Bất đồng trong quan hệ bạn bè, đồng độ

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 30 - 33)

Sự bất đồng trong quan hệ bạn bè đồng đội thể hiện rõ ở Đất lửa thông qua những mâu thuẫn trong nội bộ Việt Minh, giữa chỉ huy Bảy Thâm và các chính trị viên - “những thằng đánh giặc bằng miệng - mặt gà mái”[25, tr.144] mà tiêu biểu là Phát. Khác với Phát, Bảy Thâm là một người có lối sống và tính cách đặc biệt. Anh vốn là người nơng dân, hơn nửa đời người quần quật vì miếng cơm manh áo, chẳng bao giờ được ai vuốt ve phỉnh nịn. Bây giờ, được là chỉ huy của một đơn vị, anh được mọi người biết đến, có người ca ngợi, khâm phục kể cả phỉnh nịn. Dần dần, điều đó trở thành lẽ sống của anh. Vốn là người nông dân thất học, Bảy Thâm nhìn những hiện tượng bên ngoài một cách đơn giản, ít suy xét, thích đơn giản và hành động theo bản năng “Người

lính nào chiến đấu can đảm thì anh khen ngợi vỗ về, người nào tỏ ra nhút nhát thì anh khinh bỉ ra mặt và địi tống cổ ra khỏi đơn vị”[25, tr.144]. Với tầm hiểu

biết hạn chế cùng với tính bảo thủ đã đưa anh đến với những suy nghĩ tiêu cực về những người chính trị viên, trong đó có Phát “Anh khơng thích những người

chính trị viên. Vì những anh chính trị viên thường hay thuyết phục anh thi hành những mệnh lệnh mà anh khơng thích, những mệnh lệnh khơng có lợi cho

tất cả những người trong đơn vị phải dưới quyền anh, phải phục tùng mệnh lệnh của anh và do vậy anh “bực tức hằn học với những anh chính trị viên” [25, tr.144]. Anh thích thực tế, khơng thích lý thuyết chính trị dài dịng, rườm rà “Giặc vào thì đánh, tại sao lại phải học chính trị?(…)Tại sao lại phải học

những bài cách mạng giải phóng dân tộc? Nó cướp nước mình thì mình đánh nó!”[25, tr.144-145]. Với Bảy Thâm, chỉ cần nhắc tới chính trị viên là anh mất

hết bình tĩnh. Nhưng với Phát, lúc đầu anh thấy có cảm tình bởi “Phát vừa có

vẻ gan dạ, vừa có vẻ thơng minh. Cái dáng của anh khơng mảnh khảnh, khơng thư sinh, khơng có gì khác lạ với những anh lính”[25, tr.145]. Khi dạy chính

trị, Phát không diễn thuyết dài dòng, trong trận mạc, Phát luôn anh dũng đi đầu, cổ vũ anh em xung phong, biết quan tâm đến những anh em bị thương, chăm sóc họ chu đáo. Bảy Thâm từ đó “càng ngày càng thêm yêu mến Phát, có

khi anh coi Phát như người anh, có khi coi Phát như một người em và Phát là cánh tay phải của anh”[25, tr.148]. Nhưng rồi, “từ ngày một số tín đồ Hịa Hảo nổi dậy, đi theo giặc chống lại cách mạng thì giữa Phát và Bảy Thâm ln xảy ra những cuộc tranh luận sôi nổi, xung đột đến đỏ mặt, đập ghế, đập bàn và cuối cùng không ai chịu ai”[25, tr.148]. Hai người, mỗi người một ý

nghĩ khác nhau về hành động phản động của tín đồ Phật giáo Hịa Hảo. Với Phát “Đồng bào Hòa Hảo đa số là bà con nơng dân u nước, nhưng vì mê tín

nên họ bị lợi dụng, họ bị lầm lạc. Mình khơng nên thù hằn họ, họ theo giặc nhưng họ không giống như những tên Việt gian khác, mình phải kiên trì lơi kéo họ”[25, tr.148- 149] nhưng với Bảy Thâm thì ngược lại “những người tín đồ Phật giáo Hịa Hảo là những con người đáng căm hờn, đáng khinh bỉ và đáng ghét. Họ là những người bán nước. Họ ăn mặc theo lối phường tuồng, họ là kẻ giết người một cách man rợ, giết người khơng gớm tay”[25, tr.149]. Chính vì

điều đó mà hai người thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng mà khơng tìm được cách tháo gỡ. Bảy Thâm nói như muốn thách thức Phát “Anh khơng

muốn đánh họ, anh đừng có ở bộ đội tơi nữa. Anh đi mà nói chánh trị với bọn nó”[25, tr.149]. Cịn Phát, Phát nhìn Bảy Thâm với cặp mắt sắc và lạnh lùng

nhưng cố ghìm lại. Trong những lúc như thế, hai người tìm cách bỏ đi “khơng

ai thuyết phục ai và cả hai đều khổ tâm”[25, tr.150]. “Sự xung đột như vậy thường xảy ra thường xuyên, không chỉ lúc nghỉ quân mà xảy ra ngay cả lúc chiến đấu”[25, tr.150]. Trong chiến đấu “Bảy Thâm khi thì ra lệnh, khi thì cho phép, khi thì làm ngơ cho anh em mặc tình hành động: đốt nhà, bắn bừa và đập đổ bàn thờ”[25, tr.150]. Cịn Phát “ khi thì ra lệnh cấm, khi thì can ngăn, khi thì khuyên lơn anh em (…), gặp phải lực lượng quần chúng nhân dân t hì anh đề nghị rút lui”[25, tr.150]. Bảy Thâm tự đắc vì ý chí chiến đấu dũng cảm

của qn mình “Bộ đội Bảy Thâm mà rút lui à? Anh nào nhát gan thì cứ bỏ súng lại đây, rút đi!”[25, tr.150]. Về phía Phát, khơng cưỡng được mệnh lệnh

của anh, đành ngầm bảo anh em bắn chỉ thiên và chiến đấu thực sự khi cần tự vệ. Xung đột lên đến đỉnh cao khi đơn vị của Bảy Thâm phân chia làm hai: một bên theo Bảy Thâm, một bên theo Phát. Từ đó, Bảy Thâm càng tỏ ra bực dọc, hằn học khi quần chúng theo Phát càng đông. Hai người lại tiếp tục cãi vã to tiếng mỗi khi Phát nói tốt, bao che cho tín đồ Hịa Hảo - những người mà Bảy Thâm cho là giặc cần phải đánh. “Tình trạng ấy cứ kéo dài. Nội bộ Ban

chỉ huy mất đoàn kết, anh em cũng mất đoàn kết. Cả hai đều muốn kết đơn vị lại thành một khối, nhưng cả hai đều hành động theo ý kiến của riêng mình. Cái kẽ hở đơn vị mỗi ngày mỗi to ra”[25, tr.151]. Bảy Thâm chủ trương giết

sạch, đốt sạch các làng Hòa Hảo, Phát chủ trương dùng giải pháp hịa bình, hịa hợp dân tộc. Bảy Thâm có dịp để đánh gục tư tưởng của Phát khi nghe tin Sáu Sỏi - cha Phát bị bắt và sắp bị giết “Thử xem nó sẽ nghĩ về những thằng Hịa

Hảo Việt gian ấy như thế nào? Có giỏi thì nói chính trị nữa đi?”[25, tr.152].

Điều đó càng làm cho Phát khổ tâm hơn. “Cái chết của cha anh như đổ thêm

ngược về hành động. Trong đêm đưa quân trở về trả thù cho Sáu Sỏi – Phát đau đớn khi nghe tin cha mình đã mất. Nhưng vẫn cố nín lặng và kìm nén cảm xúc, vẫn giữ nguyên lập trường của mình khi Bảy Thâm tức giận địi tiến đánh “Thơi anh Bảy! Phát nói giọng đau đớn và lạnh lùng - Dù sao thì cha tơi cũng

đã chết rồi. Có làm gì thì cha tôi cũng không sống lại nữa đâu. Chúng ta rút thôi, anh Bảy”[25, tr.268]. Nhưng Bảy Thâm nhất quyết không nghe “Hai con mắt của Bảy Thâm rực lên như hai ngọn lửa (…) móc súng nổ lên hai phát và hét dài “Xung phong!”[25, tr.279].

Ta thấy rằng, trong quan hệ bạn bè, đồng đội có sự mâu thuẫn giữa quan điểm và hành động. Ta băn khoăn rằng, mâu thuẫn đó bao giờ sẽ được giải quyết. Điều đó cịn phụ thuộc vào tình hình quần chúng, vào sự thay đổi nhận thức của những tín đồ Hịa Hảo kia. Ngày họ bước ra ánh sáng cách mạng, ngày họ từ giã những lời kinh sấm điên dại kia của kẻ thù thì sẽ là lúc sự bất đồng trong quan hệ bạn bè - đồng đội được giải quyết. Sau cơn mưa trời sẽ tạnh, dù sao thì chân lí vẫn thuộc về chúng ta và theo một quy luật chung “lá

rụng về cội”.

Có thể khẳng định rằng, Nguyễn Quang Sáng đã rất mạnh dạn khi đề cập đến sự xung đột, bất đồng trong quan hệ bạn bè, đồng đội bởi lẽ các nhà văn đương thời rất ít đề cập đến vấn đề này. Họ thiên về ca ngợi, đề cao và cổ vũ mà không nêu lên những mặt trái, những xung đột, bất đồng vẫn thường xuyên xảy ra trong nội bộ quân ta. Qua đó, giúp ta phần nào hiểu thêm về những khó khăn mà chúng ta gặp phải bởi những mâu thuẫn trong quan điểm nội bộ, trong chiến lược đấu tranh mà cách mạng đã từng trải qua.

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)