* Đối thoại
Qua ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật trong những mối quan hệ khác nhau đã trở thành nguyên nhân nảy sinh sự “rạn vỡ”, bi kịch của chính bản thân họ. Trong Đất lửa, bi kịch đã nảy sinh qua cuộc đối thoại giữa cha - con, bạn bè, mà tiêu biểu hơn cả là cha con lão Trịnh, cha con Năm Bầu, giữa Lão Trịnh với Năm Bầu. Sự bất đồng ở các cuộc đối thoại trong các mối quan hệ thể hiện sự xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa các nhân vật. Những đoạn đối thoại liên thanh, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, kịch tính ngày càng tăng cao, tiêu biểu như màn đối thoại giữa Lão Trịnh và Hiếu “Lão không ngờ Hiếu cứ hung hãn như vậy, vẫn cứ xốy vào cái đau đớn của lão, lão khơng êm dịu được nữa rồi, lão đưa bàn tay run run chụp lấy chịm râu, nhìn thẳng vào Hiếu, tia mắt của lão như hai luồng lửa, lão rít lên:
- Hiếu? Ai đã mê muội mày hả?
- Không ai mê muội tôi được hết. Tôi thấy bác Sáu không phải là là…- Anh khơng tìm được tiếng, cứ là là như người cà lăm.
- Là cái gì hả?
- Không phải là người bán nước. - A!...mày muốn theo bọn đó rồi hả? - Tơi khơng biết. Ai đánh Tây thì tơi theo.
- Trời!. – Lão rít lên với giọng đầy kinh hãi; đôi mắt của lão như to hơn và như lấn ra khỏi mí mắt. Mặt lão xám lại, lão bng chịm râu ra, hai cánh tay khuỳnh khuỳnh lên, tràn tới, hung hãn như con gà trống phùng mang phùng cánh trước một kẻ thù [25, tr.209-210].
Không chỉ cha con Lão Trịnh mà cha con Năm Bầu cũng gặp những tình huống tương tự. Hai cha con đã xảy ra bất bình khi Chiến trương lên trang thờ một tấm trần điều, dựng lên một cái bàn thơng thiên. Thế nhưng “Có một hơm,
ơng thấy Chiến để lên trần điều một tấm ảnh nhỏ (…) Ông lật ngửa lật nghiêng, nhìn đi nhìn lại. Thật là một con người kỳ lạ. Khi Chiến về ông hỏi: - Chiến, mày để hình ai trên trang thờ, đàn bà khơng ra đàn bà, đàn ông không ra đàn ông vậy?
Chiến mở trịn mắt nhìn ơng. Ơng giật mình và ngạc nhiên. Chưa bao giờ ơng thấy Chiến nhìn ơng với cặp mắt nảy lửa và dữ dội như vậy, một cái nhìn của kẻ thù chứ khơng phải là cái nhìn của đứa con nữa.
- Của tơi ơng hỏi làm gì hả? – Chiến hét lên với ông”[25, tr.116].
Trong tác phẩm, những cuộc xung đột như vậy thường xuyên xảy ra. Không chỉ là mối quan hệ cha con mà còn cả trong mối quan hệ bạn bè. Nổi bật hơn cả là Tư Trịnh với Năm Bầu. Hai người vốn bất đồng quan điểm với nhau về cả quan niệm, nếp nghĩ. Để thể hiện điều này, tác giả thường dựng nên các màn đối thoại giữa hai người. Cuộc đối đáp gay cấn nhất giữa hai người đó là ở đoạn cuối tác phẩm khi mà hai bên đang gặp phải bi kịch bởi những đứa con làm trái ý của họ. Tác giả đã dựng nên bối cảnh của sự gặp gỡ chẳng khác gì sân khấu kịch. Màn đối thoại diễn ra rất gay cấn, hồi hộp, qua đó lột trần
bản chất và tính cách của mỗi nhân vật.
Khảo sát những màn đối thoại trong Đất lửa, một đặc điểm chúng tôi
nhận ra trong những màn đối thoại trong tác phẩm đó là Nguyễn Quang Sáng thường kết hợp với hành động vẻ bên ngoài, thái độ của nhân vật khi phát ngôn với nhân vật giao tiếp đối diện với mình, tốc độ phát ngơn nhanh, gay cấn, hồi hộp. Những câu sau khẳng khái hơn câu trước, mức độ tranh cãi theo chiều hướng tăng tốc. Đây cũng là một đặc trưng của loại hình kịch khi biểu diễn trên sân khấu. Qua đó, bộc lộ phẩm chất, tính cách bi kịch của nhân vật một cách rõ nét. Những màn đối thoại không chỉ cá nhân - cá nhân mà cịn có những màn đối thoại giữa tập thể (Việt Minh) - tập thể (tín đồ Hịa Hảo) trong đêm giao tranh “Hai bên cách nhau một chiếc cầu, khoảng cách độ hơn hai
mươi thước, cùng gườm nhau với cặp mắt thù hằn, thách thức, chỉ chỏ gào thét và chửi bới nhau:
- Đồ bán nước? Đồ phản động!
- Bọn mày là đồ bán nước, đồ quỷ dương - Đồ theo giặc, Việt gian, bán nước!
- Mày là quỷ dương, mày bán nước chớ ai bán nước. - Tổ cha mày!
Cứ như thế mà họ chửi nhau, mỗi người mỗi tiếng mỗi câu hỗn độn, ồn ào như một bầy ong. Ngần ấy tiếng chửi, ngần ấy tiếng gào la, hai bên vẫn chiếm lấy đầu cầu không bên nào tiến lên một bước”[25, tr.275].
Nguyễn Quang Sáng đã đặt nhân vật vào tình thế bi kịch và bộc lộ sự lầm lỡ của mình ở nhân vật đám đơng. Sự đối thoại từ hai phía mang tính chất đối lập nhau. Tác giả đã để cho nhân vật của mình tự nói lên tính cách, tâm trạng của mình. Trong những tình huống như thế, lời người kể là lời dẫn dắt thể hiện cảm xúc, thái độ của nhân vật phù hợp với cuộc đối thoại. Tác giả tỏ ra chú ý và dụng công miêu tả nhân vật qua cuộc đối thoại. Đây cũng là thế
mạnh của tiểu thuyết Nam Bộ. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy những màn đối thoại giữa các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm khá nhiều, khơng chỉ tạo cho câu văn giàu nhạc tính, diễn biến câu chuyện nhanh, kịch tính, bất ngờ mà qua đó chúng ta có thể nhận ra giọng điệu riêng của mỗi nhân vật. Đặc biệt, phải thừa nhận một điều là Nguyễn Quang Sáng rất tài tình trong việc lựa chọn ngơn ngữ nhân vật phù hợp với vai của của mình, với trình độ, xuất thân và tính cách của mình (ngơn ngữ đối thoại giữa Việt Minh và tín đồ Hịa Hảo). Vì thế ngơn ngữ đối thoại góp phần xây dựng nhân vật cũng như cá thể hóa nhân vật. Qua những lời đối thoại, hạn chế được sự ghép của tác giả “nhân vật thốt
khỏi tình trạng là cái loa phát ngơn của tác giả để phát triển tự nhiên”. Đó
cũng là một trong những cách tân đáng kể trong xây dựng nhân vật nói riêng và nghệ thuật tiểu thuyết nói chung và “Ẩn đằng sau những câu chữ vẫn ln
là tiếng lịng, những bi kịch thân phận được viết ra từ sự dẫn dắt tuyệt diệu mẫn cảm của nhà văn”.
* Độc thoại
Ngay từ Đất lửa, Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một năng lực khám phá
chiều sâu nội tâm với những trang phân tích tâm lý nhân vật đầy thuyết phục với những đoạn độc thoại nội tâm sắc sảo.
Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩa thầm kín, là lời tự nhủ thầm hoặc nhân vật nói to lên với mình. Độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống tinh thần của nhân vật, làm hiện rõ con người bên trong nó. Đây là một trong những thủ pháp hiện hữu nhất giúp nhà văn phơi bày nội tâm nhân vật, mơ tả nó từ bên.
Trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng nói chung, Đất lửa nói riêng,
ơng thường nêu rõ tình thế bi kịch của nhân vật mình khơng chỉ qua việc tạo nên sự đối lập giữa giữa hành động và nội tâm mà còn qua những đoạn miêu tả nhân vật độc thoại nội tâm sắc sảo. Với đặc trưng riêng này, Nguyễn Quang
Sáng đã bộc lộ khả năng nắm bắt những biến thái tâm hồn của con người. Bằng độc thoại nội tâm, tác giả đã diễn đạt những giằng xé, dằn vặt của nhân vật trước những biến cố cuộc đời, tạo nên giọng điệu thâm trầm sâu lắng. Trong Đất lửa, những đoạn miêu tả độc thoại nội tâm Hằng, lão Trịnh đã góp phần bộc lộ tính cách, tâm trạng nhân vật. Chẳng hạn những dòng độc thoại nội tâm lão Trịnh trong cái đêm mà lão phải chịu cái cảnh đau đớn, giày vị khủng khiếp vì khơng phân biệt lẽ phải - trái, đúng - sai“Ôi! Nếu ta biết rõ đâu
là chính tà thì ngọn gươm của ta sẽ khơng vị nể một người nào, bất cứ là ai”
[25, tr.272] đã thể hiện một cách sâu sắc tình thế bi kịch của nhân vật.
Giọng điệu độc thoại trong Đất lửa thường gặp ở đây mượn hình thức tự
bạch của các nhân vật. Ở đây, khơng chỉ có Tư Trịnh mà các nhân vật khác như Hằng, Năm Bầu, Phát cũng bộc lộ tâm trạng của mình qua hình thức độc thoại như vậy. Người đọc xúc động trước những suy nghĩ Hằng bộc bạch trong lúc bị thương, đang cơn hấp hối “Anh! - Hằng vừa gọi vừa đưa tay bấu chặt
lấy vai Phát và nàng muốn nói: - Cha đã chết rồi…sao bây giờ anh mới về? Cha có bảo anh đừng có trả thù…nhà ai đang bị cháy đó anh…Đưa em đi đi anh. Đưa em ra khỏi chỗ này nhanh đi anh. Em không sống ở đây nữa đâu. Nhớ anh, mong anh, người ta sẽ chém giết em chết mất thôi.(…) Em sẽ đi với anh. Em sẽ sống với anh và chết với anh thôi!...”[25, tr.284]. Đoạn văn gây sự
xót thương ngậm ngùi trong lòng độc giả. Nguyễn Quang Sáng đã tạo ra cho mỗi nhân vật một giọng điệu của độc thoại nội tâm riêng. Với Lão Trịnh, đó là sự băn khoăn day dứt đến “bốc cháy cả đầu”, sự băn khoăn giữa tà hay chánh. Với Hằng, đó là sự xót thương da diết của những người yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Với Năm Bầu đó là sự dứt khốt khẳng khái kể cả với bạn bè là lão Trịnh hay với thằng Chiến mà ông cho là “đồ bất hiếu”, với Phát là sự phân vân lưỡng lự khi quyết định đưa quân về giải nguy cho cha và tấn công vào lực lượng Hịa Hảo. Tất cả nhằm mục đích thể hiện bi kịch tâm trạng riêng
của mỗi nhân vật mà Nguyễn Quang Sáng muốn gửi gắm đến bạn đọc. Những dòng độc thoại nội tâm của các nhân vật trong tác phẩm thể hiện cái nhìn hiện thực mang tính dân chủ của người viết. Với thái độ không khoan nhượng với những nghịch cảnh trớ trêu của cuộc đời, các trang viết của Nguyễn Quang Sáng góp phần tái hiện bức tranh hiện thực nhiều chiều.