Một số biều hiện cụ thể của nó sẽ được phân tích cụ thể khi ở chương 2 khi phân tích về sự biến động của lãi suất cơ bản được công bố bởi ngân hàng trung ương trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc (Trang 32 - 33)

- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…

40Một số biều hiện cụ thể của nó sẽ được phân tích cụ thể khi ở chương 2 khi phân tích về sự biến động của lãi suất cơ bản được công bố bởi ngân hàng trung ương trong thời gian qua.

Thứ ba, hạn mức tín dụng41, đây là phương thức điều chỉnh hiếm khi sử dụng nhất trong số các biện pháp tác động của nhà nước. Theo đánh giá, đây là biện pháp mang nặng tính hành chính, “bao cấp” nhất. Khi ngân hàng áp dụng biện pháp này, tức các ngân hàng thương mại chỉ được cấp tín dụng cho khách hàng trong một giới hạn nhất định, biện pháp này thường được áp dụng khi tỉ lệ lạm phát quá cao, ngân hàng trung ương Quyết định thắt chặt tín dụng (giảm lượng tiền trong lưu thông). Chính vì vậy, điều này sẽ gián tiếp làm giảm lượng cầu về vốn của các ngân hàng thương mại, đồng nghĩa với việc cắt giảm lãi suất huy động vốn.

Một số các biện pháp tác động gián tiếp khác: Thật sự, tiền tệ là một hàng hóa cực kì nhạy cảm, bất cứ một động thái nào từ phía ngân hàng trung ương hoặc thị trường tài chính cũng có thể tác động đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, nếu biết cách vận dụng chúng một cách linh hoạt, ngân hàng trung ương hờn toàn có khả năng điều tiết hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại theo định hướng mình mong muốn. Đây hoàn toàn là các biện pháp có tác động gián tiếp. Nếu như các nền kinh tế bao cấp, những quốc gia có thị trường chưa thực sự phát triển, các ngân hàng trung ương yếu kém thường áp dụng các biện pháp được kể trên thì ở các nước có nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính phát triển sôi động luôn ưu tiên sử dụng các biện pháp này. Tuy đây là những biện pháp không có một tác động tức khắc, hay trực diện đối với thị trường vốn của các ngân hàng thương mại nhưng đó là các biện pháp uyển chuyển và phù hợp với cơ chế vận hành của thị trường. Nếu được sử dụng một cách linh hoạt, có khả năng mang lại hiệu quả rất cao và đặc biệt là dễ dàng nhận được sự chấp nhận của thị trường. Việc tác động vào lãi suất trong nền kinh tế cũng như vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng có nhiều nghiệp vụ là: cho vay tái cấp vốn, cho vay tái chiết khấu, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ SWAP… Đặc biệt có hai thị trường để tác động hữu hiệu vào cơ chế điều hành lãi suất nói trên là: thị trường mở và thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc do Ngân hàng nhà nước tổ chức và vận hành. Đây cũng là thị trường mà thông qua đó, Ngân hàng nhà nước can thiệp gián tiếp vào thị trường tiền tệ, tác động đến tình hình lãi suất trong nền kinh tế.

Kết luận: Thông qua những nghiên cứu trên cho ta một cái nhìn toàn diện về nội dung các loại hình huy động vốn của các ngân hàng thương mại và bản chất thực, phương thức vận hành của chúng. Hiểu rõ về bản chất của từng hoạt động sẽ cho ta một cách nhìn khách quan, chính xác và khoa học đối với việc đánh giá những quy định của pháp luật việt nam về các hoạt động này sẽ được trình bày ở chương 2.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng thương mai.doc (Trang 32 - 33)