Rạn vỡ trong quan hệ gia đình

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 25 - 30)

“Cuộc sống của những nhân vật trong “Đất lửa” chằng chịt những mối

quan hệ éo le. Mỗi gia đình đều có những bi kịch khác nhau”[2, tr.279]. Để

tăng tính sinh động của bi kịch lịch sử - xã hội, Nguyễn Quang Sáng đã cụ thể hóa thành các bi kịch gia đình “người ta có thể giải quyết các xung đột xã hội

bằng một nhát súng nhưng không thể dùng giải pháp ấy trong mối xung đột

giữa những người thân thiết, bởi vậy, kịch tính càng tăng”[14, tr.10]. Có thể

thấy sự phức tạp đó trong gia đình nhân vật chính Lão Trịnh. Cuộc đời lão gặp nhiều éo le trắc trở, lão đã sớm phải chịu cảnh “gà trống nuôi con”. Một nông dân nghèo, hiền lành, ngay thật bị hồn cảnh xơ đẩy đến cùng. Vợ lão vì kế sinh nhai của gia đình mà đã phải chịu cảnh chết chóc đau đớn để lại cho lão ba đứa con: đứa con trai lớn đó là Hiếu - 15 tuổi, một đứa lên tám, một đứa lên ba. Là một người tính tình rất nóng nảy, sơi nổi và dữ dội, lão luôn “lấy ngực ở

đời”, đi đầu trong mọi cuộc biểu tình đấu tranh. Sau thất bại của cuộc khởi

nghĩa Nam Kỳ, lão bỏ làng ra đi, mang theo hai đứa con nhỏ. Mấy năm sau trở về, lão già Tư Trịnh trong một bộ dạng độc đáo “tóc dài đến chấm lưng, râu

cằm che mất cả cổ. Lão mặc quần áo màu dà”[25, tr.15]. Lão về một mình cịn

hai đứa con nhỏ thì bị chết ở tận làng Hịa Hảo trong năm bị dịch tả. Bản thân lão vừa mang những đặc trưng của con người Phật giáo Hòa Hảo Nam Bộ, vừa chứa đựng một phần lịch sử. Thông qua số phận long đong của lão, người ta có thể thấy được số phận của người nông dân yêu nước sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị dìm trong bể máu. Khi mang hai con sang đất Hòa Hảo lánh nạn, tại đây, lão dằn vặt giữa hai con đường: vào đạo hay không vào đạo? Lúc đầu, lão vào đạo chỉ để che mắt kẻ thù, nào ngờ, trước sự hấp dẫn của giáo lí Phật giáo, lão đã từ bỏ con đường cộng sản vô thần. Khi quay về làng cũ, lão được cử làm phó Ban trị sự đạo. Để thực hiện âm mưu cắt đứt hoàn toàn sợi dây liên hệ giữa Tư Trịnh với cộng sản, Quản Dõng ra lệnh cho lão phải giết Sáu Sỏi. Lão

đã sống trong nỗi đau khi nhận lệnh dùng gươm hạ sát người bạn chí cốt của mình từ thời Nam Kỳ khởi nghĩa. Lão luôn tự dằn vặt bản thân, chất vấn để tìm ra lẽ đúng sai khi quyết định giết Sáu Sỏi “Nếu ta theo Sáu Sỏi để đánh

Tây thì có làm trái lời dạy của Phật khơng? Linh hồn của ta sẽ ra sao? Nếu ta gạt bỏ tình nghĩa riêng tư cứ một lịng theo đạo thì cịn gì nhục nhã bằng, ta là người đầu hàng giặc, ta là người đầu hàng giặc (…)Tại sao những người kháng chiến vô đạo mà lại đánh Tây? Ai bảo ta đi tạm hàng giặc? Lệnh trên! Trên là ai? Việt Minh là kẻ thù của đạo ta ư? Vì sao? Việt Minh là kẻ thù của đạo ta ư?Vì sao?Việt Minh là quỷ dương thật sự đấy ư? Hay những người như Quản Dõng? Hay chỉ là Tây thôi? (…). Ta sẽ không hàng giặc, ta sẽ đánh Tây (…). Như thế sẽ khơng có ai dám nói ta đầu hàng giặc và ta đánh cả Việt Minh, như thế, sẽ khơng có bổn đạo nào dám nói ta là phản đạo. Ta là người làm đúng lời Phật nhất? Đúng nhất?”[25, tr.256]. Đó là giải pháp hợp lí khiến

Tư Trịnh vung gươm chém chết người bạn thân nhất của mình.

Khơng chỉ lão Trịnh mà Hiếu, con trai lão Trịnh cũng gặp tình huống bi kịch, Hiếu dạy võ cho tín đồ Hịa Hảo nhưng thâm tâm lại ủng hộ Việt Minh hết mình. Việc Ban trị sự đạo bắt và giết Sáu Sỏi đã khiến Hiếu bất bình dữ dội và đó là ngun nhân khiến hai cha con xảy ra bất đồng gay gắt. Trước giờ giết Sáu Sỏi, hai cha con đã có một cuộc cãi vã quyết liệt. Người cha “mang nặng

những nỗi đau đớn đến vò xé tâm can”[25, tr.205]. Người con tỏ ra vô cùng

“hung dữ”, điên loạn, và căm hờn trước hành động của người cha mà mình sắp phải chứng kiến. Trong con mắt của Tư Trịnh, Hiếu là một đứa con ngoan. Nhưng nào ngờ “từ khi Phát, Sáu Sỏi từ U Minh trở về làng không bao lâu,

Hiếu khơng cịn hăng hái nữa, đã sinh ra buồn rầu và ủ dột”[25, tr.206]. Đặc

biệt, khi lão Trịnh vừa từ pháp trường trở về cùng với “cây gươm trường đeo

bên hơng” chuẩn bị thi hành nhiệm vụ của mình, Hiếu đã nhìn cha với cặp mắt

cái hung hãn trong đôi mắt ấy nhưng với tính khí của lão, lão không thể cho qua “Hừ! Tao giết?”[25, tr.297]. Cứ như thế, tình cảm của hai cha con ngày một rạn nứt, càng ít khi ngồi nói chuyện với nhau, càng ngày, hai cha con càng xa cách dần. Sự hung hãn của Hiếu đã xoáy sâu vào cái đau đớn của lão “Lão

thấy người như rụng dần từng khớp xương thớ thịt. Nước mắt của lão tn trào ra, lăn dài theo chịm râu. Lão thấy cần có một bàn tay an ủi, lão nhớ đến vợ, lão lại muốn làm lành với con”[25, tr.207]. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của

lão, lão nghĩ rằng hai cha con chỉ bất đồng quan điểm và việc bắt, chém giết Sáu Sỏi mà thôi. Lão không ngờ rằng, trong đêm hai phe Việt Minh - Hịa Hảo đánh nhau, con mình đã chạy sang phía Việt Minh. Hai cha con đối đầu nhau. Trong khi lão Trịnh hăng hái dẫn đầu lực lượng Hịa Hảo xơng lên thì nghe phía bên kia, tiếng loa của Hiếu kêu gọi đồng bào hãy rút lui “Anh em bộ đội

về đây để cùng bà con bổn đọa đồn kết đánh Tây cứu nước. Người Việt khơng đánh người Việt. Xin bà con hãy dẹp đao kiếm trở về”[25, tr.304]. Hai cha con

hai trận tuyến khác nhau “lão bủn rủn cả tay chân. Lão muốn xơng lên, chém

lấy nó. Lão muốn đưa tay kéo nó trở về. cả hai thứ tình cảm ấy giằng xé trong con người lão. Và chung quanh, mọi người đang nguyền rủa lão”[25, tr.305].

Nhân vật lão Trịnh khơng chỉ được miêu tả qua hành động mà cịn được miêu tả qua nội tâm. Tuy tính tình nóng nảy nhưng từ sâu thẳm bên trong, lão rất thương Hiếu, bao nhiêu ao ước đều đặt nơi Hiếu cả. Thế mà giờ đây, Hiếu lại phản lại lão, phản lại bà con bổn đạo. Mặc dù rất căm giận nhưng lão không thể giết con “nếu tác giả để cho lão giết con thì khơng thực, nếu để lão chấp

nhận đầu hàng thì khơng hợp với tính khí của lão”[14, tr.10]. Tác giả đã chọn

cho lão con đường riêng đó là tạm thời rút khỏi hàng ngũ “Lão Trịnh sợ mọi

người, xấu hổ với mọi người và sợ nhìn cái chết của con, lão nép vào bóng tối, lưng cịng xuống như muốn thu người lại, lão vừa nhìn dáo dác vừa từng bước trở về”[25, tr.306]. Trên đường về, lão như nghe tiếng sấm bên tai khi Năm

Bầu bạn lão nói rõ ý định theo Việt Minh. Thiết nghĩ, những người quen lấy ngực ở đời như lão Trịnh chưa dễ đã lay động được tư tưởng. Đó cũng là nguyên nhân kéo dài bi kịch cuộc đời lão. Thiên nhiên lúc này như đang chất chứa, nhuốm đậm tâm trạng phức tạp của con người, vẫn đang trong những suy nghĩ, những tư tưởng tối tăm, chưa tìm ra lối thốt “Ơng cau mày nhìn sâu

vào đêm tối. Hàng cây bên kia bên bờ sơng đã tan trong bóng tối. Dịng sơng lấp lống những ngọn sóng bạc đầu và ào ào. Gió vẫn dồn mây đen kéo về. Một vài tiếng sấm rền lên. Một tia chớp rạch nứt đêm tối. Cảnh vật chớp hiện lên, rồi tắt ngấm”[25, tr.312].

Kiểu bi kịch gia đình khơng chỉ có ở nhân vật Tư Trịnh mà cịn có ở nhân vật Năm Bầu, do đó đã tô đậm màu sắc bi kịch trong tác phẩm. Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Năm Bầu đã luôn sát cánh với Sáu Sỏi, Tư Trịnh. Tuy nhiên, sau cuộc khởi nghĩa, cùng với tâm trạng chán nản, thất vọng chung, khác với Tư Trịnh, Năm Bầu vẫn giữ lập trường ủng hộ Cộng sản tới cùng. Hai đứa con ông: Lành ủng hộ Cộng sản nhưng Chiến lại căm ghét Cộng sản tột độ. Khác với Lành, mỗi lần nhắc đến Chiến là “nỗi đau khổ lại quặn lên trong

người ông”. “Lâu nay, Chiến không phải là thằng Chiến của ơng ngày xưa nữa. Nó đã trở thành người của kẻ khác rồi”[25, tr.108]. Sau cái chết của vợ

lão, không hiểu do đâu, thằng Chiến lại “trương lên một cái trang thờ trần

điều”, “để tóc dài mang tai”, “dựng lên một cái bàn thơng thiên”[25, tr.115] .

Từ đó trở đi, hai cha con có nhiều cuộc cãi vã kịch liệt “Chiến mở trịn mắt

nhìn ơng. Ơng giật mình và ngạc nhiên. Chưa bao giờ ơng thấy Chiến nhìn ơng với cặp mặt nảy lửa và dữ dội như vậy, một cái nhìn của kẻ thù chứ khơng phải là của đứa con nữa”[25, tr.116]. Ơng ln dằn vặt về những suy nghĩ và

hành động ngỗ ngược của đứa con. Ông và Chiến, hai cha con tuy cùng thờ một đạo nhưng “cách nghĩ chỉ gặp nhau trong những ngày ném ảnh Pêtanh,

tách xa nhau “Con thương cha, con muốn cha phải nghĩ theo ý nghĩ của mình,

cha thương con, cha cũng muốn con phải nghĩ theo ý nghĩ của mình. Hai cha con chưa bao giờ để xảy ra một xung đột lớn, nhưng ngấm ngầm, cứ giằng co với nhau trong cái tình thương ấy và cả hai bên đều bị giày vị”[25, tr.123].

Ơng đau đớn vơ cùng bởi “Nó đi vào con đường tội lỗi thật hồn nhiên”[25, tr.126]. Chiến giữ chức trưởng Ban ám sát và xem việc giết nhiều cộng sản vô thần là thành tích để dâng lên Phật thầy. Trong đêm giao tranh với Việt Minh “Ngựa anh chồm tới (…). Chiến như một vị tướng xông vào mặt trận. Người,

ngựa, tay giơ cao ngọn súng. Đầu Chiến bốc nóng, người rộn rực. Nghe tiếng gào thét mỗi lúc một dấy to, anh tưởng mình như một vị anh hùng. Anh háo hức, sơi nổi, muốn gây ra trước mắt một cuộc chém giết ghê gớm”[ 25, tr.278].

Và “Hành động hiếu chiến ấy đã mở ra một cuộc chém giết huynh đệ tương

tàn”[14, tr.11], một cảnh “nồi da xáo thịt”. Ông sững sờ khi nghe tiếng kêu

thất thanh của Bảy Thẹo báo tin Chiến bị thương “Tơi, nói, thằng, Chiến, nó,

bị, thương, rồi”, “bao nhiêu tiếng nói ấy như bao nhiêu viên đạn và từng viên, từng viên bắn vào lồng ngực ơng (…) Ơng đứng lặng, mồm há hốc, mắt trố ra và đứng như trời trồng”[25, tr.294]. Trước đây, đã có lúc ơng khơng muốn

nhìn mặt Chiến nữa nhưng giờ đây “khi nghe Chiến bị thương thì tình cảm cha

con liền trở lại với ông trọn vẹn và đầy đủ như bát nước đầy”[25, tr.294]. Ông

vội chạy theo xe cứu thương nhưng khơng kịp, chỉ kịp nhìn thấy “Chiến mặt xanh xao đang quằn quoại và kêu lên”[25, tr.298]. Hình ảnh đau đớn của đứa

con trai duy nhất hiện lên trước mặt ơng và hình ảnh đó “như đang quằn quoại

trong lịng ơng”[25, tr.298]. Đó là những biểu hiện của tình thương con nhưng

khơng phải vì thế mà lão căm ghét kẻ thù đã bắn con mình. Bằng chứng đó là cuối tác phẩm, ơng đã hùng hồn, dứt hốt tun bố với lão Trịnh “Tôi sẽ rước

những người Cộng sản trở về”[25, tr.312]. Ta thử tưởng tượng rằng, nếu như

nào? Đó là một tấn bi kịch khó tìm cách giải quyết.

Tái hiện kiểu bi kịch gia đình với sự rạn nứt tình cảm, với những mối xung đột gay gắt, sự bất đồng cả về quan điểm và hành động của những người thân ruột thịt trong gia đình khơng phải là hiếm trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng. Nhưng với Đất lửa, thì bi kịch gia đình đã đạt đến tầm cao, chiều sâu của nó. Mỗi gia đình đều rơi vào một hồn cảnh, tình thế khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là những mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ gia đình chưa thể hóa giải, kịch tính ngày càng cao. Đó cũng là hiện thực mà tác giả đang trăn trở và tìm cách hóa giải.

Một phần của tài liệu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng. (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)