0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Hoạt động phát hành giấy tờ có giá.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI.DOC (Trang 26 -31 )

- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…

33 Tuy nhiên, đây cũng là một quyền năng của chủ nợ được Bộ luật Dân sự quy định (Điều 477)

1.2.1.2. Hoạt động phát hành giấy tờ có giá.

Loại hình huy động vốn thứ hai được xem xét ở đây là hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường chứng khoán phát triển, hoạt

động này đã ngày càng trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Các chủ thể được phép phát hành cũng được mở rộng ở hầu hết các quốc gia.

Giấy tờ có giá nói chung, được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác. Giấy tờ có giá có ba thuộc tính:

Thứ nhất, xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định;

Thứ hai, trị giá được bằng tiền;

Thứ ba, có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự.

Đối với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng, khái niệm giấy tờ có giá được hiểu theo nghĩa rất hẹp, chỉ bao gồm các phiếu nợ do ngân hàng phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền chủ nợ của người sở hữu phiếu nợ và nghĩa vụ trả một số tiền nhất định của ngân hàng phát hành vào một thời điểm xác định ghi trên phiếu nợ.

Về phương diện pháp lý, giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng được hiểu là hành vi pháp lý theo đó tổ chức tín dụng cam kết vay tiền của khách hàng là tổ chức, cá nhân trong một thời hạn nhất định với điều kiện sẽ hoàn trả cho khách hàng số tiền ghi trên chứng thư nhận nợ do tổ chức tín dụng phát hành.

Giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Một là, về bản chất pháp lý, việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ra công chúng thực chất là một hành vi vay tiền của khách hàng chứ không phải là hành vi “bán” giấy tờ có giá cho khách hàng. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi vì, trong quan hệ giao dịch này, tổ chức tín dụng không hề có quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá mà nó dự định phát hành, nên không thể đóng vai trò là người bán. Mặt khác, trước khi các giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng chuyển giao cho khách hàng sở hữu như một chứng thư xác nhận quyền chủ nợ và tổ chức tín dụng cũng chưa nhận được nguồn vốn tiền tệ do khách hàng chuyển giao thì các chứng thư này thực chất chưa hề có giá trị thực tế, nghĩa là không thể hoán đổi chúng thành tiền hay các tài sản khác có giá trị tương đương với số tiền ghi trên mệnh giá của chứng thư. Điều đó cho thấy, chỉ khi nào khách hàng chấp nhận trao đổi chứng thư đó với tổ chức tín dụng bằng số tiền tương đương mệnh giá của chứng thư thì khi đó, chứng thư này mới thực sự là có giá trị và mới phản ánh đúng tên gọi của nó là “giấy tờ có giá” hay “tư bản giả”.

Hai là, về đối tượng của giao dịch, mặc dù tên gọi của giao dịch là “phát hành các giấy tờ có giá” nhưng đối tượng của giao dịch này không phải là các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành, mà chính là các khoản tiền vốn do khách hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng với điều kiện tổ chức tín dụng phải hoàn trả cho khách hàng sau một thời hạn nhất định, kèm theo khoản lãi do các bên thoả thuận. Về lý thuyết, tuy không phải là đối tượng của giao dịch

nhưng các chứng thư này được coi là hình thức pháp lý của giao dịch, đồng thời là chứng cứ chứng minh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ giao dịch. Mặt khác, xét về phương diện kinh tế, các chứng thư này cũng được coi là một loại “tiền ngân hàng” nhưng không phải là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành, mà là tiền được tạo ra bởi tổ chức tín dụng trong quá trình huy động vốn, thông qua chức năng “tạo tiền” của tổ chức tín dụng. Trên thực tế, các chứng thư nhận nợ do tổ chức tín dụng phát hành ra công chúng có thể là chứng khoán nợ ngắn hạn – có thời hạn thanh toán dưới 1 năm, ví dụ chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn; kỳ phiếu ngân hàng hay tín phiếu của tổ chức tín dụng, hoặc là chứng khoán nợ dài hạn (có thời hạn thanh toán từ 1 năm trở lên, ví dụ chứng thư tiền gửi dài hạn hoặc trái phiếu ngân hàng…). Sự phân biệt giữa hai loại chứng thư nhận nợ này chủ yếu nhằm xác định cơ chế phát hành và lưu thông chúng như thế nào sau khi đã được phát hành trên thị trường bởi tổ chức tín dụng (phát hành và bán lại cho ai, ở đâu và bằng cách nào?).

Ba là, về tư cách pháp lý, khi phát hành các giấy tờ có giá để vay nợ của khách hàng, tổ chức tín dụng có tư cách là người vay hay người mắc nợ, còn khách hàng “mua” giấy tờ có giá có tư cách là người cho vay hay chủ nợ của tổ chức tín dụng. Mặc dù có tư cách là người cho vay nhưng do giao dịch này được tổ chức tín dụng và khách hàng xác lập, thực hiện thông qua một hợp đồng cho vay có thời hạn xác định nên về nguyên tắc, khách hàng cho vay không thể rút vốn về trước kỳ hạn như trong trường hợp họ gửi tiền có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng (bằng cách chịu lãi suất phạt với tổ chức tín dụng nhận tiền gửi). Nếu muốn thu hồi vốn về trước kỳ hạn, cách duy nhất là người sở hữu giấy tờ có giá (bên cho vay) ký hợp đồng chuyển nhượng chứng thư đó cho người khác (chẳng hạn, có thể “bán” cho ngân hàng thương mại theo phương thức chiết khấu hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân khác theo phương thức thông thường trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường chứng khoán).

Những đặc trưng pháp lý trên đây cho ta thấy, việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là một loại hình giao dịch huy động vốn khá đặc biệt. Tính chất đặc biệt này còn được phản ánh cả trong cơ chế hình thành quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch phát hành giấy tờ có giá.

Phát hành giấy tờ có giá là hành vi pháp lý trong đó thể hiện ý chí cam kết vay tiền của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Vì thế, trong pháp luật của hầu hết các quốc gia hành vi pháp lý này cần phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ bao gồm rất nhiều các công đoạn được quy định một cách chi tiết nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho người mua. Trong hoạt động phát hành giấy tờ có giá, chứng cứ quan trọng nhất thể hiện tập trung ý chí của tổ chức tín dụng trong giao dịch này, chính là các giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành. Mặt khác, vì các chứng thư này đã thể hiện rõ ràng, đầy đủ ý chí của tổ chức tín dụng (muốn vay tiền của khách hàng với số lượng bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu và trả lãi như thế nào) nên về lý thuyết, có thể coi những chứng thư đó như là bằng chứng quan trọng nhất về việc tổ chức tín dụng đã đưa ra đề nghị vay tiền. Bản đề nghị này – chứng thư nhận nợ, sau khi đã được công bố phát hành và niêm yết bởi tổ chức tín dụng thì về nguyên tắc, họ không thể tự ý rút lại hay thay đổi nội dung bản đề nghị trong thời hạn phát hành

chứng thư do pháp luật quy định. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì, khi tiến hành các thủ tục phát hành chứng thư, tổ chức tín dụng đã mặc nhiên chấp nhận các quy định của pháp luật về thời hạn phát hành chứng thư và điều đó có nghĩa rằng: tổ chức tín dụng đã tự mình đưa ra thời hạn trả lời đề nghị cho tất cả các chủ thể khác là người tiếp nhận đề nghị. Trong trường hợp này, có thể coi bản đề nghị hợp đồng chung như vậy là loại hợp đồng không có thương lượng, hay hợp đồng mẫu. Do đó, chỉ khi nào khách hàng thể hiện ý chí chấp nhận bản đề nghị đó một cách vô điều kiện bằng hành động chuyển giao cho tổ chức tín dụng quyền sở hữu số tiền ghi trên chứng thư và nhận về mình quyền sở hữu đối với chứng thư được tổ chức tín dụng chuyển giao thì khi đó, ý chí của hai bên mới có sự thống nhất và hợp đồng vay tiền mới được hình thành, kéo theo hệ quả làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên cam kết.

Trong số các quyền, nghĩa vụ được tạo ra bởi các bên từ giao dịch phát hành giấy tờ có giá thì đối với tổ chức tín dụng, những quyền, nghĩa vụ cơ bản nhất bao gồm: quyền sở hữu đối với khoản tiền thu được do phát hành giấy tờ có giá và đồng thời cũng có nghĩa vụ hoàn trả số tiền này cho khách hàng kèm theo khoản lãi khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán. Còn đối với khách hàng, họ được sở hữu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành và chuyển giao, trong đó xác nhận quyền chủ nợ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá. Với quyền năng này, khách hàng có thể chờ đợi đến ngày đáo hạn của giấy tờ có giá để đòi tiền từ tổ chức tín dụng, hoặc nếu muốn thu hồi vốn trước kỳ hạn thì họ có thể “bán” chứng thư đó cho người khác trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường chứng khoán như một loại tài sản.

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu huy động vốn ngày càng đa dạng, các tổ chức tín dụng đã phát hành nhiều loại giấy tờ có giá trên thị trường với thời hạn, mệnh giá, lãi suất và khả năng chuyển nhượng khác nhau. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ các tổ chức tín dụng có thể phát hành chứng thư tiền gửi ngắn hạn (CDs) với giá trị bề mặt tối thiểu là 100.000 USD, trong khi ở Anh, các tổ chức tín dụng lại có thể phát hành các trái phiếu ngân hàng có thời hạn hoặc không thời hạn có lãi suất thả nổi. Còn ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, các tổ chức tín dụng đã bắt đầu phát hành một số loại chứng khoán nợ ra công chúng như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu tổ chức tín dụng, hay các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù có tên gọi khác nhau, nhưng hầu như tất cả các chứng khoán kể trên được phát hành bởi các tổ chức tín dụng trên thế giới đều có chung bản chất, đó là các chứng khoán nợ trong đó phản ánh việc tổ chức tín dụng mắc nợ người sở hữu chứng khoán một số tiền nhất định với nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi, vào một ngày nhất định trong tương lai.

1.2.2.Khả năng, vai trò điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động huy động vốn của các TCTD.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những trật tự nhất định. Đó là công cụ để nhà nước quản lí xã hội, là công cụ hữu hiệu nhất thể hiện ý chí và quyền lực của nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước cũng là một bộ phận của thiết chế xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, chính vì vậy, nó cũng phải tuân theo những quy luật khách quan của xã hội. Các quan hệ xã hội khá phong phú và đa dạng, mang những đặc tính hoàn toàn khác

nhau, chính vì vậy phương thức nó vận hành cũng khác nhau. Nhà nước không thể chỉ dựa vaò ý chí chủ quan của mình để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mà mình muốn với những phương thức hoàn toàn giống nhau. Rõ ràng, có những quan hệ xã hội mà nhà nước không có khả năng can thiệp vào sự vận hành của nó hoặc nó không mang lại bất cứ hiệu quả nào đối với mục tiêu quản lí xã hội của nhà nước. Cũng có những loại quan hệ nhất thiết phải được điều phối một cách chặt chẽ hoặc nó đảm bảo cho sự tồn tại của chính nhà nước đó. Bên cạnh đó cũng có những quan hệ cần được nhà nước điều chỉnh ở một chừng mực nhất định, mức độ cụ thể còn phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Lựa chọn sai phương thức hoặc định mức tác động có thể mang đến những hậu quả hoàn toàn trái ngược nhau. Đối với hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng này cũng vậy, chúng cũng là những quan hệ xã hội được các nhà nước rất quan tâm, tuy nhiên, pháp luật có thể tác động như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất là một vấn đề cần được xem xét một cách cụ thể. Vấn đề này sẽ làm cơ sở lí luận vững chắc cho hoạt động lập pháp của các cơ quan công quyền cũng như việc dánh giá tính hiệu quả, hợp lí của các quy phạm pháp luật được phân tích ở chương hai.

Vậy muốn xác định khả năng, mức độ can thiệp điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động này của nhà nước như thế nào là hợp lí cần xác định đặc trưng của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại và sự tác động của nó đến trật tự vận hành của xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng mà nhà nước mong muốn. Như đã được phân tích khá cụ thể ở trên, hoạt động của các ngân hàng thương mại là một loại hình kinh doanh khá đặc thù, các ngân hàng thương mại có thể nói là một trong những thiết chế trung tâm của nền kinh tế, sự tồn vong hay hưng thịnh của nó có khả năng tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Khác với các doanh nghiệp thông thường khác, ở mức độ gián tiếp, nó là một cánh tay nối dài của cơ quan quyền lực nhà nước trong việc điều phối sự vận hành của nền kinh tế. Theo lí luận chung, xét từ góc độ khả năng chịu sự điều chỉnh của pháp luật của các quan hệ xã hội có thể tạm chia thành 3 loại:

Hoàn toàn chịu sự điều phối của cơ quan nhà nước (chẳng hạn các quan hệ hành chính nhà nước – thường do các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện);

Nó có thể tự vận hành bằng các quy luật nội tại của nó nhưng nhà nước có thể tác động bằng các phương thức và mức độ thích hợp để hướng nó phát triển theo hướng mà nhà nước mong muốn;

Các quan hệ luôn vận hành bằng các quy luật nội tại của nó mà nhà nước hoàn toàn không có khản năng can thiệp.34

Như đã được phân tích cụ thể ở trên, hoạt động huy đông vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng và đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, hoạt động này luôn tiềm ẩn sự bất ổn và nhiều rủi ro, chính vì vậy nhà nước muốn đảm bảo sự phát triển an toàn, bình ổn của nền kinh tế, sự điều chỉnh của nó là lẻ tất nhiên. Tuy nhiên, dù các ngân hàng thương mại có là loại hình chủ thể đặc biệt như thế nào thì bản chất khởi thủy và tất yếu của nó cũng là một doanh nghiệp, không phải là một cơ quan nhà nước, chính vì

34 Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý, nhà nước quyết định điều chỉnh hoặc không điều chỉnh các quan hệ này không chỉ xuất phát từ đặc trưng của quan hệ đó mà còn xuất phát từ ý chí chủ quan của mình, tức nếu quan hệ đó được điều xuất phát từ đặc trưng của quan hệ đó mà còn xuất phát từ ý chí chủ quan của mình, tức nếu quan hệ đó được điều

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI.DOC (Trang 26 -31 )

×