Cách trở và đổ vỡ trong tìn hu đơi lứa

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 37 - 41)

Yêu nhau và mong muốn được đến với nhau đó là ước mơ ngàn đời của bất cứ cặp đôi nào. Nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh, yêu nhau, chờ đợi nhau, cùng nhau vượt qua tất cả lại càng thiêng liêng và cao quý hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do bị ràng buộc bởi nhiều lí do, họ buộc phải chia tay nhau trong đau đớn, dằn vặt. Tiểu thuyết Đất lửa đã đưa

đến cho bạn đọc những câu chuyện tình cảm động với đủ những cung bậc, sắc thái thường trực của tình yêu. Sự lựa chọn, băn khoăn giữa đời và đạo đã khiến khơng ít đơi trai gái yêu nhau phải lìa xa mãi mãi. Đó là bi kịch của những người yêu nhau nhưng rồi vì lịng mộ đạo đã khơng thể đến với người mình u. Bi kịch tình u trong Đất lửa đã góp phần làm đa dạng và cụ thể hóa bi

kịch lịch sử - xã hội.

Bi kịch tình yêu trước hết là bi kịch giữa những đơi trai gái trong đạo - ngồi đạo. Từ ngày Hịa Hảo và Việt Minh xích mích với nhau, nhiều nam nữ tín đồ đành phải đau lịng cắt đứt tình yêu với người ngoại đạo. Những tình yêu vừa mới chớm nở hay những tình yêu đến độ chín muồi đành phải chia tay trong niềm đau, nước mắt “Những cơ nữ tín đồ u người ngồi đạo, họ lần

lượt kẻ trước người sau, họ khuyên nhau, bảo nhau hãy cắt đứt tình cảm với người yêu của mình. Có cơ sau khi gặp lại người u lần cuối cùng, khi trở về, chạy vào buồng, ơm mặt khóc”[25, tr.24]. Nhưng bên cạnh đó, “có cơ tỏ ra dửng dưng, có cơ tỏ ra hãnh diện, coi như đó là một chiến cơng của mình đối với đạo, mong được Phật thầy hiểu cho”[25, tr.25]. Mỗi người một vẻ, mỗi

người một kiểu nhưng có lẽ tình u giữa Hằng và Phát, giữa Hiền và Hồng gây xúc động hơn cả. Trong số đó, Hằng là người đau khổ nhất bởi lẽ người yêu của cô - Phát không những không theo đạo mà còn là kẻ thù của đạo. Trước sức ép từ phía cha cơ (ơng Năm Bầu), anh trai (Chiến), xóm làng và cả sự đe dọa của Ban trị sự đạo, nhiều lần Hằng đã khuyên Phát vào đạo để đi đến hôn nhân nhưng Phát đã chối từ. Chỉ vì những tin đồn bịa đặt của tên tay chân Ban trị sự đạo Bảy Thẹo về tình yêu vụng trộm của Hằng và Phát mà người ta xầm xì nhau vu khống cho cơ là “phản đạo”. Nỗi đau khổ không thể phân trần với ai “Đêm đêm, Hằng chỉ biết thắp hương, quỳ dưới trần điều mà minh oan

với Phật thầy”[25, tr.25]. Hằng quyết định lánh mặt Phát nhưng điều đó làm

Hằng càng yêu Phát hơn “Nhiều lúc, Hằng cũng muốn quên Phát đi, nhưng

chẳng hiểu sao hình ảnh của Phát cứ hiện lên trước mắt Hằng”[25, tr.25].

Hằng thấy mình khơng qn được Phát, khơng tự mình xua đuổi nổi hình ảnh của Phát “đêm đêm, Hằng van vái Phật thầy, cầu mong Phật thầy xua đuổi hộ

cho mình”[25, tr.25]. Nhưng đứng trước tình yêu của Hằng, Phật thầy như bất

ở Hằng đã xảy ra một bi kịch nội tâm lớn, nàng băn khoăn, đấu tranh giữa việc theo đạo, trung thành với đạo đến cùng hay bỏ Phát “Nếu không kéo được Phát

vào đạo thì một là bỏ đạo, hai là bỏ Phát. Không! Hằng không thể nào bỏ đạo được! Nghĩ đến những hình phạt về linh hồn, Hằng thấy ớn lạnh đến xương sống. Hằng rùng mình! Bỏ Phát? Khơng! Hằng cũng khơng thể bỏ Phát được! Nếu mất Phát thì hằng sẽ sống với ai? Mình khơng u ai nữa đâu. Cả hai, Hằng không muốn bỏ điều nào cả. Một trong hai lẽ sống ấy mà mất đi thì cuộc sống của Hằng sẽ trở nên tàn tật. Những ý nghĩ ấy như đốt cháy người Hằng, nàng ngồi im, nghẹn cổ, tự dưng nước mắt muốn trào ra”[25, tr.31]. Vốn là

người sùng đạo, nàng lo đến ngày tận thế, bọn quỷ sứ, hùm beo, cá sấu sẽ xé xác người yêu. Hằng gặp Phát lần cuối cầu xin Phát hãy vào đạo nhưng trước những lời động viên, vỗ về của Phát, Hằng có dịp trấn an, lấy lại tinh thần. Phát không vào đạo nhưng vẫn làm đúng theo lời răn dạy của đạo “đạo dạy

mỗi người dân phải biết yêu nước, phải thù Tây. Anh là chính trị viên xã đội, lần nào giặc đi bố, anh cũng đánh”[25, tr.34]. Thế rồi, Phát đành phải chia tay

Hằng vì anh được cấp trên điều về làm chính trị viên cho một đơn vị vệ quốc Đồn. Từ đó, đêm đêm Hằng thường mơ thấy Phát kéo quân về. Nhưng mọi việc lại không xảy ra như ước muốn của nàng. Một tai biến xảy ra khiến hai người mãi mãi xa nhau, đó là cái đêm tháng hai năm 1947 “đêm nổi loạn của

tín đồ Hịa Hảo”[25, tr.37]. Cái đêm mà nam nữ tín đồ dưới sự cầm đầu của

tên Quản Dõng đi trừ khử Việt Minh mà chúng cho là “quỷ dương”. Đó là cái đêm mà Hằng phải xa Phát, là cái đêm tiểu đội trưởng Hồng phải chịu nỗi đau khơng gì có thể sánh nổi bởi Hiền - người anh yêu đã bị các tín đồ sát hại mà anh khơng thể làm gì hơn. Cịn gì đau đớn hơn khi phải chứng kiến cảnh người u mình bị chính những đồng bào của mình ra tay sát hại một cách dã man. Hiền là một cô gái hiền lành, tốt bụng, vào đạo nhưng với mục đích trong sáng và trước sau vẫn một lòng hợp tác, trung thành với Việt Minh Cộng sản. Trong

đêm nổi loạn đó, Hiền đã cùng với Sáu Sỏi và một số anh em du kích chạy trốn nhưng chỉ mình Sáu Sỏi chạy thốt. Các tín đồ vây bắt và tàn sát Hiền dã man “họ kéo Hiền lên bờ. Họ buộc tóc Hiền vào cây mù u. Họ đốt đuốc vây quanh

lấy Hiền, họ xô lấn, họ kêu la, họ tranh giành nhau hành hạ Hiền và mỗi người có một lối hành hạ tàn nhẫn khác nhau. Người lấy đuốc châm vào mặt, vào vú, vào bụng, người thì lấy kiếm đâm chích Hiền”[25, tr.42]. Hành động giết

người của các tín đồ quá khích đã gieo rắc ở tiểu đội trưởng Hồng ý muốn trả thù ở trận xung đột giữa Việt Minh với bà con tín đồ, Hồng đã xơng lên đốt cháy nhà của của bà con tín đồ “Hiền ơi! Anh trả thù cho em đây”[25, tr.270]. Người đọc cảm kích về tình u của hai người nhưng có lẽ càng ngậm ngùi chua xót hơn bởi lần gặp gỡ cuối cùng giữa Hằng và Phát trong đêm giao tranh giữa Việt Minh với tín đồ Hịa Hảo khi Phát được giao phó trách nhiệm đưa quân về cứu Sáu Sỏi. Vốn giữ tình u với Phát nên Hằng khơng dám đi dự lễ chém Sáu Sỏi, người mà lẽ ra sẽ là cha chồng nàng. Nhưng nàng cũng không ngờ rằng trong đơn vị bộ đội về cứu Sáu Sỏi lại có người yêu của nàng. Trong khi bên này chiến tuyến Hằng cùng thiện tín nam nữ la hét “Tử vì đạo” thì ở bên kia chiến tuyến, Phát nhắc nhở đồng đội “bắn chỉ thiên” và không bắn vào đồng bào Hòa Hảo khi chưa thực sự cần thiết. Không may cho Hằng, cái đêm tử thần ấy, cô đã bị trúng đạn từ phía Việt Minh. Những trang văn miêu tả sự gặp gỡ trong đau thương và nước mắt ấy đã làm xúc động biết bao thế hệ người đọc. Là người nguyên tắc nhưng Phát tạm rời đơn vị để cấp cứu người yêu “Máu của Hằng thấm ướt cả tay anh. Anh lay khẽ đôi vai Hằng, kêu lên

với giọng run rẩy nghẹn ngào (…). Hôm nay, cái chết của cha anh đã đưa đường cho hai người gặp lại nhau. Một cuộc gặp gỡ phải trả bằng một mạng người! Và người ấy lại là cha anh. Và khi gặp lại thì đây, Hằng đang hấp hối trên đôi tay của anh”[25, tr.282]. Ta thử đặt ra câu hỏi rằng liệu những viên

đen tối mờ mịt đó, liệu nếu gặp Phát, thanh gươm của Hằng có bổ xuống người mà mình mong nhớ ngày đêm? Suy cho cùng “những nghịch cảnh trái ngang

ấy là do bi kịch lịch sử mang lại”[25, tr.12].

Bên cạnh bi kịch tình yêu giữa Hằng - Phát, Hiền - Hồng, ta cảm thơng về một tình u khơng được đáp lại của Bảy Thẹo dành cho Hằng. Từ lâu, Bảy Thẹo vốn đã để ý đến Hằng và dành cho Hằng một tình cảm đặc biệt. Ngay cái hôm Hằng bị thương “trong lòng anh cũng đang bị một vết thương”[25, tr.294]. Đó là tình u đơn phương chỉ xuất phát từ một phía. Có ai biết được tình yêu của anh dành cho Hằng như thế nào, anh khơng ngại khó ngại khổ chỉ vì lo cho tính mạng của Hằng “Hằng đã bị thương. Anh đã chen lấn với mọi

người để giấu Hằng vào vườn chuối. Suýt nữa thì anh cũng đã chết rồi…Hằng chết hay sống, ruột gan anh như cháy bỏng. Thế mà chẳng có ai hiểu cho anh cả”[25, tr.295]. Đó là tình cảm chân thành xuất phát từ con tim của kẻ si tình.

Đó là tình u đáng trân trọng nhưng khổ nỗi, Bảy Thẹo sẽ mãi mãi không bao giờ chinh phục được trái tim Hằng bởi lẽ Hằng đã dành trọn tất cả cho Phát. Bi kịch của một người đã gặp gỡ bi kịch của một người. Liệu Hằng có qua khỏi nỗi đau của thân xác để được gặp lại Phát và khi gặp nhau rồi họ có đến được với nhau không. Bi kịch của hai người sẽ còn tiếp tục kéo dài, dai dẳng và chưa thật sự chấm dứt nếu mâu thuẫn giữa đời - đạo cứ tiếp tục xảy ra, tín đồ Hịa Hảo vẫn bị lợi dụng và họ vẫn cịn chưa nhận ra con đường đi của mình như thế. Đề cập đến thức bi kịch này, Nguyễn Quang Sáng muốn bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những cách trở và đổ vỡ khơng đáng có trong tình u đơi lứa chỉ vì mâu thuẫn giữa đời và đạo.

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)