Luật tam duy nhất - một nguyên tắc biên kịch của chủ nghĩa cổ điển Pháp, quy định một vở kịch phải được xây dựng và trình bày trong ba điều kiện duy nhất: (1) duy nhất về địa điểm: hành động kịch chỉ xảy ra từ đâu đến cuối, chỉ được giới hạn trong một không gian cụ thể, nhất định, (2) duy nhất về thời gian: cốt truyện kịch, hành động kịch chỉ được kéo dài 24 giờ, gói trọn trong một ngày đêm, (3) duy nhất về hành động: hành động kịch phải tập trung vào một hành động nhất quán từ đầu đến cuối vởi kịch, theo một tư tưởng, chủ đề nhất định. Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng theo tinh thần của
thể loại bi kịch như thế.
Thời gian sự kiện chính trong Đất lửa chỉ diễn ra có một ngày đêm. Bắt
đầu từ một sáng mai, dân làng nhộn nhịp kéo ra các nẻo đường để học võ, canh gác và dựng pháp trường để xử chém Sáu Sỏi - nguyên chủ nhiệm Việt Minh huyện. Tối đó, bộ đội Việt Minh đã đưa quân về giải nguy cho Sáu Sỏi nhưng đã muộn, một cuộc chém giết đã xảy ra. Thời gian sự kiện chỉ ngắn ngủi như vậy nhưng thời gian trần thuật dàn trải tới hơn 300 trang. Tác giả đã sử dụng kiểu trần thuật theo dòng ý thức, hồi ức của nhân vật. Thời gian trần thuật theo dịng ý thức như vậy khơng những cho phép tác giả có thể mở rộng được biên độ thời gian cho phép khi xây dựng tiểu thuyết của mình theo tinh thần của thể loại bi kịch, đó là luật tam duy nhất, trong đó có duy nhất về thời gian. Theo Đặng Anh Đào “Trong dòng tâm tư, quá khứ, hiện tại, tương lai xuất hiện
cùng một lúc không bị ngăn cách, liên tục như một dịng chảy, đó là hiện tượng mà người ta gọi là đồng hiện” [5, tr.77]. Và một trong những hình thức
đồng hiện thời gian là đảo ngược, xen kẽ thời gian. Trong Đất lửa, đó là sự đan xen thời gian giữa hiện tại, quá khứ và tương lai. Sự phá vỡ trật tự thời gian thông thường như thế là hệ quả của việc tạo ra một thời gian trần thuật chỉ phụ thuộc vào thời gian tâm trạng, dòng tâm tư của nhân vật. Việc phụ thuộc vào
mảnh vỡ của dòng tâm trạng, tâm tư của nhân vật như vậy thì những yếu tố mang tính chất tự sự và hoạt động bên ngoài được giảm thiểu, thay vào nhân vật có cơ hội được bộc lộ mạch cảm xúc, những suy nghĩ triền miên của mình. Chẳng hạn trong Đất lửa, thời gian trần thuật thông qua sự hồi tưởng, ký ức
của các nhân vật lão Trịnh, Sáu Sỏi, Năm Bầu, Phát, Hằng. Việc tổ chức thời gian đồng hiện theo kỹ thuật dòng ý thức như vậy có thể xem đây là “chiến
lược trần thuật” của tác giả nhằm phản ánh hiện thực rộng hơn và con người
với nhiều chiều kích khác nhau. Trong tác phẩm, việc tái hiện thời gian quá khứ trong mạch cảm xúc của nhân vật chiếm ưu thế tuyệt đối “Quá khứ được
nhắc tới nhiều hơn hiện tại, quá khứ giản nỡ như muốn làm nổ tung vỏ bọc hiện tại. Đó là thời gian bức bối, căng thẳng chứa đựng nhiều bi kịch của lịch
sử Nam Bộ buổi đầu kháng chiến chống Pháp”[14, tr.9]. Trong tiểu thuyết Đất
lửa, thời gian trần thuật được tái hiện thông qua việc quy tụ về thời gian sự
kiện, thể hiện ít nhiều tính liên tục của nó. Điểm đáng chú ý, ở tác phẩm này đã có hệ thời gian đủ cả ngày tháng năm “Đêm tháng hai năm 1947, đêm nổi loạn
của tín đồ Hịa Hảo”[25, tr.178]. Đơi khi được tín bằng giờ “Ba giờ chiều ngày 29 tháng 6 năm 1947 tại dinh quận chợ Mới”[25, tr.178]. Trong khoảnh khắc
đó, con người đi ra ngồi tầm kiểm sốt của ý thức, dẫn đến các hành động gây đau khổ cho chính mình và cho xã hội. Nguyễn Quang Sáng không đơn giản kể lại những thời khắc của sự kiện mà luôn đặt chúng trong một không gian với nhiều tình huống khác nhau. Bắt đầu từ một sớm mai đến đêm khuya với biết bao sự kiện, vụ việc, kể cả hồi tưởng chuyện đã qua, cả mấy năm về trước. Đó là sự hồi tưởng của lão Trịnh về người vợ quá cố của mình, về những tháng ngày chưa vào đạo, về hai đứa con nhỏ bị chết vì dịch tả. Đó là nỗi băn khoăn, trăn trở, day dứt của Năm Bầu về cái chết oan ức của vợ. Đó là những tháng ngày hoạt động cách mạng của Năm Bầu, Tư Trịnh, Sáu Sỏi trong những ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Những sự việc, hoạt động đã xảy ra rất lâu, kể cả những
xung đột, đối lập giữa các phe phái đã xảy ra từ trước. Tâm trạng theo thời gian mà chuyển biến qua việc miêu tả cảnh vật để diễn đạt thế giới nội tâm con người: từ sáng sớm, giữa trưa, chập tối, nửa đêm…tuần hoàn như thế. Lúc nửa đêm là khởi điểm của thời gian tâm trạng được thể hiện rõ nét nhất. Con người đối diện với chính bản thân mình, có điều kiện suy xét những việc làm, hành động của bản thân. Đó là những đêm Hằng quỳ dưới bàn thông thiên cầu khấn Phật thầy “Những lúc thấy hoảng sợ, nàng vội vàng chạy đi lạy Phật, bất cứ
khi nào, có khi là buổi trưa, có khi là giữa đêm khuya. Nhất là giữa đêm khuya, tay cầm bó hương, mắt ngẩng nhìn lên những vì sao xa, tưởng đến Phật, nỗi đau khổ trong lịng nàng như tan đi theo hương khói, nàng thấy nhẹ đôi chút”[25, tr.44]. Hay như lão Trịnh đó là những đêm cúng vái Phật thầy,
thao thức không ngủ bởi sự băn khoăn giữa đời - đạo. Trong những lúc như vậy, với những sự kiện ấy, với những hoàn cảnh và liên hệ với những sự kiện mà nhân vật bộc lộ tính cách, sự chuyển biến của mình.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định ngay rằng Đất lửa là một sự bứt phá, ghi nhận tài năng
và khẳng định vị thế của Nguyễn Quang Sáng đối với văn học đương thời. Đến
với Đất lửa, Nguyễn Quang Sáng mới thực sự bộc lộ tài năng trong việc phát
hiện những vấn đề nhạy bén, sâu sắc với một năng lực quan sát sắc sảo. Dưới ngịi bút sắc sảo của mình, cuộc sống và con người Nam Bộ những ngày Nam Kỳ khởi nghĩa như tự nó phơi bày, tn theo lơgic nội tại chứ khơng bị gị ép theo một thứ tự sắp đặt.
Trong một tác phẩm nghệ thuật, cùng với những yếu tố khác: sử thi, lãng mạn, trào phúng,…thì yếu tố bi kịch sẽ giúp chúng ta nhận thức hiện thực ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Yếu tố bi kịch trong Đất lửa đã chứng tỏ được khả năng và ưu thế của nó trong việc thể hiện đời sống cá nhân, phân tích những xung đột bên trong của con người cũng như đặt ra được những câu hỏi bức thiết của thời đại. Miêu tả những cảnh đời u uất, những số phận bất hạnh, những con người vỡ mộng nhưng những yếu tố bi kịch đó khơng làm cho người đọc thấy bi quan, chán ghét cuộc sống, xã hội. Trái lại, ẩn đằng sau những trang văn “buồn xiết” đó là trái tim biết “xúc động trước nỗi đau của người xa lạ” - một biểu hiện chân chính của lịng nhân ái, của nhân tính - của
tác giả. Khơi gợi nhân tính, “di dưỡng” năng lực yêu thương đồng loại nơi con người là nhiệm vụ sống cịn của nghệ thuật, trong đó, yếu tố bi kịch trong một tác phẩm văn học đóng vai trị rất quan trọng. Với việc tạo nên yếu tố bi kịch trong Đất lửa, Nguyễn Quang Sáng đã làm được điều đó và thậm chí nhiều
hơn nữa bởi sự đan xen, lồng ghép phức tạp nhiều dạng thức khác nhau trong cùng một tác phẩm: bi kịch lịch sử - xã hội lồng ghép trong bi kịch gia đình, bi kịch tình yêu, bi kịch của những mối quan hệ bạn bè, đồng đội, bi kịch trong mối quan hệ nội bộ tín đồ, bi kịch khát vọng của những con người cách mạng.
thế kỷ XX, sự xuất hiện của Đất lửa đã phần nào đáp ứng được yêu cầu tất
yếu về một hiện thực lịch sử mà Nguyễn Quang Sáng đã “táo bạo” đưa ra,
không “né tránh” hiện thực. Do vậy, tác phẩm ra đời đã đáp ứng được mong đợi của công chúng. Những trang viết trong Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng lôi cuốn người đọc khơng chỉ ở tính thời sự mà cả trong cách nhìn nhận vấn đề có tầm bao quát lịch sử. Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, Đất lửa có ý nghĩa của một dự báo và luôn được đánh giá là đỉnh cao trong sáng tác của ơng. Có thể nói, với Đất lửa, Nguyễn Quang Sáng đã “bắt
đầu làm những bước chuẩn bị lấy đà” rồi mới bột phát bằng một sức mạnh sáng tạo để từ “một bến bờ vọt sang một bến bờ”…Thế rồi, lại chuẩn bị “lấy đà” để chuẩn bị vượt xa hơn nữa”. Với thành cơng đó, Đất lửa của Nguyễn
Quang Sáng đã góp phần làm đa dạng diện mạo bi kịch trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.