Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thoả thuận khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc (Trang 49 - 53)

- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…

2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thoả thuận khác.

lãi theo kỳ hạn, nếu không có thoả thuận khác.

58 Thực tế, trong bản thân quy định của điều 478 của bộ luật dân sự 2005 cũng đã mâu thuẩn nhau, thực tế, quy định về vấn đề dòi lại tài sản vay của bên cho vay còn có hai điều luật nữa, đó là điều 245, đối với trường hợp sử dụng tài về vấn đề dòi lại tài sản vay của bên cho vay còn có hai điều luật nữa, đó là điều 245, đối với trường hợp sử dụng tài sản avy không đúng mục đích và điều 477 đối với trường hợp đòi tài sản vay trong hợp đồng vay không kì hạn.

Ngoài vai trò là công cụ điều tiết chính sách vĩ mô, lãi suất còn được sử dụng để ngân hàng cân đối nguồn vốn huy động và vốn cho vay trong từng thời kỳ. Luật Các tổ chức tín dụng quy định việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng, trong đó phải có các nội dung chủ yếu như: điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất… Đối với khoản huy động vốn, cho vay bằng đồng Việt Nam, lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, đối với khoản huy động vốn, cho vay bằng đô la Mỹ có phải tuân theo quy định của Quyết định số 16 hay không?

Dưới góc độ pháp lý, lãi suất huy động vốn, cho vay bằng đô la Mỹ do các ngân hàng ấn định đối với khách hàng không bị khống chế bởi lãi suất trần theo cơ chế điều chỉnh lãi suất cơ bản được quy định tại Quyết định số 16 vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 476 của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng. Thực tế, cho đến nay, NHNN chỉ quy định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, chứ chưa quy định lãi suất cơ bản bằng đô la Mỹ hoặc ngoại tệ khác.

Thứ hai, Quyết định số 16 chỉ quy định việc điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Do đó, các ngân hàng không có nghĩa vụ phải ấn định lãi suất kinh doanh bằng đô la Mỹ đối với khách hàng theo quy định của Quyết định số 16.

Thứ ba, Quyết định số 718/2001/QĐ-NHNN ngày 29/5/2001 của Thống đốc NHNN quy định về cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Quyết định số 718) cho đến nay chưa bị sửa đổi, bổ sung hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác. Cho nên, Quyết định số 718 vẫn còn hiệu lực và là cơ sở pháp lý để các ngân hàng ấn định lãi suất kinh doanh bằng đô la Mỹ đối với khách hàng vay.

Thứ tư, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm(2). Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp, nên ngân hàng cũng có quyền kinh doanh theo quy định này. Vì vậy, nếu pháp luật không cấm các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ vượt quá 150% lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kỳ, thì ngân hàng và khách hàng vay có quyền thỏa thuận lãi suất cho vay cụ thể.

Chính vì lẽ trên, các ngân hàng có quyền ấn định lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ đối với khách hàng vay dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung – cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nước59.

59 Nguyễn Cao Khôi – Vietcombank, “Một số vấn đề pháp lí liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất cơ bản”, Trích dẫn từ: http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=584 từ: http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=584

Trên đây, chỉ là một vài vấn đề còn vướn mắc trong quá trình thực hiện hoạt động huy động vốn của các ngân hàng cần thiết có sự sửa đổi bổ sung cho thật hợp lí và minh bạch, tránh có những cách hiểu không đúng, gây ra sự thiếu thống nhất cho việc áp dụng pháp luật.

2.1.2.2. Hoạt động phát hành giấy tờ có giá:

Những vấn đề pháp lí liên quan đến việc phát hành giấy tờ có giá được quy định khá cụ thể tại quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng được ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

Phát hành giấy tờ có giá là loại hình giao dịch huy động vốn khá thông dụng của các tổ chức tín dụng và thường được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (cụ thể hơn là trái phiếu ngân hàng) được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Sau đó, văn bản này được cụ thể hoá bằng các Quyết định số 212/QĐ-NH1 ngày 22/9/1994; Quyết định số 214/QĐ-NH1 ngày 23/9/1994; Quyết định số 243/QĐ-NH1 ngày 30/3/1994 và Quyết định số 247/QĐ-NH1 ngày 05/10/1994 về việc cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tư phát triển được phát hành trái phiếu ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam để huy động vốn trung hạn và dài hạn trên thị trường vốn. Gần đây, giao dịch phát hành trái phiếu ngân hàng và các giấy tờ có giá khác lại tiếp tục được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12/12/1997 (đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2004) và được cụ thể hoá bằng các văn bản dưới luật như Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (khoản 2 Điều 3); Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam (khoản 2 Điều 30); Quyết định số 1287/2002/QĐ-NHNN ngày 22/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước. Sau đó, văn bản này đã bị thay thế bởi Quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước (sau đây gọi tắt: Quyết định số 02). Gần đây nhất, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt: Quyết định số 07) để thay thế cho Quyết định số 02. Đây được đánh giá là một nỗ lực đáng kể của Ngân hàng nhà nước trong việc kết nối hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng với thị trường chứng khoán, thông qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay.

Có thể nói, việc ban hành Quyết định số 07 là cần thiết và đúng hướng. Văn bản này, đã từng bước thiết lập sự đồng bộ giữa các quy định về phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với các quy định của Luật chứng khoán năm 2006 về phát hành chứng khoán ra công chúng. Đặc biệt, văn bản này đã quy định thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế chưa quy định hoặc

quy định chưa rõ, chẳng hạn như: quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và chứng quyền của tổ chức tín dụng cổ phần; việc áp dụng cơ chế phát hành thông qua phương thức đấu thầu, thông qua tổ chức làm đại lý hoặc tổ chức trung gian bảo lãnh phát hành chứng khoán…

Theo quan điểm của tác giả, các quy định về phát hành giấy tờ có giá của Quyết định 07 có khá nhiều điểm bức phá, một trong những điểm nhấn quan trọng nhất đó là việc mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng. chẳng hạn, nếu như trước đây, bất cứ hoạt động phát hành giấy tờ có giá nào của các tổ chức tín dụng cũng phải được phép của Ngân hàng nhà nước thì với Quyết định 07, yêu cầu đó đã được hạn chế cách hợp lí hơn. Cụ thể, đối với việc phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, các tổ chức tín dụng chỉ cần thông bào với Ngân hàng nhà nước mà không cần phải xin giấy phép: “Điều 19. Tổ chức phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn:

1. Tổ chức tín dụng chủ động tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm.

2. Trước thời điểm phát hành từng đợt ít nhất là 3 ngày làm việc, tổ chức tín dụng phải gửi Thông báo phát hành của đợt phát hành dự kiến về Ngân hàng nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ).”

Và chỉ cần thực hiện thủ tục cấp phép đối với việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn. một ví dụ khác thể hiện cho sự mở rộng khả năng lựa chọn, quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng trong loại hình nghiệp vụ huy động vốn này chính là việc mở rộng phương thức phát hành giấy tờ có giá, phù hợp với nhu cầu của thị trường. cụ thể, theo quy chế phát hành giấy tờ có giá quy định trong Quyết định 02/2005/QD-NHNN, chỉ có 2 phương thức phát hành giấy tờ có giá, đó là: 1) trực tiếp phát hành giấy tờ có giá; 2) phát hành qua tổ chức tín dụng làm đại lí hoặc ủy thác phát hành giấy tờ có giá. Trong Quyết định 07, các hình thức phong phú hơn, cụ thể:

Điều 34. Phương thức phát hành giấy tờ có giá

Các tổ chức tín dụng có thể thực hiện phát hành giấy tờ có giá theo các phương thức: 1. Trực tiếp phát hành giấy tờ có giá

2. Bảo lãnh phát hành 3. Đại lý phát hành

4. Đấu thầu giấy tờ có giá.”

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, Quyết định số 07 vẫn còn một số điểm bất cập, hạn chế sau đây:

Thứ nhất, về bản chất pháp lý của quan hệ phát hành giấy tờ có giá. Trên nguyên tắc, việc phát hành các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng chính là những thoả thuận vay nợ giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi vì, thực chất các giấy tờ có giá được phát hành theo Quy chế này đều là những phiếu nợ do các tổ chức tín dụng phát hành để cam kết hoàn trả một số tiền nhất định ghi trên giấy tờ có giá đó cho người sở hữu vào một ngày nhất định

trong tương lai. Điều này có nghĩa rằng: khi phát hành giấy tờ có giá cho người đầu tư là các tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng không phải là “người bán” giấy tờ có giá mà chỉ là người tiếp nhận vốn đầu tư (người vay), còn khách hàng là tổ chức, cá nhân cũng không phải là “người mua” giấy tờ có giá theo đúng nghĩa của từ này mà chỉ là người đầu tư gián tiếp vào tổ chức tín dụng bằng cách cho vay đối với chủ thể này để được nhận một khoản lãi cho vay theo thoả thuận. Tuy nhiên, các quy định hiện hành trong Quyết định số 07 lại thể hiện quan điểm coi giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng như là một giao dịch “mua bán” giấy tờ có giá, chứ không khẳng định và thừa nhận bản chất là giao dịch cho vay của quan hệ phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng.

Thứ hai, mặc dù Quyết định số 07 đã đặt nền móng cho việc nhất thể hoá các quy chế về phát hành các loại giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, nhưng nét nổi bật dễ nhận thấy trong văn bản pháp quy này là nhà làm luật vẫn chủ trương tách bạch giữa hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng. Điều này thể hiện ở chỗ, hiện tại, việc phát hành các giấy tờ có giá của các chủ thể không phải là tổ chức tín dụng đang được thực hiện theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006, còn việc phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng để huy động vốn (trong đó chủ yếu là các trái phiếu ngân hàng) thì vẫn được thực hiện theo quy định riêng tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này. Theo thiển nghĩ của người viết, quy định như vậy là chưa hợp lý, bởi lẽ trái phiếu ngân hàng thực chất cũng là một loại chứng khoán dài hạn nên về nguyên tắc cần phải được phát hành và lưu thông trên thị trường chứng khoán, giống như cổ phiếu và trái phiếu công ty hay trái phiếu chính phủ. Đặc biệt, việc phát hành Hối phiếu nhận nợ của các tổ chức tín dụng cho khách hàng (người cho vay), với ý nghĩa là một loại giấy tờ có giá ngắn hạn để huy động vốn, đồng thời tạo thêm “hàng hoá” cho thị trường tiền tệ, cũng chưa được đề cập đến trong Quy chế này, dù chỉ là một quy định mang tính dẫn chiếu đến Luật các công cụ chuyển nhượng.60

Nhìn chung, Quyết định 07 thật sự đã đưa ra những bước đột phá mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các ngân hàng thương mại, góp phần quan trọng cho việc tạo một môi trường pháp lí thông thoáng cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại.

2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện.

2.3.1. Lựa chọn một cơ chế điều chỉnh lãi suất phù hợp với thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Căn cứ vào những phân tích được trình bày ở trên có thể thấy vao trò quan trọng của cơ chế điều hành lãi suất đối với sự vận hành và tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn nói riêng và các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung. Một cơ chế điều hành phù hợp sẽ tạo lập được một môi trường pháp lí thông thoáng, an tâm cho các ngân hàng, đồng thời dựa vào đó Ngân hàng nhà nước cũng có thể đưa ra những chính sách điều phối phù hợp với diễn biến của tình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w