Kết cấu theo mạch tư duy ngẫu nhiên, đứt đoạn

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (qua vi thùy linh, phan huyền thư, văn cầm hải) (Trang 165 - 168)

Chƣơng 2 CÁI TÔI TRỮ TÌNH THƠ TRẺ ĐƢƠNG ĐẠI

3.4. Kết cấu linh hoạt và đa dạng

3.4.4. Kết cấu theo mạch tư duy ngẫu nhiên, đứt đoạn

Thơ trẻ đương đại thể hiện rất rõ cái tôi nội cảm và chủ quan của người sáng tác. Các bài thơ đi sâu khai thác thế giới vô thức, tâm linh, khai thác thế giới nỗi buồn và sự cô đơn… Do vậy, kết cấu hình thức biểu đạt của nhiều bài thơ đã xây dựng các yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên của tiềm thức, vô thức trong tổ chức bài thơ. Bài thơ Dị mộngcủa Phan Huyền Thư có thể xem là sự thực hành lối viết mà A.Breton đã khởi xướng. Cấu trúc duy lý của ngôn từ bị hóa lỏng, các dấu ấn ngữ pháp xuất hiện bất thường hoặc bị xóa nhòa, các liên từ vắng mặt, thành phần câu không rõ ràng: Anh có mũi tẹt tóc đen da vàng/Sao anh không

l lịch/ Đồng bao của tôi “liên bang hiệp chủng”/ Bốn biển và năm châu/ Anh chị ở -

đâu/…Ba hồn bảy vía/ Đồng bào di mộng/ ở đâu thì về…/ thì về… / thì về… Lối kết cấu với sự ngẫu nhiên, bất ngờ trong thơ nhằm diễn tả thế giới tâm hồn nhạy cảm của các nhà thơ. Họ nhạy cảm với chính cuộc đời không bình lặng, luôn phức tạp biến hóa khôn lường, ẩn tàng đầy nghịch lí, phi logic, nhiều khi không thể nhận thức. Thơ Văn Cầm Hải có những thi ảnh chắp nối, gãy khúc rất khó nắm bắt. Những tư tưởng ẩn khuất nhiều khi chỉ đọc được bằng cảm giác. Ví như: anh và em bức tƣờng phiên âm viên gạch đẻ hoang/ /

man nhật thực mặt âm ty mềm mại muôn màu giới tính/ / anh và tôi không gian/ hiện thực nhạy cảm/ lật mặt thế giới chiếc la bàn hoang hoải.../ (Pink Floyd – Sự hồn nhiên tường

đá). Nhất là Sinh tồnvới la liệt những nhiệm màu, trầm tƣ sinh khí, thp sáng dƣơng gian, rụng cánh đơm hoa, song mây, thuở nào xanh xao, má hồng, tiếng khóc vạn k,… Trong thơ của Vi Thùy Linh xuất hiện lặp lại khá nhiều từ: xé lòng, linh giác, sự định đoạt của số phận, hạnh phúc an bài, dấu của định mệnh, con ngƣời là nỗi đau, vt mình đến giọt sống cuối cùng, đau đớn tột cùng, vòng quay hối hả, đƣờng hò hẹn, đnh cao im lặng, giọt đêm, khuông nhạc, mt sông thao thức, nỗi buồn nằm nghiêng, bóng tối òa vỡ, lời tím... Đó chính là cảm thức của những cái tôi chịu nhiều tổn thương của một thế giới tâm linh hiện đại.

Một trong những đặc điểm kết cấu thơ theo mạch tư duy cảm xúc thơ trẻ hôm nay chính là mạch liên tưởng trong thơ bị phá vỡ, đứt đoạn. Trong thơ trẻ hiện đại, quan hệ giữa các từ, các câu thơ, hình ảnh, đoạn thơ bị khoét rỗng, tất cả trưng ra như những mảnh, những mảng rời rạc, độc lập, không còn rõ những dấu hiệu liên kết trên bề mặt nữa. Nền tảng của những biến động trên lối viết đó, thiết nghĩ, là tinh thần hoài nghi đối với chủ nghĩa duy lý, sự tổn thương của nhân loại trước những đổ vỡ khốc liệt của lịch sử, sự mất vị thế độc tôn của con người khi đặt trong vô vàn mạng lưới cấu trúc của thế giới…

Tính đứt đoạn thể hiện đậm nét ở những thể nghiệm thơ hiện nay. Thơ trẻ hiện nay gần với những kỹ thuật của điện ảnh, của hội họa hiện đại. Không ham phân tích, lý giải các sự vật, hiện tượng cặn kẽ như Thơ Mới, nhiều bài thơ hiện nay giống như những bản khung ý tưởng chưa được triển khai cụ thể: Men theo mùa hạ/ Trăng non cong nỗi thƣợng tuần/ Lòe loẹt a dua/ Hoa dại học đòi ven ray ga xép/Trên nóc toa tàu b quên…- (Men theo mùa hạ - Phan Huyền Thư); Hay tôi chẳng biết mình tôi ngồi xoã tóc thề bên cầu trăng chơi/ / / chân khuy lao đao/ có tránh khi giọt nng vô tình qua đám lá vĩ nhân (/ Vĩnh bit mặt trời

–Văn Cầm Hải)… Mỗi câu thơ có tư cách độc lập, tự nó có tính chất như những phác thảo xuất thần của những ý tượng vụt hiện, ngẫu hứng. Mỗi câu thơ dường như bị tháo rời khỏi những chỉnh thể khác nhau rồi lại được cấy ghép lại tạo thành một chỉnh thể mới. Xâu chuỗi những hình ảnh, những ấn tượng đó lại, người ta nhận thấy bài thơ đã vẽ ra bức tranh một thế giới đứt gẫy, vụn vỡ. Đọc những câu thơ này, ta rất khó cảm thụ được bài thơ nếu chỉ đi theo mạch tuyến tính của bài thơ. Tiếp nhận thơ của các tác giả trên đòi hỏi người đọc cần quan sát các hình ảnh thơ trong tương quan đồng hiện, từ đó phát hiện ra những mối liên hệ ở bề sâu. Nguyên tắc gián đoạn phá vỡ tính thống nhất, liền mạch của dòng cảm xúc và liên tưởng trong bài thơ. Nhà thơ có thể đem hòa vào bài thơ nhiều mạch cảm

xúc, liên tưởng khác nhau, từ đó, tạo ra sự giao thoa giọng điệu, điểm nhìn, khiến bài thơ có xu hướng đa tuyến và phức điệu. Đặc biệt là trường hợpcác câu thơ của Linh không đồng nhất với dòng thơ mà bị vỡ ra thành từng phần mảnh. Những từ ngữ, hình ảnh bị cắt rời này hiện trên trang thơ in dễ đập vào mắt người đọc, buộc người đọc phải ngừng lại lâu hơn với những con chữ, hình ảnh đó. Từ đó tạo cảm giác về sự hiện diện của một thư nhịp điệu thị giác, nhịp điệu hình ảnh: Em tức tƣởi về khoảng trời bóng đổ/ Bóng chèn nhau/

Vỡ/ Lòng em/ Vỡ/ Em lầm lũi lại đến trƣớc nhà anh nhặt xác nỗi buồn đốt lên thành lửa/ Rồi đi/ Sau lƣng em ngày nng tt (Từ phía ngy nắng tắt).

Kết cấu trong thơ trẻ là rất đa dạng. Đáng chú ý là một vài kiểu kết cấu được các nhà thơ trẻ dụng công. Điển hình là Vi Thùy Linh với cách kết cấu bài thơ, tập thơ nhƣ một cuốn nhật kí, một cuốn phim bằng thơ. Không phải đến Phim đôi – Tình tự chậmLinh mới làm thơ theo kết cấu này, mà từ những tập đầu đã thấy xu hướng đó. Linh coi trọng những khuôn hình, coi trọng tốc độ chuyển cảnh, dàn cảnh, tin dùng động từ hơn tính từ để hình của mình không tĩnh kiểu tranh mà động kiểu phim. Linh thường đưa ra những toàncảnh, cận cảnh đặc tả khiến câu thơ, đoạn thơ như một chuỗi khuôn hình trên màn bạc. Có thể nói tư duy hình của Linh rất phim: Đột ngột vào kịch tính / Nữ kỵ sỹ cƣỡi bạch mã phi nƣớc đại xa lộ / Đến villa trng phủ dây leo xanh / Núi rặng rặng gần xa / mây đp xanh kín biển / Nghênh chiến thách thức Ngay chiêu lặp, bề ngoài tưởng chỉ là phép điệp quen

thuộc như: vòm vòm, phố phố, cánh cánh, nhà nhà, ngàn ngàn, cây cây… nhưng, thực ra, chúng trở đi trở lại trong thơ Linh theo dụng ý phim, như cách lia máy, chạy máy để bao quát hoặc bám sát chuyển động của hình chủ: “Khi Anh chở em lƣớt Vespa phố phố”, “Tôi luyện tôi bề bề bão”, “Li ti sao vòm vòm cây thụ tình”… Hay cái cách chồng hình của phim đã nhập vào lối chồng chữ này: “Mình ôm lấy Anh ôm mình”, “Vào lúc Anh lên em lên Anh” … đều cho thấy cách dụng hình, dụng chữ của Linh hấp thu từ điện ảnh thế nào. Thơ trẻ đương đại, một trong những dạng cấu trúc đáng chú ýlà dạng cấu trúc theo trật tự giấc mơ. Đêm một lửacủa Vi Thùy Linh; Giấc mơcủa Phan Huyền Thư; Solenzara &

Thanh Niên Cao Vọng Đảngcủa Văn CầmHảithuộc kiểu kết cấu này. Kết cấu của các bài thơ được cấu trúc theo dạng trật tự giấc mơ chính là thực ảo đan xen theo kiểu cắt lớp gây cho người đọc ám ảnh sau khi gấp sách lại. Không những thế người đọc còn bị cuốn vào những giấc mơ chập chờn của câu chữ hình ảnh. Song khi đã tìm được mạch nguồn tâm linh dẫn dắt giấc mơ đi thì sự bất ngờ thú vị “chớp sáng” trong cảm nhận của người

đọc.Một trong những đặc điểm về kết cấu của thơ trẻ hôm nay là một số tác giả đã xây dựng kết cấu của tác phẩm theo lối viết hậu hiện đại. Các bài thơ của Văn Cầm Hải, Phan Huyền Thư và Vi Thùy Linh mang nhiều dấu ấn đó. Phủ định những đại tự sự, những niềm tin, giá trị chân lí, chủ trương phi trung tâm, thay vào đó những lai tạp, phi hình thức, phá vỡ cấu trúc tác phẩm, giải sáng tạo, đem vào các yếu tố ngẫu nhiên hoang tưởng, tạo nên tình trạng rối loạn ngôn từ. Đặc biệt trong các bài thơ của Văn Cầm Hải, đều không có cấu trúc, nó đều là những mảnh vỡ của hiện thực, của không gian, của thời gian, các yếu tố ngẫu nhiên đặt cạnh nhau. Đây là kiểu cách tân thi pháp so với thơ truyền thống, góp phần chuyển tải tâm thức hiện đại nhạy cảm với thời đại của tác giả. Văn hóa internet ra đời, các website văn chương cấp tập nở rộ, phương tiện ấn hành mới mở ra không gian mênh mông cho nhà thơ thể hiện và nhanh chóng đưa tác phẩm mình đến với người đọc khắp mọi nơi trên thế giới, nhiều bài thơ của Hải xuất hiện gần đây trên mạng, mang nặng cảm thức của một “cảm giác hoang mang của một lƣu vực lƣu vong”. Sự xuất hiện tiếng thơ của Hải và nhiều nhà thơ khác đã hình thành ế hệ nhà thơ hậu hiện đại ở hải ngoại. Sự xuất hiện của th họ làm cuộc giải trung tâm toàn triệt thơ Việt lâu nay gò mình trong vùng chật hẹp, bó buộc, góp phần làm phong phú thêm thơ trẻ và là cầu nối quan trọng gắn kết thơ ca Việt với thế giới.

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (qua vi thùy linh, phan huyền thư, văn cầm hải) (Trang 165 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)