Thơ tự do được ưa chuộng

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (qua vi thùy linh, phan huyền thư, văn cầm hải) (Trang 118 - 124)

Chƣơng 2 CÁI TÔI TRỮ TÌNH THƠ TRẺ ĐƢƠNG ĐẠI

3.1. Sự mở rộng của biên độ thể loại

3.1.1. Thơ tự do được ưa chuộng

Như chính tên gọi của nó là một thể thơ hết sức tự do, không tuân theo những quy tắc về vần luật, nhịp, số chữ trong câu và số câu trong một khổ. Thơ tự do hôm nay về cơ bản là thơ phá thể chứ không phải là biến thể hay hợp thể như giai đoạn trước. Với những ưu thế của mình, thể thơ này rất thích hợp chuyển tải những vấn đề của cuộc sống hiện đại.

Thơ Việt Nam hiện đại sau thờ hơ Mới, hầu hết đều sử dụng lại các loại hình thơ mà i t thơ Mới đã sử dụng. Đặc biệt là thể thơ tự do củ hơ Mới lại được sử dụng nhiều nhất, a t trong khi thể 8 tiếng lại ít dần đi. Qua khảo sát Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1985, tuyển tập đã chọn những bài thơ tiêu biểu của giai đoạn này, chúng ta thấy: Về mặt thể loại, thể 7, 8 tiếng không còn chiếm ưu thế tổng số 214 bài của tuyển tậ ( p này: 28 bài thơ 7 tiếng, 5 bài 8 tiếng, thơ tự do là 119 bài - 56%). Nhưng về phương diện câu thơ thì loại hình câu thơ 7, 8 tiếng vẫn chiếm ưu thế. Chỉ 3 loại câu (5 tiếng, 7 tiếng và 8 tiếng chiếm tới 72% tổng số câu thơ . Như vậy, dù thể 7, 8 tiếng không còn chiếm ưu thế, nhưng câu 7, 8 vẫn là ) câu chủ đạo. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Phạm Quốc Ca trong Thơ Việt Nam 1975- 2000, có 645 bài tự do + 6 bài văn xuôi/ 1144 bài [4, tr. 185]. Điều này chứng tỏ rằng cách tân câu thơ củ hơ Mới đã được chấp nhận. Khảo sát thơ trẻ đương đại qua a t các sáng tác của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải ta thấ trong tổng số 55 bài thơ của hai y: tập Nằm nghiêng và Rỗng ngựccủa Phan Huyền Thư thì 100% các bài thơ được sáng tác theo thể tự do. Trong tổng số 28 bài tập Ngƣời đi chăn sóng biển của Văn Cầm Hải thì 100% các bài sáng tác theo thể tự do. Còn trong nămtập thơ của Vi Thùy Linh: Khát, Linh,

Đồng Tử, Vili in Love, Phim đôi – Tình tự chậm, có tớ 200/210 bài (95%) các bài được i sáng tác theo thể tự do (còn lại 5 bài theo thể 4 chữ; 3 bài theo thể 5 chữ; 1 bài theo thể 8 chữ; 1 bài theo thể hỗn hợp 4 và 5 chữ). Như vậy, từ thơ Mới đến thơ trẻ hôm nay, thể thơ tự đã được ưa chuộng, chiếm ưu thế và sử dụng rộng rãi, góp phần quan trọng vào biểu đạt thế giới cảm xúc trữ tình của các tác giả thơ hiện đại. Bản ngã của nhà thơ hiện đại luôn là sự khám phá, kiếm tìm. Các nhà thơ trẻluôn có ý hướng vươn tới tự do trong cả ý thức và trong quá trình sáng tạo thi ca. Thơ trẻ đang trên hành trình mở hướng về thi pháp thơ hiện đại. Con đường đi của thơ luôn mở ra những lối rẽ, khúc quanh đầy bí ẩn, mỗi nhà thơ đều

đi tìm một lối đi, một phương thức thể hiện cho riêng mình nhưng xu thế chung của vận động thi ca vẫn là hướng đến thơ tự do. Thơ tự do chính là sự trở về của khởi thuỷ ngôn ngữ nhưng được biến đổi về chất, nâng lên tầm cao mới phù hợp với nhịp điệu tâm hồn con người hiện đại và nhịp điệu của thời đại.

Thơ tự do thơ trẻ hôm nay có hai khuynh hướng: nối tiếp thơ truyền thống và bứt phá khỏi thơ truyền thống. Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Văn Cầm Hải là những nhà thơ trẻ theo khuynh hướng thơ tự do đổi mới. Theo hình thức này, thơ của các tác giả tiến tới hình thức cực đạ số lượng âm tiết dài không hạn định, diện tích câu thơ mở rộng, giãn nở i: thoải mái, hình ảnh thơ lớp lang, trùng điệp. Đây cũng chính là hình thức thơ văn xuôi – “đnh cao phát triển cao nhất của thơ tự do”và cực tiểu: số lượng chữ bị giảm thiểu tới mức tối đa, dồn nén thông tin cao độ, liên tưởng nhanh, đột ngột bất ngờ, không tuân theo một quy tắc về vần nhịp, số chữ, sốcâu…

Qua khảo sát ngẫu nhiên số dòng thơ của 5 bài thơ đầu tiên ở các tập thơ gần nhất của 3 nhà thơ trẻ chúng tôi có kết quả như sau: phần 2 tập Phim đôi – Tình tự chậm (Vi Thùy Linh), tổng số 303 dòng/ 5 bài (trung bình khoảng 61 dòng/ bài); tập Rỗng ngực (Phan Huyền Thư), tổng số 90 dòng/ 5 bài (trung bình 18 dòng/ bài); tập Ngƣời đi chăn sóng biển (Văn Cầm Hải), tổng số 58 dòng/ 5 bài (trung bình khoảng 12 dòng/ bài). Như vậy về cấu trúc câu thơ, dòng thơ của các tác giả cũng khác nhau, và nó đã khẳng định phong cách riêng về hình thức biểu đạt của các tác giả:

*Vi Thùy Linh luôn trƣng nở ngôn từ: Ở 5 tập thơ Vi Thùy Linh đều sử dụng thể thơ , tự do như là một phương tiện hữu hiệu nhất để biểu đạt thế giới cảm xúc của mình. Thực ra đây không phải sáng tạo mới, Linh cũng chỉ là người chạy tiếp sức trên một con đường đã mở từ hơn sáu mươi năm trước ở Việt Nam. Tại hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc (1949) thơ tự do lần đầu được đưa ra mổ xẻ, phê phán thông qua trường hợp Nguyễn Đình Thi. Linh viết “Với tính năng ƣu việt, thơ tự do ngày càng tạo ra sự thuận lợi nhất cho nhà thơ trong việc biểu đạt, cƣờng độ cảm xúc không bị quy phạm bởi lƣợng âm tiết trong một

câu thơ. Và thơ tự do cho phép phá tung tất cả những cánh cửa vờ vĩnh che đậy –cánh cửa của ngôn ngữ và hệ thống hình ảnh, đề tài – để đạt đến đích cuối cùng bằng cái rốn vũ trụ của cái Tôi thi sĩ: bản năng” [45]. Những tập thơ đầu tiên hầu hết là Linh làm những bài thơ ngắn, nhỏ, câu thơ gọn, từ ngữ giản dị. Đến những tập thơ về sau, thơ trải dài hơn, ngắt dòng bất chợt, tự nhiên và chuyển tài những nội dung rộng lớn hơn.

Vi Thùy Linh táo bạo lựa chọn và thể nghiệm thể thơ tự do mạnh mẽ và bạo liệt như chính cảm xúc thơ của chị. Với một giọng thơ sôi nổi tuôn trào cảm xúc thì việc vận dụng thể thơ tự do cho thơ của mình là điều cần thiết, như là một sự lựa chọn phù hợp, đắc dụng nhất. Linh bắt đầu làm thơ cũng là bắt đầu đến với thơ tự do. Và nhờ thể thơ này, giúp cho cảm xúc và ngôn ngữ thơ Linh luôn được “trƣng nở” đến mức tối đa. Tiếp xúc với Linh ở ngoài đời nhiều người đánh giá Linh là người “ồn ào”, cá tính mạnh mẽ; còn đọc thơ Linh có người khẳng định là Linh tham lam – không biết kiệm lời –“không biết làm thơ”. Trung bình khoảng hơn 60 dòng thơ/ bài thơ, đủ thấy Linh ưu cách viết dài, không kìm chế được cảm xúc. Theo thống kê: 40 bài của tập Linh: có 4 câu trên 50 chữ; 3 câu trên 40 chữ; 18 câu thơ trên 30 chữ; 67 câu thơ trên 20 chữ. Khi Đồng tử ra đời với 59 bài có một câu thơ trên 80 chữ; 1 câu thơ trên 60 chữ; 5 câu thơ trên 50 chữ 13 câu thơ trên 40 chữ; 21 câu thơ trên 30 chữ; 90 câu thơ trên 20 chữ… Đứng từ cảm xúc cá nhân tác giả có phần dễ lí giải vì sao trong thơ Linh đa phần là các câu thơ với dung lượng không ngắn và dường như không hề có sự tiết chế. Câu chữ cứ ùa ra tự nhiên trên trang giấy như là cảm xúc đang dâng trào. Với Linh lựa chọn cách viết thơ bằng thể tự do là cách “thấy mình trong đó”. “Thơ tự do cho phép tôi bộc lộ cảm xúc một cách nguyên bản nhất” [45]. Nhờ có thơ tự do giúp hiện thực được tiếp cận phản ánh từ nhiều bề. hơ tự do của Linh nhiều bài không vầ có nhiều T n, câu thơ dài ngắn khác nhau, không đăng đối nhau về số lượng chữ trong câu thơ và đặc biệt là không có sự hiệp vần. Tuy có dòng thơ chỉ một chữ, nhưng thường là dòng câu thơ nhiều chữ đan xen, liền kề, kết hợp với nhau một cách tự nhiên tạo nên nét độc đáo:

Con

Rơi Xuống

Dòng sông đ đang chuyển dịch vào bóng những vì sao

Đêm, sông cũng không ngớt sóng

Từng cánh sao ƣớt sáng dần chìm, con ch ƣớc mình bé thơ, khi hiểu những điều lớn lao chẳng làm vơi đi bất hạnh mỗi đời ngƣời

(Nhng đối lập)

Đôi lúc người đọc cảm thấy bực mình vì sự xô bồ, lộn xộn, không ngay hàng thẳng lối về câu chữ của thể thơ không vần. Kỳ thực những dòng, những chữ xộc xệch ấy lại diễn tả

rất đạt những biến động trong tâm hồn tác giả. Vi Thùy Linh bộc lộ trong thơ không vần sự dữ dội, mãnh liệt và tuôn trào cảm xúc của một trái tim không chịu ngủ yên:

Lòng em

vỡ

Em lầm lũi lại đến trƣớc nhà anh nhặt xác nỗi buồn, đốt lên thành lửa

Rồi đi

Sau lƣng em ngày nng tt.

(Từ phía ngy nắng tắt)

Thơ không vần của Linh vốn khác lạ và giàu cảm xúc nên đã góp phần hình thành phong cách thơ Vi Thùy Linh. Nó góp phần thể hiện dòng cảm xúc tuôn chảy tự nhiên của người viết như là nét chủ đạo của tập thơ. Thể thơ 5 chữ cũng xuất hiện trong một số bài thơ, song chúng không có sự kết hợp vần điệu như thơ ngũ ngôn truyền thống. Linh viết theo thể thơ này cũng bởi những tương giao về hình ảnh và nội dung trong thơ:

Tre còn đang bận lớn Cọ quả tròn biếc xanh Tháng Tám vừa chín sẫm Đầy vạt áo em, anh

(Đồng dao sông Thao –Phim đôi – Tình tự chậm)

Dễ dàng nhận thấy, đại đa số các bài thơ của Linh là những câu thơ trải dài miên man, lời thơ, mạch thơ tràn lan, kiểu như: Trò Domino với hiệu ứng lan truyền, đổ sang nhau những ăn năn bất cần, trong sạch vấy bẩn,  nghĩa vô bổ, cạn kiệt lấp đầy, tuyệt vọng - - - -

và ngộ nhận, đoàn tụ và lƣu lạc, trấn tĩnh và hoảng loạn (Sinh ngy mồng 4 tháng 4).

Hay: Tháng 9 nhớ về chín nhịp phồn sinh trong tiếng gọi đoá đoá hoa kèn tháng Tƣ nở vào mùa thu tinh khiết... (Mùa thụ mầm). Rõ ràng, thơ Linh đã khước từ các yếu tố truyền thống, tạo thành một thứ thơ văn xuôi diễn tả mạch cảm xúc tuôn trào xối xả của chủ thể trữ tình. Với những câu thơ mang dáng dấp văn xuôi như vậy hình thức câu thơ đã phần nào giúp nhà thơ biểu hiện những cảm xúc, bùng vỡ đang vận động trong mình. Đặc biệt những câu thơ, bài thơ về tình yêu, ta sẽ càng thấy đậm sâu một cái tôi đam mê, mãnh liệt với những khát khao dâng trào: “Trong cơn mơ chập chờn, em thấy Anh vừa tm nƣớc sông Hằng tinh khiết, đến nâng em đi về phía dòng sông ngọc bích thp sáng đến chân trời nơi đầy hoa Thùy Linh nở/ Ở bên Anh cả khi Anh không đủ sức nâng em trên cánh tay

mình, em s ôm Anh để mái tóc em chảy lấp những vết nhăn trên khuôn mặt anh, phủ kín những sợi tóc bạc của anh, trong sự run rẩy vỗ về của những ngón tay mềm ấm…” (Linh). Thơ Linh gợi cảm giác một khu rừng nhiệt đới rậm rạp ngôn từ, cây cỏ len lách, chen nhau; tất cả cùng phong diêu sức sống. Lời thơ Linh như lời nói, như nhịp thở, như khát vọng của bản thể tác giả. Lớp ngôn ngữ gọi nhau ùa về không chịu bó buộc trong các rào cản nào. Càng về các tập thơ sau, thơ Linh càng kéo dài, cú pháp câu thơ được trưng nở, những dòng thơ như cuồng lưu. Một dòng thơ thường có nhiều động từ, tính từ, nhiều đối tượng diễn tả: Duỗi chân dài, em nối những ranh giới, những núi đồi, sông biển, để Anh đến bên em, nhịp nhịp qua cầu đùi muốt (Ngy 23 tháng 3, nơi ánh sáng). Câu thơ có khi được giãi ra nhiều dòng hoặc sự kết hợp của nhiều cụm chủ vị, triệt hủy dấu ngắt câu… Đó là - những dòng cuồng lưu của một người con gái mà xúc cảm lúc nào cũng mãnh liệt ham muốn. Tuy nhiên để ý kĩ việc sử dụng các động từ trong thơ Linh qua các tập thơ ta thấy sự vận hành của cái tôi trữ tình tác giả, sự “chín” dần, trưởng thành của Linh. Ở tưởi 19, 20 trong Khát Linhlà người con gái cuồng nhiệt nhưng cũng đầy dại dột khi yêu; sang tuổi 24, 25 với Đồng tử người con gái ấy trở nên chín chắn, đằm mình trong cảm xúc và ham muốn mãnh liệt, trong những ước mơ về “con”, về hạnh phúc gia đình; đến Phim đôi - tình

tự chậm là khát vọng mở rộng bản thể trữ tình người nữ một người đàn bà từng trải, luôn - suy tư trăn trở về cuộc đời; luôn hồi ức về kỉ niệm, nhớ tiếc tuổi trẻ, tình yêu và khoảnh khắc hạnh phúc đã qua.

* Phan Huyền Thƣ với những câu thơ đƣợc thu gọn đến mức tối thiểu: Ngôn ngữ thơ mang tính hình tượng, gợi cảm và hàm súc. “Với một dung lƣợng ngôn ngữ hạn chế nhất trong các loại tác phẩm văn học, có thể nói từ ngữ trong tác phẩm thơ ca đƣợc sử dụng hết sức tiết kiệm” [18]. Khả năng của ngôn ngữ trong thơ có thể miêu tả, tái hiện sự vật, hiện tượng một cách cô đọng mà nhiều ý nghĩa. Không phải đến Phan Huyền Thư, các câu thơ mới được thu gọn đến mức tối thiểu. Năm 1935, Nguyễn Vỹ viết bài thơ Sƣơng rơi đã tạo ra một giọng điệu riêng để khơi gợi nhịp âm thanh những giọt sương rơi. Ý thơ nhẹ nhàng, điệu thơ uyển chuyền giàu nhạc tính. Trong bài thơ, mặc dù mỗi câu thơ chỉ có hai âm tiết nhưng bài thơ vẫn tuân theo quy luật hiệp vần: Sƣơng rơi/ Nặng trĩu/ Trên cành/ Dƣơngliễu…/ Nhƣng hơi/ Gió bấc/ Lạnh lùng/ Hiu ht/ Thấm vào/ Em ơi/ Trong lòng/ Hạt sƣơng/ Thành một/ Vết thƣơng… Và Phan Huyền Thư đã học tập được cách diễn đạt ấy. Trái ngược với Vi Thùy Linh, Thư đã lựa chọn lối tiết chế ngôn ngữ rất độc đáo. Thư chắt

lọc ngôn từ, hủy từ, xóa từ… Chúng ta cũng gặp những câu thơ được thu gọn từ một âm tiết, hai âm tiết và ba âm tiết. Câu thơ thu lại có khi chỉ là một động từ. Với việc thu gọn câu thơ như vậy, Phan Huyền Thư nới được liên tiếp những cảm xúc đang diễn ra trong tâm trí. Ví dụ như bài Mt(Rỗng ngực) dồn dập những câu thơ ngắn, những động từ nối nhau: Bóng đè/ Chìm xuống/ Phó thác/ Mi mt/ Tay buông/ Gối chùn/ Đầu gục… Đó cũng là nhịp của tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ như là thác đổ, như muốn đập vỡ, thoái mặc sự đời. Tác giả đã dựa trên tính tương đồng trong ngôn ngữ thơ. Sự mệt mỏi của các bộ phận trên cơ thể: mt mi/ tay buông/ gối chùn/ đầu gục, hay những tính từ chỉ cảm xúc: tâng bốc/ vùi dập/ đơm đặt/ hả hê... Mỗi từ là một câu thơ. Phan Huyền Thư lựa chọn vốn ngông ngữ được tích luỹ của bản thân, vận dụng năng lực liên tưởng để phối hợp chúng lại với nhau. Nhờ vậy, từ cảm nhận của tác giả chuyển sang cái người đọc có thể hiểu được. Các đơn vị ngôn ngữ thơ vì thế mà luân phiên, nối tiếp nhau, diễn tả được sự mệt mỏi không chỉ về thể chất mà còn cả trong tinh thần của tác giả. Trong hai tập thơ, các câu từ một đến ba tiếng thường được sử dụng xen kẽ nhau và nằm rải rác trong từng bài thơ. Qua khảo sát số tiếng trên các dòng thơ qua hai tập thơ của Phan Huyền Thư, chúng tôi thu được kết quả như sau: số câu chỉ có 1 tiếng: 38 câu; số câu 2 tiếng: 180 câu; số câu 3 tiếng: 142 câu. Và như vậy, tổng hợp các câu thơ chỉ có từ 1 tiếng đến 3 tiếng là 360 câu (chiếm khoảng 50%). Điều này khẳng định cách tiết chế và thu gọn ngôn ngữ thơ đến mức tối

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (qua vi thùy linh, phan huyền thư, văn cầm hải) (Trang 118 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)