VẤN ĐỀ LÃI SUẤT:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc (Trang 39)

- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…

A. VẤN ĐỀ LÃI SUẤT:

Hình tượng hóa một cách dễ hiểu nhất, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh mà trong đó “tiền tệ” là hàng hóa. Chính vì vậy, lãi suất với vai trò là giá cả của tiền tệ luôn đóng vai trò trung tâm. Đối với hoạt động huy động vốn nói chung hay với hoạt động nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại nói riêng, vấn đề lãi suất và cơ chế điều chỉnh của nó có tác động chi phối rất lớn. Phân tích các quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi sẽ bắt đầu bằng việc xem xét việc điều hành lãi suất trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn.

Kinh tế học đưa ra nhiều khái niệm về lãi suất, từ cụ thể đến trừu tượng, tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hiện hành của nước ta không có bất cứ định nghĩa nào về lãi suất nói chung. Tuy nhiên, vấn đề thu hút được sự quan tâm từ cả hai lĩnh vực kinh tế học và luật học chính là cơ chế điều hành nó, sự thay đổi của nó và những tác động của nó đến các chủ thể có liên quan. Luật Các tổ chức tín dụng vận hành chỉ hơn 10 năm nhưng với cơ chế điều hành lãi suất đối với các tổ chức tín dụng đã trãi qua khá nhiều những thay đổi và hiện nay có thể nói vẫn chưa tìm kiếm được một phương thức điều chỉnh thật sự thích hợp. Sự không ổn định đó đã gây khá nhiều khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng nói riêng và với toàn nền kinh tế nói chung, đồng thời cũng dấy lên nhiều cuộc tranh luận gay gắt vẫn chưa có hồi kết.

LỘ TRÌNH THAY ĐỔI CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT44.

 Sau khi luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã áp dụng cơ chế lãi suất trần để điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các ngân hàng thương mại (Quyết định số 39 ngày 17/1/1998 của Thống đốc NHNN, theo Quyết định này mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay vốn bình quân là 0,35%/tháng đã được bãi bỏ). Bước đầu, các ngân hàng thương mại đã có quyền tự chủ quyết định lãi suất lãi suất huy động trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.

 Ngày 02 tháng 08 năm 2000, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy ban hành Quyết định 241/2000/QĐ-NHNN1 về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, trong đó thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng Đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Cụ thể, đối với lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng các ngân hàng ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá mức lãi suất cơ bản và biên độ do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định từng thời kỳ. Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w