VỀ TÍNH PHÙ HỢP, TÌNH HIỆU QUẢ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc (Trang 43 - 44)

- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…

b)VỀ TÍNH PHÙ HỢP, TÌNH HIỆU QUẢ.

Những diễn biến tốt hay xấu của thị trường tiền tệ, sự thành công hay thất bại của một chính sách tài chính không thể đươc đánh giá chính xác một cách tuyệt đối, càng không thể chỉ dựa vào một hay một vài thành tố trong đó. Bởi sự vận hành của thị trường này chịu tác động bởi rất nhiều các thành tố, mà trong chừng mực nhất định nào đó, chúng ta không hoàn toàn quản lí được49. Chính vì vậy, không thể căn cứ vào những diễn biến của thị trường tiền tệ nước ta trong thời gian

49Ví dụ, kinh tế học cho rằng nền kinh tế luôn diễn biến theo biểu đồ hình sin, khi nó phát triển đến một chùng mực nhất định thì buộc sẽ phải rơi vào thời kì suy thoái, và sau đó sẽ diễn biến theo hướng lạc quan, khôi phục lại với một nhất định thì buộc sẽ phải rơi vào thời kì suy thoái, và sau đó sẽ diễn biến theo hướng lạc quan, khôi phục lại với một tình trạng tôt hơn ban đầu. Các quốc gia chỉ có thể tác động theo hướng hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà không có khả năng ngăn chặn nó. Thị trường tài chính cũng vậy, nó luôn hàm chứa những yếu tố vô hình mà không một tổ chức nào có thể dự báo một cách chính xác.

qua để đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế điều hành lãi suất đã được đề cặp ở trên, chỉ có thể dùng nó như một sự tham khảo. Tuy nhiên, đối với nước ta, có thể nói công cụ lãi suất thực sự đã tác động rất lớn đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại nói riêng và đối với thị trường vốn Việt Nam nói chung. Đó cũng là lí do mà tác giả chọn vấn đề điều hành lãi suất để phân tích về tác động của pháp luật đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại.

Theo những phân tích ở trên, có thể thấy, dù được thực hiện dưới những phương thức điều chỉnh khác nhau nhưng về cơ bản chỉ có hai cơ chế điều chỉnh chính xuất phát từ sự khác biệt về vai trò của lãi suất cơ bản đối với việc xác định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cấp tín dụng) của các ngân hàng thương mại. Đó là phương thức lãi suất thỏa thuận và phương thức lãi suất trần.

Lãi suất trần: Được áp dụng vào hai giai đoạn (tình kể từ khi Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực 1/1/1998 đến nay), giai đoạn 150 từ trước khi Luật Các tổ chức tín dụng 1997 có hiệu lực đến ngày có hiệu lực của Quyết định số 546, và giai đoạn 2 từ sau khi Quyết định số 16 có hiệu lực vào thành 5 năm 2008.

Thực ra lãi suất trần thường không tác động trực tiếp đến lãi suất huy động vốn nhưng dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa chúng, lãi suất trần buộc các ngân hàng cho vay với một lãi suất dưới mức ấn định, chính vì thế, để đảm bảo lợi nhuận, họ cũng phải ấn định một mức lãi suất huy động nào đó. Bằng phương thức này, trần lãi suất Quyết định đến lãi suất huy động của các các ngân hàng thương mại.

Trong giai đoạn đầu của quá trình ứng dụng cơ chế này, vào những năm thập niên 90, khi chúng ta bước đầu thiết lập nền kinh tế thị trường, theo quan điểm của tác giả, với một nhận thức khá mơ hồ về những gì là cơ chế kinh tế thị trường, những giới hạn của thị trường và những khiếm khuyết của nó. Với tâm lí muốn bức phá, quá độ một cách nhanh chóng, đánh giá về cơ chế điều hành này, đa số đều có chung một qua điểm đó là một phương thức điều hành mang nặng tính hành chính, không phù hợp với nền kinh tế thị trường đang được thiết lập. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, với một nền kinh tế non nớt như nước ta, bước đầu thiết lập nền kinh tế hàng hóa, chưa thể nhanh chóng thích ứng với những quy luật nội tại của nó, và quan trọng hơn hết, ngân hàng trung ương chưa hề có bất cứ kinh nghiệm nào với nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ, một thị trường tài chính sơ khai, thì công cụ lãi suất tuy mang nặng tính hành chính nhưng là công cụ hiêu quả nhất đối với giai đoạn bấy giờ. Và thật sự trên thực tế, nó đã đạt được những thành tựu nhất định.

Cũng là cơ chế lãi suất trần nhưng phương thức vận hành cũng có một vài sự chuyển biến trong giai đoạn này theo hướng nới lỏng sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Trong giai đoạn đầu, mặc dù nước ta đã xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ đầu những năm 90 thế kỉ XX (sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986), nhưng vì những nguyên chủ quan và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc (Trang 43 - 44)