Bất hạnh trong khát vọng chân chính của con người cách mạng

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 41 - 46)

Tình u và khát vọng ln là động lực giúp con người tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác, giúp cuộc sống được mãi tiếp diễn sinh sôi. Trước sau, các nhà tiểu thuyết đều có tấm lịng thiết tha với đời người, đều khẳng định sức

sống mãnh liệt của con người, chia sẻ những biến cố bất hạnh, khát vọng chân chính của con người - nhất là những người cách mạng. Có điều sức sống mãnh liệt đó khơng chỉ nhìn nhận qua các chiến cơng, thành tích mà cịn được phát hiện, khám phá từ những mặt yếu đuối, thất bại của con người. Đọc Đất lửa, chúng ta day dứt mãi vì những khát vọng tha thiết, mãnh liệt của con người, nhất là những con người cộng sản. Đó là những ước muốn chưa thực hiện được nhưng đã phải đối diện với cái chết một cách oan uổng, thảm thiết. Sáu Sỏi - một người nông dân cách mạng, một Đảng viên cộng sản dù đứng trước cái chết, vẫn giữ trong mình tư thế của người chiến thắng. Đứng trước cái chết “ông không hề run sợ, cũng khơng tỏa ra ốn giận, trách móc những người bà

con làng xóm vì mê muội đã đẩy mình đi đến chỗ chết. Ơng chỉ càng thêm lo lắng và thương xót cho họ”[25, tr.280]. Bi kịch của Sáu Sỏi chính là nỗi đau

khổ, dằn vặt của cá nhân chưa thực hiện được và nó động chạm đến “lẽ sống,

tình u và sứ mệnh của con người nói chung”[15, tr.143]. Người đọc còn xúc

động trước cảnh nghiến chặt răng để cầm được nước mắt của Sáu Sỏi khi trở về làng và bị bà con - những người cùng làng cùng xóm với mình vây bắt “Trước cảnh đó, bác (…) khơng thấy thù hằn họ. Họ đã đi sâu vào con đường

lầm lạc quá rồi. Bác nghiến chặt răng để cầm được nước mắt. Bác ngước nhìn quanh và cất tiếng: - Bà con! Tôi là Sáu Sỏi đây mà! Tôi không phải là do thám. Tôi về đây để cùng với bà con đồn kết đánh Tây cứu nước!”[25, tr.69].

Có lẽ, nỗi đau lớn nhất của Sáu Sỏi là sự lầm lạc quá lớn của hàng triệu, hàng triệu bà con tín đồ đang mê muội, tàn sát lẫn nhau. Bi kịch của Sáu Sỏi là sự bất lực giữa khả năng với hiện thực, đó khát vọng, ước mơ muốn thay đổi nhận thức, sự thức tỉnh của những kiếp người lầm lạc kia. Ngay cả người bạn thân của Sáu Sỏi đó là Tư Trịnh cũng để ngoài tai những lời như “van lơn” của Sáu Sỏi và đã “xuống tay chém” Sáu Sỏi. Đọc những trang văn miêu tả tư thế của Sáu Sỏi trước giờ lên máy chém, người đọc như nín thở, đứng tim nhưng rồi

cũng sững sờ, thảng thốt trước những lời nói hùng hồn, xúc động của người chiến sĩ cộng sản ấy “Bà con! Nếu bà con có gặp thằng con của tơi, bà con hãy

nói lại giùm tơi, bảo với nó, bảo nó bắn vào đầu kẻ giặc, phải bắn vào đầu tên

Quản Dõng kia, cịn đối với bà con, thì bảo nó đừng có trả thù”[25, tr.214].

Khơng chỉ với Sáu Sỏi mà với Phát, đứa con trai duy nhất của ông cũng gặp bi kịch riêng. Đó là sự cách trở, tan vỡ trong tình yêu, sự mâu thuẫn giữa tình cảm cha con và tình cảm đối với nhân dân tín đồ, giữa tình cảm và lí trí, giữa chiến thuật trong đêm dẫn đơn vị trở về cứu cha “tiến đánh hay rút lui”. Đó là những mâu thuẫn thường trực ln giằng xé tâm can của người chính trị viên ưu tú này. Trước lời tâm sự rất hồn nhiên ngây thơ của Hằng “Nếu nhà em

đói, em sẽ ốm, tóc em sẽ rụng, tóc của em khơng dài nữa, em sẽ…anh có cịn thương em nữa khơng, hở anh?”[25, tr.160]. Phát mạnh dạn an ủi “Em đừng sợ! Khơng đói đâu”[25, tr.160]. Để trả lời cho câu hỏi của Hằng là sự dứt

khoát, đầy hứa hẹn, đầy bản lĩnh của của một người đàn ơng sẽ đóng vai trị trụ cột gia đình sau này, một người cách mạng chăm lo cho quần chúng nhân dân “Rồi em sẽ thấy” đã nói lên tất cả. Hiện thực lịch sử thời đó chưa cho phép Phát thực hiện điều đó nhưng đó dường như là lời nói hộ khát vọng khơng chỉ riêng Phát mà cho những con người cách mạng nói chung. Là ước muốn được thay đổi, đem lại một cuộc sống no ấm cho quần chúng nhân dân. Đó là sứ mệnh thiêng liêng cao cả của truyền thống anh bộ đội cụ Hồ. Thế nhưng trong thời điểm hiện tai, ước muốn vẫn chỉ là ước muốn, khát vọng vẫn chỉ là khát vọng, Phát chưa thể nào thực hiện được. Đó là một trong những bất hạnh của những con người cách mạng nói chung khi phải chấp nhận sự thật phũ phàng này.

Trong đêm nhận nhiệm vụ giải nguy cho cha, lòng Phát trăm mối lo lắng vì những dự cảm chẳng lành. Khi Hiếu báo tin cha mình đã bị giết hại, đau đớn đến tột độ nhưng Phát vẫn biết kìm nén cảm xúc để khơng bùng phát

những hành động quá khích khi đồng đội định tấn công vào lực lượng Hòa Hảo “Thơi anh Bảy! Phát nói giọng đau đớn và lạnh lùng - Dù sao thì cha tơi

cũng đã chết rồi. Có làm gì nữa thì cha tôi cũng không sống lại nữa đâu . Chúng ta rút thôi, anh Bảy”[25, tr.268]. Đứng trước cảnh ngộ đó, Phát cố trấn

an tinh thần và cầu mong mọi người “Hãy thương lấy họ. Hãy tha thứ cho

những hành động mù quáng của họ. Hãy quay mũi súng về phía kẻ thù (…)

Hãy đến với những người lỗi lầm ấy với một lòng yêu”[25, tr.171]. Bi kịch ở

Phát chủ yếu đó là bi kịch giữa ước muốn với thực tại. Sự dằn vặt có lẽ sẽ đi theo anh đến hết cuộc đời “Cuộc đời anh chỉ cịn có cha, anh yêu cha, anh

muốn cứu cha ra khỏi cái chết, nhưng anh vẫn giữ vững được tình cảm và ý nghĩ của anh đối với Hòa Hảo. Anh thấy đau đớn và cay đắng hơn thù hằn

họ”[25, tr.172]. Nhiều lúc cũng băn khoăn “Đơi lúc anh khơng muốn tự mình

đưa đơn vị về làng, anh khơng muốn người làng phải chết khi anh trở về (…) nhưng khơng cách nào khác hơn”[25, tr.172]. Đó là thử thách rất lớn mà Phát

phải vượt qua. Bi kịch khát vọng ở Phát chính là sự mâu thuẫn giữa lý tưởng và tình yêu, giữa lý tưởng và tình phụ tử. Phát đành phải hi sinh tình yêu, tình phụ tử để thực hiện lý tưởng của mình đó là rút lui, tuyệt đối khơng bắn vào bà con tín đồ để từ đó thực hiện mục tiêu lớn hơn: lơi kéo họ về phía cộng sản để đoàn kết chống lại kẻ thù cho dù Phát rất yêu Hằng, rất thương và muốn trả thù cho cha. Đó chính là sự bất hạnh q lớn khi không thực hiện được những ước muốn của mình. Đọc Đất lửa, chúng ta khâm phục Phát với những suy

nghĩ, những khát vọng và những hành động cao đẹp của anh. Cảm thông với những biến cố bất hạnh mà Phát gặp phải, học tập được sự vững vàng kiên định của một Đảng viên cộng sản. Chung quy lại, bi kịch của Sáu Sỏi, của Phát là bi kịch của những người cách mạng bất hạnh khi khơng thực hiện được lí tưởng, khát vọng. Ở họ có sự đối lập giữa ước muốn với thực tại. Đặc biệt, cái chết của Sáu Sỏi mang ý nghĩa lớn lao bởi lẽ “trong bi kịch thường

có chết chóc. Nhưng cảm hứng chủ đạo của bi kịch là khẳng định sự bất tử của con người là những ước vọng bất từ của con người”[25, tr.39].

Nguyễn Quang Sáng quả rất tài tình khi đặt nhận vật của mình trong hồn cảnh éo le như vậy. Trong những tác phẩm của mình, ơng thường xuyên đặt nhân vật của mình trong những tình huống khó xử mang đậm kịch tính. Và bi kịch khát vọng của con người luôn được chú ý trong sáng tác của ơng. Đó là sự xung đột, mâu thuẫn giữa những ước muốn, khát vọng riêng tư và khả năng không thực hiện được những khát vọng đó trong cuộc sống. Đó là sự đau khổ, dằn vặt của cá nhân và nó động chạm đến lẽ sống, tình yêu và sứ mệnh của con người. Bi kịch của Sáu Sỏi, của Phát mang những đặc điểm như vậy. Có lẽ, xuất thân từ một nhà văn quân đội, sống và gắn bó nhiều với cách mạng, với kháng chiến, Nguyễn Quang Sáng đã rất am hiểu và từng trải với những bi kịch kiểu như thế. Và cũng thật dễ hiểu vì sao nó đi vào tác phẩm của ông một cách tự nhiên và cảm động đến như vậy.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)