Thực trạng công tác huy động vốn và sử dụng vốn của một số ngân hàng thương mại
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1 Vốn trong kinh doanh ngân hàng 3
1.1.Khái niệm về vốn 3
1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 3
1.2.1 Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh 3
1.2.2 Vốn quyết định quy mô của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của NHTM 4
1.2.3 Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường 4
1.2.4 Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng 5
2 Các thành phần trong vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM) 5
2.1.Vốn chủ sở hữu 5
2.1.1.Vốn ban đầu: 5
2.1.2.Vốn chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động 6
2.1.3.Các quỹ: 7
2.2 Vốn nợ 9
2.3 Tiền vay 12
2.4 Vốn nợ khác 15
3 Vai trò của NHTM trong các hoạt động kinh tế 16
3.1 Chức năng trung gian tài chính 16
3.2 Chức năng tạo tiền 16
3.3 Chức năng cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán 17
3.4 NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính 17
Trang 2PHẦN II : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 19
1 Thực trạng 19
2 Các giải pháp 28
Qua nghiên cứu ta có thể thấy trong những năm qua hoạt động của của các ngân hàng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế do ảnh hưởng của những nhân tố chủ quan và khách quan Để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ đề 28
2.1 Giải pháp trực tiếp 28
2.1.1 Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn , tăng nhanh nguồn vốn kinh doanh 28
2.1.2 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt 30
2.2 Giải pháp hỗ trợ 31
2.2.1 Nâng cao chất lượng sử dụng vốn 32
2.2.2 Mở rộng và cải tiến các dịch vụ 32
2.2.3 Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín của ngân hàng 33 2.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 34
LỜI KẾT 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây đang chứngkiến bước phát triển nhanh chóng của các ngân hàng thương mại Các ngânhàng không ngừng tăng vốn, tăng dư nợ tín dụng, mở rộng mạng lưới chinhánh hoạt động…trong nỗ lực cải thiện tình hình hoạt động của bản thântrong cuộc cạnh tranh mạnh mẽ khi Việt Nam đă chính thức gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới WTO Là trung gian tài chính trong nền kinh thế, đốitượng của hoạt động ngân hàng chính là vốn, và quy mô vốn ngân hàng sẽquyết định lợi nhuận mà nó kiếm được Giải quyết nhu cầu vốn là đòi hỏi lớnđối với hệ thống ngân hàng Các ngân hàng kinh tế đang đòi hỏi ở ngân hàng
là phải huy động đủ vốn tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển không bị tụthậu Việc tìm kiếm, huy động vốn luôn giữ vai trí hết sức quan trọng vì nóliên quan tới việc duy trì và mở rộng thị phần, từ đó là sức cạnh tranh và tiềmnăng phát triển của ngân hàng
Trong thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại, hoạt động huyđộng vốn đã được coi trọng đúng mức và nó đạt được một số kết quả nhấtđịnh nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại do đó cần phải nghiêncứu cả về lý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm phục vụcông tác công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác huy động vốn tại một sốNHTM
- Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu trong bảng tổng kết tài sản và báo cáokết quả kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2010
Trang 43 Phương pháp nghiên cứu
Ngân hàng thương mại (NHTM) là DN kinh doanh tiền tệ, có những đặcthù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính Cũng giống như các DN phi tàichính, các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnhtranh và đầy biến động Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hỡnh kinh doanhđặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế Vỡvậy, phõn tớch tài chớnh đối với NHTM ngoài những nét chung nhất củaphân tích tài chính DN thông thường cũn cú những điểm rất khác biệt cầnquan tâm nghiên cứu
Sử dụng phương pháp : So sánh, phân tích, luận, giải
4 Bố cục
Đề tài được chia làm 3 phần:
Phần 1 : Vốn của ngân hàng thương mại.
Phần 2 : Thực trạng công tác huy động vốn và sử dụng vốn của một số
ngân hàng thương mại
Phần 3 : Giải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh công tác huy động vốn
cho ngân hàng thương mại
Trang 5PHẦN I: VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 Vốn trong kinh doanh ngân hàng
1.1.Khái niệm về vốn.
Vốn của các NHTM là toàn bộ các giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động
và tạo lập để đầu tư cho vay và đá ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng
Thực chất nguồn vốn của các NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dântạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng mà kháchhàng gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau Nói cách khác kháchhàng chuyển quyền sử dụng tiền tệ cho ngân hàng và Ngân hàng trả chokhách hàng một khoản lãi và Ngân hàng đã thưc hiện vai trò tập trung và phânphối vốn làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế, phục
vụ và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển đồng thời chính các hoạtđộng đó lại quyết định đến sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh củangân hàng
1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.2.1 Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuấtkinh doanh cũng cần có vốn, vốn quyết định đến khả năng kinh doanh củadoanh nghiệp Đối với NHTM vốn là đói tượng kinh doanh chủ yếu, vốn là cơ
sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Nếu thiếu vốn NHTMkhông thể thực hiện các hoạt động kinh doanh Vì thế những ngân hàng cóvốn lớn sẽ có thế mạnh trong kinh doanh Vốn là điểm xuất phát đầu tiêntrong hoạt động kinh doanh của NHTM
Trang 61.2.2 Vốn quyết định quy mô của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của NHTM
Ngoài vai trò là cơ sở để ngân hàng tổ chức các hoạt động kinh doanh,vốn còn quyết định đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng và cáchoạt động khác của NHTM
Vốn tự có của ngân hàng ngoài việc sử dùng để mua sắm TSCĐ, trangthiết bị, góp vốn liên doanh Vốn tự có của ngân hàng là căn cứ để giới hạncác hoạt động kinh doanh tiền tệ bao gồm cả hoạt động tín dụng Việc quyđịnh tỷ lệ cho vay, tỷ lệ huy động vốn trên vốn tự có của NHTƯ thể hiện vaitrò quản lý, điều tiết thị trường của nhà nước, để đảm bảo an toàn hệ thốngngân hàng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền
Vốn tự có rất quan trọng nhưng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổngnguồn vốn, vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguồn vốn chủ yếu đểngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh do đó ngân hàng nào có nguồnvốn huy động càng lớn thì khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế và các hoạtđộng khác càng được mở rộng
1.2.3 Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường
Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sửdụng các dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tín trên thịtrường Uy tín của ngân hàng trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanhtoán cho khách hàng khi họ yêu cầu Khả năng thanh toán của ngân hàngthông thường tỷ lệ thuận với khối lượng vốn mà ngân hàng đó có Nếu có lớnvốn năng lực thanh toán của ngân hàng được nâng cao, do đó uy tín của ngânhàng được nâng cao từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng và nâng cao được
vị thế của ngân hàng trên thị trường
Trang 71.2.4 Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Với mỗi ngân hàng quy mô, trình độ công nghệ hiện đại là tiền đề đểthu hút vốn Đồng thời khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộngkhối lượng tín dụng và có thể quyết định cả mức lãi suất cho vay Do đó cótiềm lực về vốn lớn ngân hàng có thể giảm mức lãi suất cho vay từ đó tạo chongân hàng ưu thế trong cạnh tranh, và giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc
mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết, cho thuê, mua bán nợ, kinh doanhchứng khoán
KL: Vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngânhàng Do đó ngân hàng phải luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn mộtcách ổn định cả về vốn huy động và vốn tự có
2 Các thành phần trong vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM)
2.1.Vốn chủ sở hữu
2.1.1.Vốn ban đầu:
Điều kiện hàng đầu để khởi nghiệp trước khi được phép khai trương củangân hang là phải có đủ vốn ban đầu theo luật định Vốn điều lệ của mỗi ngânhàng được h́nh thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định, nghĩa làvốn này có thể do nhà nước cấp hoặc huy động trong xă hội
+ Nếu là NHTM thuộc sở hữu nhà nước, vốn điều lệ do ngân sách nhànước cấp 100% vốn ban đầu
+ Nếu là NHTM cổ phần, vốn điều lệ do sự đóng góp của cổ đông dướihình thức phát hành cổ phiếu
+ Nếu là NHTM liên doanh, vốn điều lệ là vốn đóng góp cổ phần củacác ngân hàng tham gia liên doanh
Vốn điều lệ là số vốn ban đầu khi thành lập ngân hàng và được ghi rõtrong điều lệ hoạt động của NHTM Vốn điều lệ ít nhất phải bằng mức vốn
Trang 8pháp định do NHNN công bố vào đầu mỗi năm tài chính Vốn điều lệ quyđịnh cho một ngân hàng nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và phạm vi hoạtđộng Vốn này chủ yếu được dùng để mua sắm bất động sản, động sản, trangthiết bị cho hoạt động của ngân hàng, ngoài ra còn được dùng để góp vốn liêndoanh, cho vay mua cổ phần của công ty khác Không được dùng vốn điều lệ
để chia lợi tức, lập quỹ phúc lợi khen thưởng Như vậy đến khi ngân hànghoạt động, vốn điều lệ có thể đã nằm dưới dạng trụ sở, văn phòng, kho bãi, xe
cộ, trang thiết bị, dự trữ hay kí quỹ tại ngân hàng trung ương, hoặc đầu tư vàomột thương vụ nào đó
2.1.2.Vốn chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động.
+ Cổ phần phát hành thêm: Ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phần(thường hoặc cổ phần ưu đãi), hoặc xin cấp thêm vốn ngân sách để mở rộngquy mô hoạt động, hoặc để chống đỡ rủi ro Trong trường hợp cần duy trì thịgiá của cổ phiếu, hoặc duy trì quyền lãnh đạo của những cổ đông quan trọng,ngân hàng có thể mua lại một số cổ phiếu đã phát hành hoặc tăng tỷ lệ lợinhuận chia cho cổ phiếu
+ Lợi nhuận bổ sung vốn chủ sở hữu: Đối với các ngân hàng cổ phần,lợi nhuận sau thuế sau khi bù đắp các khoản chi phí đặc biệt, thường đượcchia làm hai phần: Một phần chia cho các cổ đông theo giá trị các cổ phần
và phần bổ sung vào VCSH dưới tên gọi “lợi nhuận tích luỹ lại” - quỹ tíchluỹ Phần này về bản chất thuộc sở hữu của các cổ đông, song được “vốnhóa” nhằm mở rông quy mô của VCSH Các NHTM hoạt động lâu năm, lợinhuận tích luỹ có thể rất lớn Đối với NHTM thuộc sở hữu Nhà nước, lợinhuận sau thuế sau khi trừ thua lỗ (năm trước) và các chi phí đặc biệt, đượctrích bổ sung VCSH theo quy định của Nhà nước Nhiều ngân hàng trongđiều lệ hoạt động của mình đều quy định mức vốn điều lệ (tối thiểu là bằngvốn pháp định) và thường xuyên bổ sung vốn điều lệ bằng trích lợi nhuận
Trang 92.1.3 C ác quỹ:
+ Trong môi trường lạm phát, VCSH bị giảm giá Để bảo toàn giá trị cácngân hàng có thể trích lập quỹ bảo toàn vốn tính theo tỷ lệ lạm phát Quĩ nàylàm gia tăng quy mô VCSH
+ Kinh doanh của ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro Nhiều tài sảncủa ngân hàng đã sinh lãi một thời gian dài, sau đó có thể bị tổn thất Dovậy, các ngân hàng đều trích lập các khoản dự trữ nhằm bù đắp tổn thất (nếucó) – quỹ dự phòng tổn thất Nếu tổn thất thực của ngân hàng nhỏ hơn sốtrích lập, VCSH sẽ gia tăng và ngược lại Một số ngân hàng không hạchtoán quỹ này vào VCSH mà vào các khoản nợ do nguồn gốc của quỹ làtrích từ thu nhập trước thuế như một khoản chi phí và khi cần sẽ được chi ra
để bù đắp tổn thất Như vậy độ lớn của quỹ phụ thuộc vào tổn thất ròng, thunhập của ngân hàng và tỷ lệ trích lập quỹ
+ Trong quá trình hoạt động, có thể thị giá cổ phiếu của ngân hànglớn hơn mệnh giá Khi ngân hàng phát hành cổ phiếu mới, phần chênh lệchgiữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu được ghi lại dưới tên gọi thặng dư của vốn.+ Do giá trị các tài sản và nợ của ngân hàng thường xuyên thay đổitheo giá thị trường, đặc biệt là các chứng khoán và các bất động sản Mặc
dù chưa bán, ngân hàng thường xuyên đánh giá lại chúng theo giá thịtrường Những chênh lệch do đánh giá lại được đưa vào Quỹ đánh giá lại.Quỹ này thường xuyên biến động gắn liền với thay đổi thị giá, cho phép nhàquản lý đánh giá giá trị thị trường của VCSH
+ Ngân hàng thường trích lập các quĩ từ lợi nhuận sau thuế như quĩkhen thưởng, quĩ phúc lợi, quĩ đào tạo, quĩ nghiên cứu và phát triển sảnphẩm mới Phần quĩ này được sử dụng trong kì
Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu
Vai trò
Trang 10- VCSH góp phần bảo vệ lợi ích của người gửi tiền Kinh doanh ngân
hàng thường xuyên đối đầu với rủi ro Các khoản tổn thất của ngân hàng sẽđược bù đắp bằng VCSH (đầu tiên là quĩ dự phòng rủi ro, sau đó là lợinhuận tích luỹ và cuối cùng là vốn cổ phần) Trong trường hợp ngân hàngphá sản hoặc ngừng hoạt động, các khoản tiền gửi sẽ được hoàn trả trước,sau đó đến nghĩa vụ với chính phủ và người lao động, các khoản vay, cuốicùng mới đến chủ giấy nợ có khả năng chuyển đổi, cổ phần ưu đãi, cổ phầnthường Như vậy, nếu qui mô VCSH càng lớn, người gửi tiền và người chovay càng cảm thấy an tâm hơn về ngân hàng (với các điều kiện khác là nhưnhau) Khi cơ quan bảo hiểm tiền gửi được thành lập, VCSH góp phần giảmbớt rủi ro cho cơ quan bảo hiểm
- VCSH tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động của ngân hàng.
Để hoạt động, điều kiện đầu tiên là ngân hàng phải có được số vốn tối thiểuban đầu (vốn pháp định) Số vốn này, trước hết để mua sắm (hoặc thuê) trangthiết bị, nhà cửa cần thiết cho quá trình kinh doanh, phần còn lại tham giavào quá trình kinh doanh của ngân hàng như vay hoặc mua chứng khoán
- VCSH góp phần điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng Rất nhiều
quy định về hoạt động của ngân hàng của các nhà chức trách tiền tệ có liênquan chặt chẽ với VCSH Ví dụ: Qui mô nguồn tiền gửi được tính theo tỷ
lệ với VCSH, qui mô cho vay tối đa đối với một hoặc một nhóm kháchhàng, nắm giữ cổ phiếu của công ty khác, mở chi nhánh, mua sắm tài sản
cố định, thành lập công ty con đều tính theo tỷ lệ với VCSH Như vậy quy
mô và cấu trúc hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh theo VCSH
Các nhân tố ảnh hưởng
+) Chính sách của chính phủ
Các chủ ngân hàng đều có xu hướng thích qui định VCSH ban đầu(pháp định) thấp để thuận tiện cho việc khai trương hoạt động ngân hàng.Tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống, an toàn cho
Trang 11người gửi tiền và khiến các cấp quản lý vĩ mô lo ngại Các vụ phá sản ngânhàng (đang ngày càng gia tăng) thường gây ra những hoảng loạn lớn trongdân chúng và các tổn thất khó lường hết được Vốn của chủ ngân hàng được
sử dụng để trả nợ cho người gửi tiền, giảm bớt khó khăn cho ngân sách,hoặc tổn thất của người gửi tiền Việc quy định vốn pháp định lớn sẽ hạnchế gia tăng khối lượng các ngân hàng và cạnh tranh giữa các ngân hàng.Mặt khác với mục tiêu khuyến khích ngân hàng tư nhân hoặc ngân hàng cóquy mô vừa và nhỏ, Ngân hàng trung ương có thể quy định VCSH ban đầuthấp và ngược lại Tuy nhiên ngân hàng qui mô nhỏ thường có phạm vihoạt động hẹp, khả năng đa dạng không cao, vì vậy sức chống đỡ rủi rokém các ngân hàng lớn
+) Chính sách và kết quả kinh doanh của ngân hàng
Chính sách và kết quả kinh doanh của ngân hàng ảnh hưởng tới qui
mô và cấu trúc của VCSH Ngân hàng làm ăn phát đạt và có chính sách giatăng sức mạnh, sẽ mở rộng VCSH và có khả năng mở rộng VCSH thông quaphát hành thêm cổ phiếu, hoặc tự tích luỹ Những ngân hàng nhỏ, khả năngsinh lời thấp thì khả năng mở rộng VCSH cũng bị hạn chế Vốn ngânhàng càng lớn càng tạo cho người gửi tâm lý an toàn Họ hi vọng rằng, khi
bỏ ra một số tiền lớn, những người sở hữu quan trọng của ngân hàng sẽphải cố gắng hết sức để kinh doanh an toàn Do vậy để tăng uy tín, thu hútnhiều tiền gửi, ngân hàng phải tăng qui mô VCSH
2.2 Vốn nợ
* Tiền gửi
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồntiền của ngân hàng Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để cóđược nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra vàthực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau
Bao gồm
Trang 12+ Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch)
Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờngân hàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, các nhucầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều có được ngân hàng thực hiện.Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhậpvào tiển gửi thanh toán theo yêu cầu Nhìn chung, lãi suất của khỏan tiềnnày rất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể đượchưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp Một số ngân hàng kết hợptài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay (thấu chi - chi trội trên
số dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán) Một số ngân hàng sử dụngnhiều hình thức “biến tướng” của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất loạitiền gửi này nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác
+ Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽđược chi trả sau một thời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuậntiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp Để đáp ứng nhu cầutăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kìhạn Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiềngửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này Nếu cần chi tiêu, ngườigửi phải đến ngân hàng để rút tiền ra Tuy không thuận lợi cho tiêu dùngbằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kì hạn được hưởng lãisuất cao hơn tùy theo độ dài của kì hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng(các khoản tiền tiết kiệm) Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngânhàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn vàsinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn Nhằm thuhút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyếnh
Trang 13khích dân cư thay đổi thói quen giữ tiền vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách
mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãisuất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như tiền gửi với các kì hạn khác nhau, tiếtkiệm bằng ngoại tệ, bằng vàng ) Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiếtkiệm một trương mục tiết kiệm (hoặc là sổ tiết kiệm) cho mỗi kì hạn và mỗilần gửi khác nhau Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiền hàng vàdịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép.+ Tiền gửi của ngân hàng khác
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích, ngân hàngthương mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác, tuy nhiên qui mônguồn này thường không lớn
- Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng
+ Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khikhách hàng yêu cầu, ngay cả khi đó là tiền gửi có kì hạn chưa đến hạn Sựthay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản củangân hàng Qui mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác Thông thườngnguồn này chiếm hơn 50% tổng số nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởnghàng năm của các ngân hàng Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, dovậy chi phí tiền gửi thường cao hơn lãi trả cho tiền gửi Ở nhiều nước, ngânhàng phải mua bảo hiểm cho tiền gửi
+ Các nhân tố ảnh hưởng
Lãi suất: Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp, dân
cư gửi và cho vay Trong điều kiện có lạm phát, người có tiền tiết kiệmthường quan tâm đến lãi suất thực, điều đó có nghĩa là lãi suất thực dươngmới thực sự hấp dẫn các nguồn tiền tiết kiệm
Thời vụ chi tiêu: ảnh hưởng đến qui mô và tính ổn định của nguồn tiền.
Vào dịp Tết, nguồn tiền tiết kiệm cũng như tiền gửi của doanh nghiệp có xu
Trang 14hướng giảm sút, đặc biệt trong điều kiện thanh toán bằng tiền mặt còn phổbiến.
Thu nhập: Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng quy mô và thay
đổi kỳ hạn của nguồn tiền Tại các thành phố lớn, nơi tập trung tầng lớp dân
cư có thu nhập cao, hình thành người gửi tiền lớn Khi ngân hàng mở rộngcho vay, tiền gửi của các doanh nghiệp và các cá nhân cũng gia tăng Cácnguồn tiền gửi thanh toán thường biến động mạnh (kém ổn định) hơn tiền gửitiết kiệm
Địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và quầy tiết kiệm, các loại
hình huy động đa dạng, các dịch vụ đa dạng
2.3 Tiền vay
Sau khi đã sử dụng hết vốn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vayvốn của khách hàng hoặc phải đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi củakhách hàng, các NHTM có thể đi vay ở NHTƯ, ở các NHTM khác, vay ởthị trường tiền tệ, vay các tổ chức ngoài nước Vốn đi vay chỉ chiếm một
tỷ trọng có thể chấp nhận được trong kết cấu nguồn vốn, nhưng nó rất cầnthiết và có vị trí quan trọng để bảo đảm cho ngân hàng hoạt động kinh doanhmột cách bình thường
* Các loại tiền vay
+ Vay Ngân hàng nhà nước Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhucầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại Trong trường hợpthiết hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), ngân hàngthương mại thường vay ngân hàng Nhà nước Hình thức cho vay chủ yếucủa ngân hàng nhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn) Các thươngphiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trởthành tài sản của họ Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu nàylên tái chiết khấu tại ngân hàng nhà nước Nghiệp vụ này làm thương phiếucủa NHTM giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại ngân hàng Nhà
Trang 15nước) tăng lên Ngân hàng Nhà nước điều hành vay mượn này một cáchchặt chẽ; ngân hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo vàkiểm soát nhất định Thông thường Ngân hàng Nhà nước chỉ tái chiết khấucho những thương phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năngtrả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng Nhà nước trong từngthời kì Trong điều kiện chưa có thương phiếu, ngân hàng Nhà nước chongân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tíndụng nhất định
+ Vay các tổ chức tín dụng khác
Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chứctín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng Các ngân hàng đang có dự trữvượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặcgiảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãisuất cao hơn Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầuvay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản Như vậy nguồn vay mượn từcác ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách vàtrong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từngân hàng Nhà nước Khoản vay có thể không cần đảm bảo, hoặc được đảmbảo bằng các chứng khoán của kho bạc Kết quả là dự trữ của ngân hàng chovay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên
+ Vay trên thị trường vốn
Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằngcách phát hành các giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trườngvốn Rất nhiều ngân hàng thương mại thiếu nguồn tiền gửi trung và dàihạn dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn Dovậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi,đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn Thông thường đây làkhoản vay không có đảm bảo Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất
Trang 16cao sẽ vay mượn được nhiều hơn Các ngân hàng nhỏ thường khó vaymượn trực tiếp bằng cách này; họ thường phải vay thông qua các ngân hàngđại lí hoặc được bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư Khả năng vay mượn cònphụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năngchuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng Nghiệp vụ vaymượn tương đối phức tạp Ngân hàng cần nghiên cứu kĩ thị trường đểquyết định qui mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mượn thích hợp Cácvấn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ cũng được cácngân hàng quan tâm.
- Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng
+ Đặc điểm:
Tỷ trọng của loại nguồn này trong tổng nguồn thường thấp hơn nguồntiền gửi Các nguồn đi vay thường là với thời hạn và qui mô xác địnhtrước, do vậy tạo thành nguồn ổn định cho ngân hàng Khác với nhận tiềngửi, ngân hàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên: ngân hàng chỉ vaylúc cần thiết; ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phùhợp với nhu cầu sử dụng Nguồn vay có thể không phải chịu dự trữ bắt buộc
và bảo hiểm tiền gửi Tuy nhiên do rủi ro lớn hơn nên lãi suất trả cho tiềnvay thường lớn hơn lãi suất trả cho tiền gửi với cùng kì hạn Các khoản vayNgân hàng nhà nước và vay ngân hàng khác tuy lãi suất thấp song thường
có thời hạn ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời khi nhu cầu thanhtoán của khách hàng tăng cao
+ Các nhân tố ảnh hưởng
Chính sách tiền tệ từng thời kì: Khi mục tiêu của chính sách tiền tệ là
mở rộng, việc vay Ngân hàng nhà nước sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với cácNHTM nhờ lãi suất tái chiết khấu thấp Và ngược lại khi chính sách tiền tệthắt chặt được triển khai, Ngân hàng nhà nước sẽ nâng mức lãi suất táichiết khấu để hạn chế việc các NHTM đến vay tiền
Trang 17Thu nhập của dân cư và sự ổn định vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt độngvay thông qua phát hành các giấy nợ trung và dài hạn Khi thu nhập của dân
cư ở mức cao họ sẽ có xu hướng thích tiết kiệm & mua các giấy nợ Đồngthời triển vọng về một nền kinh tế ổn định sẽ khiến các khách hàng yên tâmhơn khi nắm giữ giấy nợ
Kĩ thuật nghiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo tính thanh khoản của cácgiấy nợ và thuận tiện đối với người cho vay cũng ảnh hưởng tới việc đi vaycủa ngân hàng
+ Tiền trong thanh toán: Các hoạt động thanh toán không dùng tiềnmặt có thể trở thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền
kí quĩ để mở L/C ) Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tàitrợ có kết số dư từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiệncho vay
+ Tiền khác: Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả
Trang 18hiểu yêu cầu của họ, nghiên cứu các dự án mà họ tài trợ Nhìn chung, cácnguồn khác trong ngân hàng thường không lớn (trừ một số ngân hàng có cácdịch vụ uỷ thác cho nhà nước hoặc cho các tổ chức quốc tế) Việc gia tăngcác nguồn này nằm trong chính sách gia tăng nguồn thu cho ngân hàng và
bị ảnh hưởng bởi khả năng thực hiện và mở rộng các loại hình dịch vụ khác
3 Vai trò của NHTM trong các hoạt động kinh tế
3.1 Chức năng trung gian tài chính
Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM NHTM nhận tiền gửi vàcho vay chính là đẫ thực hiện việc chuyển tiền tiết kiệm thành tiền đầu tư.Những chủ thể dư thừa vốn cũng có thể trực tiếp đầu tư bằng cách muacác công cụ tài chính sơ cấp như: cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp hoặcchính phủ thông qua thị trường tài chính Nhưng thị trường tài chính trực tiếpđôi khi không đem lại hiệu quả cao nhất cho người đầu tư vì: khó tìm kiếmthông tin, chi phí tìm kiếm thông tin lớn, chất lượng thông tin không cao, chiphí giao dịch lớn và phải có sự trùng khớp về nhu cầu giữa người thừa vốn vàngười thiếu vốn về số lượng, thời hạn chính vì thế NHTM với tư cách làmột trung gian tài chính đứng ra nhận tiền gửi tiết kiệm và cung cấp vốn chonền kinh tế với số lượng và thời hạn phong phú và đa dạng đáp ứng mọi nhucầu về vốn của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn Với mạng lưới giao dịchrộng khắp, các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tin nhiều chiều, hoạt độngngày càng phong phú chuyên môn hoá vào từng lĩnh vực NHTM đã thực sựgiải quyết được những hạn chế của thị trường tài chính trực tiếp, góp phầnnâng cao hiệu quả luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường
3.2 Chức năng tạo tiền
Chức năng tạo tiền là chức năng cực kỳ quan trọng của NHTM Chứcnăng này được thể hiện trong quá trình NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế
và hoạt động đầu tư của NHTM, trong mối quan hệ với NHTƯ đặc biệt trongquá trình thực hiện chính sách tiền tệ mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn
Trang 19định giá trị đồng tiền Từ một lượng tiền cơ sở do NHTƯ phát hành qua hệthốngNHTM sẽ được tăng lên gấp bội khi NHTM cấp tín dụng cho nền kinh
tế Khối lượng tiền qua hệ thống ngân hàng được tính theo công thức :
D=m.MB
D: khối lượng tiền qua hệ thống ngân hàng
MB: khối lượng tiền cơ sở
M=1/rd: hệ số nhân tiền
rd : tỷ lệ dự trữ bắt buộc
NHTƯ có thể điều tiết khối lượng tiền cung ứng bằng cách thay đổilượng tiền tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng hoặc giảm khả năng tạo tiền củaNHTM từ đó ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế do đó đạtđược hiệu quả mà mục tiêu chính sách tiền tệ đặt ra
3.3 Chức năng cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán
Thông qua chức năng làm trung gian tài chính NHTM làm tăng lượngtiền trong lưu thông và cung cấp cho những người đầu tư những chứng khoán
có tính lỏng cao hơn và có rủi ro thấp hơn do đó sẽ an toàn hơn khi nhà đầu tưnắm giữ những chứng khoán sơ cấp do doanh nghiệp, công ty phát hành
Các NHTM còn cung cấp một danh mục phương tiện thanh toán rất đadạng và phong phú : sec chuyển tiền, sec chuyển khoản, thẻ tín dụng sự xuấthiện của các phương tiện thanh toán này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
dễ dàng giao dịch thương mại, mua bán hàng hoá an toàn nhanh chóng, chiphí thấp
3.4 NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính
Ngoài các dịch vụ truyền thống là huy động và cho vay, NHTM ngàynay còn cung cấp một danh mục dịch vụ khá đa dạng và phong phú: dịch vụthanh toán, dịch vụ môi giới, bảo lãnh tư vấn bảo hiểm