- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…
62 Tránh tình trạng như trong giai đoạn vừa qua, chiều biến động của lãi suất trong nước ngược chiều với thế giới.
…..
3. Ngân hàng nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa tổ chức tín dụng đối với các khách hàng theo quy định của Luật này và Luật Các tổ chức tín dụng.”
Nếu như trước đây, lãi suất cơ bản được xem là “cơ sở để ấn định lãi suất kinh doanh” của các ngân hàng thì nay chỉ là cơ sở để định hướng cho lãi suất của thị trường. Theo quan điểm của tác giả đây là một hướng đi phù hợp với xu hướng chung. Và khi lãi suất cơ bản không phải là cơ sở ràng buộc có lẽ khả năng lựa chọn phương thức lãi suất thỏa thuận là rất lớn.
2.3.2.Sửa đổi một số quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng vay vốn.
Một là, sửa đổi quy định của Bộ luật Dân sự liên quan đến nghĩa vụ của bên cho vay. Như đã được phân tích ở trên, quy định tại khoản 3 Điều 473 Bộ luật Dân sự: “Bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 478 bộ luật này”. Quy định này thứ nhất đã không kể đến hai trường hợp khác mà người cho vay có quyền đòi lại tài sản tại Điều 475 của bộ luật trong trường hợp sử dụng tài sản sai mục đích vay và quy định tại Điều 477 đối với trường hợp đòi lại tài sản trong hợp đồng không kì hạn. Thứ hai, quy định này không tương thích với quy định của các văn bản chuyên ngành về hoạt động huy động vốn (Quy chế tiền gửi tiết kiệm). Và quan trọng, nó không phù hợp với thông lệ chung của hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Thiết nghĩ, chúng ta nên bỏ quy định này, vì những lí do sau:
- Thứ nhất, một khi hợp đồng vay đã được xác lập, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt (ví dụ như trường hợp quy định tại Điều 475) thì trách nhiệm trả nợ của bên vay chỉ phát sinh khi hợp đồng kết thúc, các quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền này của bên vay đã được quy định trong nhiều các quy định khác. Chính vì vậy, có cho hay không cho phép bên cho vay quyền được yêu cầu trả lại tài sản trước thời hạn là quyền của bên vay. Nói tóm lại, nó nên thuộc về ý chí của các bên trong hợp đồng, nhà lập pháp không cần thiết phải can thiệp vào vấn đề này.
- Thứ hai, xét thực tiễn các quan hệ huy động vốn trong thực tiễn hiện nay của các ngân hàng thương mại ở cả Việt Nam và trên thế giới, nhằm khuyến khích khách hàng gởi tiền vào ngân hàng, đa phần các ngân hàng đều cho quy định cho phép khách hàng có thể rút tiền trước thời hạn (dĩ nhiên, sẽ phải chấp nhận một chút thiệt thòi). Rõ ràng, sự can thiệp của ý chí lập pháp trong trường hợp này là không cần thiết và thực tế đã hạn chế quyền tự do dân sự của các chủ thể tham gia quan hệ mà không mang lại bất cứ sự thuận tiện nào cho việc đảm bảo tính an toàn của giao dịch hay vì một mục tiêu nào khác.
Hai là, đối với vấn đề về xác định lãi suất huy động bằng đô la Mỹ được đề cập ở trên, Ngân hàng nhà nước nên có một động thái rõ ràng hơn trong việc xác định loại lãi suất này. Nhìn vào các phân tích trên, có thể thấy, hoàn toàn ngân hàng nhà nước không chủ định để cho Quyết định số 718/2001/QĐ-NHNN ngày 29/5/2001 của Thống đốc NHNN quy định về cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ điều hành lãi suất này trong một khoản thời gian dài như vậy, đây là một sự bỏ ngõ không chủ định. Sự tiếp tục tồn tại của quy định này sẽ rất vô lí vì các lí do sau:
- Thứ nhất, khoản 1Điều 1của quyết định này quy định: “Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng Đô la Mỹ dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung- cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nước”, mà theo quy định của Điều 476 Bộ luật Dân sự, “lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Trong quyết định này cũng không quy định về việc thiết lập lãi suất cơ bản đối với lãi suất vay bằng ngoại tệ, vì thế, nếu tiếp tục áp dụng hiệu lực của văn bản này, đồng nghĩa với một mảng lớn trong hoạt động cho vay (không có sự tham gia của ngân hàng) sẽ không có bất cứ sự ràng buộc nào về lãi suất (vì thật sự, không tồn tại lãi suất cơ bản ngoại tệ để làm căn cứ thực hiện quy định của bộ luật dân sự) – một “lỗ hổng” của pháp luật.
- Thứ hai, quyết định này thực sự trái với quy định tại Điều 476 của Bộ luật Dân sự, Điều 476 của Bộ luật Dân sự thật sự đã thiết lập cơ chế trần lãi suất để khống chế lãi suất vay, lãi suất huy động của tất cả các hợp đồng vay vốn (cả nội tệ và ngoại tệ), nhưng rõ ràng văn bản này đang thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với các hợp đồng huy động vốn, cho vay bằng đô la Mỹ.
Vì vậy, rõ ràng Ngân hàng nhà nước nên bãi bỏ hiệu lực của văn bản này và ban hành một văn bản mới phù hợp với các quy định hiện hành và thực tiễn tình hình thị trường vốn ngoại tệ nước ta hiện nay.
KẾT LUẬN
Huy động vốn của các ngân hàng thương mại là một hoạt động tương đối phong phú và đa dạng, để hiểu biết một cách sâu sắc hơn về các hoạt động này cần thiết có những công trình nghiên cứu mang tầm vóc lớn hơn. Với việc tiếp cận các hoạt động huy động vốn từ nguồn gốc, bản chất kinh tế và đặc tính pháp lí, đề tài mang lại cái nhìn toàn diện và sâu sắc về từng nghiệp vụ huy động vốn. Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra những phân tích bình luận về pháp luật về huy động vốn của nước ta trong giai đoạn vừa qua làm nền cho những định hướng cơ bản nhất trong việc hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này trong tương lai. Sau giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính thế giới chắc chắn sẽ có những chuyển biến mới, để theo kịp những thay đổi đó và tạo lập sự tương thích với pháp luật thế giới, chúng ta nên sớm có những kế hoạch dài hạn cho vấn đề này, bắt đầu từ việc hoàn thiện pháp luật về huy động vốn, điều kiện cần cho một môi trường hoạt động thông thoáng và năng động của các ngân hàng thương mại.