hàng, các khoảntiền chỉ được xem đơn thuần là vật được kí gửi chứ hoàn toàn không đóng vai trò là nguồn vốnđối với các ngân hàng thương mại, tiền lúc này không được xem là tiền tệ theo đúng nghĩa của nó,

vì không có khả năng luân chuyển, không sinh ra được lợi nhuận Khi nhu cầu tín dụng gia tăng,nghiệp vụ ngân hàng phát triển, vị thế đó bị đảo ngược, ngân hàng là người phải trả phí (lãi suất –giá cả của tín dụng), và nguồn tiền được kí gửi thay đổi vai trò của nó, trở thành nguồn vốn khảdụng và lớn nhất của các ngân hàng thương mại hiện nay10 Chính vì vậy, trái ngược với quá khứ,ngân hàng là người phải đi nài nỉ khách hàng gửi tiền, nếu trước đây, ngân hàng là người bị độngtrong quan hệ này thì hiện nay, hầu hết tất cả các ngân hàng đều có các chính sách, phương thức

để lôi kéo nguồn tiền gửi này và chính vì vậy các phương thức huy động vốn ngày càng trở nênquan trọng, phong hú và đa dạng hơn Có thể nói, hiện nay, hoạt động huy động vốn là một trongnhững hoạt động hết sức quan trọng và liên quan đến sự sống còn của các ngân hàng thương mại

1.1.3.2 Khái niệm hoạt động huy động vốn.

Xuất hiện khá lâu đời và không ngừng phát triển, thay đổi cùng với sự phát triển của các ngânhàng thương mại, nội hàm của khái niệm hoạt động huy động vốn đã có những thay đổi rất đáng

kể, cả về quy mô và các hình thức thể hiện Hơn nữa, gần như không tìm được một định nghĩahoàn thiện về hoạt động này cũng như không có được sự thống nhất hoàn toàn giữa các quanđiểm Đặc biệt, là sự khác biệt trong cách hiểu khi đề cập vấn đề này dưới các khía cạnh khácnhau

Phổ biến nhất là việc sử dụng thuật ngữ này trong các khía cạnh không chuyên, đặc biệt làngôn ngữ thường nhật của xã hội và báo chí, khái niệm huy động vốn được sử dụng ở đây đối vớihoạt động của các ngân hàng thương mại có thể nói là hẹp và không rõ ràng nhất, trong nhiềutrường hợp có sự không thống nhất trong nội hàm của bản thân khái niệm Nhưng nhìn chung,phổ biến nhất, khái niệm này được dùng chủ yếu đề cập đến một hoạt động đặc trưng nhất của cácngân hàng thương mại, đó là nhận tiền gửi và dưới các hình thức cơ bản nhất, cụ thể là nhận tiềngửi tiết kiệm và các loại tiền gửi có và không có kì hạn khác

Một cách không chính thức, dưới khía cạnh kinh tế cũng có khá nhiều cách tiếp cận với riêngkhái niệm này, tuy cũng khá tương đồng nhau và phạm vi thường rộng hơn khái niệm được đề cập

ở trên nhưng nội hàm của chúng thường không đồng nhất Cách tiếp cận thông thường nhất hiệnnay trong các nghiên cứu của các chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng là tiếp cận khái niệmhuy động vốn từ nguồn gốc của các nguồn vốn chẳng hạn, nguồn vốn được chia thành vốn tự có,vốn huy động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận, vốn khác Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn củangân hàng thương mại lúc này bao gồm cả việc khởi tạo nguồn vốn ban đầu cho sự hình thành

10 Các nguồn tiền kí gửi hay còn gọi là các tài sản nợ của ngân hàng thương mại là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Các ngân hàng trên thế giới tài sản nợ chiếm khoản từ 90% - 95% trên tổng số nguồn vốn của các ngân hàng, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, ti lệ này thấp hơn.

Trang 10

vốn điều lệ và cả việc tạo lập nguồn vốn cấp 2 (một bộ phận của nguồn vốn tự có) của ngân hàngthương mại.11

Tuy nhiên, khi nhắc đến nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thương mại, một số tàiliệu chuyên ngành đôi lúc cũng có cách tiếp cận hẹp hơn Chẳng hạn, trong một số giáo tài liệugiảng dạy của các trường khối kinh tế tài chính khi đề cập đến các hình thức của nghiệp vụ huyđộng vốn thường chỉ bao gồm: Hình thức tiền gửi thanh toán, hình thức tiền gửi tiết kiệm, chứngchỉ tiền gửi, các hình thức tiền gửi đặc biệt khác12 Có thể xem đây là một cách tiếp cận thiên vềtính kinh tế và mang nặng tính nghiệp vụ nhưng thiết nghĩ đôi lúc có khả năng gây tâm lí thiênlệch đối với các chủ thể tiếp nhận Vẫn biết rằng khi tiếp cận từ khía cạnh này, quan điểm của nhànghiên cứu đang cố nhấn mạnh tính lợi nhuận trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Cónghĩa rằng , nếu loại trừ các hình thức khác (ví dụ như các khoản vay trong thị trường liên ngânhàng) trong việc đảm bảo nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng thươngmại, vô hình chung đã bỏ qua một trong những kênh quan trọng nhất trong việc đảm bảo sự hoạtđộng bình thường, an toàn của các ngân hàng.13

Với vai trò là một đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành khoa học pháp lí, đối với vấn đề này,tác giả chủ động tiếp cận dưới khía cạnh pháp lí Trong các Giáo trình Luật Ngân hàng cũng nhưcác văn bản luật hiện nay đều chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về vấn đề này nhưng thông quacác quy định của pháp luật cũng cho ta phần nào hình dung một cách chính xác nhất nội hàm củakhái niệm này Cụ thể, tại Chương 3 Mục 1 Luật Các tổ chức tín dụng quy định 4 hình thức củahoạt động huy động vốn:

1 Nhận tiền gửi;

2 Phát hành giấy tờ có giá;

3 Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng;

4 Vay vốn của Ngân hàng nhà nước

11 Nguồn vốn cấp 2 được hình thành thông qua các thành phần như:

 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định.

 40% giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, góp vốn).

 Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành có kì hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm;

 Các công cụ khác thỏa mãn điều kiện có kì hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;

 Dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tổng tài sản có rủi ro.

12 Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Đề cương hướng dẫn nghiệp vụ ngân hàng thương mại.

13 Tác giả đề cập đến nguồn vốn từ trên thị trường liên ngân hàng (dù đây chỉ là nguồn vốn mang tính cứu cánh hổ trợ cho các ngân hàng khi gặp những khó khăn vì thiếu tiền mặt thanh toán tạm thời trong một giai đoạn rất ngắn) vì trên thực tế, các ngân hàng muốn đảm bảo được sự ổn định của nguồn vốn này (tức sẽ vay được bất cứ khi nào ngân hàng cần đến – dĩ nhiên là với một lãi suất hợp lí) thì luôn phải có một sự chú trọng thích đáng Trước đây, điều kiện để có thể tiếp cận nguồn vốn này nhanh chóng, thuân lợi thường dựa trên mối quan hệ giao hảo giữa các ngân hàng trong những khoản thời gian nhất định, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng khi muốn đảm bảo được sự ổn định của nguồn vốn này cũng như muốn xây dựng một môi trường tài chính an toàn hơn thường kí kết trước các hợp đồng tín dụng tương lai rang buộc đối tác hoặc bản thân mình sẽ cung cấp một nguồn vốn tức thời cho một ngân hàng khi được yêu cầu và với laĩ suất tương thích nào đó Chính vì vậy, theo quan điểm của tác giả, đảm bảo sự ổn định của nguồn vốn này cũng quan trọng không kém và muốn có sự đảm bảo đó cần có sự đầu tư dài hạn và hợp lí.

Trang 11

Theo triết học Mác Lê – nin, khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ảnhnhững đặc tính bản chất của sự vật, chính vì vậy, nó là “điểm nút”, là nền tang của hoạt động tưduy Hiểu rõ, xác định chính xác khái niệm rất quan trọng Vì thế, trước khi đi vào các vấn đề cụthể, tác giả sẽ thử xác định tính hợp lí trong việc xác định nội hàm của khái niệm hoạt động huyđộng vốn dưới các hình thức được liệt kê trên, có so sánh với các quan điểm được đề cập ở trên Thông thường để xác định một hoạt động nào đó có thuộc một nội hàm khái niệm được xácđịnh trước hay không thì về cơ bản hoạt động đó phải thể hiện đầy đủ các thuộc tính được thểhiện trong khái niệm đó Cụ thể, trong trường hợp này muốn xác định một hoạt động nào đó cónên được xem là một hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại hay không trước tiêncần xác định được các thuộc tính cơ bản nhất của khái niệm và chúng sẽ được xem như là các tiêuchí để trên đó làm căn cứ cho việc xác định hoạt động đó Rõ ràng việc liệt kê một loạt các hành

vi không thể nói lên bản chất của hoạt động đó, tuy nhiên, đối với một văn bản pháp lí thì đây lại

là cách thể hiện tương đối tiện dụng và không gây tranh cãi Tuy nhiên, yếu điểm của phươngpháp này là mang tính khiêng cưỡng và dễ dàng bị lạc hậu khi cơ sở hạ tầng có những thay đổi.Nếu có thể đưa ra một khái niệm thể hiện chính xác bản chất của hiện tượng rõ ràng tính bềnvững của quy định sẽ lâu dài hơn Dù phát sinh những nghiệp vụ hiện đại hơn thì nó vẵn luôn thểhiện đúng bản chất của hoạt động đó

Đối với khái niệm này, tác giả tiếp cận dưới các khía cạnh sau:

Thứ nhất, về mặt chủ thể: Vấn đề này đã được xác định khá cụ thể ngay trong tên của khái

niệm, ở đây hành động này đựơc giới hạn ở các chủ thể là các ngân hàng thương mại Tuy khá rõràng nhưng cũng tồn tại khá nhiều những mâu thuẩn Nếu căn cứ vào mặt chủ thể thực hiện hành

vi, rõ ràng hành vi này chỉ có thể được xác định khi có sự tồn tại của một ngân hàng thương mại.Vậy căn cứ vào khía cạnh này ta có thể khẳng định hoạt động huy động vốn nhằm tạo lập nguồnvốn điều lệ trong giai đoạn hình thành ngân hàng thương mại không thuộc nội hàm khái niệm này(vì thực tế trong giai đoạn này, ngân hàng thương mại chưa được hình thành) Tuy nhiên, xét ởkhía cạnh này, không thể loại trừ tất cả các hoạt động liên quan đến việc tạo lập nguồn vốn tự cócủa các ngân hàng, vì như đã được trình bày ở trên, nguồn vốn tự có cấu thành từ rất nhiều thànhphần và có thể được hình thành qua nhiều giai đoạn, những nguồn vốn được tạo lập sau khi hìnhthành ngân hàng thương mại (chẳng hạn nguồn vốn cấp 2) thì không thể bị loại trừ

Thứ hai, về đối tượng chiụ tác động: Vấn đề không có quá nhiều sự tranh cãi đó chính là

nguồn vốn – tiền tệ, bởi vì đó chính là công cụ hoạt động, là “hàng hóa”, là “phương tiện” kinhdoanh của ngân hàng thương mại, cũng giống như máy móc đối với các công xưởng Tuy nhiên,

vấn đề ở đây chính là trước đến nay chưa từng sự phân định trong thành phần các nguồn vốn này với mục đích xây dựng một khái niệm hoàn thiện về hoạt động huy động vốn của ngân hàng

thương mại Như đã được nhắc đến nhiều lần như ở trên, ngân hàng đầu tiên vẫn là một doanhnghiệp, nhưng là một doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh là tiền tệ Cũng giống như mọidoanh nghiệp thông thường khác, nó luôn có một nguồn vốn thuộc sở hữu tự thân của nó (vốn tựcó) làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh của mình Đây là nguồn vốn của doanh nghiệp, đối với

Trang 12

ngân hàng là nguồn vốn tự có, nó là nguồn vốn theo đúng nghĩa của nó đối với hoạt động của một

doanh nghiệp và khi này, thuật ngữ nguồn vốn đồng nghĩa với tài sản của doanh nghiệp Tuy

nhiên thuật ngữ nguồn vốn được để cập ở đây đối với các ngân hàng thương mại trong trường hợpnày nên được hiểu dưới một khía cạnh hoàn toàn khác, nó không phải là nguồn vốn mà chủ doanhnghiệp bỏ ra để kinh doanh Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, nếu nguồn vốnnhư được nói ở trên nguồn tiền mà chủ doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào kinh doanh thì nguồnvốn của ngân hàng ở đây là “hàng hóa” của ngân hàng thương mại, ngân hàng như một ngườicung ứng dịch vụ, cụ thể hơn, nó giống như một đại lí, lấy “hàng hóa” – tức nguồn tiền từ nơi này(nơi thừa tiền) để cung ứng cho nơi có nhu cầu Tuy không có một sự hoạch toán rõ ràng giữanguồn vốn của tự có và nguồn vốn này trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nhưng trênthực tế có thể nhận thấy vai trò đó được thể hiện khá rõ ràng Nguồn vốn tự có của ngân hàng chỉchiếm 5% - 10% nguồn vốn của ngân hàng thương mại và chủ yếu dùng vào việc mua tài sản cốđịnh làm cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các quỹ dự trữ và vai trò chính yếu của nó

là như vật làm tin, tạo lập niềm tin cho sự tồn tại bền vững của ngân hàng đó Việc thuật ngữnguồn vốn được sử dụng cho cả hai loại nguồn vốn (vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn –như một hàng hóa của ngân hàng) vì người ta căn cứ vào vai trò của nó đối với cả nền kinh tế nóichung, vốn hay tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư và quan trọng nhất là vì nó cùng là tiền

tệ mà không quan tâm nhiều đến vai trò thực sự của nó đối với các chủ thể sử dụng nó (một hệquy chiếu mới) Tóm lại, khái niệm nguồn vốn được đề cập trong nội hàm khái niệm này là theo

nghĩa thứ hai, tức như là một “hàng hóa” của riêng các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân

hàng thương mại nói riêng Lúc này, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại có

thể được hình dung một cách dễ hiểu hơn là hoạt động “tìm kiếm các nguồn hàng” cho hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp mình

Việc khẳng định lại khái niệm sẽ cho ta thấy rõ vì sao huy động vốn lại được xem như mộtloại nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, cũng giống như các loại hình kinh doanh khác cũng cónhững nghiệp vụ riêng của mình phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh Hiểu rõ khái niệmnguồn vốn trong hoạt động huy động vốn giúp ta tiến thêm một bước trong việc xác định kháiniệm, bản chất của hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại Có thể khẳng định,một hoạt động chỉ có thể được xem là hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại khinhằm mục đích thu hút, tìm kiếm, gia tăng nguồn vốn không thuộc sở hữu của ngân hàng Chính

vì vậy, căn cứ vào tiêu chí này, các nổ lực gia tăng nguồn vốn tự có không thuộc nhóm hành vihuy động vốn của các ngân hàng thương mại được đề cập trong phạm vi đề tài này

Thứ ba, về khía cạnh khách thể của hành vi, một cách trực tiếp hơn, đó chính là mục đích, cái

mà chủ thể thực hiện hành vi muốn đạt được Mục đích chính của kinh doanh là lợi nhuận, vai tròcủa nguồn vốn ngân hàng – tư bản cũng là lợi nhuận Vì vậy, loại hình doanh nghiệp đặc biệt này– các ngân hàng thương mại cũng hoạt động vì mục tiêu chính là lợi nhuận, và chính vì vậy, các

hoạt động “tìm kiếm nguồn hàng”, cụ thể là hoạt động huy động vốn cũng xuất phát vì mục tiêu lợi nhuận, đây vẫn luôn là mục tiêu tiên quyết Tuy nhiên, không những chịu ràng buộc bởi các

quy định của pháp luật, ràng buộc ở bản thân vai trò mà nó nắm giữ, mà còn vì sự tồn tại của

Trang 13

chính nó, khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác, hoạt động của nó còn hướng đến mục

tiêu quan trọng không kém chính là sự an toàn, cụ thể ở đây là đảm bảo khả năng thanh toán,

đây là yêu cầu sống còn đối với sự tồn tại của các ngân hàng thương mại và cả các đối tượngkhác hoạt động trong cùng lĩnh vực Chính vì vậy, theo quan điểm của tác giả, xuất phát từ đặctính của các ngân hàng thương mại, hoạt động huy động vốn theo nghĩa rộng cũng đồng thờihướng đến cả 2 mục tiêu trên Như được đề cập ở trên, một số quan điểm, đặc biệt thuộc chuyênngành kinh tế, khi đề cập đến nghiệp vụ huy động vốn chỉ đề cập đến các nghiệp vụ mà mang lạihiệu quả kinh tế còn các hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo tỉ

lệ an toàn tín dụng của các ngân hàng thường không được đề cập Thiết nghĩ, các nghiệp vụ huyđộng vốn này (vay trên thị trường liên ngân hàng, vay ngân hàng trung ương,…) tuy không trựctiếp mang lại lợi nhuận nhưng thực sự nó cũng đảm bảo nguồn tiền thanh toán cho các ngân hàng,đảm bảo cho sự hoạt động bình thường và thông suốt của nó Đối với các nguồn vốn này, trongmột giới hạn nhất định về thời gian, nó không mang lại nguồn thu, thậm chí đôi khi còn âm lợinhuận nhưng đó là yêu cầu thiết yếu và là đặc trưng của loại hình hoạt động này Về đặc tính,nguồn tiền này cũng được các ngân hàng sử dụng như một công cụ, một hàng hóa phục vụ chohoạt động kinh doanh của mình Sự khác biệt về chủ thể (cho vay) và vai trò mang tính tức thờicủa nó không làm thay đổi bản chất của một nguồn vốn tín dụng

Căn cứ vào tiêu chí này, có thể khẳng định việc xếp các hoạt động huy động vốn khá đặctrưng như: vay vốn của Ngân hàng nhà nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác vào nhómcác hoat động huy động vốn của tổ chức tín dụng là hợp lí

Thông quan một số những phân tích trên tác giả chỉ cố xây dựng một số các tiêu chí nhằm xácđịnh một hoạt động có được xem là hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại haykhông Các tiêu chí này được xây dựng dựa trên bản chất của hoạt động, hoàn toàn không căn cứtrên những thể hiện cụ thể của hành vi Chính vì vậy, với sự phát triển của thị trường tài chínhngày càng đa dạng và phong phú như hiện nay, dù các hình thức thể hiện nó đa dạng, thay đổinhanh chóng đến mức nào, vẫn có thể vận dụng làm căn cứ để xác định

Có thể tạm thời đưa ra định nghĩa như sau: “Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng

thương mại là hoạt động mà trong đó các ngân hàng này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhằm mục đích kinh doanh và đảm bảo sự vận hành bình thường, hiệu quả của bản thân nó theo đúng các quy định pháp luật”.

Theo quan điểm của tác giả, các hình thức huy động vốn được đề cập ở trên là khá đầy đủtrong giai đoạn này, vì vậy, trong phạm vi đề tài này, nội hàm khái niệm huy động vốn sẽ đượcxác định bao gồm các hành vi được liệt kê ở trên (chương 3 mục 1 Luật Các tổ chức tín dụng)

1.1.4 Phân loại các phương thức huy động vốn của các ngân hàng thương mại.

Như đã được đề cập ở trên, các hình thức huy động vốn cũng đã được đề cập và phân loại khá

cụ thể theo quy định tại Chương 3 Luật Các tổ chức tín dụng, về cơ bản cũng dựa trên nhữngphân loại trên, tác giả một lần nữa phân loại các phương thức huy động vốn của các tổ chức tín

Trang 14

dụng một cách cụ thể hơn Ở mục này, tác giả sẽ chỉ tiến hành phân tích các phương thức huyđộng này ở những khía cạnh chung nhất, tức vấn đề sẽ không chỉ được phân tích dưới khía cạnhluật học mà còn mở rộng ra ở những khía cạnh rộng hơn, đặc biệt là những vấn đề mang tínhnghiệp vụ trong hoạt động của một ngân hàng và các vấn đề liên quan đến tính kinh tế trong từngnghiệp vụ được phân tích.

Để tiện cho quá trình phân tích cũng như do những đặc tính khá khác biệt về mặt chủ thể cũngnhư những vấn đề khác liên quan đến các thủ tục thực hiện và vai trò của chúng trong tổng thểhoạt động của một ngân hàng, ở đây, các phương thức huy động vốn sẽ được chia thành hainhóm: 1) nhóm các phương thức huy động vốn hướng đến mục tiêu lợi nhuận; 2) và nhóm cácphương thức huy động vốn xuất phát từ mục đích đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngânhàng thương mại.14

1.1.4.1 Nhóm các phương thức huy động vốn hướng đến mục tiêu lợi nhuận.

Căn cứ vào sự phân loại của Luật Các tổ chức tín dụng, về cơ bản, nhóm các phương thức huyđộng vốn này bao gồm 2 hoạt động chính:

 Hoạt động nhận tiền gửi: Theo quy định của khoản 1 điều 45 luật này, ngân hàng đượchuy động các loại tiền gửi của tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác

Hoạt động phát hành giấy tờ có giá: Cũng theo điều 46 của luật này, quy định: “Tổ chức

tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng nhà nước.”

Đây là những quy định khá chung và toàn diện về nhóm các hoạt động này, dưới đây sẽ lànhững phân tích khái quát nhất về những loại hình nghiệp vụ cụ thể:

a) Hoạt động nhận tiền gửi.

Trong các hình thức huy động vốn của tổ chức tín dụng, đây là phương thức huy động vốn cổxưa nhất và cho đếm hiện nay nó vẫn là hình thức huy động vốn quan trọng nhất về mặt kinh tế vàchiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động ở mỗi tổ chức tín dụng Việc huy động vốnbằng nhận tiền gửi là một hình thức huy động vốn đặc trưng riêng có của các tổ chức tín dụng vàcủa các tổ chức khác được nhà nước cho phép hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, tùy thuộc vào cácloại hình hoạt động mà các tổ chức này được phép thực hiện các loại hình huy động vốn bằng tiềngửi khác nhau

Tuy pháp luật không có định nghĩa nào về hoạt động nhận tiền gửi của các ngân hàng, nhưngtheo quy định tại khoản 9 điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng, đã đưa ra một định nghã khá cụ thể

về tiền gửi, cụ thể: “Tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các tổ

chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người trả tiền”

14 Việc phân loại này về cơ bản mang tính tương đối, trên thực tế, mục tiêu kinh tế và mục tiêu lợi nhuận là 2 mục tiêu luôn đặt song hành trong mọi hoạt động của ngân hàng thương mại, đó là đặc trưng lớn nhất của hoạt động ngân hàng Chính vì vậy, mọi hoạt động huy động vốn trên thực tế ít nhiều đều hướng đến hai mục đích này, tuy nhiên, tùy từng loại phương thức huy động khác nhau mà mục tiêu nào được đề cao, và là mục tiêu chính yếu Có thể dễ dàng nhận thấy rõ vấn đề này thông qua việc hoạch toán lợi nhuận của các ngân hàng, và dấu hiệu điển hình nhất đó là lãi suất huy động của ngân hàng so với lãi suất thực trên thị trường vào cùng một thời điểm (dĩ nhiên cũng phải tính đến các vấn đề về chi phí huy động vốn và tính ổn định của nguồn vốn).

Trang 15

Căn cứ vào các loại hình tiền gửi này có thể tạm phân chia thành các hình thức huy động vốnnhư sau:

Huy động tiền gửi không kỳ hạn (là loại huy động mà không có sự thỏa thuận giữa

khách hàng và NHTM về thời hạn rút tiền)

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi được khách hàng gửi vào các tổ chức tín dụng để thựchiện các khoản chi trả, thanh toán hoặc vì mục đích đảm bảo an toàn cho tài sản của họ15 Tiền gửikhông kì hạn là khoản tiền gửi đang chờ thanh toán hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền tức thờicủa khách hàng, đây không phải là số tiền mà khách hàng để dành nên khách hàng có thể rút hoặc

sử dụng để thanh toán bất kì lúc nào theo yêu cầu Loại tiền gửi này thường cũng được chia thành

2 loại:

Tiền gửi giao dịch (còn gọi là tiền gửi thanh toán) Mục đích chính của khoản tiền gửi

này là tạo ra phương tiện thanh toán cho khách hàng Thường loại tiền gửi này được quản lí ở các

tổ chức tín dụng trên một tài khoản thanh toán16 hoặc tài khoản vãng lai17 Vì tính không ổn địnhcủa nó nên tài khoản này thường không được trả lãi hoặc được trả lãi nhưng với lãi suất rất thấp

và cũng chính vì tính không ổn định này mà để đảm bảo an toàn tín dụng các ngân hàng phải cómột tỉ lệ dự trữ khá cao để thực hiện thanh toán Đối với khản tiền gửi này, khách hàng được sửdụng các công cụ thanh toán để chi trả như ủy nhiệm chi, séc và các lệnh khác,…

Tiền gửi phi giao dịch (tiền gửi không kì hạn có trả lãi): là khoản tiền gửi nhàn rỗi

mang tính tạm thời Mục đích chính của khoản tiền gửi này là khách hàng gửi tiền để đảm bảo antoàn, thuận tiện cho tài sản của họ mà không nhằm mục đích thực hiện các dịch vụ thanh toán củangân hàng thương mại

Điểm chung của cả 2 loại hình tiền gửi này là chúng đều có mức độ thay đổi rất lớn và do đócần có mức dự trữ cao Tuy nhiên, đây là nguồn vốn có chi phí khá thấp, nếu các ngân hàng cómột kế hoạch tài chính tốt cùng với những hoạch toán hợp lí thì đây cũng là một trong nhữngnguồn vốn khá lớn mang lại lợi ích kinh tế cao đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại.Các ngân hàng thường không trả lãi cho các khoản tiền gửi này nhưng để thu hút nguồn vốn nàycác ngân hàng thường cung cấp cho ngân hàng một số những dịch vụ miễn phí và thậm chí có thểtrả một khoản lãi nhỏ Về cơ bản, đây không phải là một nguồn vốn ổn định, tuy nhiên, nếu thuhút được số lượng lớn và có một chu kì ổn định, vẫn có thể là một nguồn vốn rất khả dụng và lợinhuận cao hơn hẳn so với các nguồn vốn khác

Tiền gửi có kì hạn là loại huy động tiền gửi có sự thỏa thuận của khách hàng và ngân

hàng về thời hạn rút tiền (bản chất của nó là tiền tích lũy)

Mục đích của khách hàng đối với loại tiền gửi này là đầu tư kiếm lời Về nguyên tắc, ngườigửi tiền chỉ được rút tiền khi đến hạn thanh toán Tuy nhiên, trên thực tế để thu hút khách hànggửi lọai tiền gửi này, các tổ chức tín dụng có thể cho phép khách hàng được rút tiền trước hạn(nếu số tiền rút ra lớn thì phải thông báo trước với tổ chức tín dụng một vài ngày) trong trường

15 Ở mỹ gọi khoản tiền gửi này là tiền gửi theo yêu cầu, ở pháp thì gọi tiền gửi này là tài khoản séc.

16 Tài khoản tiền gởi thanh toán (hay còn gọi là tài khoản giao dịch hặc tài khoản séc), tài khoản này dư có, khách hàng này chỉ được sử dụng trong phạm vi tiền gửi của mình Tài khoản séc hay tài khoản thanh toán hiện nay ở việt nam gồm 2 loại: a) tài khoản thanh toán dùng cho doanh nghiệp; b) tài khoản thanh toán dùng cho cá nhân.

17 Tài khoản này có thể dư có hoặc dư nợ, nghĩa là khách hàng ngoài sử dụng số tiền gửi của mình còn được dùng khoản tiền do ngân hàng cho vay theo sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

Trang 16

hợp này người gửi tiền được hưởng mức lãi suất thấp, đôi lúc là lãi suất phạt Tiền gửi có kì hạn

là loại tiển gửi mang tính ổn định, nên các tổ chức tín dụng thường chú trọng các biện pháp kíchthích để huy động loại tiền gửi này Phổ biến nhất vẫn là phương thức làm đa dạng hóa các loạihình tiền gửi này, đặc biệt việc đưa ra nhiều kì hạn thanh toán để đáp ứng nhu cầu khách hàng,đối với mỗi loại kì hạn áp dụng các mức lãi suất khác nhau, thường thì kì hạn càng dài, lãi suấtcàng cao Phương thức thứ hai đó là kèm theo các hợp đồng này là các dịch vụ hậu mãi của cácngân hàng thương mại dành cho khách hàng, hoặc cũng có thể là các giải thưởng rút thăm,…Phương thức thứ ba thường hạn chế hơn nhưng rất thịnh hành trong giai đoạn gần đây của thịtrường tài chính Việt Nam là cạnh tranh về lãi suất huy động vốn Đây là phương thức dễ dàngthu hút sự quan tâm của khách hàng nhất nhưng cũng khá nguy hiểm và khó khăn cho hoạt độngkinh doanh của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong giai đoạn mà thị trường vốn khanhiếm, vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể hơn ở chương 2

Đặc tính quan trọng nhất của khoản tiền gửi này là có tính an toàn cao, tính ổn định khá cao

do thời gian hoàn vốn đã được xác định trước, các ngân hàng sẽ có cơ sở rất chắc chắn cho việchoạch định chiến lược quản trị nguồn vốn của mình Chính vì vậy, các ngân hàng thương mạithường chủ động hơn khi sử dụng nguồn vốn này, dự trữ thấp, nhiều lợi nhuận hơn và ngân hàngthương mại có thể dùng khoản tiền này để cấp các hạn mức tín dụng dài hạn hơn,… Tuy nhiên,hạn chế lớn nhất của nó là chi phí cao do sự cạnh tranh lãi suất, lãi suất này cao hơn nhiều so vớilãi suất tiền gửi không kì hạn

Tiền gửi tiết kiệm.

Theo quy định của khoản 1 Điều 6 Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN về viêc ban hànhQuy chế về tiền gửi tiết kiệm vào ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước

Việt Nam: “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết

kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.”

Nhìn chung, tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi chỉ dành cho cá nhân18, nó là khoản tiền gửi chỉdành cho cá nhân chứ không phải để thanh toán, nó được kí gởi vào tổ chức tín dụng nhằm mụcđích cất giữ hộ hoặc hưỡng lãi theo định kì Đây là loại hình kí thác rất đa dạng và phổ biến trongnền kinh tế trên toàn thế giới

Tiền gửi tiết kiệm được chia thành 2 loại tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và tiền gửi tiết kiệnkhông kì hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền

theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kì ngày giờ làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửitiết kiệm19 Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm không kì hạn khác với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn ở chổ:tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các công cụ dịch

2 Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân người cư trú.

19 Khoản 8 điều 6 quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN về viêc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm.

Trang 17

vụ thanh toán bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả cho người khác, trừtrường hợp tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của người cư trú được sử dụng đểchuyển khoản thanh toán tiền vay của Chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữutiền gửi tiết kiệm tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó; hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác

do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại

tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó.20

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền

sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm21 Tiền gửitiết kiệm có kì hạn khác với tiền gửi có kì hạn chỉ ở chổ khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm có kìhạn chỉ có thể là cá nhân

Có thể nói, xét về giá trị, các khoản tiết liệm thường nhỏ hơn so với các tài loại tiền gửi khácnhưng số lượng khá nhiều, vì vậy, nếu xét về tổng thể, đây vẫn là một nguồn vốn khá tiềm năngcủa các ngân hàng thương mại Trên thực tiễn, các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm rất phong phú và

đa dạng, đây là một phương cách thu hút lượng khách hàng của các ngân hàng thương mại, đápứng nhu cầu đa dạng và biến đổi thường xuyên của nhóm khách hàng đông đảo này Nhìn chung,đặc trưng chính của nguồn vốn này là có độ ổn định cao, tuy nhiên, mặt trái kèm theo của nó làchi phí huy động vốn khá cao (chi phí giao dịch bình quân, chi phí trả lãi, chi phí thiết lập mạnglưới chi nhánh,…)

b) Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá.

Phát hành giấy tờ có giá là loại hình giao dịch huy động vốn khá thông dụng của các tổ chứctín dụng và thường được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong pháp luật của nhiều nước trênthế giới Trong nền kinh tế thị trường, phát hành giấy tờ có giá là giải pháp huy động vốn khá dễdàng và thuận lợi của các tổ chức kinh tế nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng từ công chúng.Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành là một công cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ, thitrường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chúng chỉ tiền gửi, trong đó tổ chức tín dụng camkết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian nhất định

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế phát hành giấy tờ có giá ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 03 năm 2008 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam:

“Giấy tờ có giá” là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.”

Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành có thể thể hiện dưới hình thức chứng chỉhoặc ghi sổ, có thể là loại có ghi danh hoặc không ghi danh Hình thức chứng chỉ ghi danh ápdụng đối với người mua là cá nhân Hình thức chứng chỉ vô danh22 áp dụng đối với người mua là

cá nhân và tổ chức Hình thức ghi sổ áp dụng đối với người mua là tổ chức có tài khoản tiền gửi

20 Khoản 2 Điều 11 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN.

21 Khoản 9 Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN.

22 “Giấy tờ có giá vô danh” là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu Giấy tờ

có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá (khoản 5 điều 4 quyết định số NHNN về viêc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm)

Trang 18

1160/2004/QĐ-tại tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá đó Trường hợp phát hành giấy tờ có giá bằng hìnhthức ghi sổ, tổ chức tín dụng phát hành phải cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá chongười mua Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành được chuyển nhượng quyền sỏ hữudưới hình thức mua bán, tặng cho, trao đổi hoặc thừa kế, hoặc người sở hữu giấy tờ có giá cũng

có thể làm vật thế chấp23

Về cơ bản, huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá gồm có hai hình thức chính, pháthành kì phiếu ngân hàng và trái phiếu

Kì phiếu ngân hàng (còn gọi là chứng chỉ tiền gửi) là giấy nợ ngắn hạn mà ngân hàng

thương mại phát hành để huy động vốn ngắn hạn (thời hạn dưới 1 năm) Loại công cụ này có khảnăng tạo cho ngân hàng thương mại một nguồn vốn ổn định trong một thời gian ngắn Kì phiếungân hàng là một loại giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao, chủ thể sở hữu nó có thể dễ dàngchuyển đổi nó thành tiền mặt thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ Loại chứng khoánnày khá thông dụng, rất dễ chuyển đổi, tính rủi ro thấp vì chủ thể phát hành nó là các ngân hàngthương mại, những chủ thể có tiềm lực về tài chính khá ổn định Tuy nhiên, lãi suất khá thấpchính vè vậy lợi nhuận không cao so với các loại chứng khoán khác Đây thường là lựa chọn đầu

tư mang tính bền vững Nhờ vào tính thanh khoản này mà loại hình huy động vốn này thu hútđược một lượng lớn nguồn vốn đầu tư Có thể nói, đây là một công cụ tương đối chủ động và linhhoạt của các ngân hàng thương mại và phương thức phát hành có thể nói là không quá phức tạp

Trái phiếu là giấy nợ mà ngân hàng thương mại phát hành để huy động nguồn vốn ở

trung và dài hạn Nếu căn cứ vào đối tượng khách hàng, có thể tạm chia loại hình trái phiếu thành

hai nhóm, trái phiếu thuộc vốn huy động và trái phiều thuộc vốn tự có Trái phiều thuộc vốn huy

động là trái phiếu có thời hạn linh hoạt, người mua là chủ nợ thường (được ưu tiên thanh toán nợtrước) Trái phiếu thuộc vốn tự có là trái phiếu có thời hạn từ 10 năm trở lên, người mua là chủ nợthứ cấp Loại hình trái phiều thường có hai phương thức phát hành, hoặc là phát hành theo mệnhgiá (tức hình thức trả lãi sau) hoặc phát hành theo hình thức chiết khấu (tức trả lãi trước) Nhìn

chung, đối với các ngân hàng thương mại, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và đặc biệt

với hình thức huy động này, ngân hàng luôn ở vị thế chủ động khi huy động vốn: chủ động vềthời gian, quy mô vốn, thời gian,… tuy nhiên, điểm hạn chế của loại hình huy động này là chi phíhuy động cao hơn các loại hình khác, cụ thể đó là lãi suất huy động, đây cũng chính là điểm hấpdẫn các nhà đầu tư lựa chọn loại chứng khoán này, ít rủi ro và cũng có một lợi nhuận đáng kể24

Tổ chức tín dụng muốn được huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá phải thỏa mãnnhững điều kiện mà pháp luật quy định và tuân theo các quy trình thủ tục luật định

1.1.4.2 Nhóm các phương thức huy động vốn xuất phát từ mục đích đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

23 Điều 14, 15 Quy chế phát hành giấy tờ có giá ban hành kèm theo quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN.

24 ở các nước trên thế giới, tiền gửi tạm thơi chia thành 2 loại, tiền gửi có kì hạn vè tiền gửi không kì hạn, tiền gửi không kì hạn về cơ bản bao gồn các loại: tiền gởi dùng séc, tiền gửi rút tiền tự dộng hay tiền gửi thông dụng, tài khoản ATS, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có thông tri, và ký thác đặc biệt.

Trang 19

a) Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng.

Vấn đề này được quy định tại điều 47 Luật Các tổ chức tín dụng: “Các tổ chức tín dụng được

vay vốn của nhau và của tổ chức tín dụng nước ngoài.” Ngoài ra nó cũng được quy định cụ thể

tại Quyết định của thống đốc Ngân hàng nhà nước số1310/2001/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 10năm 2001 về việc ban hành Quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng

Nguồn vốn đóng vai trò sống còn đối với sự tồn tại của các ngân hàng thương mại nói riêng

và với cả các định chế tài chính bởi vì nó chính là kênh lưu chuyển nguồn vốn của toàn nền kinh

tế, một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng là vì tính nhạy cảm của thị trường

loại hàng hóa này Mỗi ngân hàng là một kênh lưu chuyển vốn, các dòng vốn này thông nhau qua

sự tương quan của nó với ngân hàng trung ương và thị trường tài chính Khác với tính độc lậpmang tính cá thể của các loại hình doanh nghiệp khác, sự tồn tại của các ngân hàng nằm trongmối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, cũng giống như dòng nước lưu chuyển giữa các con kênh, hoạtđộng của mỗi ngân hàng sẽ dễ dàng chịu sự tác động của các ngân hàng khác, nếu một ngân hàngnào trong hệ thống gặp sự cố, sẽ có khả năng tác động xấu tới tất cả các ngân hàng còn lại, nếukhông được giải quyết một cách cẩn trọng, nguy cơ sụp đổ hệ thống là hoàn toàn có khả năng xảy

ra, vấn đề này đã diễn ra rất nhiều lần trong lịch sử thị trường tài chính của nhiều quốc gia trên thếgiới Chính vì mối tương quan trên, các ngân hàng cần tồn tại trong một môi trường lành mạnh vàgiữ gìn mối tương quan tốt với các định chế tài chính khác để đảm bảo cho chính sự tồn tại củamình Nghiệp vụ vay vốn giữa các tổ chức tín dụng xuất phát từ mục tiêu và mối tương quan trên

Lẽ sống của các ngân hàng thương mại là nhận kí thác và cho vay Ngân hàng thương mạiphải cho vay tới mức mà ngân hàng trung ương cho phép để tối đa hóa lợi nhuận Nhưng khôngphải lúc nào hoạt động của các ngân hàng đều thuận lợi Dầu thận trọng cách mấy trong việc chovay, ngân hàng thương mại cũng khó tránh khỏi có lúc thiếu khả năng chi trả hoặc quá kẹt tiềnmặt Lúc đó, các ngân hàng thương mại thường cần có một nguồn vốn khá lớn và đặc biệt là tứcthời, trong tình cảnh đó, vay của các tổ chức tín dụng khác là một trong những lựa chọn

Quan hệ vay vốn này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng Đối tượng vay và cho vaythường là các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp Cũng như các hợp đồng vay vốn thôngthường khác, về nguyên tắc, khi thực hiện cho vay, đi vay các bên phải đảm bảo nguyên tắc: bênvay phải hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay và các loại phí (nếu có) đúng hạn cho bên vay Việc chovay, đi vay cũng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các thông lệ quốc tế tương ứng

Về thời hạn vay, các bên có thể thỏa thuận, tuy nhiên, đây thường là các khoản vay ngắn hạn(chẳng hạn vay qua đêm) Về biện pháp bảo đảm, các bên thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụngbiện pháp bảo đảm trong từng trường hợp cụ thể Hình thức bảo đảm tiền vay có thể là bảo đảmbằng tài sản hoặc bảo lãnh của các tổ chức tín dụng khác, tuy nhiên, một biện pháp bảo đảm tiềnvay khá thông dụng là bảo lãnh của ngân hàng trung ương Về phương thức cho vay, các bên cóthể áp dụng phương thức cho vay từng lần, theo hạn mức tín dụng hoặc các phương thức khác phùhợp với quy định của pháp luật

Trang 20

Trên thực tế từ trước đến nay, các hợp đồng vay vốn giữa ngân hàng và các tổ chức tín dụngtheo dạng này thường được thiết lập trên mối quan hệ hợp tác lâu dài, thân tình giữa các tổ chứcnày với nhau, đó là mối quan hệ “có đi có lại” Khi thị trường tài chính phát triển hoàn thiện hơn,cạnh tranh gay gắt hơn, rủi ro gia tăng, các ngân hàng đã chủ động hơn trong việc tiếp cận nguồnvốn mang tính “bảo hiểm” này Các ngân hàng không chờ đến khi lâm vào tình trạng thiếu hụtnguồn vốn mới tìm kiếm các hợp đồng vay vốn này mà chủ động thiết lập các cam kết với các đốitác khác (thường là mang tính hai chiều), cam kết này có thể ở dạng một hợp đồng tương lai cóđiều kiện Chẳng hạn, một ngân hàng thỏa thuận với một tổ chức tín dụng khác khi ngân hàng cầnvốn hoặc lâm vào một tình trạng cụ thể nào đó, tổ chức tín dụng đó phải cấp cho ngân hàng mộtlượng tín dụng nhất định với một mức lãi suất có thể được xác định trước hoặc tùy thuộc vào tìnhtrạng thị trường Với một cam kết như vậy, khả năng đảm bảo nguồn vốn của các ngân hàng chắcchắn sẽ cao hơn.

Các ngân hàng phải tổng hợp, báo cáo, Ngân hàng nhà nước tình hình cho vay và đi vay vớicác tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước Ngoài ra, khi một ngân hàngthỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định thì có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng nướcngoài

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các nghiệp vu vay vốn giữa các tổchức tín dụng ngày càng đa dạng và phong phú hơn, các ngân hàng đang tận dụng tối đa nhữngích lợi của thi trường tiền tệ để tìm kiếm nguồn vốn khả dụng Với những nghiệp vụ mới này, vấn

đề vay vốn giữa các tổ chức tín dụng không đơn thuần dựng lại ở mục đích đảm bảo khả năngthanh toán hay an toàn trong hoạt động ngân hàng như trước nữa Dưới đây là một số nghiệp vụ

cụ thể:

Vay ngắn hạn dự trữ tại ngân hàng trung ương.

Để chuẩn bị cho các hoạt động thanh toán bù trừ và chuyển nhượng lẫn nhau, kể cả quy định

dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương áp đặt, tất cả các ngân hàng thương mại đều phải kí gởinhững khoản tiền mặt tại kho của ngân hàng trung ương, khoản dự trữ này thường không sinh lời.Trong quá trình hoạt động của mình, có lúc ngân hàng thương mại gặp những tình huống thiếuhụt dự trữ hoặc quá kẹt tiền mặt, đây là điều khá thường xuyên Trong khi đó, có những ngânhàng thừa dự trữ Để đảm bảo dự trữ theo quy trình của ngân hàng trung ương, các ngân hàng chovay lẫn nhau để bù đắp thiếu hụt này, thủ tục cho vay được tiến hành thường qua kí phát hoặcđiện tín Trong vòng vài phát sau, ngân hàng thừa dự trữ trong ngày hôm đó sẽ viết séc hoặc gửiđiện tín đến chi nhánh ngân hàng trung ương tại địa phương , yêu cầu chuyển một phần tiền từ dựtrữ của ngân hàng mình qua cho dự trữ của ngân hàng xin vay Việc cho vay qua vay lại như thếnày diễn ra thường ngày trong hệ thống các ngân hàng thương mại, tuy nhiên các khoản nợ nàythường rất ngắn, thường chỉ là một vài ngày

Trang 21

 Chiết khấu giấy tờ có giá: thường khi thiếu nguồn vốn thanh toán tức thời, các ngânhàng thương mại thường tìm sự cứu cánh của mình trên thị trường tiền tệ, họ bán các chứngkhoán mà mình đang nắm giữ cho các tổ chức tín dụng khác để giải quyết nhu cầu về tiền mặt.như đã được đề cập ở trên, các giấy tờ có giá luôn được xem là một hình thức của tiền tệ và khá

dễ dàng chuyển hóa thành tiền mặt các hợp đồng này có thể là hợp đồng mua bán đứt đoạn hoặchợp đồng mua bán có cam kết mua lại trong một khoản thời gian được thỏa thuận trước

 Cầm cố giấy tờ có giá: đây thực tế là hợp đồng vay tiền trong đó cầm cố giấy tờ có giá làmột hình thức bảo đảm

Như đã được trình bày ở trên, nguồn vốn này thường chiếm tỉ trọng không lớn trong tổngnguồn vốn của ngân hàng thương mại nhưng nó đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự antoàn và hoạt động bình thường của các ngân hàng, có thể ví như “kênh bảo hiểm” Các ngân hàngnên chỉ xem nó là cứu cánh mang tính tạm thời và tuyệt đối không lệ thuộc vào nó, chính vì vậy,nguồn vốn này chỉ nên được sử dụng để đáp ứng những mục tiêu thanh toán mang tính tức thời,tức ngân hàng không có khả năng dự tính được khả năng phát sinh của nó Vì thực tế, nguồn vốnnày thường có chi phí khá cao, mức lãi suất lại thường vô cùng nhạy cảm với diễn biến của lãisuất thị trường Tuy nhiên, nhìn chung tính ưu điểm của nguồn vốn này là nó có độ ổn định caohơn nhiều so với nguồn vốn huy động (dĩ nhiên nếu ngân hàng có một kế hoạch tài chính rõ ràng),

có khả năng đáp ứng tức thời, với số lượng lớn và thời hạn rất ngắn (ngày, tuần) Xét từ phíachính sách tiền tệ quốc gia, với phương thức này, không làm thay đổi lượng tiền cung ứng trongnền kinh tế, chính vì vậy, sẽ không ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của ngânhàng trung ương

b) Vay vốn của Ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng trung ương là nơi phát hành tiền, là nơi thực thi và điều hành chính sách tín dụngquốc gia và là ngân hàng của các ngân hàng Chính vì vậy, khi các ngân hàng thương mại lâm vàotình trạng khó khăn về tài chính, ngân hàng trung ương trở thành cứu cánh cuối cùng Thôngthường tất cả các ngân hàng thương mại (hay có thể gọi là ngân hàng trung gian trong mối quan

hệ tương quan với ngân hàng trung ương) và một số tổ chức tài chính khác được hưởng quyền vaytiền tại ngân hàng trung ương trong những tình huống thiếu hụt dự trữ hoặc quá kẹt vốn cho dùngân hàng trung ương áp dụng mức lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất phạt cao hay thấp như thế nào

đi nữa, nó vẫn phải cho các ngân hàng trung gian vay khi họ kẹt thanh khoản để tránh nhữngkhủng hoảng tài chính xảy ra cho hệ thống

Về phía ngân hàng trung gian, vay mượn tại ngân hàng trung ương là một nghiệp vụ hết sứctiện lợi vào mỗi khi nó hạ lãi suất chiết khấu trong chính sách cung ứng tiền nới lỏng để kíchthích cho vay đầu tư Những lúc đó, tiền trở nên dồi dào Trường hợp không may là khi ngân hàngtrung gian đến vay giữa khi ngân hàng trung ương không muốn khuyến khích sự bành trướng tíndụng, hoặc thậm chí nó đang có chính sách thắt chặc cung tiền để chống lạm phát hay vì mục tiêugià khác Lúc đó lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn được đưa lên cao và với những khoản lỗ

Trang 22

trông thấy khi vay vốn của ngân hàng trung ương, các ngân hàng chỉ miễn cưỡng vay trong nhữngtình huống thật sự ngặt nghèo và cần thanh toán những khoản nợ tức thời Dù vay ít hay nhiều,vay từ ngân hàng trung ương vẫn là một khoản mục hiển nhiên trong tài sản nợ của các ngân hàngthương mại thời gian vay ngắn hay dài, hiệu quả của tiền vay cao hay thấp phụ thuộc chính vàotương quan giữa lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng trung ương và lãi suất chovay của ngân hàng thương mại, mức tiền mà ngân hàng thương mại muốn vay, và khả năng quảntrị nguồn vốn của ngân hàng thương mại đó.

Về phía ngân hàng trung ương, tái cấp vốn là một trong những nghệp vụ quan trọng của nónhằm thực hiện chính sách tiền tệ của mình Với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, ngânhàng trung ương luôn là chủ nợ của các ngân hàng Với vai trò là chủ nợ, ngân hàng trung ương

dễ dàng điều kiển và giám sát hệ thống ngân hàng trung gian Với nhiệm vụ này, nó dễ dàng kiểmsoát lượng cung tiền trong lưu thông Một vấn đề khác cũng đóng vai trò chủ đạo đối với khả

năng điều tiết của ngân hàng trung ương là việc ngân hàng trung ương chỉ được phép cho các

ngân hàng thương mại vay ngắn hạn Đây là một vấn đề mang tính nguyên tắc, vì chỉ có vậy ngân

hàng trung ương mới có thể phản ứng nhanh trước những rối loạn có thể xay ra trong hệ thốngtiền tệ bằng cách thay đổi chi phí tái cấp vốn Hơn nữa, ngân hàng thương mại là các ngân hàngsống bằng nghiệp vụ cho vay, nếu ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay vốndài hạn, các ngân hàng thương mại có thể lợi dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng, đó là mục tiêu

mà ngân hàng trung ương không hướng đến Hơn nữa nếu ngân hàng trung ương có những khoản

nợ phải đòi dài hạn, thì khác nào họ tự chôn vùi tiềm năng điều tiết của họ và thúc đẩy những bất

ổn tiềm tàng trong hệ thống ngân hàng mà nó quản lí Do vậy, tiền đề đối với một hệ thống ngânhàng hai cấp có hiệu lực là thiết lập một cơ chế cạnh tranh của các ngân hàng trung gian, đặc biệt

là trong việc huy động nguồn vốn

Ngân hàng thương mại có thể vay vốn của các ngân hàng trung ương thông qua các công cụnhư: tái cấp vốn (tái chiết khấu hoặc chiết khấu giấy tờ có giá), cho vay lại theo hồ sơ tín dụng,cầm cố, thế chấp hay ứng trước có bảo đảm nhằm duy trì khả năng thanh toán25

Cũng có tính chất tương tự như nguồn vốn từ việc vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, đây

là nguồn vốn có thể huy động với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tức thời của hoạt động các ngânhàng thương mại, mang tính cứu cánh, chi phí huy động thường cao, thường chỉ được sử dụngtrong những hoàn cảnh thật sự khó khăn Và nguyên tắc cơ bản là tuyệt đối không được lạm dụngnhằm mục đích cấp tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận Nhưng khác với phương thức huy động vốn từviệc vay vốn của các tổ chức tín dụng, việc vay vốn từ ngân hàng trung ương sẽ làm thay đổi cơ

25 Thế chấp khác với chiết khấu ở hai điểm cơ bản:

- Trong thế chấp chủ nợ không bán phiếu nợ cho ngân hàng, mà chỉ đem gởi phiếu ấy làm vật bảo đảm cho việc vay tiền Khi phiếu nợ đáo hạn, đích thân chủ nợ phải thâu hồi số nợ Trong kĩ thuật chiết khấu, có sự chuyển quyền sở hữu trên món nợ ghi trong thương phiếu từ người chủ nợ sang ngân hàng.

- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…

Trang 23

số tiền tệ trong nền kinh tế, chính vì vậy, ngân hàng trung ương phải luôn cân nhắc kĩ càng khithực hiện nghiệp vụ này.

Ngân hàng trung ương là ngân hàng không bao giờ thiếu tiền, không bao giào lâm vào tìnhtrạng mất khả năng thanh toán (vì thực tế, nếu thiếu nó chỉ mất vài giờ để in tiền), rất hợp lí khingân hàng này được xem là cứu cánh cho vay cuối cũng của các ngân hàng thương mại

Kết luận: trên đây là những vấn đề khái quát nhất về các hình thức huy động vốn của các ngânhàng thương mại cùng là hoạt động huy động vốn, cùng phục vụ cho hoạt động bình thường củacác ngân hàng thương mại, tuy nhiên, các hình thức huy động vốn hướng đến hai nhóm mục tiêukhác nhau, mục tiêu kinh tế và mục tiêu an toàn Như đã được nói đến trong phần lời nói đầu, dotính hạn chế của đề tài cũng như mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài này, những phân tíchchuyên sâu của tác giả trong đề tài này chỉ hướng đến nhóm các hoạt động huy động vốn phục vụcho mực tiêu lợi nhuận (tức hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ cógiá)

1.2 Những vấn đề pháp lí về hoạt động huy động vốn.

1.2.1 Bản chất pháp lí của hoạt động huy động vốn.

Ở phần 1 chương này chúng ta đã tìm hiểu những vấn đề chung nhất, mang tính bản chất thực(bản chất kinh tế, điều kiện nó phát sinh và tồn tại) của các hoạt động huy động vốn của ngânhàng thương mại, trong phần này, chúng ta sẽ tiến hành xem xét các vấn đề này dưới góc độ pháp

lí, làm cơ sở lí luận cho những phân tích sẽ được trình bày ở chương 2

1.2.1.1 Hoạt động nhận tiền gửi.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng nghiệp vụ cơ bản, sơ khai nhất của các ngân hàng thương mại lànhận tiền gửi Hoạt động nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch

vụ thanh toán là nội dung thường xuyên của hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ của các ngânhàng, các hoạt động này nằm trong mối qua hệ liên hoàn, ràng buộc lẫn nhau, và có thể nói khôngthể tồn tại độc lập, cái này làm tiền đề cho cái kia tồn tại, nó là các giai đoạn của quá trình chuchuyển dòng tiền, tạo vốn và cấp vốn Vì thế, khi nói đến hoạt động ngân hàng, người ta nói đếnhai hoạt động quan trọng, nhận tiền gửi (đầu vào) và cho vay (đầu ra), cũng giống như đối vớimột doanh nghiệp mà hàng hóa của doanh nghiệp “ngân hàng” là “tiền” Khi ngân hàng cấp tíndụng cho khách hàng, người ta vẫn đương nhiên hiểu, cấp tín dụng ở đây đồng nghĩa với hoạtđộng cho vay, hay nói cách khác, bản chất pháp lí của hoạt động đó là một hợp đồng cho vay (cụthể là hợp đồng cho vay tài sản theo Điều 471 Bộ luật Dân sự 2005 với đối tượng hợp đồng làtiền)26 Tuy nhiên, khi nói đến hoạt động nhận tiền gửi thì ít ai nghĩ đến bản chất pháp lí của hoạtđộng này là gì, nó thuộc loại nào trong các loại hình giao dịch, loại hình hợp đồng được quy địnhtrong Bộ luật Dân sự

Sự không rõ ràng này nguyên nhân khởi điểm có lẻ là do sự thay đổi về bản chất nội tại củaquan hệ này qua quá trình phát triển kéo dài cùng với sự ra đời và thay đổi vai trò của các ngân

26 Xem thêm “Cần sử đổi quy định về lãi suất vay trong Bộ luật Dân sự 2005”, Nguyễn Phương Linh, Ngân Hàng

Ngoại Thương Việt Nam, trên website: http//thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/01/08/23145/

Trang 24

hàng thương mại Trong giai đoạn đầu, ngân hàng đơn thuần là nơi nhận và gìn giữ các tài sản cógiá của khách hàng (trong đó có tiền, hay các hình thái đầu tiên của tiền như kim loại quý, vàng,

…) Có thể nhận thấy, hình thái đầu tiên của hoạt động này là hợp đồng gửi giữ, tiền lúc này đốivới ngân hàng cũng giống như các vật có giá không có khả năng chuyển đổi khác, vì thế, “nhậntiền gửi” là một cách gọi đối với nghiệp vụ này của ngân hàng cũng giống như “nhận gửi các vật

có giá khác” Qua quá trình phát triển, các ngân hàng cũng nhận tiền gửi nhưng không có tráchnhiệm hoàn trả đúng đồng tiền đặc định đã nhận, không thu phí giữ hộ tài sản mà ngân hàng cònphải trả lãi hoặc cung cấp các tiện ích cho khách hàng, đổi lại ngân hàng được quyền khai tháccông dụng tài sản đang chiếm hữu, tức sử dụng tiền gửi Như vậy có thể thấy, bản chất pháp lí củahoạt động này đã thay đổi, tuy vậy, có lẽ theo thói quen người ta vẫn gọi nó với cái tên quenthuộc: “nhận tiền gửi” Như vậy, việc nhận tiền gửi với nội dung trên không thuần túy là giao dịchgửi – giữ tài sản như trong quá khứ Vậy nó là gì?

Khi gửi tiền vào ngân hàng để nhận được một khoản lãi suất nhất định, ít ai cho rằng mìnhđang cho ngân hàng vay tiền, nhưng với những biều hiện cơ bản nhất của hoạt động này, nó gầnvới một hợp đồng vay vốn nhất mà trong đó khách hàng là chủ nợ và ngân hàng là con nợ Hãycùng xem xét một vài đặc trưng và khác biệt của 2 loại hợp đồng này để tìm hiều bản chất pháp lícủa hoạt động nhận tiền gửi của các ngân hàng

Về cơ bản, hai loại giao dịch này đều là hợp đồng, tức phát sinh trên thỏa thuận của hai bênchủ thể, và kèm theo đó là những quyền và nghĩa vụ tương ứng của hai bên27 Còn sự khác nhaugiữa hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng vay tài sản chính là sự khác nhau về quyền và nghĩa vụcủa các chủ thể và quan trọng nhất là hệ quả pháp lí của giao dịch

Cụ thể, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005:

 Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản củabên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửiphải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.28

 Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản chobên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng sốlượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.29

Căn cứ vào các định nghĩa trên và các quy định cụ thể khác của Bộ luật Dân sự về hai loại hợpđồng này, có thể nhận định:

Đầu tiên, việc gửi giữ tài sản chỉ là sự chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản từ bên gửi sang

bên giữ, tài sản gửi giữ vẫn thuộc quyền sở hữu của bên gửi, bên giữ không tự có quyền sử dụng,định đoạt tài sản nhận giữ và sự chuyển giao trên nhằm đến nội dụng bên giữ có trách nhiệm nhậntài sản để bảo quản và có nghĩa vụ trả lại chính tài sản ấy, được thu tiền công, tức phí giữ hộ tàisản, trừ khi có thoả thuận không thu phí

Đồng thời, việc vay tài sản không đặt ra vấn đề trách nhiệm hoàn trả đúng tài sản đặc định đãnhận mà bên vay chỉ phải trả tài sản cùng chủng loại, cùng số lượng, chất lượng và có nghĩa vụ

27 Căn cứ vào Điều 388 Bộ Luật Dân Sự: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

28 Điều 559 Bộ Luật Dân Sự.

29 Điều 471 Bộ Luật Dân Sự.

Trang 25

trả lãi theo thoả thuận (căn cứ vào định nghã được nêu trên) trong thời hạn vay bên vay là chủ sởhữu tài sản vay nên được khai thác công dụng của tài sản để sinh lợi30 nghĩa là trong giao dịch vaytài sản bên cho vay đã có sự chuyển giao cả 3 quyền năng chủ sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt) và ngay lập tức trở thành chủ nợ của bên vay31.

Đối với các ngân hàng ngày nay, tiền gửi chính là nguồn sống chính của các ngân hàng, chính

vì vậy, khi tiếp nhận tiền gửi, ngân hàng thương mại và khách hàng đã mặc nhiên thỏa thuận nộidung (thông qua hợp đồng), ngân hàng thương mại được tòan quyền sử dụng tiền gửi để đầu tưcho các mục đích kinh doanh hợp pháp của mình với điều kiện có hoàn trả phí theo phương thứcthỏa thuận (lãi, dịch vụ khác,…), số dư trên tài khoản tiền gửi là khoản nợ phải trả của ngân hàngđối với khách hàng32 Rõ ràng, đối với ngân hàng quyền sử dụng tiền gửi để đầu tư là một quyềnnăng của quyền sở hữu được xác lập theo hợp đồng nhận tiền gửi, hay nói cách khác, xuất phát từhợp đồng nhận tiền gửi ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận để chuyển giao, xác lập cho nhauquyền sở hữu (cho ngân hàng) và quyền chủ nợ (cho khách hàng) Thậm chí đối với trường hợp

mở tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn, mặc dù khách hàng đượcquyền yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán hoặc trả lại tiền tại bất kỳ thời điểm nào (mà không

bị chế tài) thì điều đó cũng không phải là dấu hiệu để loại trừ quyền sở hữu của ngân hàng trongtrường hợp này33 Về tính chất, hành vi phát lệnh thanh toán hay rút tiền khỏi ngân hàng chẳngqua là việc chủ nợ đang thực hiện quyền thanh toán, quyền đòi nợ đã được dự liệu theo điều kiện

đã thoả thuận trong hợp đồng mở tài khoản với ngân hàng là sự xác lập lại quyền sở hữu chomình và khi tất toán tài khoản thì quyền chủ nợ sẽ tự mất đi Mặt khác, theo cơ cấu sử dụng tiềngửi của mình ngân hàng luôn dự liệu nguồn hoàn trả thay thế và hơn nữa các quyền trên củakhách hàng không phải là quyền đặc trưng, không phải là thuộc tính riêng chỉ thuộc về quyềnđịnh đoạt của chủ sở hữu mà rõ ràng nó còn có thể thuộc về quyền của chủ nợ tuỳ theo loại hợpđồng gửi tiền đã xác lập

Tuy nhiên, vấn đề chính quy định tính chất của quan hệ này chính là đối tượng của nó – tiền

tệ, nó là vật cùng loại, và đóng vai trò đại diện cho giá trị được thiết lập bởi quyền lực nhà nước.Đồng tiền cụ thể là vật đặc định, song trong quan hệ gửi tiền, các bên trong quan hệ rõ ràng chỉquan tâm đến giá trị của đồng tiền, số lượng tiền sẽ thu về, giá trị và tiện ích của dịch vụ đượccung ứng, hay nói cách khác hành vi gửi tiền là sự lựa chọn về một phương thức đầu tư của kháchhàng và họ phải chấp thuận đổi lấy nó bằng việc trao quyền sở hữu tiền gửi cho ngân hàng trongmột thời hạn nhất định Như vậy, việc ngân hàng thương mại mở tài khoản tiền gửi cho khách

30 Điều 472 Bộ Luật Dân Sự.

31 Cần lưu ý rằng quyền chủ nợ là một loại quyền tài sản và trong vị trí ấy chủ nợ sẽ có một số quyền cụ thể tương tự quyền của chủ sở hữu như: Chuyển nhượng, để lại thừa kế, dùng bảo đảm nghĩa vụ dân sự… Nhưng bởi đối tượng của quyền là khác nhau nên không bao giờ có thể xem chúng là một.

Và một quyền năng quan trọng khác của chủ nợ là quyền đòi lại tài sản khi con nợ vi phạm mục đich vay (Điều 475

Bộ luật Dân sự)

32 Trong các thuật ngữ chuyên ngành kinh tế vẫn thường ví “vốn tư bản” hay “tiền tệ” là một loại “hàng hóa đặc biệt”

và chính vì vậy thường ví lãi suất là giá cả của tín dụng, cụ thể là giá cả của việc mau và bán quyền sử dụng vốn hay nói cách khác, lãi suất chính là giá cả của tiền cách hiểu này thực chất xuất phát từ bản chất kinh tế của hoạt động huy động vốn và từ những đặc tính khác biệt của “tiền tệ”, thực chất không có gì mâu thuẩn với bản chất pháp lí của hoạt động này đang được đề cập ở trên.

33 Tuy nhiên, đây cũng là một quyền năng của chủ nợ được Bộ luật Dân sự quy định (Điều 477)

Trang 26

hàng đã phản ánh rõ bản chất là hành vi vay tiền của ngân hàng với cam kết bảo toàn và có sinhlợi cho người gửi tiền Khi tài khoản tiền gửi được thiết lập, hợp đồng vay tài sản đã hình thành,quyền và nghĩa vụ pháp lý của 2 bên đã phát sinh, theo đó: ngân hàng thương mại đã tiếp nhận sựchuyển giao quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu đối với số tiền nhận gửi từ bên gửi (Điều 472BLDS) nên có quyền định đoạt nguồn tiền huy động đó nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanhcủa mình và có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền (Điều 17 Luật các TCTD) bằng việcbảo toàn tiền gửi và hoàn trả gốc, lãi theo thoả thuận, hoặc cung cấp các dịch vụ các cam kết, nếu

có (theo quy chế nhận tiền gửi mà ngân hàng thương mại đã công bố công khai và theo hợp đồnggửi tiền cụ thể); với khách hàng, họ có quyền của một chủ nợ (đòi nợ, yêu cầu thanh toán… theoloại hình tài khoản) do là chủ tài khoản gửi tiền, tức là chủ nợ của ngân hàng, và có nghĩa vụ tôntrọng quyền sở hữu của ngân hàng đối với số tiền vốn đã kí thác cho ngân hàng

Hệ quả của những kết luận trên chính là:

Thứ nhất, về quyền sở hữu của ngân hàng đối với số tiền gửi: Khi hợp đồng nhận tiền gửi là

hợp đồng vay tiền – là một hợp đồng song vụ, thì hiển nhiên đã thừa nhận sự xác lập quyền sởhữu của ngân hàng đối với số tiền vay, kèm theo đó là xác lập quyền chủ nợ của người gửi tiềnđối với ngân hàng và xác lập các nghĩa vụ đối ứng của mỗi bên trong quan hệ cho vay – vay, từ

đó giúp định hình rõ ràng về các nhóm quyền và nghĩa vụ khác liên quan của mỗi chủ thể sẽ chiphối trong suốt thời gian duy trì hiệu lực của thoả thuận vay tiền (chẳng hạn: khi ngân hàng đượcgiao quyền sở hữu thì đương nhiên có quyền định đoạt khoản tiền nhận gửi theo mục tiêu kinhdoanh của mình và tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư, có quyền từ chối yêu cầu đòi tiền bấthợp lý của khách hàng hoặc chấp nhận và buộc chịu chế tài theo hợp đồng….)

Thứ hai, về quyền chủ nợ của người gửi tiền: đầu tiên, cần nhất quán rằng chứng thư gửi tiền

là bằng chứng xác định tư cách chủ nợ theo phạm vi số tiền gửi chứ không phải là việc xác địnhquyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tiền gửi, vi phạm điều này sẽ gây ngộ nhận: khi gửi tiềnkhách hàng không trao quyền sở hữu cho ngân hàng (đồng nghĩa: không xem hợp đồng gửi tiền làhợp đồng vay), hoặc vô tình đồng nhất quyền sở hữu tài sản với quyền chủ nợ (trái với các chếđịnh của pháp luật dân sự) Do bản chất là hợp đồng vay nợ, khách hàng gửi tiền là bên cho vay

và “bên vay (ngân hàng) trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó” (Điều

472 BLDS), khách hàng được nhận quyền chủ nợ với bằng chứng xác lập tư cách chủ nợ là chứngthư gửi tiền của ngân hàng phát hành (thẻ tiết kiệm, phiếu nhận nợ, sec…) Với tư cách chủ nợ,khách hàng không có quyền can dự vào việc sử dụng đồng tiền (tuy nhiên cũng có một số hạnchế) đã gửi vào ngân hàng, nhưng có thể dùng quyền chủ nợ để tham gia một số giao dịch dân sựkhác theo thể loại của hợp đồng tiền gửi, được đòi nợ hoặc nhận tiện ích theo thoả thuận với ngânhàng

Nhận thức rõ ràng những vấn đề trên sẽ giúp cho công tác xây dựng văn bản pháp luật và thihành pháp luật trong thực tiễn chính xác và tránh những sai phạm không cần thiết

1.2.1.2 Hoạt động phát hành giấy tờ có giá.

Loại hình huy động vốn thứ hai được xem xét ở đây là hoạt động phát hành giấy tờ có giá củacác ngân hàng thương mại Trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường chứng khoán phát triển, hoạtđộng này đã ngày càng trở nên đa dạng hơn rất nhiều Các chủ thể được phép phát hành cũngđược mở rộng ở hầu hết các quốc gia

Trang 27

Giấy tờ có giá nói chung, được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhậnquyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với cácchủ thể khác Giấy tờ có giá có ba thuộc tính:

Đối với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng, khái niệm giấy tờ có giá được hiểu theonghĩa rất hẹp, chỉ bao gồm các phiếu nợ do ngân hàng phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc búttoán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền chủ nợ của người sở hữu phiếu nợ và nghĩa vụ trả một sốtiền nhất định của ngân hàng phát hành vào một thời điểm xác định ghi trên phiếu nợ

Về phương diện pháp lý, giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng được hiểu làhành vi pháp lý theo đó tổ chức tín dụng cam kết vay tiền của khách hàng là tổ chức, cá nhântrong một thời hạn nhất định với điều kiện sẽ hoàn trả cho khách hàng số tiền ghi trên chứng thưnhận nợ do tổ chức tín dụng phát hành

Giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Một là, về bản chất pháp lý, việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ra công chúng

thực chất là một hành vi vay tiền của khách hàng chứ không phải là hành vi “bán” giấy tờ có giácho khách hàng Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi vì, trong quan hệ giao dịch này, tổ chứctín dụng không hề có quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá mà nó dự định phát hành, nên khôngthể đóng vai trò là người bán Mặt khác, trước khi các giấy tờ có giá được tổ chức tín dụngchuyển giao cho khách hàng sở hữu như một chứng thư xác nhận quyền chủ nợ và tổ chức tíndụng cũng chưa nhận được nguồn vốn tiền tệ do khách hàng chuyển giao thì các chứng thư nàythực chất chưa hề có giá trị thực tế, nghĩa là không thể hoán đổi chúng thành tiền hay các tài sảnkhác có giá trị tương đương với số tiền ghi trên mệnh giá của chứng thư Điều đó cho thấy, chỉkhi nào khách hàng chấp nhận trao đổi chứng thư đó với tổ chức tín dụng bằng số tiền tươngđương mệnh giá của chứng thư thì khi đó, chứng thư này mới thực sự là có giá trị và mới phảnánh đúng tên gọi của nó là “giấy tờ có giá” hay “tư bản giả”

Hai là, về đối tượng của giao dịch, mặc dù tên gọi của giao dịch là “phát hành các giấy tờ có

giá” nhưng đối tượng của giao dịch này không phải là các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng pháthành, mà chính là các khoản tiền vốn do khách hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tíndụng với điều kiện tổ chức tín dụng phải hoàn trả cho khách hàng sau một thời hạn nhất định,kèm theo khoản lãi do các bên thoả thuận Về lý thuyết, tuy không phải là đối tượng của giao dịchnhưng các chứng thư này được coi là hình thức pháp lý của giao dịch, đồng thời là chứng cứchứng minh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ giao dịch Mặt khác, xét vềphương diện kinh tế, các chứng thư này cũng được coi là một loại “tiền ngân hàng” nhưng không

Trang 28

phải là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành, mà là tiền được tạo ra bởi tổ chức tín dụng trongquá trình huy động vốn, thông qua chức năng “tạo tiền” của tổ chức tín dụng Trên thực tế, cácchứng thư nhận nợ do tổ chức tín dụng phát hành ra công chúng có thể là chứng khoán nợ ngắnhạn – có thời hạn thanh toán dưới 1 năm, ví dụ chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn; kỳ phiếu ngân hànghay tín phiếu của tổ chức tín dụng, hoặc là chứng khoán nợ dài hạn (có thời hạn thanh toán từ 1năm trở lên, ví dụ chứng thư tiền gửi dài hạn hoặc trái phiếu ngân hàng…) Sự phân biệt giữa hailoại chứng thư nhận nợ này chủ yếu nhằm xác định cơ chế phát hành và lưu thông chúng như thếnào sau khi đã được phát hành trên thị trường bởi tổ chức tín dụng (phát hành và bán lại cho ai, ởđâu và bằng cách nào?).

Ba là, về tư cách pháp lý, khi phát hành các giấy tờ có giá để vay nợ của khách hàng, tổ chức

tín dụng có tư cách là người vay hay người mắc nợ, còn khách hàng “mua” giấy tờ có giá có tưcách là người cho vay hay chủ nợ của tổ chức tín dụng Mặc dù có tư cách là người cho vaynhưng do giao dịch này được tổ chức tín dụng và khách hàng xác lập, thực hiện thông qua mộthợp đồng cho vay có thời hạn xác định nên về nguyên tắc, khách hàng cho vay không thể rút vốn

về trước kỳ hạn như trong trường hợp họ gửi tiền có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng (bằng cách chịulãi suất phạt với tổ chức tín dụng nhận tiền gửi) Nếu muốn thu hồi vốn về trước kỳ hạn, cách duynhất là người sở hữu giấy tờ có giá (bên cho vay) ký hợp đồng chuyển nhượng chứng thư đó chongười khác (chẳng hạn, có thể “bán” cho ngân hàng thương mại theo phương thức chiết khấuhoặc bán cho các tổ chức, cá nhân khác theo phương thức thông thường trên thị trường tiền tệhoặc thị trường chứng khoán)

Những đặc trưng pháp lý trên đây cho ta thấy, việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tíndụng là một loại hình giao dịch huy động vốn khá đặc biệt Tính chất đặc biệt này còn được phảnánh cả trong cơ chế hình thành quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch phát hành giấy tờ cógiá

Phát hành giấy tờ có giá là hành vi pháp lý trong đó thể hiện ý chí cam kết vay tiền của tổchức tín dụng đối với khách hàng Vì thế, trong pháp luật của hầu hết các quốc gia hành vi pháp

lý này cần phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ bao gồm rất nhiều các công đoạn đượcquy định một cách chi tiết nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho người mua Trong hoạt động pháthành giấy tờ có giá, chứng cứ quan trọng nhất thể hiện tập trung ý chí của tổ chức tín dụng tronggiao dịch này, chính là các giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành Mặt khác, vì các chứng thư này

đã thể hiện rõ ràng, đầy đủ ý chí của tổ chức tín dụng (muốn vay tiền của khách hàng với sốlượng bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu và trả lãi như thế nào) nên về lý thuyết, có thể coi nhữngchứng thư đó như là bằng chứng quan trọng nhất về việc tổ chức tín dụng đã đưa ra đề nghị vaytiền Bản đề nghị này – chứng thư nhận nợ, sau khi đã được công bố phát hành và niêm yết bởi tổchức tín dụng thì về nguyên tắc, họ không thể tự ý rút lại hay thay đổi nội dung bản đề nghị trongthời hạn phát hành chứng thư do pháp luật quy định Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì, khitiến hành các thủ tục phát hành chứng thư, tổ chức tín dụng đã mặc nhiên chấp nhận các quy địnhcủa pháp luật về thời hạn phát hành chứng thư và điều đó có nghĩa rằng: tổ chức tín dụng đã tự

Trang 29

mình đưa ra thời hạn trả lời đề nghị cho tất cả các chủ thể khác là người tiếp nhận đề nghị Trongtrường hợp này, có thể coi bản đề nghị hợp đồng chung như vậy là loại hợp đồng không cóthương lượng, hay hợp đồng mẫu Do đó, chỉ khi nào khách hàng thể hiện ý chí chấp nhận bản đềnghị đó một cách vô điều kiện bằng hành động chuyển giao cho tổ chức tín dụng quyền sở hữu sốtiền ghi trên chứng thư và nhận về mình quyền sở hữu đối với chứng thư được tổ chức tín dụngchuyển giao thì khi đó, ý chí của hai bên mới có sự thống nhất và hợp đồng vay tiền mới đượchình thành, kéo theo hệ quả làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên cam kết.Trong số các quyền, nghĩa vụ được tạo ra bởi các bên từ giao dịch phát hành giấy tờ có giá thìđối với tổ chức tín dụng, những quyền, nghĩa vụ cơ bản nhất bao gồm: quyền sở hữu đối vớikhoản tiền thu được do phát hành giấy tờ có giá và đồng thời cũng có nghĩa vụ hoàn trả số tiềnnày cho khách hàng kèm theo khoản lãi khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán Còn đối với kháchhàng, họ được sở hữu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành và chuyển giao, trong đó xácnhận quyền chủ nợ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá Với quyềnnăng này, khách hàng có thể chờ đợi đến ngày đáo hạn của giấy tờ có giá để đòi tiền từ tổ chức tíndụng, hoặc nếu muốn thu hồi vốn trước kỳ hạn thì họ có thể “bán” chứng thư đó cho người kháctrên thị trường tiền tệ hoặc thị trường chứng khoán như một loại tài sản.

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu huy động vốn ngày càng đa dạng, các tổ chức tín dụng đã pháthành nhiều loại giấy tờ có giá trên thị trường với thời hạn, mệnh giá, lãi suất và khả năng chuyểnnhượng khác nhau Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ các tổ chức tín dụng có thể phát hành chứng thư tiềngửi ngắn hạn (CDs) với giá trị bề mặt tối thiểu là 100.000 USD, trong khi ở Anh, các tổ chức tíndụng lại có thể phát hành các trái phiếu ngân hàng có thời hạn hoặc không thời hạn có lãi suất thảnổi Còn ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, các tổ chức tín dụng đã bắt đầu phát hành một sốloại chứng khoán nợ ra công chúng như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu tổ chức tíndụng, hay các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và dài hạn Mặc dù có tên gọi khác nhau, nhưng hầunhư tất cả các chứng khoán kể trên được phát hành bởi các tổ chức tín dụng trên thế giới đều cóchung bản chất, đó là các chứng khoán nợ trong đó phản ánh việc tổ chức tín dụng mắc nợ người

sở hữu chứng khoán một số tiền nhất định với nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi, vào một ngày nhấtđịnh trong tương lai

1.2.2 Khả năng, vai trò điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động huy động vốn của các TCTD.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xãhội theo những trật tự nhất định Đó là công cụ để nhà nước quản lí xã hội, là công cụ hữu hiệunhất thể hiện ý chí và quyền lực của nhà nước Tuy nhiên, nhà nước cũng là một bộ phận của thiếtchế xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, chính vì vậy, nó cũng phải tuân theo những quy luậtkhách quan của xã hội Các quan hệ xã hội khá phong phú và đa dạng, mang những đặc tính hoàntoàn khác nhau, chính vì vậy phương thức nó vận hành cũng khác nhau Nhà nước không thể chỉdựa vaò ý chí chủ quan của mình để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mà mình muốn vớinhững phương thức hoàn toàn giống nhau Rõ ràng, có những quan hệ xã hội mà nhà nước không

Ngày đăng: 20/09/2012, 16:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Khởi phát nguyên thủy của việc hình thành các ngân hàng thương mại không phải là nhu cầu về vốn mà là nhu cầu về cất giữ tài sản, tuy nhiên, các dịch vụ ngân hàng sơ khai không đơn thuần là  “hệ quả phái sinh” từ việc một số chủ thể (tiền thân của các ngâ - Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc
h ởi phát nguyên thủy của việc hình thành các ngân hàng thương mại không phải là nhu cầu về vốn mà là nhu cầu về cất giữ tài sản, tuy nhiên, các dịch vụ ngân hàng sơ khai không đơn thuần là “hệ quả phái sinh” từ việc một số chủ thể (tiền thân của các ngâ (Trang 3)
Là nguồn vốn hình thành   trong   quá   trình  - Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc
ngu ồn vốn hình thành trong quá trình (Trang 4)
Hình  thành  và  tồn tại   của - Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc
nh thành và tồn tại của (Trang 5)

TRÍCH ĐOẠN

Thực ra, Việt Nam áp dụng cơ chế trần lãi suất bắt đầu từ năm 1991. Thật sự, theo quan điểm của tác giả, với những gì được phân tíc hở trên, cơ chế lãi suất thoả thuận thực chất kết thúc vào đầu năm 2006 vào thời điểm Bộ Luật Dân Sự 2005 có hiệu lực. Trong thời điểm này, sự sụp đổ hệ thống tài chính khổng lồ của Mỹ là một cú sốc mạnh cho cả nước Mỹ và ảnh hưởng lan truyền đến phần còn lại, nhất là khối liên minh Châu Âu và các nước phát triển khác Suy thoái kinh tế bao

CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGHIỆP VỤ

Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thoả thuận khác. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyến, “Bàn về giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng số 9/2008. Vấn đề này đã xảy ra đối với nước ta trong giai đoạn vừa qua, việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong những năm 2002 đến 2008 đã gây ra rất nhiều những biến động, các ngân hàng bị cuốn vào vòng đua tăng lãi suất huy động Tránh tình trạng như trong giai đoạn vừa qua, chiều biến động của lãi suất trong nước ngược chiều với thế giới.

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w