Không gian như môi trường hiện diện và chi phối suy nghĩ của nhân vật, cũng góp phần thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá con người của nhà văn. Không gian chủ đạo làm bối cảnh cho câu chuyện về sự xung đột đời - đạo ở
Đất lửa là không gian làng quê “có thể xem sân khấu cuộc đời được dựng ngay
tại làng Mỹ Long Hưng (quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên)”[14, tr.9]. Đặc biệt
trong tác phẩm, không gian bối cảnh thiên nhiên vùng sông nước Cửu Long làm nền chủ yếu cho những tấn bi kịch mang màu sắc đối lập. Tác phẩm có nhiều đoạn miêu tả thiên nhiên hết sức nên thơ, nhưng cũng có khi thiên nhiên như nhuốm tâm trạng nhân vật. Lão Trịnh sau khi giết Sáu Sỏi chừng như khơng thốt khỏi bế tắc, nhưng thiên nhiên lúc này dường như đang dần hóa giải cho tấn bi kịch đời lão “Cánh đồng trước mắt lão chỉ còn là cánh đồng
hoang của cỏ lác, cảnh vắng lặng ấy chỉ cịn có cánh vạc đi ăn đêm những bầy đom đóm lập lịe và tiếng dế run ri rỉ. Những cơn gió miên man đưa hương sen dìu dịu thổi vào lồng ngực lão. Lão nghe như cơn gió trong lành của cánh đồng khuya ấy đang thổi tan dần những chất độc đã thấm đen trong lịng mình, lão thấy tâm hồn được mát nhẹ, thấy mình như đang mê trong cơn điên loạn của giết chóc và tang tóc dần dần được tỉnh lại”[25, tr.238]. Đôi khi thiên
nhiên trên “đất lửa” cũng nhuốm màu bi thương, đen tối “Từng bầy quạ đen
réo nhau quang quác bay rảo theo sơng tìm xác chết”, “Mặt trời đã ngả về phía rặng cây xa, bừng lên như một đám cháy (…) Chân trời như ứa máu”[25,
tr.132], “Mưa lạnh những con người không nhà, mưa mịt mù và dầm dề”. Quả thật “Những bức tranh có màu sắc đối lập như trên đã làm nền cho những tấn
bi kịch trong Đất lửa”[14, tr.9]. Thiên nhiên một mặt gắn liền với tâm trạng
nhân vật và hoạt động của nhân vật, mặt khác cũng gắn liền với tâm trạng của người kể chuyện. Bối cảnh thiên nhiên gắn liền với tâm trạng khác nhau của từng nhân vật mà tác giả muốn thể hiện. Với lão Trịnh “cái bóng đêm u uẩn
dưới mây đen, những tiếng chó đầu trên xóm dưới tru trú lên và tiếng sóng vỗ ầm. Tất cả cái ấy như đè nặng nỗi đau đớn vò xé tâm can lão”[25, tr.205], với
Hiếu con trai lão Trịnh “Cái cảnh bao la mờ mịt của dịng sơng và tiếng ầm ì
của sóng gió như mang một nỗi buồn trơ trọi đến vò xé tâm can anh”[25, tr.236].
Bên cạnh bối cảnh không gian thiên nhiên, tác giả còn tạo dựng khơng gian bối cảnh xã hội đó xã hội Nam Bộ những ngày trước và sau Nam Kỳ khởi nghĩa với những mối xung đột giữa các phe phái, xung đột trong nội bộ nhân dân, trong các gia đình, trong tình u đơi lứa, đặc biệt ở làng Mỹ Long Hưng - một vùng đất có phong trào cách mạng rất cao. Các mối xung đột có mối quan hệ ràng buộc “tăng cường tính phức tạp và làm nóng thêm quả bom ở
miền Đất lửa”[14, tr.9].
Bên cạnh đó, có một loại khơng gian nữa cũng chiếm ưu thế trong việc tạo nên yếu tố bi kịch trong tác phẩm là không gian tâm trạng. Bối cảnh tâm trạng ở đây là thế giới nội tâm nhân vật “Đó là những dịng hồi ức, những niềm
vui, ước mơ, ám ảnh, băn khoăn trong tác phẩm”. Không gian tâm trạng ở Đất lửa đó là những nỗi day dứt, băn khoăn trong nội tâm nhân vật Lão Trịnh,
Hằng, Năm Bầu, là những ước mơ, khát vọng của Sáu Sỏi, Phát,…Sự kết hợp của các loại khơng gian đó góp phần tái hiện những bi kịch đan xen phức tạp trong xã hội Nam Bộ đương thời.