Xung đột nội tâm, tính cách

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 49 - 53)

Một trong những phương diện thử thách tài năng, nắm bắt và lý giải đời sống, bộc lộ rõ quan niệm con người của nghệ sĩ là phương diện miêu tả thế giới nội tâm, thế giới tâm lý và tinh thần nhân vật. Nguyễn Khải quan niệm nghệ thuật “là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người”. Khi sáng tác, Bùi Hiển “chú ý nhiều đến tâm lý nhân vật, cố len lỏi vào thế giới bên

trong ấy của nhân vật, xem nó nói năng, nghĩ ngợi, hành động, cử chỉ thế nào cho đúng”. Miêu tả xung đột nội tâm là một trong những phương diện cơ bản

thể hiện chiều sâu tính cách nhân vật. Cách hình dung những cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật về thế giới và con người, về bản thân mình phản ánh quan niệm của tác giả về thế giới nội tâm của con người.

Thế giới nội tâm của con người được chú ý như một đối tượng miêu tả cơ bản, Nguyên Hồng thì cho rằng “Con người thời đại mà văn học xây dựng phải

là một con người trải qua thật một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khó về tư tưởng, về tình cảm, về lề thói, giữa cái hay và cái dở, cái đẹp và cái xấu,

con người được nhìn thấy thật đúng là nó với bước tiến của nó”. Theo Bùi

Hiển “một hiện tượng rất thực và thông thường trong tâm lý con người là quá

trình đấu tranh giữa hai mặt tốt - xấu...”. Nhưng điều đó khơng chỉ chứng tỏ

các nhà văn muốn vươn tới sự hiểu biết và miêu tả con người thông qua sự phát triển phong phú, biện chứng của thế giới mà cịn tạo đà cho văn học nói chung bắt kịp sự vận động phong phú, đa dạng để thể hiện con người sâu sắc hơn. Trong Đất lửa, ta thấy ở Hằng, đó là sự giằng co riêng - chung, tình cảm và lý trí, niềm tin ở cách mạng và tin tưởng vơ thức ở cả Trời Phật cứ đan xen

trong suy nghĩ và tâm trạng. Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật chủ yếu là tập trung vào miêu tả tâm trạng nhân vật thông qua sự đấu tranh, xung đột trong tâm lý, nội tâm nhân vật, qua đó để bộc lộ rõ những mặt tốt - xấu, hèn yếu - cao thượng của nhân vật. Những diễn biến trong tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật thường có vẻ hỗn độn, ngẫu nhiên, chúng không tuân theo sự thống nhất chặt chẽ bên ngoài cốt truyện mà tuân theo sự thống nhất chặt chẽ bên trong của biểu hiện nội tâm nhân vật. Tác giả tập trung soi rọi, khám phá tâm tình con người, từ đó nêu ra những chủ đề về các mối quan hệ xã hội. Những nét xung đột được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm trực tiếp hay gián tiếp biểu hiện hoặc dẫn đến xung đột cá nhân - tập thể trong ý thức nhân vật. Cần hiểu rằng, bản chất của cái bi là sự xung đột giữa con người mang ý hướng lý tưởng cao đẹp với các thế lực cản trở, hủy hoại sự thực hiện ý hướng, lý tưởng đó. Tuy nhiên, để đạt đến một tình huống bi kịch thì việc nhận thức tình cảm của chủ thể bi kịch đóng vai trị quan trọng. Một khi đã rơi vào trạng thái bi kịch, con người ta trải qua sự căng thẳng, lo âu sâu sắc trong tâm hồn, từ trong tiềm thức của họ phải chịu những đau khổ, dằn vặt. Sự lo âu, đau khổ này nảy sinh chủ yếu không chỉ do xung đột với các thế lực bên ngồi mà đơi khi qua những tình huống xung đột, tính chất bi kịch của các tình huống làm nảy sinh những mâu thuẫn và đấu tranh bên trong, nảy sinh trong ý thức, trong tâm hồn con người. Chỉ khi nảy sinh trong tâm hồn con người sự đấu tranh nội tâm, đấu tranh với bản thân mình, gây ở con người sự xúc động thống thiết, sự đau khổ thì mới nảy sinh bi kịch. Nguyễn Quang Sáng đã nắm bắt được điều này và đã để cho nhân vật của mình trải qua quá trình đấu tranh nội tâm, xung đột nội tâm gay gắt. Tác giả đã dành 40 trang sách để miêu tả bi kịch nội tâm của Hằng. Những ý nghĩ bỏ đạo hay bỏ Phát như đốt cháy người Hằng “Nếu khơng kéo được Phát vào đạo thì một là bỏ đạo hai là bỏ Phát. Không! Hằng không thể nào bỏ đạo được.(…) Bỏ Phát? Không! Hằng cũng không thể nào

bỏ Phát được”[25, tr.31]. Suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, Hằng luôn trong

trạng thái đấu tranh dằn vặt về nội tâm như vậy. Nhiều lúc Hằng không biết giờ phải tin ai, theo ai, Hằng như mất tất cả phương hướng. Đối với Hằng, đạo và Phát cả hai đều quan trọng, không thể bỏ ai, chọn ai. Nếu theo đạo thì nàng phải từ bỏ tình yêu của mình - Hằng khơng làm được điều đó. Đã qua nhiều đêm khơng ngủ, Hằng tự vấn về bản thân “Ai là người xấu? Hằng không biết

được! Phát là người xấu! Không! Phát không phải là người xấu! Phát là người tốt. Nếu thế thì cha nàng, anh nàng và tất cả tín đồ đều là người xấu hay sao? Không! Cha nàng, anh nàng cũng khơng phải là người xấu!Thế thì ai là người xấu? Nàng khơng đáp được câu hỏi của mình”[25, tr.43].

Không chỉ Hằng mà lão Trịnh cũng luôn ở trạng thái dằn vặt, đấu tranh nội tâm như vậy. Nguyễn Quang Sáng tỏ ra rất am hiểu tâm lý nhân vật, ông luôn đặt nhân vật của mình trong trạng thái đấu tranh, xung đột nội tâm để từ đó tơ đậm bi kịch trong bản thân họ. Lão Trịnh ln hồi nghi con đường đi của mình. Trước lúc giết Sáu Sỏi, lão cũng đấu tranh nội tâm dữ dội “Ôi! Giá

mà đầu óc của ta chỉ cứ biết tin tưởng vào đấng thiêng liêng, khơng cịn biết suy nghĩ gì nữa như những tín đồ khác! Giá mà ta được như các vị thiên lơi chỉ có biết đánh theo lời truyền của trời Phật? Giá mà lòng dạ ta được lạnh như đồng với tất cả người thân, để ta được sung sướng khi giết được một người ngoại đạo như sung sướng được bước lên một nấc thang của cõi niết bàn. Cái tình nghĩa người thân làm cho lương tâm lão giãy giụa lên những cơn đau đớn”[25, tr.80]. Trong con người lão vẫn còn rơi rớt lại chút lương tâm. Nếu

như khơng có điều này thì bản thân lão lại không bị dồn đến mức bi kịch như vậy. Bởi lẽ, những xung đột nội tâm chỉ xảy ra trong con người có sự phát triển về đạo đức, phẩm chất đạo đức, có năng lực nâng những xúc động của mình, sự tự ý thức của mình lên đến bi kịch. Con người hèn hạ khơng có phẩm chất đạo đức thì khơng thể trở thành chủ thể bi kịch. Nhưng nếu không giết Sáu

Sỏi, bản thân lão sẽ mắc tội lớn với trời Phật. Lão từng quỳ dưới bàn thông thiên thành kính với trời Phật sẽ hiến trọn đời mình cho đạo. “Lão lẩm bẩm

đến lời dạy của đức Thích ca mâu ni: “Phải xét đốn những gì mà ta làm…

[25, tr.255] và lão tự hỏi: “Nếu ta theo Sáu Sỏi để đánh Tây thì có làm trái lời

dạy của Phật không? Linh hồn của ta sẽ ra sao? Nếu ta gạt bỏ tình nghĩa riêng tư cứ một lịng theo đạo thì cịn gì nhục nhã bằng, ta là người đầu hàng giặc! Mà không, đạo ta có phải đầu hàng giặc đâu, ta đã lẩn thẩn rồi, Nam mô A di đà Phật, đạo ta hàng giặc đây là hàng đỡ…Nhưng trong tất cả kinh thơ, có câu nào dạy ta tạm hàng giặc? Tại sao những người kháng chiến vô đạo mà lại đánh Tây? Ai bảo ta đi tạm hàng giặc? Lệnh trên! Trên là ai? Việt Minh là kẻ thù của đạo ta ư? Vì sao? Việt Minh là quỷ dương thực sự đấy ư? Hay

những người như Quản Dõng? Hay chỉ là Tây thơi?”[25, tr.256]. Đầu óc lão

Trịnh đang rối lên vì những câu hỏi đó. Ngịi bút Nguyễn Quang Sáng đã theo dõi sát sao diễn biến tâm lý, sự xung đột bên trong đầu óc lão. Thế rồi “A! lão

bỗng kêu vụt lên. Lão vụt ra một ý nghĩ mới (…) Ta sẽ không đầu hàng giặc, ta sẽ đánh Tây, vì Tây là kẻ cướp nước, ta khơng thể hàng nó được. Như thế, sẽ khơng có ai dám nói ta đầu hàng giặc và ta đánh cả Việt Minh, như thế, sẽ khơng có bổn đạo nào dám coi ta là phản đạo? Ta là người làm đúng lời Phật nhất? Đúng nhất”[25, tr.256]. Lão luôn trong trạng thái phân vân như vậy

trước khi đi đến hành động ra tay chém Sáu Sỏi.

Các tác phẩm chứa đựng yếu tố bi kịch không thể không đi sâu thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm thường trực gay gắt, căng thẳng của nhân vật. Rõ ràng, muốn lột tả được nội dung ấy, nhà văn không chỉ thể gia cơng xây dựng các tình huống xung đột có tính chất đối kháng giữa cá nhân với xã hội, mà còn phải thể hiện những “trận bão trong đầu” giữa phần cao cả và thấp hèn, giữa phần con với phần người, phần rồng phượng với phần rắn rết trong mỗi con người. Đất lửa - với một lợi thế về dung lượng của tiểu thuyết, Nguyễn Quang

Sáng đã có dịp để đi sâu vào đến tận cùng đời sống nội tâm và những xung đột nội tâm của chính họ, thể hiện bi kịch ngay chính bản thân họ. Lão Trịnh trong tác phẩm đã không vượt lên cái cao cả, phần lương tri cịn lại trong ơng bởi lẽ, cái hèn nhát, cái u mê tăm tối đã che khuất, cướp mất những phẩm chất cao quý còn lại ở ơng. Đó là bi kịch của cá nhân, của cuộc đời ông, là bi kịch chung của những tín đồ Hịa Hảo - bi kịch của sự lầm lạc.

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)