Chƣơng 2 CÁI TÔI TRỮ TÌNH THƠ TRẺ ĐƢƠNG ĐẠI
2.1. Cái tôi cá nhân
2.1.1. Cái tôi chủ quan trỗi dậy mạnh mẽ, luôn muốn được đề cao với nhng nét độc đáo riêng bit
Hegel đã từng nói: “Nội dung của thơ trữ tình là cái chủ thể cá nhân”.Cái tôi trữ tình trong thơ là sự cá thể hóa cảm nghĩ, và cách thể hiện riêng. Về bản chất, mọi nhân vật trong thơ chỉ là những biểu hiện đa dạng của chủ thể trữ tình. Ở mỗi giai đoạn thơ, nhân vật trữ tình có nội dung và sắc thái khác nhau. Trong thơ cổ do đặc trưng sùng cổ và phi ngã, , cái tôi trữ tình ẩn khuất theo lối nhân xưng là chủ yếu. Thơ Mới là sự khẳng định cái tôi trữ tình dưới dạng trực tiếp: “Ngày nó xuất hiện trên thi đàn Việt Nam nó thật bỡngỡ” (Hoài Thanh). Các nhà Thơ Mới đã tạo dựng nên trong thơ một cái Tôi sừng sững –“lấy cái Tôi cá nhân làm nguyên tc ct nghĩa thế giới”. Đến thơ cách mạng cái tôi trữ tình khi thì tự , biểu hiện, khi đứng vai trò là người chứng kiến và tái hiện hiện thực. Thế hệ thơ trẻ sau đổi mới và đặc biệt trong những năm gần đây đã “đoạn tuyệt với một thời mê hát đồng ca chân thành say đm”, họ tìm cho mình lối đi riêng, chủ quan, độc đáo, khẳng định vị thế của mình với xã hội. Đặc điểm cơ bản của thơ trẻ đương đại chính là khẳng định con ngƣời cá
nhân. Bản chất của thơ trữ tình là ý thức về cái tôi, về giá trị của bản thân người sáng tác,
về quyền sống, quyền làm người… Sự trở về ý thức cá nhân lúc này là rất phù hợp với bản chất của thơ trữ tình. Thời kì đổi mới đã tạo môi trường cho con người giải phóng cái tôi của mình. Cái tôi cá nhân được con người nhận thức lại đúng với ý nghĩa và giá trị của nó. Cái tôi thực sự được phục sinh. Thơ trẻ hôm nay là tiếng nói của những khát vọng được khẳng định, được tỏ bày, ở đó cái tôi được giải phóng và nói lên tiếng nói riêng, độc đáo. Suốt một thời gian dài người ta muốn thơ nói đến cái ta chung, cái cộng đồng với những hoan ca, vui vẻ; thơ không được buồn đau, không được cô đơn, không nói đến cái chết… thì giờ đây các nhà thơ trẻ có thể đi sâu vào mọi ngõ ngách tâm hồn mình với mọi yêu thương, hân hoan, lẫn cả những cô đơn, đau khổ, tuyệt vọng. Các nhà thơ trẻ đã có cho mình những quan niệm về thơ rất riêng, đầy mạnh mẽ, quyết đoán trong việc đi tìm cái mới, khao khát được dấn thân, được nói, được “tung hoành”cùng với lối viết bạo dạn, tự do và phóng khoáng. Họ luôn muốn tạo được những dấu ấn riêng biệt, không lẫn với ai.
Cũng như các nhà thơ trẻ xuất hiện cuối những năm 90, ý thức cá nhân Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Văn Cầm Hải là ý thức của cái tôi chủ quan trỗi dậy mạnh mẽ, luôn muốn được đề cao (trong quan niệm đời sống cũng như trong văn chương). Họ muốn phơi bày con người hiện thực của mình, chống lại mọi khuôn phép, lề thói có sẵ Chính sự tự ý n. thức ấy mà mỗi tác giả lại có màu sắc riêng, một tiếng nói riêng, khao khát đi đến tận cùng thơ và tận cùng mình để thỏa sức vẫy vùng, bung phá. Họ đều muốn khẳng định tiếng nói riêng, cá tính độc đáo riêng, ấn tượng ngay từ lần đầu tiên xuất hiện.
Từ những ngày đầu tiên xuất hiện các nhà thơ trẻ đã tạo dựng được tiế, ng nói riêng biệt, cái tôi cá nhân độc đáo “không giống ai” của mình. Đánh giá về sự xuất hiện của Văn Cầm Hải,Nguyễn Trọng Tạ nhận xét:o Khi Văn Cầm Hải viết: “Trên da bụng em nƣờm nƣợp tiếng khóc”, “ngƣời dƣơng cầm lên cơn tổng phổ” là khi anh tuyên ngôn cho thơ mình “Dù thời đại lƣỡng tính/ anh không ăn bóng một thời đã qua”. Đúng là “thế hệ thơ chống Mỹ” không hề có một tư duy thơ như thế, và người thơ 20 tuổi ấy đã xuất hiện đúng với sự tự lựa chọn của mình khi cho xuất bản tập thơ Ngƣời đi chăn sóng biểnvà những bài thơ sau đó đang chuẩn bị được xuất bản dưới tựa đềNhững giấc mơ của lƣỡi.Thơ Văn Cầm Hải thoát khỏi lối viết tả thực mà tạo ra những ẩn dụ trừu tượng mới, chứng tỏ anh không hề bị “cớm bóng” dưới những đại thụ trước anh… Vi Thuỳ Linh, cô bé 18 tuổi đã dõng dạc tuyên ngôn cho thơ mình: “Tôi không bao giờ hoá trang để nhập vai kẻ khác”. Và cô đã làm được điều đó qua những tập thơ đầu tayKhát (1999) và Linh (2000). Thơ Vi Thuỳ Linh trình bày “cái tôi không xấu hổ” trước những khuôn phép đầy dị nghị, cái khuôn phép đã từng bị Hồ Xuân Hương phá rào từ đầu thế kỷ XIX. Có lẽ nhờ cá tính mạnh như vậy mà thơ Vi Thuỳ Linh được tìm đọc trong cái thời đại “giải phóng tình dục” đầy hoang mang cần lựa chọn này. Phan Huyền Thư lạiNằm nghiêngtrường kỳ trong ký hiệu những con chữ và tuyên bố: “Có lúc/ chữ nghĩa/ tôi cũng nhai nát trong miệng/ rịt vào vết thƣơng ngƣời làm tôi đau”. Cảm thức văn hoá đã gặp những khinh mạn chua cay pha chút đanh đá của một Thị Mầu đời mớ khiến thơ Phan Huyền Thư ngả sang một i, chiều hướng khác với các giọng điệu cùng thời, và gây được ấn tượng “nhoi nhói”đáng kể. Nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp đã đưa ra những đánh giá xác đáng về tập thơ Nằm nghiêng –một tập thơ “thú vị”, “nhất là ở thức lao động ngôn từ và nỗi buồn thật thà trong chiêm nghiệm, nhân sinh, phụ nữ” [27]
Quyết liệt đề cao cái tôi riêng biệt, độc đáo của mình với trong dàn đồng ca thơ trẻ đương đại phải kể đến Vi Thùy Linh. Mỗi lần xuất hiện Linh luôn mang đến cho mọi người “bí mật của riêng mình”.Bí mật ấy đều rất độc đáo, khác lạ, cuốn hút mọi người và không giống một ai… Đến với thơ Linh cũng là đến với con người Linh - một bản thể khác biệt, độc lập. Sự độc đáo ấy được thể hiện trong cả những quan niệm lẫn những tuyên ngôn trong thơ. Nếu nữ thi sĩ Tuyết Nga từng chia sẻ: “Với tôi, làm thơ là để san sẻ, để nghị luận chứ không phải để chứng t”; thì Vi Thùy Linh lại khác, cô khẳng khái “muốn đƣợc mọi ngƣời nhc tới mình, vì thơ ca”. Với thơ ca, Linh “không muốn mình là cô gái bị đọc nhầm
tên hay nhớ nhầm sang khuôn mặt khác”. Cá tính dữ dội ấy không chịu được những gì quá quen thuộc, càng không thể buộc mình vào khuôn khổ, Vi Thuỳ Linh khát vọng: Tôi không muốn nhảy múa trong rc rối/ Bt đầu dùng tay cào đất và đào móng cho ngôi nhà nƣớc ngầm chƣa ứa/ tôi đã thấy nó thành đầm nƣớc để tôi soi mái tóc (Ngôi nhà). Dù ngôi nhà mà chị đang xây vẫn còn đang đào móng, dù nguồn nước chị khơi chưa chảy thành mạch ngầm nhưng “nữ thi sĩ trẻ tuổi trên con ngựa chữ nghĩa dậy thì đã độc mã phi thẳng vào rừng rậm thi ca” (Nguyễn Trọng Tạo – lời bạt tập Khát). Sự dữ dội ồn ào trước cái tâm lý e
dè, ngại đổi mới dường như không được chào đón, và chị sớm nhận ra: Tôi dồn tôi vào tiếng gọi Tôi/ Nhƣng khi đôi môi tách ra, ch lộ hai hàm răng (có hai mƣơi tám chiếc)/
Tiếng –gọi – Tôi đang trú âm trong bốn chiếc răng hàm chƣa mọc ở bốn góc khoang miệng (Cái chân vịt v tiếng còi tu). Mặc dù vậy, chị vẫn không từ bỏ khát vọng của mình, chị hiểu rằng: “Muốn có tác phẩm lớn, trƣớc hết là phải cho sự mới đƣợc xuất hiện.
Khi sự mới đƣợc ra đời thì trong cái sự trăm hoa đua nở đó, bao giờ cũng s tìm ra những hạt giống đ, những mầm cây và có thể hi vọng vào sự lớn mạnh của nó”. Vi Thùy Linh như ngƣời nông dân, mang theo bao khát vọng và kiên trì trên cánh đồng chữ của mình, “tự lấy nƣớc, tự gieo hạt”. ới Linh, thời gian không có chỗ cho sự bất động, chị vẫn “V cực nhọc tìm ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tƣợng để bùng vỡ tràn trề xuân sức, chất sống của tôi, không kìm giữ lảng tránh hay lẩn trốn”. Trong thơ và trong đời, chị muốn là “cô gái Việt Nam mới, mang sức sống của thế hệ mới với sinh khí khác” (Vi Thùy Linh).
Phan Huyền Thư xuất hiện trên thi đàn như một Thị Mầu đời mới, không quá xa lạ, khác biệt nhưng đọc thơ chị ta vẫn thấy cái riêng biệt độc đáo của cái tôi nữ tính nổi loạn. Nếu Linh được ví như con ngựa dậy thì đang phi nước đại trên cánh đồng chữ thì Thư cũng đầy tự tin ngạo nghễ khẳng định cái tôi riêng biệt đầy sung mãn trong mình: Nhƣ ngựa non
tập phi nƣớc đại em hí lên hân hoan trong vũ điệu thảo nguyên/ / (Ngựa đêm). Đó là cách nói đầy bản lĩnh, cách nói của con người giàu nội lực và cá tính. Không ch u ràng buị ộc vào nh ng khuôn khữ ổđịnh s n, ẵ Thư cũng muốn phá v nhỡ ững đố ứng đểi x tìm ch ỗ đứng riêng cho bản thân mình: Tự phá vỡ đối xứng/ bằng nón nghiêng/ quang gánh lệch/ mt nhìn ngang (Huế). Cái tôi cá nhân mạnh mẽ của Phan Huyền Thư có nhiều nét khác biệt với các nhà thơ trẻ khác ở chỗ chín chắn và kiệm lời. Phan Huyền Thư thể hiện những trăn trở về những nghề viết của mình bằng thơ hơn là những phát ngôn. Trong đời cũng như trong thơ, chị không thích những gì tầm thường, giả dối: V chân dung chữ/ Những nhà thơ ảnh viện/ Váy áo phấn son vô hồn/…Những vần thơ ảnh viện/ Khóc buồn vui không màu/ Cƣời những nụ cƣời giống nhau (Một bi thơ – Nằm nghiêng). Phê phán “những nhà thơ ảnh viện”, “cƣời những nụ cƣời giống nhau”, Thư đề cao tính chân thật trong cảm xúc: “chớ nghĩ rằng khi cảm xúc cằn cỗi đi thì nhà thơ nên chuyển sang viết văn. Nhà văn hay nhà thơ đều phải luôn luôn biết nuôi dƣỡng cảm xúc thật”. Vì thế, với “tài sản là nỗi buồn”, dưới đất chị “viết buồn thành mƣa”, trên trời chị “viết buồn thành
gió”, giữa đời chị viết “nỗi sống buồn”. Phan Huyền Thư thật sự như “cái cây buồn đầy sức sống”. Như Văn Cầm Hải đánh giá, chị là “cây huyền cầm đau một vùng sao sáng” [20]. Để mang cái cây huyền cầm buồn đó trồng vào khu vườn thi ca, trong khi Vi Thùy Linh chủ trương “thơ dài, rất dài, nhƣng không thừa”, Phan Huyền Thư lại lặng lẽ, dồn nén trong những câu thơ ngắn. Phan Huyền Thư cho rằng: “con ngƣời thời nào chẳng vui buồn, sung sƣớng, đau khổ hay tuyệt vọng… Những trạng thái cảm xúc ấy là cố hữu, nó ch mới là do cách chúng ta biểu hiện ra mà thôi”. Và một trong những vấn đề Thư luôn quan tâm và làm mới hơn cả, chính là ngôn từ. Ngôn từ trong thơ Phan Huyền Thư vì thế có một sức sống riêng, một bản sắc riêng khó nhầm lẫn.
Văn Cầm Hải xuất hiện trên văn đàn lần đầu tiên với những vần thơ của tuổi hai mươi đầy sức trẻ. Người đọc không khỏi ngỡ ngàng và “ ” bởi chính cách viết chững chạc, tư lạ duy thơ mới mẻ của anh. Văn Cầm Hải không hề chịu bó mình vào một luật thơ định sẵn nào. Tập thơ đầu tay Ngƣời đi chăn sóng biển, không một bài lục bát, không một bài ngũ ngôn hay thất ngôn, Hải phóng bút trên những cảm xúc nhảy cóc bất ngờ tưởng như rất khó nắm bắt nhưng những con chữ đa nghĩa đã làm chủ được ý tưởng mới lạ. Với chất men đam mê, say đắm, Hải tự nguyện: Cánh chim nâng mặt trời rát bng Con đƣờng nhân loại / bóng râm trùm gót chân/ Tôi là kẻ tình thơ chết lúc nào chẳng biết/ Bâng quơ nƣớc mt rơi
(Ảnh tượng). Và người đọc không khỏi ngỡ ngàng về những câu thơ được viết ở lứa tuổi đôi mươi của Hải: Tình ca ct cổ dông bão nôn nao tìm anh đòi hoá thơ lão Ngƣ ngồi câu / /
trăng trên ngọn thu triều rong rêu nụ cƣời xanh biếc rồi một ngày lũ lừa bỗng đọc sách/ / /
kẻ ly dị cầu hôn với thơ anh dù thời đại lƣỡng tính anh không ăn bóng một thời thơ đã / / qua. (Apollinaire). Chịu ảnh hưởng nhiều bởi Apollinaire nên anh đã đưa ra tuyên ngôn sống và tuyên ngôn thơ cho mình: không ăn bóng một thời thơ đã qua. Sự ra đời của Ngƣời đi chăn sóng biển giải thoát được phần nào sự hoài nghi của một số người quen ưa lối thơ cũ, và tạo được ấn tượng mới đối với lớp trẻ, đồng thời củng cố thêm niềm tin của Hải về sáng tạo thơ. Anh lại tiếp tục con đường riêng của mình. Nhiều bài thơ mới được in trên mặt báo, và trong một cuộc thi thơ mở rộng ra cả nước của Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế và tạp chí Sông Hƣơng, anh đoạt giải khuyến khích đồng hạng với Phan Huyền Thư và Vi Thùy Linh. Một số bài thơ củ Hải đã được đăng lại ở báo chí nước ngoài, được vào các a tuyển tập thơ trong nước và ngoài nước. Người ta dịch thơ anh ra tiếng Anh, ra thơ lục bát… Hội Nhà văn Việt Nam cũng mời anh làm đại biểu chính thức tham dự 2 hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc.
Cái tôi trữ tình cá nhân mang những nét riêng biệt, độc đáo được các nhà thơ trẻ ý thức ngay ở cách xưng danh, định tên gọi của mình trong thơ. Vi Thùy Linh là một nhà thơ đã rất khéo léo đưa tên của mình – như một hình thức khẳng định cái tôi cá thể định danh. Vi Thùy Linh từng ví tên mình như một loài hoa và kiêu sa hạnh phúc vì tuổi trẻ và tuổi yêu đang độ sung mãn: Khe kh hoa Thùy Linh nở/ Xuất thần một cuộc yêu chƣa từng thấy (Sinh năm 1980–Đồng tử); và hát vang bài ca về bông hoa ấy trong cái đẹp nhục cảm về “Anh”: Sự sống/ Chúng ta đã làm tan biến vòng siết của hệ lụy/ Trƣớc khi giải tội trong vòm họng nhà thơ/ Hai cái lƣỡi hồng thơm (nhƣ vừa đƣợc sinh ra vƣơn trong khoang miệng/ Hoan ca kéo tơ những giấc mơ hiện hình lúc 3 giờ sáng/ Trùm mặt ngƣời: Hoa
Thùy Linh; hay như một sự khẳng định nỗi cô đơn của mình: Co ro trong phòng kín/ Nhƣ con chim nh/ Hoa Thùy Linh. Linh cũng tự gọi tên mình trong thơ theo nhiều cách khác
nhau. Có khi theo cách gọi truyền thống: Nguyễn của em!/ Thiếp gọi chàng (Nắng– Linh); có khi tự hào về tên gọi của mình theo từ Hán Việt (có nghĩa là cánh tay thiêng), nên hân hoan: Tôi đăm đm nhìn Anh qua xa lc, nhìn vào Linh mảnh khảnh mà đấng sinh thành gọi là cánh tay thiêng (Thánh giá); Nhƣ vị thánh mọc ra từ Cánh tay thiêng/ Nơi cánh tay
ẩn dụ qua các hình ảnh lạ, mà còn gọi theo cách nêu số tuổi, số ngày tháng năm sinh của mình trong thơ. Đây là điều không mấy nhà thơ nào viết như vậy, bởi ai cũng “ngại” nói ra tuổi của mình. Trong giao tiếp thông thường nhiều khi người ta còn “ngại”, không hay hỏi đến vấn đề tuổi tác của người đối diện. Nói như vậy, không phải là Linh không biết điều này, mà đó là sự cố ý, nhằm đưa cái tôi riêng biệt của mình vào thơ để định danh đầy tự tin. Đó có khi là hạnh phúc về tuổi trẻ sung mãn: Ngƣời đàn bà tự tin thanh xuân hai bốn (Solo
–Đồng tử); hay như trò chơi ú tim mật mã của tình yêu: Mật mã 4041980 cho giấc mơ linh nghiệm/ Em muốn anh nhập em vào định mệnh (Nơi ánh sáng–Đồng tử); có khi đầy tiếc nuối khi tâm sự với cha: Con đang sống hai năm cuối tuổi thanh niên (Đi đến ngy xưa– Vili in love); và có lẽ xúc động hơn cả là nỗi chờ mong khắc khoải Anh đến cầu hôn của