1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.DOC

90 3,2K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 570,5 KB

Nội dung

Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Trang 1

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”

NĂM 2010

TÊN CÔNG TRÌNH:

TÌM HIÊU TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội

HÀ NỘI, 2010

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Kiểm toán đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới Ở mỗi quốc gia sự pháttriển về tất cả các mặt kinh tế - xã hội đã làm cho hoạt động kiểm toán ngàycàng phát triển mạnh mẽ và trở thành một nhu cầu không thể thiếu được ỞViệt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó Hoạt động kiểm toán nói chungcũng như hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng còn khá mới mẻ ở nước ta.Song cùng với xu thế toàn cầu hóa các hoạt động thương mại và sự quan tâmcủa Nhà nước, Việt Nam đã và đang không ngừng nâng cao cả về số lượng cũngnhư chất lượng hoạt động kiểm toán Đưa ngành kiểm toán nước nhà phát triểntoàn diện, ngang tầm với kiểm toán quốc tế Và điều đó cũng hứa hẹn nhữngbước tiến cho kiểm toán độc lập Việt Nam Số lượng các công ty dung cấp dịch

vụ kiểm toán cũng vì vậy ngày cành tăng lên, lớn có, bé có, công ty trực thuộccác hãng nổi tiếng có, mà các công ty được thành lập ở ngưỡng vừa đủ nhữngđiều kiện quy định của pháp luật có Và một câu hỏi đặt ra là liệu việc tổ chức bộmáy kiểm toán tại các công ty này đã phù hợp chưa và có đảm bảo chất lượngcho các cuộc kiểm toán mà họ thực hiện không?

Bộ máy kiểm toán gồm cả con người và phương tiện chứa đựng cácyếu tố của kiểm toán để thực hiện chức năng kiểm toán Tổ chức bộ máy kiểmtoán với những mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động linh hoạt nhằm thíchứng với đặc điểm của đối tượng và khách thể kiểm toán trong các cuộc kiểmtoán cụ thể và hướng tới việc thực viện các chức năng của kiểm toán

Nhận thức về tầm quan trọng của việc tổ chức bộ máy kiểm toán độclập và những tác động của nó tới chất lượng của cuộc kiểm toán, tìm hiểu lý

luận và thực tiễn, chúng em đã chọn đề tài “ Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam”.

Trang 3

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá về thực trạng, chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức vàhoạt động của kiểm toán độc lập nước ta hiện nay, và những tác động của nótới chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập.Phân tích rõ những ưu nhược điểm, những tồn tại, bất cập và rút ra bài họckinh nghiệm cho sự phát triển của kiểm toán độc lập ở Việt Nam

- Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống một số mô hình tổ chức

bộ máy kiểm toán trên thế giới, qua đó tìm ra phương hướng xây dựng các môhình tổ chức bộ máy kiểm tóan độc lập ở nước ta hiện nay, phù hợp với thựctiễn hoạt động của kiểm toán độc lập trong điều kiện pháp lý, môi trường kinh

tế - xã hội ở Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng trọng tâm của đề tài là mô hình tổ chức bộ máy kiểmtoán độc lập và những tác động của nó tới chất lượng của hoạt động kiểm toántrong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm cả nghiên cứu nhữngnguyên lý chung, lý thuyết và cả thực tế về tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập

và những tác động của nó tới chất lượng của hoạt động kiểm toán trong cáccông ty kiểm toán độc lập; đồng thời tham khảo mô hình tổ chức bộ máykiểm toán của các hãng kiểm toán trên thế giới

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp tổng hợp, khảo sátđiều tra, phân tích, thống kê, logic, khái quát hóa, hệ thống hóa, mô hìnhhóa,

Trang 4

5 Nội dung và kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, mục lục và kết luận đề tài được kết cấu thành 3chương:

CHƯƠNG I : Khái quát chung về tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập và tác động của nó đến chất lượng hoạt động kiểm toán.

CHƯƠNG II : Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

CHƯƠNG III : Phương hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em đã nhận được

sự giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô, của gia đình

và bạn bè… Trước hết chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáokhoa kế toán trường Đại học Kinh Tế Quốc dân về sự giảng dạy tận tình trongthời gian vừa qua, những kiến thức mà các thầy các cô truyền đạt là nền tảng

để chúng em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này Và chúng emcũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới cô giáo Th.s Tạ Thu Trang – người đã theosát, hướng dẫn và chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do một số hạn chế về thông tin vàkiến thức nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết, chúng em rấtmong nhận được sự góp ý của các thấy cô để bài viết thêm hoàn thiện

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ĐẾN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN

I Khái quát chung về tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập và tác

động của nó đến chất lượng hoạt động kiểm toán

1 Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập

1.1 Khái quát chung về tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập

Bộ máy kiểm toán gồm cả con người và phương tiện chứa đựng cácyếu tố của kiểm toán để thực hiện chức năng kiểm toán Tổ chức bộ máy kiểmtoán với những mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động linh hoạt nhằm thíchứng với đặc điểm của đối tượng và khách thể kiểm toán trong các cuộc kiểmtoán cụ thể và hướng tới việc thực hiện các chức năng của kiểm toán

Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viênchuyên nghiệp kinh doanh các dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liênquan Là tổ chức kinh doanh, mọi đơn vị kiểm toán độc lập phải thực hiện cácnghĩa vụ và có quyền lợi như một tổ chức kinh doanh khác

Tất cả các yêu cầu trên đòi hỏi khoa học về tổ chức kiểm toán trước hếtphải xác định được những nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy kiểm toán,trên cơ sở đó xác định các mô hình tổ chức trong hàng loạt các mối liên hệtrong và ngoài hệ thống, đồng thời phân tích điều kiện và xác định mục tiêu

và bước đi trong tổ chức bộ máy kiểm toán Việt Nam

1.2 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán là kinh doanh một nghề chuyên sâu nênkiểm toán viên phải có đủ điều kiện hành nghề Do đó chỉ có những người cóbằng kiểm toán và đủ điều kiện hành nghề khác nhau mới được phép kinhdoanh dịch vụ này Thông thường cùng với dịch vụ kiểm toán, bộ máy này có

Trang 6

thể thực hiện các dịch vụ khác có liên quan như kế toán, tư vấn thuế, tàichính, tin học …

Từ nhận thức về bản chất của tổ chức và tổ chức bộ máy kiểm toán, cóthể nhận thấy nguyên tắc cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán :

1.2.1 Xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ về số lượng và bảo đảm yêu cầu chất lượng phù hợp với từng bộ máy kiểm toán.

Kiểm toán viên là yếu tố cơ bản cấu thành bộ máy kiểm toán Sự tồn tạicũng như chất lượng hoạt động của bộ máy kiểm toán được quyết định bởi sốlượng và chất lượng đội ngũ kiểm toán viên, đó là nguyên lý chung cho việc

tổ chức mọi hoạt động bộ máy Hơn nữa, hoạt động kiểm toán lại có chứcnăng đặc biệt nên đòi hỏi cao với kiểm toán viên cả về chuyên môn lẫn phẩmchất đạo đức Vì vậy, dù ở bất cứ đâu trong phạm vi quốc gia hay quốc tế, bất

cứ khi nào dù khi mới xây dựng hay đang trên đường phát triển, các tổ chứckiểm toán đều coi trọng việc xây dựng đội ngũ kiểm toán viên

Kiểm toán viên bao gồm nhiều loại hình với những bộ máy tổ chức cụthể cũng có những điểm khác nhau về nội dung phương pháp cụ thể và từ đó

cả về tổ chức kiểm toán Vì vậy, xây dựng đội ngũ kiểm toán viên cũng đòihỏi những yêu cầu cụ thể riêng biệt thích ứng với từng loại hình, từng bộ máykiểm toán

Ngoài xây dựng loại hình bộ máy tổ chức, việc phân công công việctương ứng với trách nhiệm đối với mỗi kiểm toán viên cũng là yếu tố quantrọng để đảm bảo chất lượng kiểm toán trong một cuộc kiểm toán Sau đây làbảng mô tả cấp độ của nhân viên kiểm toán tương ứng với kinh nghiệm màmỗi KTV có được :

Trang 7

Cấp độ Số năm kinh nghiệm

Trợ lý kiểm toán (Staff assistant) 0 – 2 năm

Trưởng phòng kiểm toán (Senior) 2 – 5 năm

Chủ nhiệm kiểm toán (Manager) 5 – 10 năm

Tất nhiên, gắn với đội ngũ kiểm toán viên là trang thiết bị cụ thể chokiểm toán đó là những máy móc, thiết bị, phương tiện thích ứng với kỹ thuậtkiểm toán ( cả phần cứng và phần mềm nếu có ) và hình thành cơ chế hoạtđộng thống nhất đang thực hiện chức năng kiểm toán

1.2.2 Hệ thống bộ máy kiểm toán phải bao gồm các phân hệ chứa đựng các mối liên hệ trong – ngoài khác nhau phù hợp với nguyên tắc chung của lý thuyết tổ chức và phù hợp với quy luật của phép biện chứng về liên hệ

Mục tiêu của tổ chức là tạo ra mối liên hệ theo một trật tự xác định.Trong kiểm toán trật tự này được xác định khác nhau do quan hệ giữa cácmục tiêu kiểm toán khác nhau với các khách thể kiểm toán khác nhau Mỗikhách thể, mỗi chủ thể này lại có nhiều mối liên hệ khác ngoài kiểm toán.Trong việc xử lý hàng loạt mối liên hệ phức tạp này cần phải có phương phápluận biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng, giữa cái chung và cái riêng, giữacái mới và cái cũ

1.2.3 Tổ chức bộ máy kiểm toán phải quán triệt nguyên tắc chung của mọi hệ thống tổ chức bộ máy : tập trung, dân chủ thích ứng với từng bộ phận kiểm toán

Nguyên tắc tập trung – dân chủ do Lênin đề xướng trong mối quan hệgiữa khách thể - chủ thể - môi trường kiểm toán Ở từng phân hệ kiểm toántrong từng thời kỳ phát triển mối liên hệ chủ thể - khách thể có những điểmkhác nhau song đều tổ chức và hoạt động trong mỗi Nhà nước cụ thể với mộtnguyên tắc tổ chức cụ thể : Nhà nước của dân, do dân và vì dân

Trang 8

2 Chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng của tổ chức bộ máy kiểm toán đến chất lượng của hoạt động kiểm toán

Kiểm toán là một loại dịch vụ đặc biệt, dịch vụ làm cho người dùng tin,

an tâm về chất lượng các con số, an tâm về tính trung thực, khách quan, đầy

đủ, hợp pháp, hợp lý, hợp thủ tục của các thông tin kinh tế, tài chính, nhất làcác thông tin tổng hợp trên báo cáo tài chính Đã là dịch vụ (như sản phẩm,lao vụ khác), thì cần phải có chất lượng đảm bảo Chất lượng đó là do các chủthể kiểm toán tuân thủ các nguyên tắc kiểm toán và chuẩn mực kiểm toán, cóquy trình, phương pháp và đặc biệt là có một đội ngũ kiểm toán viên có đạođức nghề ghiệp, có năng lực chuyên môn cao và có tính chuyên nghiệp trongthực hiện nhiệm vụ

Vì vậy chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sửdụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy đối với ý kiến kiểmtoán của kiểm toán viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị đượckiểm toán về những đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý

Chất lượng dịch vụ kiểm toán trước hết được đặt trên nền tảng của mục tiêu kiểm toán Cuộc kiểm toán tiến hành nhằm mục đích gì, có phải nó

đi sâu vào kiểm tra, phân tích để đánh giá khách quan chất lượng các thôngtin được kiểm toán để cung cấp những thông tin đã được kiểm chứng, đángtin cậy hay không, hay chỉ nhằm “hợp lý hoá”, “thủ tục hoá” những thông tin

lẽ ra phải được nhìn nhận là còn khiếm khuyết, có sai sót, thậm chí có gianlận và không đáng tin cậy Như vậy, chất lượng dịch vụ kiểm toán phải có cáinền là sự vô tư, khách quan, trung thực, có chính kiến và mục tiêu rõ ràng củaKiểm toán viên

Chất lượng dịch vụ kiểm toán phải phản ánh tính độc lập, khách quan của chủ thể kiểm toán Kết luận kiểm toán thể hiện tư cách, tư thế, quan điểm

Trang 9

và cái nhìn độc lập của chủ thể kiểm toán Tính độc lập đó không thể bị xâmhại một cách vô nguyên tắc và phi chuẩn mực, thậm chí phi pháp Không thểcho định kiến, thành kiến, sự “chỉ đạo” thiếu khách quan hoặc vụ lợi chi phốicuộc kiểm toán cũng như chi phối các đánh giá, quyết định, kết luận kiểmtoán Tính độc lập là nội hàm cơ bản nhất, có tính sống còn của một kết luậnkiểm toán có chất lượng Nhờ đó mà người sử dụng có thể an tâm rằng mình

đã không bị nhà kiểm toán chi phối, và bị thiên lệch theo

Chất lượng dịch vụ kiểm toán thể hiện chủ thể kiểm toán tuân thủ pháp luật, nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán Điều này đảm bảo cho sự công bằng,

sự chuẩn tắc và đáng tin cậy, vì thước đo chuẩn mực đã được pháp luật và cảthế giới cộng đồng kiểm toán thừa nhận Ưu thế này làm cho người soát xétchất lượng dịch vụ kiểm toán từ mọi góc nhìn đều có thể và phải thừa nhận vìchủ thể đã sử dụng “thước đo chung về chất lượng” để thẩm định, đánh giá vàkết luận

Chất lượng dịch vụ kiểm toán thể hiện mức độ thành thạo, chuyên nghiệp của đội ngũ kiểm toán viên khi họ nắm bắt và sử dụng thành thạo các

phương pháp kiểm toán tuỳ theo tình hình của đối tượng kiểm toán và nộidung kiểm toán cụ thể Điều này đặc biệt quan trọng vì Kiểm toán viên luônphải đối mặt với rất nhiều cam go, rủi ro và cạm bẫy Họ phải có kỹ năng, cóphương pháp và dày dạn kinh nghiệm để ứng xử với từng tình huống kiểmtoán cụ thể Sự thành thạo và tính chuyên nghiệp là yếu tố cấu thành và đảmbảo cho mọi đánh giá, kết luận đều bao hàm tính thận trọng cần thiết

Theo các tiêu chí đó, xã hội sẽ thấy rõ tác động có thật của kiểm toán.Điều này lý giải tại sao khi soi xét từ góc nhìn xã hội, các tiêu chí phản ánhchất lượng kiểm toán trở nên sáng rõ hơn, dung dị hơn và tự nó trở thành đòihỏi bức thiết đối với quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán mà mọi

tổ chức kiểm toán cũng như kiểm toán viên phải nỗ lực Vì vậy trong nền kinh

Trang 10

tế hiện nay việc kiểm soát chất lượng đối với hoạt động kiểm toán độc lập làđiều kiện sống còn đối với các doanh nghiệp kiểm toán Việc tổ chức một bộmáy kiểm toán như thế nào sẽ trực tiếp tác động đến chất lượng của mỗi cuộckiểm toán qua nhiều khía cạnh của nó

II Hình thức tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập hiện nay

Hiện nay bộ máy kiểm toán độc lập có hai mô hình cơ bản là văn phòngkiểm toán tư và công ty kiểm toán :

1 Văn phòng kiểm toán tư :

- Văn phòng kiểm toán tư được hình thành bởi một hoặc một vàikiểm toán viên độc lập ( kế toán viên công chứng – CPA ) để kinh doanh dịch

vụ kiểm toán và các dịch vụ khác liên quan

- Điều kiện thành lập văn phòng kiểm toán tư :

 Các văn phòng này được thành lập theo các qui định chung cho cácvăn phòng tư

 Người lập văn phòng phải có bằng (chứng chỉ) kiểm toán viên độclập và có đủ các điều kiện hành nghề khác

- Các văn phòng tư (kể cả công ty nhỏ) được tổ chức theo phươngthức trực tuyến và loại hình tập trung

- Thực tế hiện nay mô hình này được phát triển rất phổ biến ở Cộng hòaPháp (2500 văn phòng) và các nước Tây Âu Ở Mỹ cũng có 95% công ty nhỏ từ

1 – 25 người, ở Trung Quốc có tới 600 văn phòng kiểm toán nhỏ (3 – 5 người )

- Đặc điểm của mô hình :

Ưu điểm : Phát huy tính năng động cao của bộ máy kiểm toán, thích

ứng tốt với nhu cầu kiểm toán và tư vấn của các doanh nghiệp vừa và nhỏcũng như nhu cầu đại lý thuế (thu nhập) cho nhà nước

Nhược điểm : Các văn phòng này chỉ thực hiện giới hạn các dịch vụ và

sức cạnh tranh của mỗi tổ chức kiểm toán cũng hạn chế Sự hợp tác bồi dưỡng

Trang 11

kinh nghiệm của các kiểm toán viên do đó cũng bị bó hẹp Vì vậy để thành lậpvăn phòng kiểm toán độc lập, kiểm toán viên phải có năng lực toàn diện và trình

độ chuyên môn vững; hoạt động của hiệp hội kiểm toán viên độc lập cũng phảităng lên khi số lượng văn phòng và các công ty kiểm toán nhỏ nhiều

2 Công ty kiểm toán (qui mô lớn) :

- Mô hình chung: Công ty kiểm toán là bộ máy tổ chức kiểm toán độc

lập với số lượng lớn các kiểm toán viên độc lập Đây chủ yếu là các công ty

quốc gia hoặc quốc tế.

- Phương thức hoạt động : Các công ty kiểm toán loại này thực hiện

nhiều loại dịch vụ trên địa bàn rộng lớn do đó chúng được tổ chức theo loạihình phân tán và điều hành phương thức chức năng hoặc kết hợp

- Mô hình cụ thể : Mỗi công ty thường có nhiều văn phòng bố trí ở

nhiều vùng trong trong nước (công ty quốc gia) hoặc nhiều văn phòng ở cácnước khác nhau (công ty quốc tế) Và đặc điểm nổi bật của mô hình này vàtừng văn phòng cụ thể có quyền tự chủ như một công ty con và có thể đượchạch toán độc lập Mỗi văn phòng riêng hoặc văn phòng khu vực này cũngkinh doanh nhiều loại dịch vụ và có thể được tổ chức thành các bộ phận chứcnăng riêng biệt

- Đặc điểm của mô hình này :

Ưu điểm : Tiềm năng của mỗi công ty là rất lớn, có khả năng cung

cấp nhiều loại dịch vụ có qui mô lớn trong khoảng thời gian ngắn và có sứccạnh tranh lớn trên thị trường

Nhược điểm : Các công ty lớn đòi hỏi trình độ tổ chức phối hợp cao

của các nhà quản lý, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao và toàn diện của kiểmtoán viên và của lãnh đạo công ty, đòi hỏi đầu tư lớn về cả chuyên gia, kinhnghiệm và tiền vốn

3 Mô hình các hãng kiểm toán

3.1 Tìm hiểu mô hình các hãng kiểm toán

Trang 12

3.1.1 Mô hình Công ty mạng lưới (Network firms)

- Định nghĩa

Theo định nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 220, công tymạng lưới là một tổ chức lớn hướng tới việc chia sẻ lợi nhuận hoặc chi phí,hoặc cùng được sở hữu, kiểm soát hoặc quản lý chung, có chung các chínhsách và thủ tục kiểm soát chất lượng, chiến lược kinh doanh, sử dụng chungthương hiệu, hoặc cùng chung một phần đáng kể nguồn lực chuyên môn

Các hãng điển hình như Big4, bao gồm PWC, Deloitte, E&Y vàKPMG, là ví dụ điển hình cho mô hình công ty mạng lưới Ngoài ra một sốhãng kiểm toán đã có thành viên tại Việt Nam như Grant Thornton, BDO,RSM, Crowe Horwath,… cũng hoạt động dưới mô hình công ty mạng lưới

- Đặc điểm của mô hình công ty mạng lưới :

 Tên của các hãng thành viên thường gắn với thương hiệu của hãngquốc tế Ví dụ như Deloitte Việt Nam, E&Y Việt Nam, NexiaACPA, UHYViệtNam hay Horwath DTL

 Các hãng thành viên trong cùng mạng lưới đều được sử dụng logo

và hình ảnh của hãng trong các hoạt động marketing của mình

 Hãng thành viên cũng nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hãng quốc

tế mà mình là một thành viên trong mạng lưới

Do tính gắn kết chặt chẽ của nó, mô hình này cũng tạo ra rủi ro chohãng quốc tế khi có bất kỳ xì căng đan hay vi phạm của các hãng thành viêntrong cùng mạng lưới

3.1.2 Mô hình Hiệp hội các công ty uy tín (Associations)

- Định nghĩa :

Mô hình Hiệp hội các công ty uy tín là rất phổ biến trong các hãngkiểm toán quốc tế Đây là các công ty kiểm toán có uy tín tại các quốc giakhác nhau tập hợp nhau lại và hoạt động dưới một tên chung

Trang 13

Đại diện cho mô hình này có thể kể đến Moore Stephens International,Kreston International, Integra International, IAPA, MGI, IGAF Worldwide,hay AGN International…

- Đặc điểm của mô hình :

Dưới dạng một hiệp hội, các hãng thành viên chịu trách nhiệm đảm bảochất lượng dịch vụ đạt theo chuẩn của Hãng quốc tế và phát triển và giữ uy tíncủa hãng Các hãng thành viên cũng có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và được

sự hỗ trợ đáng kể từ hãng quốc tế thông qua các chương trình đào tạo chungthường niên, hội nghị toàn cầu hay hội nghị vùng, cũng như thông qua việctrao đổi nhân viên giữa các hãng Thông thường các hãng thành viên vẫn giữnguyên tên cũ của mình và quảng bá hình ảnh với tư cách là thành viên củahãng quốc tế Tuy nhiên, cũng có một số hãng như MGI khuyến khích cáchãng thành viên gắn tên MGI với tên hiện tại của hãng thành viên

Lợi thế của mô hình này là hãng thành viên vẫn hoạt động độc lập và ítchịu sự ảnh hưởng từ rủi ro hay sự sụp đổ của các hãng thành viên khác, cho

dù uy tín ít nhiều cũng bị ảnh hưởng Hãng thành viên vẫn được sử dụng logo

và hình ảnh của hãng quốc tế khi quảng bá hình ảnh của mình với tư cách làthành viên chính thức, và cung cấp dịch vụ toàn cầu thông qua các hãng thànhviên khác

- Phân loại mô hình hiệp hội các công ty uy tín :

Mô hình Hiệp hội có thể phân chia thành hai loại:

Thứ nhất, hãng quốc tế dưới dạng hiệp hội do một hãng kiểm toán lớn

đứng ra thành lập Ví dụ Moore Stephens International là do hãng MooreStephens tại London, Anh đứng ra thành lập, Integra International là do haihãng kiểm toán lớn thành lập tại Canada

Thứ hai, hãng quốc tế là các hiệp hội thuần tuý như IGAF Worldwide,

IAPA Bản thân tên của các hãng này cũng nói lên điều đó IGAF viết tắt của

Trang 14

cụm từ “International Group of Accounting Firms”, có nghĩa là “Nhóm quốc

tế của các công ty kế toán, kiểm toán” IAPA viết tắt của cụm từ

“International Association of Practising Accountants”, có nghĩa là “Hiệp hộiquốc tế của các kế toán viên hành nghề”

3.1.3 Mô hình Liên kết (Alliances, Organisations)

- Khái niệm:

Mô hình Liên kết là sự liên kết của rất nhiều loại hình các công ty hoạtđộng trong các lĩnh vực khác nhau như kiểm toán, tư vấn kế toán, tư vấn luật,

tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn kinh doanh…

Mô hình này ít hơn trong các hãng kiểm toán quốc tế Đại diện cho môhình này có thể kể đến Geneva Group International hay Alliot Group

- Đặc điểm của mô hình:

Trong mô hình này, mối liên hệ giữa các hãng thành viên yếu hơn sovới mô hình công ty mạng lưới và mô hình hiệp hội các công ty uy tín do cáchãng thành viên hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ kếtoán và kiểm toán Thành viên chính thức của hãng quốc tế liên kết cũng đượcphép sử dụng logo và hình ảnh của hãng trong hoạt động quảng bá của mình.Hãng thành viên cũng không được mang tên của hãng quốc tế

3.2 Bảng so sánh ba mô hình công ty mạng lưới - Mô hình Hiệp hội các công ty uy tín - Mô hình Liên kết

Trang 15

Bảng sau đây so sánh ba Mô hình trong một số tiêu chí

quan trọng.

mạng lưới

Mô hình Hiệp hội

Mô hình Liên kết

Được phép dùng tên hãng quốc tế Có Có thể nhưng

Dựa vào bảng so sánh trên ta có thể thấy được sự chặt chẽ và mối liên

hệ của mỗi mô hình Tuy nhiên công ty mạng

3.3 Cấp độ thành viên của hãng kiểm toán quốc tế

Mỗi hãng kiểm toán quốc tế có chính sách thành viên khác nhau Nhưngthông thường có thể chia ra làm ba cấp độ: Hãng thành viên (Member firm),Hãng liên kết (Associate firm) và Hãng đại diện liên lạc (Correspondentfirm)

Theo công bố trên website của Praxity, một hãng hoạt động theo Mô hình liênkết, các cấp độ trên được lựa chọn dựa trên các tiêu chí như:

 Điều kiện tài chính

 Chiến lược quốc tế

 Vùng địa lý

 Uy tín của hãng đăng ký

 Khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng

3.3.1 Hãng thành viên (Member firm)

Những hãng được công nhận là hãng thành viên của hãng kiểm toán quốc tế

Trang 16

hội hay liên kết Hãng thành viên được phép đại diện cho hãng quốc tế tạivùng địa lý được công nhận Ví dụ như Deloitte Việt Nam sẽ đại diện choDeloitte International tại Việt Nam bởi vì Deloitte Việt Nam được công nhận

là hãng thành viên chính thức trong cùng mạng lưới của DeloitteInternational

3.3.2 Hãng liên kết (Associate firm)

Hãng liên kết là cấp độ thấp hơn so với hãng thành viên Tùy theo chính sáchtừng hãng quốc tế, hãng liên kết có thể sẽ bị hạn chế một số quyền lợi khitham gia vào hãng quốc tế Trong một số trường hợp hãng liên kết hoạt độngtrong lĩnh vực tương đối khác so với lĩnh vực chính của hãng quốc tế Khi đó,hãng liên kết được công nhận tham gia vào mạng lưới hay hiệp hội nhằm đadạng hoá dịch vụ cung cấp Cấp độ hãng liên kết phổ biến hơn trong các hãngquốc tế hoạt động theo Mô hình liên kết

3.3.3 Hãng đại diện liên lạc (Correspondent firm)

Hãng đại diện liên lạc là cấp độ thấp nhất khi tham gia vào các hãng kiểmtoán quốc tế Ta có thể lấy quy chế về hãng đại diện liên lạc của RussellBedford International (RBI), một hãng hoạt động theo Mô hình Công ty Mạnglưới, để hiểu rõ hơn về cấp độ hãng đại diện liên lạc

Khi nhận được đơn xin gia nhập của một hãng kiểm toán, sau thủ tục đánh giánhận thấy hãng này chưa đủ điều kiện để công nhận là hãng thành viên, RBI

có thể bổ nhiệm hãng trở thành hãng đại diện liên lạc Có nghĩa là trongtrường hợp một khách hàng muốn liên hệ với RBI tại khu vực lãnh thổ đó thì

có thể liên lạc qua hãng đại diện liên lạc được bổ nhiệm

Hãng đại diện liên lạc này không có quyền lợi như các hãng thành viên chínhthức, không có quyền biểu quyết khi tham gia đại hội của RBI Hãng đại diệnliên lạc cũng không có quyền sử dụng logo hoặc hình ảnh của RBI trong cáchoạt động quảng bá của mình Trong trường hợp RBI nhận được một đơn xin

Trang 17

gia nhập đủ điều kiện của một hãng khác có cùng vùng hoạt động thì quyềnđại diện của hãng đại diện liên lạc cũng bị xoá bỏ Tuy nhiên, mức phí thườngniên của hãng đại diện liên lạc phải nộp cho RBI cũng rất thấp so với phí củathành viên chính thức.

Như vậy dựa vào mô hình các hãng quốc tế đã nêu ở trên chúng ta cóthể so sánh được mức độ liên kết giữa các mô hình Việc gia nhập làm thànhviên của các hãng quốc tế không những giúp công ty kiểm toán nâng caođược uy tín trong nền kinh tế mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao chấtlượng kiểm toán của mỗi công ty bởi uy tín chất lượng không còn là của mộtdoanh nghiệp mà giờ đây nó còn là uy tín của toàn bộ hãng quốc tế đó Do đóđối với các doanh nghiệp kiểm toán trên thế giới, việc gia nhập làm thànhviên của hãng quốc tế là xu hướng và cũng là động lực để thúc đẩy sự pháttriển của doanh nghiệp kiểm toán đó Vậy một câu hỏi đặt ra là Việt Nam đãhọc được những gì trên thế giới Việc áp dụng kinh nghiệm vào thực tiễn củacác doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam ra sao, xu hướng phát triển các doanhnghiệp kiểm toán Việt Nam là như thế nào?

Trang 18

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KIÊM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

I Sự tất yếu hình thành loại hình kiểm toán độc lập ở Việt Nam

1 Sự ra đời loại hình kiểm toán độc lập ở Việt Nam

1.1 Sự cần thiết của kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế thị trường.

1.1.1 Một vài nét về hoạt động kiểm tra kế toán ở Việt Nam:

Trong thời kì bắt đầu xây dựng xã hội XHCN ở miền Bắc, năm 1957lần đầu tiên nhà nước đã ban hành Chế độ sổ kế toán trên hệ thống các Lệnhnhật ký, trong đó có gần 27 Lệnh nhật ký dùng cho các đơn vị kinh tế thuộc

sở hữu nhà nước Trong mỗi Nhật ký đã kết hợp cả yêu cầu thông tin choquản lý và yêu cầu kiểm tra hoạt động tài chính Đây là mốc đầu tiên thể hiệnmục tiêu thể chế, thực hiện sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa công tác kế toán,kiểm tra của đất nước để phục vu cho yêu cầu quản lý của xí nghiệp và củanhà nước

Trong những năm đầu tiên này, dù hệ thống pháp chế còn đơn giảnnhưng ý thức trách nhiệm và kỷ cương trong công tác tài chính kế toán rất tốtgóp phần quan trọng đưa công tác tài chính đi vào nền nếp

Năm 1967, Liên bộ thống kê và Tài chính đã ban hành Chế độ Ghichép ban đầu áp dụng cho các xí nghiệp quốc doanh và một loạt chế độ về tàikhoản kế toán, bộ nhật ký chứng từ cùng hệ thống các báo cáo thống kê kếtoán Giá trị lịch sử của các văn bản pháp lý của kế toán nêu trên chính là ởchỗ: chúng phục vụ đắc lực cho sự quản lí của nhà nước đối với công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội Đặc biệt, trong hệ thống nhật ký chứng từ đã chứađựng nhiều yếu tố của cân đối tổng quát đến cân đối cụ thể qua đối chiếu cácchỉ tiêu trên cùng một nhật ký và giữa các nhật ký, các bảng kê khác nhau.Nhờ đó, kế toán phục vụ đắc lực hơn cho bộ máy nhà nước và các doanh

Trang 19

Năm 1971, nhà nước ta tiếp tục ban hành chế độ kế toán sửa đổi theoyêu câu mới: tính chất thống nhất, toàn diện và tiêu chuẩn hóa được nâng lênđáng kể Sự can thiệp của nhà nước không chỉ dừng lại ở kiểm soát cácdoanh nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước mà còn bước đầu thực hiện công bằng

về pháp luật, tài chính, lợi ích kinh tế giữa các tế bào kinh tế xã hội thuộc cáclĩnh vực kinh doanh, các hình thức sở hữu khác nhau Trong cơ chế kế hoạchhóa tập trung, quá trình phát triển trong lĩnh vực kế toán là những mốc biếnđổi quan trọng, góp phần tăng cường quyền lực chính trị, kinh tế tài chính của

bộ máy quản lý nhà nước

Từ tháng 5/1988, nhà nước ta ban hành pháp lệnh kế toán thống kênhằm đưa công tác kế toán, thống kê vào kỷ cương và tăng cuờng pháp chếcho kế toán Các chế độ kế toán trong giai đoạn này đã ban hành gồm: chế độ

kế toán áp dụng thống nhất trong nền kinh tế quốc dân cho mọi lĩnh vực, mọithành phần kinh tế khác nhau (tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán); cácchế độ kế toán chuyên ngành, chuyên lĩnh vực: kế toán kho bạc, kế toán hànhchính sự nghiệp, kế toán ngoài quốc doanh, kế toán thương mại – dịch vụ vàcác chế độ kế toán ngành hẹp khác Nhìn chung chế độ kế toán đã đạt đượcnhững giá trị có tầm quan trọng đặc biệt:

Một là, thể chế chế độ thông tin – kiểm tra bằng kế toán trong một cơ

chế thị trường, cho một cơ chế quản lý tài chính nhà nước, tài chính doanhnghiệp mới

Hai là, thể hiện sự phân biệt thông tin quản lý của kế toán với các loại

thông tin khác trong hệ thống thông tin

Ba là, phục vụ cho sự quản lý thống nhật của nhà nước về các lĩnh vực

tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp trong cơ chế mới

Trang 20

Bốn là, thể hiện sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá cao về thông tin kế

toán, phần nào tiếp cận được ngôn ngữ thông tin kế toán quốc tế và nhữngchuẩn mực kế toán quốc tế

Năm là, đứng trước những thay đổi có tính cách mạng trong cơ quản

lý, cơ chế kinh tế, sự thừa nhận một cách tất yếu khách quan nền sản xuấthàng hóa, nền kinh tế thị trường và một kiểu quản lý tài chính thích hợp với

nó Năm 1989, chế độ kế toán mới đã được ban hành thay thế cho chế độ kếtoán trước đây Về mặt lịch sử, đó là sự phát triển và hoàn thiện cần thiết vừa

có tính kế thừa vừa mang tính cách mạng thực sự Thực tế từ năm 1988 đếnnăm 1990, bộ tài chính kết hợp với một số ngành hữu quan đã lần lượt cải tiến

và ban hành một hệ thống các chế độ và văn bản pháp quy về kế toán mớitheo tinh thần kế thừa các chế độ kế toán trước đây và khắc phục những hạnchế có tính lịch sử của chúng để phù hợp với tiến trình phát triển của kinh tếđất nước

Tuy nhiên chế độ kế toán mới ban hành 1989 vẫn còn khoảng cách khá

xa so với thông lệ quốc tế phổ biến của kế toán và có những đặc điểm cụ thểchưa bắt nhịp đặc trưng của cơ chế thị trường Do vậy từ năm 1994, Thủtướng Chính phủ đã chỉ thị và trực tiếp cải cách kế toán Qua gần 2 nămnghiên cứu soạn thảo và thử nghiệm, tháng 12/1995 hệ thống kế toán tàichính doanh nghiệp chính thức được ban hành Đặc trưng cơ bản của hệ thống

kế toán mới ban hành tháng 12/1995 là vừa bảo đảm yêu cầu quản lý vĩ môcủa nhà nước vừa hội nhập với thông lệ phổ biến của kế toán quốc tế và vừatính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam Trong điều kiện đó, kiểm toán cũngcần được tổ chức lại một cách thích ứng

Do thực tế khách quan thay đổi nên giai đoạn từ năm 1995 đến naychính là thời gian mà hệ thống kế toán tài chính nước ta có những bước pháttriển cao nhất và hoàn thiện nhất Đặc biệt là từ năm 1995 đến nay hệ thống

Trang 21

kế toán toán tài chính nước ta đã hình thành và phát triển lĩnh vực kiểm toán.

Sự phát triển vượt bậc này được đánh dấu bởi sự ra đời của Luật kế toán ViệtNam do quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua cũng như các chuẩn mực về

kế toán tài chính riêng của Việt Nam đã được ban hành

Kế toán tài chính tại Việt Nam không còn phát triển một cách đơn lẻ tự phát nội bộ mà đã có hệ thống và liên kết với thế giới Đánh dấu bước pháttriển quan trọng này là vào năm 1996 Hội kế toán Việt Nam (VAA) ra đời vàtrở thành thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cũng như là thànhviên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA) Tính đến ngày31/12/2004 ở Việt Nam đã có 78 công ty kiểm toán độc lập và 6 công ty kếtoán Hệ thống kế toán nước ta gồm 3 lĩnh vực chủ yếu là kinh doanh, Nhànước ( luật quản lý ngân sách, kể từ năm 2004 đã bắt đầu nghiên cứu soạnthảo hệ thống các chuẩn mực kế toán công), kinh doanh tiền tệ, thị trườngchứng khoán

1.1.2 Sự cần thiết của kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế thị trường

Nếu nói rằng nền kinh tế thị trường có hiệu quả hơn so với nền kinh tế

kế hoạch hóa tập trung thì kiểm toán độc lập chính là công cụ quản lý kinh tế,tài chính đắc lực góp phần nâng cao tính hiệu quả đó của nền kinh tế thịtrường Trong nền kinh tế thị trường các thông tin tài chính có độ tin cậy,chính xác và trung thực hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với cácchủ thể trong các hoạt động kinh tế Kiểm toán độc lập hình thành nhằm đápứng nhu cầu này của nền kinh tế

Luật pháp nhiều nước khảng định rằng, chỉ những báo cáo đã được xemxét và có chữ ký của kiểm toán viên độc lập mới được coi là hợp pháp, làm cơ

sở cho Nhà nước tính thuế cũng như các bên quan tâm khác đưa ra các quyếtđịnh kinh tế trong mối quan hệ với doanh nghiệp

Trang 22

Ở nước ta, trong Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốcdân ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ đãchỉ rõ “Sau khi có xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thì các tài liệu,

số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị kế toán là căn cứ choviệc điều hành, quản lý hoạt động ở đơn vị, cho các cơ quan quản lý cấp trên

và cơ quan tài chính nhà nước xét duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị

kế toán, cho cơ quan thuế tính toán số thuế và các khoản phải nộp khác củađơn vị đối với ngân sách Nhà nước, cho các cổ đông, các nhà đầu tư, các bêntham gia liên doanh, các khách hàng và các tổ chức, cá nhân xử lý các mốiquan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trìnhhoạt động của đơn vị”

Như vậy mục đích tổng quát của kiểm toán là cung cấp sự đảm bảo chobên thứ ba là những người sử dụng các thông tin tài chính rằng các thông tin

họ được cung cấp có trung thực, hợp lý hay không Trong nền kinh tế thịtrường, có nhiều đối tượng khác nhau sử dụng kết quả kiểm toán với nhữngmục đích khác nhau Đối với Ngân hàng, những đối tượng cho vay vốn, họcần biết rằng số vốn họ cho vay có được sử dụng đúng mục đích hay không,tình hình tài chính của đơn vị có khả năng hoàn trả hay không Đối với cơquan thuế, căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính và thuthuế, tương tự, đối với các cơ quan chức năng cũng căn cứ vào báo cáo tàichính được kiểm toán để hoạch định chính sách cho phù hợp Đối với doanhnghiệp được kiểm toán mong muốn, thông qua kiểm toán, có được báo cáo tàichính phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành (hoặc đượcchấp nhận), phát hiện và ngăn ngừa các sai sót và gian lận Đối với chủ sởhữu doanh nghiệp, các cổ đông họ cần biết một cách đầy đủ, đúng đắn về kếtquả kinh doanh, về lợi nhuận cũng như khả năng phát triển của Doanh nghiệp,

từ đó có hướng đầu tư hiệu quả Tóm lại, kiểm toán phải mang lại cho những

Trang 23

người sử dụng kết quả kiểm toán sự tin cậy, mức độ trung thực của các thôngtin tài chính mà họ được cung cấp.

1.2 Sự ra đời của kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Nếu không đứng trên góc độ tổ chức thống nhất thì hoạt động kiểmtoán độc lập đã được hình thành và phát triển ở nước ta trước ngày giải phóngmiền Nam: các văn phòng kế toán với các giám định viên kế toán và cả vănphòng kiểm toán quốc tế như SGV, Arthur Andersen, đã thực sự là nhữngtrung tâm thực hành kế toán cho các doanh nghiệp (nhỏ) ở một vài thành phố,các tỉnh phía Nam lúc đó Sau chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chủ trương đa dạnghóa các loại hình sở hữu và đa phương hóa đầu tư đã đặt ra những câu hỏi cấpthiết về dịch vụ kiểm toán Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh

tế, ngày 13/5/1991 Bộ Tài chính thành lập hai công ty kiểm toán đầu tiên làCông ty kiểm toán Việt nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Kế toán (viết tắt làASC), sau đổi thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán(viết tắt là AASC) Sự ra đời của hai công ty nói trên đã tạo tiền đề cho sự rađời của các công ty tiếp theo bởi sự hoạt động tích cực và có hiệu quả cũng nhưyêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới

Hình thức tổ chức của các công ty kiểm toán ở Việt nam bị chi phối bởihình thức sở hữu công ty

Đối với các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phụthuộc vào cơ chế quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước,trong đó Giám đốc, người đứng đầu công ty do cơ quan thành lập bổ nhiệm(Bộ tài chính, UBND Thành phố) Cách thức tổ chức tại các công ty này theochức danh và theo cơ cấu hành chính Trách nhiệm công việc và tổ chức hoạtđộng theo chức danh quản lý

Đối với các công ty 100% vốn nước ngoài, các công ty này đều thuộccác công ty kiểm toán quốc tế, do vậy về cơ cấu tổ chức giống như các công

Trang 24

ty quốc tế Tuy nhiên vì công ty được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài ởViệt nam, thuộc hình thức công ty TNHH nên về tổ chức hành chính, ở cáccông ty này vẫn có chức danh GĐvà là đại diện pháp lý của công ty về cácvấn đề hành chính trước các cơ quan chức năng cũng như trong các hoạt độngkinh tế.

Đối với các công ty TNHH trong nước, các công ty này đến nay qui môvẫn còn hạn chế và chưa hình thành hình thức tổ chức rõ nét Do hình thức sởhữu tư nhân, nên GĐ công ty là chủ sở hữu, người theo pháp luật phải cóchứng chỉ kiểm toán viên sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọihoạt động của công ty

Qui mô của các công ty kiểm toán ở Việt nam có sự khác biệt khá rõnét Nhìn chung các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước có qui môlớn hơn, có nhiều chi nhánh và văn phòng ở các thành phố lớn trong cả nước.Trong khi đó các công ty TNHH có qui mô hạn chế nhất, chỉ có một vănphòng chính nơi thành lập Các công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoàiđều có văn phòng ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh

2 Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường

Trên thế giới hầu hết các nước đi theo kinh tế thị trường đều có hoạtđộng kiểm toán độc lập Trái lại ở các nước đi theo cơ chế kế hoạch hoá tậptrung đều không có kiểm toán, thậm chí không truyền bá kiến thức về kiểmtoán độc lập

Thật vậy, ở nước ta có thể nói hoạt động kiểm toán được hình thành vàphát triển từ trước ngày giải phóng miền Nam Sau thống nhất đất nước, với

cơ chế kế hoạch hoá tập trung, KTĐL không tồn tại nữa Mãi cho đến khiĐảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu và đaphương hoá các đầu tư đã đặt ra những đòi hỏi cấp thiết thì loại hình KTĐLmới thực sự xuất hiện Điều này cho thấy KTĐLcó vai trò to lớn trong nền

Trang 25

kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải cóthông tin chính xác kịp thời và tin cậy Để đáp ứng yêu cầu này phải có bênthứ ba độc lập khách quan có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật chophép cung cấp thông tin tin cậy cho các bên quan tâm Bên thứ ba này chính

là KTĐL Ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển quy định chỉ

có các báo cáo tài chính đã được kiểm toán mới có giá pháp lý và đáng tincậy Ý nghĩa và tầm quan trọng của KTĐL thể hiện trên các mặt sau:

2.1 Thứ nhất, kiểm toán độc lập tạo niềm tin cho những người quan tâm

Dù hoạt dộng trong bất kì lĩnh vực kinh tế nào, thì kết quả hoạt độnghàng năm của doanh nghiệp đều thể hiện trên báo cáo tài chính (gồm bảngcân đối kế toán, báo cáo kế quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, thuyếtminh báo cáo tài chính)

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đa số các chủ doang nghiệp - người

có trách nhiệm lập báo cáo tài chính muốn che giấu các phần yếu kém hoặckhuyếch trương kết quả kinh doanh của mình trên các Bảng khai tài chính đó.Trái lại những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp lại đòi hỏi sự trung thực chính xác cuả bản báo cáo tàichính đó Vì thế cần có sự kiển tra xác nhận của người thứ ba, đó chính làKiểm toán viên độc lập - những người hoạt động theo nguyên tắc bắt buộc và

có đủ năng lực uy tín với cả chủ doanh ngiệp và người quan tâm đến bản báocáo tài chính Những người quan tâm có thể kể đến là:

- Các cơ quan Nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mônền kinh tế Nhà nước căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xemxét các doanh nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản quốc gia để hoạtđộng kinh doanh có đem lại hiệu quả không, có phục vụ mục tiêu phát triển

Trang 26

kinh tế xã hội hay không Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào báo cáo tài chính đãđược kiểm toán để tính và thu thuế trừ khi có nghi vấn mới kiểm tra lại Vềnghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các doang nghiệp thường muốn nộp ít đểchiếm chiếm dụng phần thiếu phải nộp Nhà nước nên họ sẽ khai tăng cáckhoản chi phí để làm giảm lợi nhuận và như thế thuế phải nộp sẽ ít đi Tuynhiên nếu được kiểm toán thì sai phạm này sẽ bị phát hiện và điều chỉnh.

- Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của doanhnghiệp tuy không có trình độ để kiểm tra kỹ lưỡng bản báo cáo tài chính, do

đó khi có trên tay bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được xác nhận

là trung thực hợp lý thì họ có thể yên tâm ăn chia lợi tức và quyết định tiếptục đầu tư hoặc không đầu tư vào doanh nghiệp đó

- Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốncũng phải nắm chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng

để quyết định cho vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay Hoạt động kiểm toán

sẽ giúp ngân hàng hoặc những người cho vay làm việc đó

- Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều muốn hợp tácvới những đối tác có tình hình tài chính khả quan và có khả năng phát triển,Kiểm toán sẽ làm sáng tỏ và minh bạch hóa số liệu trên báo cáo tài chính củamột công ty, các doanh nghiệp khác sẽ coi đó là cơ sở để quyết định có hợptác lâu dài hay không Trong kinh tế thị trường người lao động có quyền lựachọn nơi làm việc ổn định và có mức thu nhập cao Bản báo cáo tài chính củamột doanh nghiệp làm ăn có lãi được kiểm toán viên xác nhận sẽ hấp dẫnngười lao động có trình độ chuyên môn và năng lực

- Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá đầu tưkhông chỉ trong nước mà còn nước ngoài Việc thu hút vốn đầu tư từ nướcngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) đang được Nhà nước rất quan tâm, cụ thể là

đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam nhằm khuyến khính các nhà

Trang 27

đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Những nhà đầu tư nước ngoài luônđòi hỏi một báo cáo tài chính được kiểm toán xác nhận về tình hình kinhdoanh của các doanh nghiệp và dự án mà họ dự định đầu tư.

- Các nhà quản trị doang nghiệp và các nhà quản lý khác cũng cầnthông tin trung thực không chỉ riêng trên các bảng khai tài chính để có nhữngquyết định trong mọi giai đoạn quản lý kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo vàđiều hành các hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý Những thông tin

đó chỉ có được thông qua kiểm toán

2.2 Thứ hai, kiểm toán độc lập góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán

Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính đều bao gồm những mốiqua hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ

cụ thể Để hướng các nghiệp vụ này vào mục tiêu giải quyết tốt các quan hệtrên không chỉ cần có định hướng đúng và thực hiện tốt mà cần thường xuyênsoát xét việc thực hiện để hướng các nghiệp vụ vào quỹ đạo mong muốn Hơnnữa chính những định hướng và tổ chức thực hiện tốt trên cơ sở những bàihọc thực tiễn và uốn nắn thường xuyên những lệch lạc trong quá trình thựchiện sẽ góp phần nâng cao trình độ và chất lượng của hoạt động kế toán.Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế trong đó các quan hệtài chính và chế độ kế toán thay đổi nhiều lần Trong khi đó công tác kiểm trakiểm soát chưa chuyển hướng kịp thời, dẫn tới tình trạng vi phạm các nguyêntắc chế độ tài chính kế toán Đã có ý kiến cho rằng chưa thể cải cách công táckiểm tra trong khi chưa triển khai toàn diện và rộng khắp công tác kế toán.Tuy nhiên kinh nghiệm thực tế đã chỉ rõ chỉ có triển khai tốt hơn công táckiểm toán mới có thể nhanh chóng tài chính kế toán đi vào nề nếp

Trang 28

2.3 Thứ ba, kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý

Rõ ràng kiểm toán không chỉ có chức năng xác minh mà còn có chứcnăng tư vấn Các chủ doang nghiệp không thể kiểm soát hàng ngàn, hàng vạnnghiệp vụ tài chính kế toán đã xảy ra trong doanh nghiệp Vì vậy các chủdoanh nghiệp thường kiểm soát các nghiệp vụ tài chính kế toán cho người phụ

tá Để biết được một cách chính xác, trung thực tình hình tài chính kế toáncủa mình vào kì hạn nào đó, người chủ doanh nghiệp thường mời các công tykiểm toán độc lập chuyên nghiệp có uy tín thực hiện việc xác minh và bày tỏ

ý kiến về các bảng khai tài chính của doang nghiệp mình do người phụ trách

II Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường

Trang 29

Kiểm toán độc lập ở Việt Nam hình thành và phát triển bằng việc thànhlập công ty kiểm toán đầu tiên vào tháng 5/1991 Sau hơn 18 năm hoạt độngvới những thay đổi và yêu cầu mới về kiểm toán độc lập, trong yêu cầu hộinhập và thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thìkhung pháp lý về kiểm toán độc lập tại Việt Nam cần được hoàn thiện vànâng cấp.

Được hình thành và phát triển từ năm 1991 nhưng đến năm 1994 thìChính phủ mới chính thức ban hành Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 về

“kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân” Sau 10 năm thực hiện Nghịđịnh 07, đến tháng 3/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CPthay thế Nghị định 07 Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghịđịnh 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 và Nghị định 30/2009/NĐ-CP ngày30/03/2009 Để hướng dẫn việc thực hiện các nghị định Chính phủ ở từngthời kỳ về Kiểm toán độc lập, Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành cácThông tư hướng dẫn, các Quyết định liên quan đến thực hiện các Nghị địnhcủa Chính phủ và các quy định về thi, cấp chứng chỉ kiểm toán viên, đăng kýhành nghề kiểm toán

1.1 Hình thức tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán

Công tác kiểm toán độc lập do các KTV độc lập thực hiện Theo thông

lệ quốc tế, KTV có thể hành nghề theo công ty hoặc hành nghề cá nhân Tuynhiên ở Việt Nam luật pháp chưa cho phép hành nghề kiểm toán cá nhân.KTV muốn hành nghề phải đăng ký và được chấp nhận vào làm việc tại mộtDNKT được thành lập hợp pháp

Hiện nay, Nghị định 30/2009/NĐ-CP của Chính phủ chỉ cho phép thành lập DNKT theo các hình thức: công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân DNKT phải công khai hình thức này trong quá trình giao dịch và hoạt động.

Trang 30

Tại nghị định đầu tiên của chính phủ về KTĐL Nghị định số07/1994/NĐ-CP ngày 29/01/1994 không có hạn chế về hình thức của doanh

nghiệp kiểm toán Tại điều 4 của nghị định này đã quy định: “Tổ chức kiểm toán độc lập là một doanh nghiệp (công ty kiểm toán hoặc văn phòng kiểm toán) được thành lập theo quy định hiện hành về thành lập các loại doanh nghiệp và các qui định trong Quy chế này”.

Điều 6 của nghị định này cũng quy định về các tổ chức nước ngoài

hoạt động kế toán tài chính tại Việt Nam như sau: “Các tổ chức kiểm toán nước Ngoài hoạt động kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán trên lãnh thổ Việt Nam phải được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư của Việt Nam cấp giấy phép, sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ tài chính Hoạt động của kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán nước ngoài phải tuân thủ Luật Đầu tư nước ngoài của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quy định trong Quy chế này và các thông lệ kiểm toán quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận”.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã nảy sinh một số bất cập đối vớihình thức công ty cổ phần vì công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu ra côngchúng, rất nhiều người có thể mua cổ phiếu nhiều đến mức đạt được quyềnkiểm soát và chi phối hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán nhưng không cóchứng chỉ hành nghề sẽ không đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán Chính

vì vậy mà sau hơn 10 năm áp dụng đến năm 2004 Chính phủ đã ban hànhNghị định 105/2004/NĐ-CP thay thế nghị định 07/1994/NĐ-CP Tại điều 20của nghị định 105/2004/NĐ-CP đã hạn chế hình thức doanh nghiệp kiểmtoán: Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân và Doanh nghiệp theo luậtLuật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Điều này có nghĩa là sẽ không còn công ty kiểm toán chịu trách nhiệmhữu hạn mà các công ty kiểm toán sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn, việc hạn

Trang 31

chế hình thức công ty kiểm toán này đã đảm bảo về tính độc lập, trách nhiệm

và uy tín của công ty kiểm toán Tuy nhiên đến năm 2005, do yêu cầu của quátrình hội nhập và đặc biệt những cam kết của Việt Nam trong đàm phán gianhập WTO có những thay đổi phát sinh liên quan đến hoạt động KTĐL,Chính phủ đã ban hành Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP trong đó bổ sung thêmhình thức công ty trách nhiệm hữu hạn vào hình thức các công ty kiểm toánnhư sau:

1 Khoản 1 và khoản 3 Điều 20 được sử đổi, bổ sung như sau:

"1 Doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật theo các hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Doanh nghiệp kiểm toán phải công khai hình thức này trong quá trình giao dịch và hoạt động".

"3 Doanh nghiệp nhà nước kiểm toán, công ty cổ phần kiểm toán đã thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp từ trước ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực được phép chuyển đổi theo một trong các hình thức, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực".”

Qua thực tiễn thực hiện trong những năm qua, các nội dung quy địnhtrong các Nghị định, Thông tư và Quyết định liên quan về tổ chức, hoạt động

và quản lý hoạt động KTĐL bộc lộ những bất cập, có những điểm chưa phùhợp với thông lệ quốc tế và thiếu đồng bộ so với các bộ luật khác do đó ngày

30 tháng 3 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2009 NĐ-CP

về sửa đổi bổ sung nghị định số 105/2004 NĐ-CP Cụ thể là bất cập và chưaphù hợp với thông lệ quốc tế về quy định loại hình DNKT Theo quy định củaNghị định số 133/2005 NĐ-CP, DNKT được thành lập theo các hình thức là:

Trang 32

công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệptheo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Theo quy định của Luật Doanhnghiệp 2005, công ty TNHH có hai loại hình là: Công ty TNHH một thànhviên và công ty TNHH hai thành viên trở lên, như vậy loại hình DNKT có thểđược thành lập là công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH nhiềuthành viên Tuy nhiên, đối với lĩnh vực KTĐL theo thông lệ quốc tế được duytrì dưới hình thức công ty hợp danh Việt Nam do trình độ còn thấp nên đãcho phép thành lập hình thức công ty TNHH Mặt khác, theo kinh nghiệmquốc tế không khuyến khích thành lập công ty TNHH một thành viên vì nếuchỉ có một thành viên là tổ chức hoặc một cá nhân thành lập với trách nhiệm

vô hạn thì độ rủi ro cao Hình thức phổ biến của tổ chức kiểm toán trên thếgiới là công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân dưới dạng văn phòng kiểmtoán Các chủ sở hữu của những doanh nghiệp này thường phải chịu tráchnhiệm vô hạn (bằng toàn bộ tài sản của mình) đối với các khoản nợ và nghĩa

vụ về tài sản khác của công ty Điều đó đảm bảo sự an toàn cho xã hội và chocác khách hàng được kiểm toán Chính vì vậy trong Nghị định 30/2009 NĐ-

CP đã sửa đổi Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 105/2004 NĐ-CP như sau:

“1 Doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật theo 3 hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.”

Trên thực tế, trong số các doanh nghiệp kiểm toán hoạt động tại ViệtNam hiện nay chỉ còn 4 công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theohình thức công ty TNHH một thành viên Trước đây, các công ty này hoạtđộng theo Luật đầu tư nước ngoài tại Viêt Nam năm 1987 và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1990 và 1992.Hiện nay, các công ty này hoạt động theo Luật đầu tư 2005 Theo giấy chứngnhận đầu tư (hoặc giấy phép đầu tư) thì các công ty này được thành lập theo

Trang 33

loại hình là công ty TNHH một thành viên và thời hạn hoạt động là 50 năm.Như vậy, để không làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các công ty,cũng như không mâu thuẫn với chính sách đầu tư nước ngoài của Nhà nướccần quy định không bắt buộc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài này phảichuyển đổi sang một trong ba hình thức: công ty TNHH hai thành viên trởlên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, và vẫn được hoạt động làcông ty TNHH một thành viên đến hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đầu

tư (hoặc giấy phép đầu tư) Nghị định 105 và Nghị định 30/2009 sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định 105 không nên cho phép doanh nghiệp kiểmtoán thành lập và hoạt động theo hình thức công ty cổ phần kiểm toán Điều 2của Nghị Định 30/2009 NĐ-CP sửa đổi nghị định 105/2004 NĐ-CP cũng quiđịnh: “Các doanh nghiệp kiểm toán trách nhiệm hữu hạn một thành viên cóvốn đầu tư nước ngoài đã thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật

về doanh nghiệp từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực được phép hoạtđộng theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đến hết thờihạn theo Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư)

1.2 Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán

1.2.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán(DNKT)

Tại Nghị định 07/1994/NĐ-CP chỉ nêu ra là cần có ít nhất 5 người trởlên được cấp chứng chỉ kiểm toán viên chứ không yêu cầu hoạt động và cộngtác thường xuyên với doanh nghiệp Điều này ảnh hưởng tới chất lượng củadịch vụ kiểm toán khi mà doanh nghiệp có thể thuê bằng, hoặc có những kiểmtoán viên chỉ hoạt động thời vụ hay chỉ hoạt động trong một thời gian Nghị

định 105/2004/NĐ-CP đã quy định điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm

toán chặt chẽ hơn, tức là phải có 3 người có chứng chỉ kiểm toán viên hànhnghề; trong quá trình hoạt động cần phải luôn luôn đảm bảo điều kiện này,thậm chí nếu vi phạm quá 6 tháng thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán

Điều 23 Nghị định 105/2004/NĐ-CP đã quy định:

Trang 34

” Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán:

1 Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất 3 kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề kiểm toán, trong đó ít nhất có một trong những Người quản lý doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề.

2 Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề Sau 6 tháng liên tục doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.”

Tuy nhiên trong quy định này còn thiếu chặt chẽ trong điều kiện hoạtđộng của các công ty kiểm toán Nghị định 105/2005/NĐ-CP của Chính phủ

quy định về điều kiện hoạt động đối với các doanh nghiệp kiểm toán là: “phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề Sau 6 tháng liên tục, doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán” Quy định trên phù hợp với quy định của Luật

Doanh nghiệp 2005, tuy nhiên lại thiếu chặt chẽ ở chỗ là không quy định cácKTV hành nghề phải kí hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với DNKT.Phần lớn các DNKT ở Việt Nam hiện nay có quy mô vừa và nhỏ với số lượngKTV hành nghề thấp, trong đó lại bao gồm cả số KTV hành nghề làm bánthời gian Điều đó dẫn đến tình trạng có những KTV đăng ký hành nghềnhưng trên thực tế không hành nghề, đó là chưa kể tới tình trạng xáo trộnKTV hành nghề giữa các DNKT và hiện tượng cho thuê cho mượn chứng chỉkiểm toán Thực tế này ảnh hưởng không tốt đến tính ổn định trong hoạt động

cả chất lượng dịch vụ kiểm toán của nhiều DNKT Chính vì vậy mà Nghịđịnh số 30/2009/NĐ-CP đã Sửa đổi khoản 3 Điều 23 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP như sau:

Trang 35

“3 Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo có

ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề ký hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với doanh nghiệp Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này sau 6 tháng liên tục thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.”

Ngoài ra quy trình soát xét hồ sơ và báo cáo kiểm toán phải được thựchiện qua 3 cấp bậc được thực hiện bởi các KTV hành nghề Từ đó, việc quyđịnh “có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề ký hợp đồng lao động làm toàn

bộ thời gian với doanh nghiệp” nhằm ổn định tổ chức công ty và việc đăng kýhành nghề của các kiểm toán viên được nâng cao về chất lượng dịch vụ kiểmtoán của các doanh nghiệp kiểm toán

Trong Nghị định số 30/2009/NĐ-CP cũng sửa đổi khoản 1 Điều 23

Nghị định số 105/2004/NĐ-CP như sau:

“1 Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất ba người

có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì phải sở hữu ít nhất là 10% vốn điều lệ công ty Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán đủ 3 năm trở lên sau khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và không được đồng thời tham gia quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác.”

Việc quy định như trên là phù hợp với luật doanh nghiệp Xét về lĩnhvực kinh doanh dịch vụ kiểm toán, việc quy định rõ các tiêu chuẩn, điều kiệnthành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán và tiêu chuẩn, điều kiện đốivới Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán có ý nghĩa hếtsức quan trọng nhằm đạt được các mục đích sau:

- Nâng cao tính độc lập của các doanh nghiệp kiểm toán, theo đó cácdoanh nghiệp kiểm toán không có vốn sở hữu của Nhà nước hoặc có vốn sở

Trang 36

hữu của Nhà nước nhưng không phải là doanh nghiệp nhà nước Mặt khác,đảm bảo sự góp vốn để thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp của các kiểm toánviên khi có rủi ro kiểm toán Về lâu dài cần tiến tới mô hình kiểm toán hợpdanh như các nước đi trước trên thế giới.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ của kiểm toán và trình độ nghề nghiệpcủa kiểm toán viên, theo đó các kiểm toán viên không chỉ có chứng chỉ hành

nghề mà cần phải có kinh nghiệm thực tiễn Về quy định ”giám đốc hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán đủ 3 năm trở lên sau khi được cấp chứng chỉ kiểm toán viên và không được đồng thời tham quản lý ở doanh nghiệp khác” là nhằm đảm bảo chất lượng dịch

vụ kiểm toán là ngành kinh doanh có điều kiện, có giá trị tư vấn pháp lý cao Do

đó cần có thêm 3 năm thực tế làm kiểm toán để tích luỹ kinh nghiệm và nắmvững quy trình kiểm toán, từ đó mới có thể đào tạo nhân viên quản lý và kiểmsoát chất lượng dịch vụ kiểm toán đảm bảo an toàn tránh rủi ro

Vậy cho đến nay điều kiện để thành lập doanh nghiệp kiểm toán gồm có:

- Có đủ các điều kiện quy định của pháp luật hiện hành về việc thànhlập và hoạt động của các loại doanh nghiệp: Công ty TNHH có từ 2 thànhviên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân

- Có ít nhất 3 KTV hành nghề ký hợp đồng lao động làm toàn bộ thờigian với doanh nghiệp, trong đó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu là thànhviên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì phải sở hữu ít nhất là10% vốn điều lệ công ty Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểmtoán phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán đủ 3 năm trở lên sau khiđược cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và không được đồng thời tham gia quản

lý, điều hành ở doanh nghiệp khác

Trang 37

1.2.2 Điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán của DNKT

- DNKT đã đăng ký danh sách KTV hành nghề và được Bộ Tài chính(từ 01/01/2007 là Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA)) xác nhận

- Trong quá trình hoạt động, DNKT phải thường xuyên đảm bảo có ítnhất 3 KTV hành nghề làm việc trọn thời gian cho doanh nghiệp Trường hợpsau 6 tháng liên tục DNKT không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cungcấp dịch vụ kiểm toán

1.2.3 Trường hợp có KTV mới được cấp chứng chỉ KTV hoặc do tuyển dụng mới thì DNKT phải thông báo cho Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) danh sách KTV hành nghề bổ sung trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày KTV chính thức được nhận vào làm việc hoặc được cấp Chứng chỉ KTV.

1.2.4 Trường hợp DNKT có KTV hành nghề chuyển đi, bỏ nghề hoặc

bị truất quyền hành nghề thì DNKT phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) kèm theo danh sách KTV hành nghề giảm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày KTV hành nghề chuyển đi,

bỏ nghề hoặc bị truất quyền hành nghề.

1.2.5 Trong quá trình hoạt động, DNKT phải thường xuyên đảm bảo

có ít nhất 3 KTV hành nghề làm trọn thời gian cho doanh nghiệp Trường hợp sau 6 tháng liên tục DNKT không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.

1.2.6 Các trường hợp cá nhân không được là thành viên của DNKT:

- Cá nhân theo quy định của pháp luật không được tham gia hoạt độngkinh doanh;

- Cá nhân đang làm việc cho doanh nghiệp khác có cung cấp dịch vụkiểm toán

Trang 38

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán, doanh nghiệp tư nhân kiểm toán: Ngoài các hồ sơ theo quy định của pháp luật, phải có bản sao công chứng Chứng chỉ KTV đã được cấp

3 năm trước ngày đăng ký kinh doanh của Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc)

và bản sao công chứng ít nhất hai Chứng chỉ KTV của hai người khác.

1.3 Điều kiện thành lập và hoạt động của từng loại hình công ty kiểm toán (Thông tư 60/2006/TT-BTC)

1.3.1 Công ty TNHH kiểm toán

(1) Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với công ty TNHH kiểm toán:

- Công ty TNHH kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theoquy định về hình thức, điều kiện thành lập và hoạt động của DNKT (như đãnêu tại mục 1.1 và mục 1.2 phần II)

- Thành viên của công ty TNHH kiểm toán có thể là cá nhân hoặc tổchức Số lượng thành viên không dưới hai và không vượt quá năm mươi;

- Thành viên là cá nhân phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quyđịnh (như đã nêu tại mục 1.3.1 phần II);

- Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện Người đạidiện theo pháp luật của thành viên là tổ chức phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiệntheo quy định của pháp luật và quy định như đã nêu tại điểm (3), mục 1.3.1phần II Tổ chức là doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có cung cấpdịch vụ kiểm toán và tổ chức theo quy định của pháp luật không được thamgia hoạt động kinh doanh thì không được là thành viên của công ty TNHHkiểm toán;

- Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, công ty TNHH kiểmtoán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ KTV, trong đó có Giám đốc (hoặcTổng Giám đốc)

Trang 39

(2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên là cá nhân công ty TNHH kiểm toán:

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy địnhtại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

- Thành viên được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công typhải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ

3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV; phải góp ít nhất là 10% vốnđiều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồnglao động với tổ chức, cơ quan khác;

- Thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toánphải có Chứng chỉ KTV Trường hợp công ty TNHH kiểm toán có đăng kýkinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉhành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản ) thì thành viên BanGiám đốc trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phùhợp theo quy định của pháp luật;

- Có tham gia góp vốn vào công ty;

- Thành viên là cá nhân thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hành nghềtheo quy định phải trực tiếp làm việc tại công ty

(3) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức:

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy địnhtại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

- Có giấy uỷ quyền của thành viên là tổ chức trong việc thay mặtthành viên thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp người đại diện được cử làm Giám đốc (Tổng Giám đốc)công ty thì phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế vềkiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV; không được

Trang 40

cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức,

cơ quan khác Tổ chức là thành viên phải góp ít nhất 10% vốn điều lệ

I.3.2 Công ty hợp danh kiểm toán

(1) Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với công ty hợp danh kiểm toán:

- Công ty hợp danh kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theoquy định về hình thức, điều kiện thành lập và hoạt động của DNKT (như đãnêu tại mục 1.1 và 1.2, phần II);

- Công ty hợp danh kiểm toán có thành viên hợp danh và thành viêngóp vốn Số lượng thành viên hợp danh ít nhất là hai người Thành viên hợpdanh phải là cá nhân Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân;

- Thành viên hợp danh phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quyđịnh (như đã nêu tại điểm (2), mục 1.3.2, phần II);

- Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh kiểmtoán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ KTV, trong đó có một thành viênhợp danh là Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) và ít nhất một thành viên hợpdanh khác

(2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên hợp danh Công ty hợp danh kiểm toán:

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quyđịnh tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành phápluật;

- Thành viên hợp danh được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc)công ty phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểmtoán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV, phải góp ít nhất là10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc kýhợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác;

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạp chí kế toán năm 2008, 2009, 2010 Khác
2. Tạp chí kiểm toán năm 2008, 2009, 2010 Khác
3. Giáo trình lý thuyết kiểm toán/ GS.TS Nguyễn Quang Quynh – khoa Kế toán - ĐH Kinh tế Quốc dân/NXB Tài chính – 2008 Khác
4. Giáo trình lý thuyết kiểm toán/TS. Nguyễn Viết Lợi – Học Viện Tài chính/NXB Tài chính-2007 Khác
5. Kiểm toán/ Alvin A.Arens/NXB Thống kê - 2000 Khác
6. Tìm hiểu về kiểm toán độc lập ở Việt Nam/Bùi Văn Mai/NXB Tài chính – 1995 Khác
7. Nghị định số 07/1994/NĐ-CP ngày 29/01/1994 của chính phủ về quy chế tổ chức và hoạt động kiểm toán độc lập Khác
8. Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 thay thế nghị đinh 07/1994/NĐ-CP Khác
9. Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 sửa đổi, bổ xung một số điều của nghị đinh 105/2004/NĐ-CP Khác
11. Các website: www.kiemtoan.com.vn www.tapchiketoan.info www.ketoantruong.com www.vacpa.org.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng sau đây so sánh ba Mô hình trong một số tiêu chí quan trọng. - Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.DOC
Bảng sau đây so sánh ba Mô hình trong một số tiêu chí quan trọng (Trang 15)
Mô hình tổ chức bộ máy của CPA VIETNAM - Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.DOC
h ình tổ chức bộ máy của CPA VIETNAM (Trang 58)
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy Công ty Hợp danh kiểm toán Việt nam - Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.DOC
Sơ đồ 2 Tổ chức bộ máy Công ty Hợp danh kiểm toán Việt nam (Trang 58)
Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy của KPMG được mô tả theo sơ đồ sau: - Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.DOC
th ể mô hình tổ chức bộ máy của KPMG được mô tả theo sơ đồ sau: (Trang 67)
Hình a: Tháp phân công trách nhiệm trong kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại côNg ty KPMG Việt Nam - Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.DOC
Hình a Tháp phân công trách nhiệm trong kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại côNg ty KPMG Việt Nam (Trang 72)
Hình a:  Tháp phân công trách nhiệm trong kiểm soát chất lượng cuộc kiểm - Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.DOC
Hình a Tháp phân công trách nhiệm trong kiểm soát chất lượng cuộc kiểm (Trang 72)
Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty kiểm toán hợp danh - Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.DOC
Sơ đồ 4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty kiểm toán hợp danh (Trang 79)
Sơ đồ 5 : Tổ chức nhân sự cho một cuộc kiểm toán - Tìm hiểu tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.DOC
Sơ đồ 5 Tổ chức nhân sự cho một cuộc kiểm toán (Trang 82)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w