Bất hòa trong nội bộ tín đồ Hịa Hảo

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 33 - 37)

Sự bất hòa, mối xung đột tiềm ẩn trong nội bộ tín đồ Hịa Hảo chủ yếu là do sự mâu thuẫn, sự ghen ghét, đố kỵ, mang bản chất giai cấp đã được khơi dậy từ quá khứ khi còn là một tên địa chủ của Quản Dõng với người nông dân

Tư Trịnh. Là sự bất đồng quan điểm, dẫn đến sự sai lệch trong hành động giữa Tư Trịnh - Năm Bầu. Đó là những mâu thuẫn đối lập nhau chủ yếu xuyên suốt chiều dài tiểu thuyết.

Trước hết, nói về mối xung đột tiềm ẩn trong Ban trị sự đạo giữa Quản Dõng (trưởng ban) và Tư Trịnh (phó ban). Vốn dĩ, khi chưa là người “đồng đạo” với nhau, Quản Dõng và Tư Trịnh vốn đã có mối thù cựu với nhau. Xưa

kia, Quản Dõng là một tên địa chủ gian ác có tiếng trong làng, bắt dân làng phải phục tùng mệnh lệnh của hắn. Nhưng với tính khí của lão Trịnh, lão không dễ dàng nghe theo mà còn thường xuyên chống đối. Quản Dõng biết thế, nhưng khơng dám làm gì vì “hắn sợ cái tính liều của lão”[25, tr.14]. Lão Trịnh - Quản Dõng, hai người vào đạo với hai động cơ và mục đích khác nhau cho nên sau những phút giây gặp gỡ vui vẻ ban đầu “Về đến làng, ơng khơng

kịp đi thăm hàng xóm, chưa chào hỏi ai một lời đã vọt lên nhà Quản Dõng, ngồi chung bàn với Quản Dõng đàm đạo”[25, tr.15], lão và Quản Dõng bắt

đầu có sự đối đầu, mâu thuẫn ngấm ngầm về tư tưởng. Lão khơng ngờ, hồn tồn khơng biết mình đang bị Quản Dõng lợi dụng, tất cả mọi hành động của lão đều chịu sự dò xét của Quản Dõng. Không những thế, hắn đã kết cấu với bọn phản động đã đẩy lão vào bước đường cùng, buộc lão phải tự tay hạ sát Sáu Sỏi. Với hắn, “giết được Sáu Sỏi, người hắn sẽ nhẹ nhàng như rút được

cây đinh ra khỏi mắt”[25, tr.198]. Vì vậy, lần này là cơ hội duy nhất của hắn

để đạt được mục đích “một cơng đơi việc”[28, tr.198]. Hắn biết “Sáu Sỏi cịn,

là hắn cịn nhiều kẻ thù. Sáu Sỏi ln nhắc lại chuyện cũ của hắn để vạch mặt hắn với tín đồ. Hắn muốn tự tay mình giết Sáu Sỏi thì mới hả cái nư giận, nhưng hắn không muốn”[25, tr.198]. Và theo kế sách của Quản Dõng “Phải giết một mà thành hai thì mới thượng sách”[25, tr.198]. Hắn nghĩ đến lão

Trịnh bởi lão là bạn Sáu Sỏi, trước đây lão luôn theo chân Sáu Sỏi mà chống lại hắn. Bây giờ tuy là người dưới quyền hắn nhưng “hắn vẫn ghét và khinh

bỉ”, đặc biệt hắn ghét bởi lão luôn tỏ ra ngang hàng với hắn. Theo lập luận của

hắn “Lão Trịnh là một tay nguy hiểm, “nếu đã giết Sáu Sỏi rồi, sau này dù có

gì đi nữa lão cũng khơng thể chạy về với kháng chiến”[25, tr.198]. Lão Trịnh

đã bị Quản Dõng dồn vào tình thế bi kịch nhưng khơng thể nào làm khác. Mâu thuẫn giữa Quản Dõng và Tư Trịnh cứ thế như một ngọn lửa âm ỉ cháy.

Sự bất hịa trong nội bộ tín đồ khơng chỉ là sự xung đột, mâu thuẫn giữa Quản Dõng - Tư Trịnh mà còn là sự bất đồng quan điểm giữa Tư Trịnh với Năm Bầu. Lão Trịnh, Năm Bầu, Sáu Sỏi - cả ba đã từng kề vai sát cánh bên nhau trong những ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Nhưng giờ đây, với lão Trịnh “Con đường đi theo kháng chiến, con đường theo đạo, hai con đường ấy đối

với lão bây giờ như hai dịng sơng trong đục đang chảy lẫn vào nhau, mà con mắt (theo lão là con mắt của người trần tục) không thể nào phân biệt được đâu là đen trắng”[25, tr.80]. Lão mơ tưởng về núi Cấm “nơi ấy có áng mây ngũ sắc, có dịng suối cam lồ, có đủ thứ chim mng biết ca hát, có những nàng tiên thỉnh thoảng chắp cánh về trần đi tắm suối. Trên những áng mây ngũ sắc đó có các chư tiên chư Phật tọa trên đài sen phất trần nhìn cuộc thế”[25,

tr.81]. Lão quan niệm “Chỉ có cái đất thần thánh thiêng liêng ấy mới chỉ cho

người đời biết được đâu là tà chánh”[25, tr.81]. Còn Năm Bầu thì ngược lại

hồn tồn, ơng vào đạo với tất vả lịng thành, ông không tin vào những tin đồn vớ vẩn, bịa đặt về cái gọi là “ngày tận thế”, “ngày đổi đời”. Năm Bầu vẫn giữ vững lập trường, niềm tin tuyệt đối của mình vào Cộng sản, ủng hộ Việt Minh hết mình “Ơng cũng như bao nhiêu tín đồ khác, vào đạo với tất cả tấm lịng

thành của mình. Nhưng theo đạo để đầu hàng giặc, để giết hại người kháng chiến thì ơng thấy khơng phải”[25, tr.84]. Ơng có quan niệm rất tiến bộ “Phật

không ở trong cửa miệng của Quản Dõng, mà ở trong tâm mình”[25, tr.85].

Khác với lão Trịnh, ơng cịn có đủ lý trí để nhìn thây bộ mặt thật của Quản Dõng. “Trước đây, ông hiểu cái nghĩa “quỷ dương” là Tây, bây giờ lại hiểu

rộng ra thêm nữa, quỷ dương là bọn Việt gian đội lốt đạo, chui vào để đưa tín

đồ theo con đường “tà đạo”. Quản Dõng là hạng người ấy”[25, tr.85]. Ông rất

tỉnh táo để nhận ra lẽ phải, đúng sai và vẫn hi vọng có thể dựa lựa lời to nhỏ để khuyên thằng Chiến con ông. Khi nghe tin Sáu Sỏi bị bắt và sắp bị giết, ông không ngủ được, trăn trở và trằn trọc, muốn giải thốt nhưng khơng tìm được cách nào. Ngẫm nghĩ, ơng tìm đến lão Trịnh, cho rằng “lão Trịnh là bạn chí

thân của Sáu Sỏi, là phó Ban trị sự và lão Trịnh tuy là hăng hái với đạo nhưng

lão chưa hề xuống tay giết một người nào, chắc là lão hãy còn lương tri?”[25,

tr.85]. Nhưng sau khi gặp lão Trịnh, ơng đã hồn tồn thất vọng vì điều đó. Dù đã hết lời khuyên ngăn nhưng chỉ được đáp lại bằng câu trả lời lạnh lùng của lão Trịnh “Có phải là tại nơi tơi đâu mà đây là lệnh truyền của đạo”[25, tr.89] rồi khe khẽ lắc đầu “Rồi đây tôi sẽ trở về núi Cấm”[25, tr.90]. Cái lắc đầu, ý định trở về núi Cấm của lão Trịnh đã nói lên tất cả. Đó là sự dao động, nhu nhược “quá trớn” của những con người đã đi vào bước đường lầm lạc, mê muội. Đỉnh điểm của mối xung đột giữa Năm Bầu - Tư Trịnh thể hiện qua sự khẳng định hành động tiếp theo của mình là sẽ đích thân đi đón những người cộng sản trở về trong cuộc tranh cãi với lão Trịnh. Qua câu nói của Năm Bầu, ta cảm nhận được bi kịch chung của lịch sử, của thời đại bấy giờ với những nỗi đau riêng chung đang trong độ sục sôi của một vùng “đất lửa”. Đó cũng là sự kết án với những hành động tội lỗi mà kiếp người lầm than kia đã gây ra “Khi

anh giết chú sáu Sỏi, giết chết ông chủ nhiệm, giết chết một người cộng sản, thì cái làng Mỹ Long Hưng này xảy ra chuyện gì? Anh đi mà nhìn lại cái làng này, bao nhiêu nhà cháy, bao nhiêu người bị thương, bao nhiêu người chết? Cịn anh? Anh nói: Giết hết bọn Cộng sản quỷ dương thì được lên đất Phật? Sao còn đứng đây? (…). Anh mất đi một người bạn, anh mất một đứa con. Cịn tơi? Thằng Hiếu chưa phải là chồng của con Lành, nhưng tơi vẫn coi nó như con. Tơi mất một thằng con rể, con tôi mất một thằng chồng, nhà tôi mất một

đứa con. Thằng Phát mồ cơi mẹ, bây giờ tạii anh mà nó bị mất cha. Quản Dõng muốn tranh đoạt quyền lợi, nó gây thù gây ốn, anh theo nó để làm gì?

Anh nói tơi nghe coi! Có phải anh là con thiêu thân hay không?”[25, tr.311].

Sự kết tội dành cho những hành động tội lỗi của lão Trịnh nói riêng và hàng triệu những tín đồ đang mê muội nói chung. Liệu những lời nhẽ của Năm Bầu có thức tỉnh được lão Trịnh? Đó là một câu hỏi chưa tìm ra ngay câu trả lời. Đó là một bi kịch không thể nào giải quyết được nếu bên nào cũng một mực khăng khăng theo ý kiến của riêng mình.

Qua đây, ta khẳng định được rằng, với sự am hiểu về đạo Phật Hòa Hảo Nguyễn Quang Sáng đã cho bạn đọc thấy được những xung đột đang tiềm ẩn bên trong nội bộ tín đồ Hịa Hảo. Tác giả tỏ ra khéo léo và tinh tế khi đi sâu vào mọi ngõ ngách của vấn đề được xem là tế nhị nhất của dân tộc lúc bấy giờ: không chỉ là xung đột từ hai phe, hai phía, hai lực lượng đối cực mà còn là xung đột, mối bất hòa ngay trong nội bộ từ một phía. Tất cả đã lột trần được bản chất, sự “tráo trợn”, âm mưu thâm độc của những kẻ giả danh, khốc áo Phật thầy Hịa Hảo lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)