Chúng ta đều biết rằng “Cái đẹp gắn với sự hài hịa, cịn cái bi thì gắn
với sự xung đột”[19, tr.159]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học “xung đột là sự đối lập, mâu thuẫn, được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hiện tượng của tác phẩm nghệ thuật ”[12, tr.431], đó là
“cơ sở và động lực thúc đẩy của hành động”. Trong cuộc sống thì “việc thể
hiện trong nghệ thuật những xung đột mang tính bi có ý nghĩa nhận thức và giáo dục rất sâu sắc”[12, tr.431]. Nó giúp chúng ta lĩnh hội cuộc sống trong sự
phong phú, phức tạp có thật của nó. Đồng thời, khơi dậy những tình cảm cao cả, lành mạnh, kích thích những hành động mãnh liệt và sự tham gia tích cực vào cuộc sống. Nhân vật được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện và “Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ cái
phần bản chất sâu kín nhất của nó”[19, tr. 291].
3.1.1. Xung đột tình huống
Giàu vốn sống trực tiếp ở một vùng nông thôn Nam Bộ, tác giả đã dẫn dắt người đọc nhập vào một hiện thực phong phú, đa dạng với bức tranh xã hội chứa đựng những xung đột căng thẳng. Chúng ta đều cho rằng để tạo ra được một truyện hay, người viết phải tạo ra được một tình huống hấp dẫn. Ở Đất lửa, Nguyễn Quang Sáng đã tạo ra được nhiều tình huống mang đậm yếu tố bi
kịch. Nếu dung lượng nhỏ của một tác phẩm thường chỉ cho phép tác giả truyện ngắn thể hiện con người trong một tình huống của cuộc sống, một mâu thuẫn nổi bật thì tiểu thuyết sẽ tái hiện cho chúng ta vơ số những tình huống, những mâu thuẫn phong phú, đa dạng của hiện thực cuộc sống bề bộn này.
những tình huống mà ở đó, mọi hành động, các nét tâm lý cũng như các quan hệ của nhân vật được miêu tả. Mỗi tình huống đều chứa đựng ý nghĩa thể hiện các quan niệm, cách nhìn nhận và đánh giá cuộc sống, con người của nhà văn.
Tái hiện lịch sử Nam Bộ, về chiến tranh, về cách mạng, về những khó khăn và xung đột mà người Nam Bộ đã trải qua, tác giả đã dựa vào một cái khung chung của cốt truyện - xung quanh một hành động cơ bản đó là xung đột giữa đời - đạo. Từ xung đột đó, tác giả đã tạo ra nhiều tình huống đa dạng làm cho tác phẩm có khả năng truyền đạt rõ ràng cách nhìn nhận về con người, về lịch sử, về cuộc sống cũng như hiện thực của nhà văn đến với độc giả. Cũng qua đó, mà phẩm chất, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ. Từ đó, bi kịch của mỗi cá nhân, gia đình, của những mối quan hệ được thể hiện sâu sắc hơn bao giờ hết. Tác giả đã đặt nhân vật của mình trong những tình huống hết sức gay cấn, hồi hộp, thích ứng với thể loại bi kịch.
Trong Đất lửa, ta bắt gặp nhiều tình huống xung đột gay cấn. Ở đó, các
nhân vật đã bộc lộ những xung đột, mâu thuẫn trong quan niệm, tư tưởng và hành động. Đó là tình huống gặp gỡ trong các mối quan hệ cha con: Tư Trịnh - Hiếu, Năm Bầu - Chiến, quan hệ bạn bè - đồng đội: Lão Trịnh - Năm Bầu, Phát - Bảy Thâm. Trong những tình huống gặp gỡ như vậy, hai bên đã xảy ra những bất đồng, những quan điểm trái chiều, không ai chịu thua ai cho nên những mối xung đột đó khơng thể hịa giải. Điều đó làm tăng thêm kịch tính cho tác phẩm và đó cũng là nguyên nhân gây nên bi kịch của bản thân mỗi nhân vật được đẩy lên tầm cao. Người đọc có lẽ khơng thể qn được những tình huống xung đột giữa tín đồ Hịa Hảo với Việt Minh, đó là tình huống thể hiện bi kịch của sự lầm lạc của những con người mê muội trước những ánh hào quang của đạo Phật Hòa Hảo mang lại mà bọn phản động đã ra sức tuyên truyền và phao tin đồn nhảm. Bằng cách xây dựng những tình huống đối đầu như vậy, tác giả đã nhấn mạnh sự lầm lạc của những tín đồ Hịa Hảo. Họ đã
tin vào chiêu bài của bọn Việt gian: Trước hãy tạm hịa hỗn với Pháp để đánh “quỷ dương” Việt Minh, sau đó sẽ quay lại đánh Pháp để dành độc lập dân tộc. Nhiều tín đồ đã chiến đấu dũng cảm để chống lại Việt Minh, bảo vệ thanh danh của đạo “Một làn sóng người đang chen chúc nhau tràn đến. Gươm giáo
trên tay họ lấp loáng. Họ mặc quần áo màu dà, đàn ông, đàn bà, nam nữ, ông già và trẻ em đều có. Họ là nhân dân (…). Nghe tiếng súng, cái lớp người ấy không tan ra mà lại hùng hổ hơn. Họ gào thét to hơn và tràn đến như một cơn
giông (…). Một lớp người bị ngã, lớp sau xô nhau tràn đến”. Họ “gào thét như
sấm”, tiếng hơ “Tử vì đạo”, “Việt Nam - độc lập - vạn tuế”[25, tr.155] chen lẫn
với tiếng rên của người hấp hối “Nam mô a di đà Phật”. Và cứ như vậy, cả làng lao vào “cuộc chém giết vô lý”, “người thân giết người thân”. Cả hai phe đều yêu nước nhưng họ phải giết hại lẫn nhau. Đó là bi kịch lịch sử, một tình huống khó giải quyết mang tính chất lịch sử - xã hội. Mức độ gay gắt của các cuộc đụng đầu lịch sử giữa các phe phái, không chỉ được bộc lộ trên chiến trường mà thấm vào trong từng suy nghĩ, cảnh ngộ riêng tư, từng việc làm bình thường hàng ngày của nhân vật. Đó là tư tưởng, hành động đối lập của Tư Trịnh - Hiếu trong việc bắt và giết Sáu Sỏi, là tấm lòng trung thành với cộng sản khi đã vào đạo của Năm Bầu với đứa con trai ngỗ ngược Chiến, là sự bất đồng quan điểm gay gắt giữa Năm Bầu và Tư Trịnh khi Tư Trịnh đã bị u mê, không nhận ra được con đường đi của bản thân mình, vẫn ngang nhiên, mạnh dạn đi sâu vào con đường “tội lỗi”.
Đất lửa có vơ số vàn những tình huống xung đột: giữa cá nhân với cá
nhân trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa các phe phái, cộng sản - chống cộng, Việt Minh - tín đồ Hịa Hảo, dân tộc Việt Nam - thực dân Pháp. Tất cả đều đều đặt trong quan hệ, chuyển hóa cho nhau, cùng thống nhất trong mối xung đột chung giữa đời - đạo ngày càng làm tăng thêm mức độ gay cấn, hồi hộp, nóng bỏng của một “vùng đất lửa”. Chung quy
lại, cái đích mà tác giả muốn lột tả là mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giữa các phe phái đối lập không thể cứu giúp chỉ bằng lòng thương hại mà phải giải quyết bằng biện pháp xã hội để giúp họ nhận thức lại con đường lầm lỡ mà mình đang đi.