Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng nhân vật bi kịch qua sự mâu thuẫn giữa hành động và nội tâm. Điển hình trong Đất lửa là nhân
vật Hằng. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo tạo sự bất ngờ cho người đọc ở những trang đầu của tiểu thuyết khi miêu tả về nhân vật Hằng. Nếu không theo sát diễn biến của những sự việc tiếp theo, người đọc sẽ tỏ ra nghi ngờ, căm ghét Hằng bởi cô đã phản bội lại chính người yêu mà cô đã từng rất yêu thương - Phát để đến với những chàng trai là tín đồ Hịa Hảo. Nhưng ai có biết được đó chính là bi kịch của cơ. Thực chất, Hằng đã cố tình chịu đựng sự hiểu nhầm đó, chịu sức ép của dư luận, đã vượt lên dư luận chỉ vì muốn bảo vệ Phát, tránh sự nhịm ngó của Ban trị sự đạo, của bà con tín đồ. “Trong con mắt
của trai làng và Hiếu thì Hằng là cơ gái lẳng lơ. Người ta muốn Hằng như muốn ve vãn tất cả bọn con trai”[25, tr.21]. Ở Hằng có sự mâu thuẫn giữa
hành động và nội tâm. Yêu Phát, thương Phát nhưng vì sự ràng buộc của Ban trị sự đạo, sự mâu thuẫn giữa đời - đạo, Hằng buộc phải ép mình như vậy, dù bên trong Hằng rất đau khổ. “Trong những cuộc họp hoặc trên sân võ, hễ có
mặt bọn con trai làng là Hằng cố làm duyên làm dáng. Khi đi thì lúc lắc đội vai, đủng đỉnh cái đơi mơng và mắt thì đảo nhìn tất cả mọi người”[25, tr.21].
Nhất là với Hiếu “Hễ gặp Hiếu là cơ cứ lượn quanh Hiếu, tìm đủ cách để gây
lên. Vừa nói, cơ vừa vén tay áo, cơ vén khỏi cái làn da rám nắng, để he hé cái làn da trắng mịn như sữa ở gần nách, nói với một giọng nũng nịu lả lơi “Anh cầm thử cái tay của em xem, nó săn cón lại rồi đây này…!Rồi, bất chợt, cô ngửa mặt ra cười, cười mộ cách vô cớ, giọng cười ngân ngất nghe như điên dại”[25, tr.22]. Hằng cười nhưng có ai biết được rằng cái “ngửa mặt cười, cười vô cớ, cười ngân ngất như điên dại” [25, tr.22] đó ẩn đằng sau những nỗi đau
thầm kín khơng nói lên lời của nàng. Ngay cả khi nàng uống rượu cũng phần nào thể hiện nỗi đau đó “nàng uống một hơi cạn một chén đầy, rồi uống cho
đến lúc khơng biết gì nữa…”[25, tr.43]. Vì lo cho Phát, Hằng sợ mọi người
nhắc đến Phát. Nhắc đến Phát là Hằng tìm đủ mọi lời lẽ để vừa từ chối vừa tỏ ra khinh rẻ và thù hằn Phát. Để lấy lòng đạo, nàng đã giả vờ bỏ Phát và tán tỉnh các chàng trai khác. Bởi vậy, nhiều người ghép nàng với Bảy Thẹo, một tay chân thân tín của Quản Dõng, và hỏi nàng nếu gặp lại Phát thì sao? “Tơi sẽ
giết nó chớ cịn sao nữa - Nàng đáp lại một cách sốt sắng. Nàng vừa nói vừa vung kiếm vừa bĩu mơi: “Cái thằng đó à?” Rồi nàng ngửa mặt ra cười khanh khách. Nàng cười nhưng nếu ai chú ý sẽ thấy ở khóe mắt nàng một giọt lệ long lanh”[25, tr.45]. “Trong con người Hằng có sự mâu thuẫn giữa hành động và nội tâm, và chính điều này làm cho nhân vật khác hẳn với kiểu “con người ngoại hiện” vốn rất phổ biến trong tiểu thuyết cách mạng đương thời”[14,
tr.11]. Vốn giữ tình yêu với Phát nên Hằng không dám đi dự lẽ chém Sáu Sỏi, người mà lẽ ra sẽ là cha chồng nàng. Khi các cô gái cùng trang lứa rủ Hằng cùng đi thì nàng tìm cách chối từ và chưa kịp giải thích thì Hằng đã gặp phải những câu nói độc ác “Chắc là cịn nghĩ tình cha chồng rồi. Khơng đi thì cứ
nói thật thơi. Ai làm gì đâu mà sợ”[25, tr.226]. Với Hằng, những lời nói xóc
xỉa đó như đâm vào tim cơ “Hằng nghĩ nhưng Hằng lại cười ngất lên, mái tóc
cứ rung lên theo chuỗi cười của nàng”[25, tr.226]. Hằng luôn luôn chống chế
“Cha chồng của em à? Thằng đấy để em giết mới vừa - Nước mắt cùng tràn
lên theo câu nói ấy của Hằng”[25, tr.226]. Để chứng minh cho sự mạnh mẽ,
quyết đoán bên ngồi của mình, Hằng cũng đi dự pháp trường. Thế nhưng, khi ở pháp trường “Hằng như bị họ giải đi. Hằng đi dự pháp trường mà như thấy
mình bị đưa ra xử. Tất cả ống xương trong người nàng như mềm lại. Nàng thấy mình yêu như một cọng bún”[25, tr.226].
Xây dựng nhân vật thông qua sự mâu thuẫn giữa hành động và nội tâm là đóng góp đáng ghi nhận của Nguyễn Quang Sáng. Đây là nét mới trong sáng tác của ơng nói riêng và đối với văn học cách mạng đương thời nói chung. Qua đó, khắc sâu trong lịng bạn đọc tính cách, phẩm chất của nhân vật. Đó cũng là một biện pháp thể hiện bi kịch của mỗi nhân vật trong sáng tác của ông.