Nâng cao việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế chung của thế giới trong giai đoạn hiện nay là hội nhập để pháttriển, hoạt động thương mại quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia xuất hiện là biểutượng đặc trưng cho quá trình hội nhập đó Hòa chung với xu thế đó, Việt Nam
đã tham gia nhiều tổ chức, liên minh: ASEAN (1995), WTO (2007)… và thiếtlập quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới Trong xu thế của quá trìnhhội nhập, một đòi hỏi mang tính bắt buộc được đặt ra là tất cả các doanh nghiệpphải công khai hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cho các bên quantâm, để qua đó tận dụng mọi nguồn lực kinh tế có thể mang lại trong quá trìnhhội nhập Và dịch vụ kiểm toán đã hình thành, phát triển một cách mạnh mẽ ởViệt Nam trong những năm gần đây, một phần để đáp ứng đòi hỏi khách quan
đó Do mới hình thành, lại phải đáp ứng một lượng rất lớn khách hàng với nhữngyêu cầu phong phú và đa dạng, nền kiểm toán Việt Nam phải không ngừng họchỏi và tự hoàn thiện mình để có thể đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và từ đó hộinhập với mặt bằng chung của các nền kiểm toán mạnh trên thế giới Đặc biệtviệc nâng cao chất lượng kiểm toán được các công ty kiểm toán đặt lên hàngđầu, và việc đảm bảo chất lượng bằng chứng kiểm toán là một điều tất yếu Với
tầm quan trọng của bằng chứng kiểm toán, chúng em đã chọn đề tài: Nâng cao việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Nội dung đề tài gồm ba phần:
Phần một: Những vấn đề cơ bản về bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Phần hai: Thực trạng áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Phần ba: Một số kiến nghị nhằm nâng cao việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Trang 2Qua đây, chúng em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Đinh
Thế Hùng đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này
Trong quá trình thực hiện, do thời gian và khả năng có hạn, bài viếtcủa chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhậnđược sự góp ý của các thầy cô và các bạn đọc để bài viết của chúng em đượchoàn thiện hơn
Trang 3Phần I Những vấn đề cơ bản về bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật
thu thập bằng chứng kiểm toán
1.1 Những vấn đề cơ bản về bằng chứng kiểm toán
1.1.1 Bằng chứng kiểm toán
1.1.1.1 Khái niệm
Kiểm toán tài chính ra đời với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến vềcác bảng khai tài chính- tạo niềm tin cho các bên hữu quan, quan tâm đến cácthông tin tài chính của đơn vị Để thực hiện được chức năng đó của kiểm toánthì KTV phải đưa ra được những ý kiến kết luận kiểm toán hợp lý, chính xác
và kịp thời Và cơ sở cho việc đưa ra các ý kiến kết luận ấy chính là các bằngchứng kiểm toán
Theo từ điển tiếng Việt: Bằng chứng là người, vật, việc dùng để chứng
tỏ một sự việc là có thật Ví dụ những bằng chứng chứng minh một người vô
tội, có tội…
Theo VSA số 500: Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông
tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin
từ những nguồn khác.
Theo ISA số 500: Bằng chứng kiểm toán chỉ tất cả các thông tin mà
chuyên gia kiểm toán thu được để đưa ra các kết luận, dựa trên đó hình thành nên ý kiến của mình Các thông tin này bao gồm các tài liệu chứng từ và các tài liệu kế toán hỗ trợ cho báo cáo tài chính; các thông tin này xác minh cho những thông tin có từ các nguồn khác.
Trang 4Theo các khái niệm trên, bằng chứng kiểm toán bao gồm cả thông tinnhân chứng và vật chứng mà KTV thu thập được làm cơ sở cho nhận xét củamình về BCTC được kiểm toán Bằng chứng là những minh chứng cụ thể chonhững kết luận kiểm toán Như vậy, cùng với những kết luận kiểm toán thểhiện trong báo cáo kiểm toán, bằng chứng kiểm toán là sản phẩm của hoạtđộng kiểm toán Và bằng chứng không chỉ là cơ sở pháp lý cho kết luận kiểmtoán mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho người quan tâm.
Cũng từ VSA số 500 thì bằng chứng có tính đa dạng, nó có thể là:
những thông tin bằng văn bản, thông tin bằng lời nói, các chứng từ sổ sách, các biên bản kiểm kê, giấy xác nhận của khách hàng…
1.1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của bằng chứng kiểm toán
Thực chất của hoạt động kiểm toán tài chính là quá trình thu thập vàđánh giá các bằng chứng kiểm toán và các BCTC của một tổ chức kinh tế cụthể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp của các báo cáonày với các chuẩn mực đã được thiết lập
Bằng chứng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra ý kiến, quyếtđịnh của KTV về hoạt động kiểm toán, nó là cơ sở và là một trong những yếu
tố quyết định độ chính xác và rủi ro trong ý kiến của KTV
Sự thành công của toàn bộ cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việcthu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của KTV Như vậy, việcthu thập bằng chứng của KTV có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thành bạicủa một cuộc kiểm toán
VSA số 500 có quy định: KTV và công ty kiểm toán phải thu thập đầy
đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình
về BCTC của đơn vị được kiểm toán.
Trang 5ISA số 500 có viết: Chuyên gia kiểm toán phải thu thập các bằng
chứng kiểm toán đủ và thích hợp để đi đến các kết luận hợp lý mà căn cứ trên
đó, chuyên gia kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán của mình.
Qua đó, ta có thể rút ra rằng:
+ Việc đánh giá, phân tích và nhận định số lượng bằng chứng kiểm toánvới các khoản mục và nghiệp vụ trọng yếu là rất quan trọng, vì trong điều kiệnhạn chế cả về thời gian, chi phí và nguồn lực thì việc thu thập toàn bộ các bằngchứng kiểm toán gần như là điều không thể- mặt khác, ta cũng phải cân đối giữathời gian, chi phí, nguồn lực với kết quả của cuộc kiểm toán
+ Đối với các tổ chức kiểm toán độc lập, các cơ quan cơ quan kiểm toánnhà nước hoặc cơ quan pháp lý, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giám sát,đánh giá chất lượng hoạt động, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của KTV
Từ đó có thể có các chính sách về nhân sự, về lương, bổng… phù hợp…
1.1.1.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán thật đa dạng: nó có thể là nhân chứng, là vậtchứng, các hình ảnh, tài liệu… Mỗi loại bằng chứng khác nhau lại có ảnhhưởng khác nhau đến việc hình thành ý kiến kiểm toán vì mỗi loại bằngchứng lại có mức độ tin cậy khác nhau Mức độ tin cậy của bằng chứng là độtin cậy khi sử dụng chúng để đưa ra ý kiến, kết luận kiểm toán Độ tin cậy cóthể phụ thuộc vào nguồn gốc (ở bên trong hay ngoài doanh nghiệp); tính chất(phương tiện nghe nhìn, tài liệu hay lời nói )…và từng hoàn cảnh cụ thể
Việc phân loại có thể tiến hành theo các cách như sau:
* Phân loại bằng chứng theo nguồn gốc hình thành.
Trong cách phân loại này, bằng chứng được chia thành các loại:
- Bằng chứng có được từ nội bộ doanh nghiệp- do khách thể kiểm toán
phát hành và luân chuyển trong doanh nghiệp.
Trang 6Bằng chứng loại này có thể là: bảng chấm công, sổ thanh toán tiềnlương, sổ tổng hợp, sổ số dư, sổ chi tiết, phiếu kiểm tra sản phẩm… loại bằngchứng này chiếm một số lượng lớn, khá phổ biến vì nó cung cấp với tốc độnhanh chi phí thấp Do bằng chứng này có nguồn gốc từ nội bộ doanh nghiệp,nên chúng chỉ thực sự có độ tin cậy khi HTKSNB của doanh nghiệp có hiệulực thực sự, do vậy tính thuyết phục của chúng không cao.
- Bằng chứng có được là kết quả của việc thu thập từ bên ngoài doanh nghiệp- do các đối tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp.
Bằng chứng loại này có thể là: hoá đơn mua hàng, biên bản bàn giaoTSCĐ… Bằng chứng này có độ thuyết phục cao bởi nó được lập ra từ các đơn
vị bên ngoài doanh nghiệp Tuy nhiên loại bằng chứng này vẫn có khả năngtẩy xoá, thêm bớt và có khả năng ảnh hưởng đến độ tin cậy của kiểm toán đốivới với hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp
- Bằng chứng do đơn vị phát hành nhưng lại lưu chuyển ở bên ngoài.
Bằng chứng loại này có thể là: uỷ nhiệm chi, hoá đơn bán hàng… Đây
là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao vì nó được cung cấp bởi bên thứ
ba (tuy nhiên, cũng cần phải xét đến tính độc lập giữa người cung cấp vớidoanh nghiệp)
- Bằng chứng do đơn vị bên ngoài phát hành và lưu trữ.
Bằng chứng loại này bao gồm một số loại như: bảng xác nhận nợ, bảngxác nhận các khoản phải thu, xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng… vàthường được thu thập bằng phương pháp gửi thư xác nhận, nó mang tínhthuyết phục cao vì được thu thập trực tiếp bởi KTV (nhưng tính thuyết phục
sẽ không còn nếu KTV không kiểm soát được quá trình gửi thư xác nhận)
- Bằng chứng do KTV trực tiếp khai thác và phát hiện.
Bằng chứng loại này thường bao gồm: các tư liệu từ việc tự kiểm kê
kho, kiểm tra tài sản, quan sát về hoạt động của kiểm soát nội bộ… đây là loại
Trang 7bằng chứng có độ tin cậy cao nhất vì nó được thực hiện trực tiếp bởi KTV.Song nhược điểm của nó là nhiều lúc còn mang tính thời điểm- tại lúc kiểmtra (như kiểm kê hàng tồn kho), phụ thuộc vào tính chất vật lý của chúng-theo từng thời điểm khác nhau mà cho những kết quả khác nhau…
Theo ISA số 500 : Các bằng chứng sẽ có tính thuyết phục cao hơn nếu
như các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và nhiều loại thông tin khác nhau cùng xác nhận Trong trường hợp này, KTV có thể có được mức độ tin cậy chung cao hơn so với trường hợp xuất phát từ những bằng chứng riêng
rẽ Ngược lại, trong trường hợp bằng chứng từ nguồn này mâu thuẫn với bằng chứng từ nguồn khác thì KTV phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để sữa chữa mâu thuẫn này.
* Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục:
Do bằng chứng kiểm toán được sử dụng để trực tiếp đưa ra ý kiến khácnhau về tính trung thực của BCTC đơn vị kiểm toán phát hành Vì vậy KTVcần phải xem xét mức độ tin cây của chúng Theo cách này, bằng chứng đượcphân loại như sau:
- Bằng chứng có tính thuyết phục hoàn toàn
Đây là loại bằng chứng do KTV thu thập bằng cánh tự kiểm kê, đánhgiá và quan sát Bằng chứng này thường được đánh giá là khách quan, chínhxác và đầy đủ Dựa vào ý kiến này KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần
- Bằng chứng thuyết phục từng phần.
Các bằng chứng thu được từ phỏng vấn cần phải được phân tích vàkiểm tra lại, các loại bằng chứng này thường được đảm bảo bởi HTKSNB.Chúng chỉ thật sự có tính thuyết phục khi HTKSNB của doanh nghiệp là thực
sự tồn tại và có hiệu lực Trên cơ sở là loại bằng chứng này KTV chỉ có thểđưa ra ý kiến chấp nhận từng phần
Trang 8- Bằng chứng không có giá trị thuyết phục.
Bằng chứng loại này không có giá trị trong việc ra ý kiến, quyết địnhcủa KTV về các bảng khai tài chính Bằng chứng loại này có thể thu được từviệc phỏng vấn người quản lý, ban quản trị…
* Phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng:
Độ tin cậy còn được đánh giá qua hình thức của bằng chứng, với việcđánh giá độ tin cậy thông qua nguyên tắc: Bằng chứng dưới dạng văn bản,hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại từ lời nói Việc phân loại bằngchứng theo loại hình bằng chứng bao gồm:
- Dạng bằng chứng vật chất.
Bằng chứng loại này gồm: bản kiểm kê HTK, biên bản kiểm kê TSCĐ,hiểu biết kiểm toán… Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao
- Dạng bằng chứng tài liệu.
Bằng chứng loại này gồm: tài liệu kế toán, sổ sách, chứng từ kế toán,
ghi chép bổ xung của kế toán, tính toán của KTV … Dạng bằng chứng này cómức độ tin cây cao, tuy nhiên một số loại bằng chứng độ tin cậy của chúng bịphụ thuộc vào tính hiệu lực của HTKSNB
- Dạng bằng chứng thu được từ lời nói.
Bằng chứng loại này thường đươc thu thập qua phương pháp phỏng vấn
Nó mang tính thuyết phục không cao, song lại đòi hỏi sự hiểu biết của ngườiphỏng vấn và độ am hiểu của người phỏng vấn về vấn đề được phỏng vấn
1.1.1.4 Mục tiêu kiểm toán với việc thu thập bằng chứng kiểm toán
Về mục tiêu kiểm toán, ta xét các văn bản sau:
Theo VSA số 200: Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công
ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận ), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực các khía cạnh trọng yếu hay không
Trang 9Theo ISA số 200: Mục tiêu kiểm toán BCTC là giúp chuyên gia kiểm
toán đưa ra được ý kiến rằng BCTC có được lập theo khuôn khổ đã quy định xét theo tất cả các khía cạnh trọng yếu hay không Cụm từ được sử dụng để diễn đạt ý kiến của chuyên gia kiểm toán là “ phản ánh trung thực”, tương đương với “ trình bày trung thực trên tất cả các mặt trọng yếu”
Và theo văn bản Chuẩn mực kiểm toán 1 (SAS 1 (AU 110 )): Mục tiêu
của cuộc kiểm tra bình thường các BCTC của KTV độc lập là sự trình bày một nhận xét về mức trung thực mà các BCTC phản ánh tình hình tài chính, các kết quả hoạt động và sự lưu chuyển đồng tiền theo nguyên tắc kế toán đã thừa nhận
Như vậy: Các mục tiêu không thay đổi giữa cuộc kiểm toán Nhưngnhư đã nói ở trên, bằng chứng thì thay đổi, và phụ thuộc vào các tình huống,đồng thời cuối cùng thì bằng chứng tìm được cũng chỉ nhằm giúp KTV thựchiện được các mục tiêu trên của cuộc kiểm toán
Mục tiêu kiểm toán đặc thù được đặt ra tương ứng của nhà quản lý nóbao gồm các mục tiêu sau:
- Mục tiêu hiệu lực: là hướng xác minh vào tính có thật của số tiền trên
khoản mục có thể xem mục tiêu này hướng vào tính đúng đắn về nội dungkinh tế của các khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ các bộ phận hìnhthành khoản mục đó Như vậy mục tiêu hiệu lực là hướng xác minh bổ sungvào sự cam kết sự tồn tại hay sảy ra của nhà quản lý
- Mục tiêu trọn vẹn: hướng xác minh vào sự đày đủ về thành phần (nội
dung) cấu thành số tiền ghi trên khoản mục Mục tiêu này cũng là phần bổsung cho xác nhận về tính trọn vẹn của nhà quản lý
- Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: đơn vị có quyền sở hữu, quyền định đoạn lâu
dài với tài sản và có nghĩa vụ phải thanh toán với các khoản công nợ được trình
Trang 10bày trên BCTC Do vây KTV cần phải kiểm tra chủ quyền với các khoản nợ phảitrả cũng như phải xem đó có thực sự là nghĩa vụ của công ty hay không.
- Mục tiêu định giá: Sự định giá đúng từng số dư tạo thành tổng số dư
tài khoản, kể cả tính chính xác về mặt tính toán, sự nhận thức về các mứcgiảm của giá trị song có thể thực hiện được KTV phải xác định quá trình tínhtoán, tổng cộng luỹ kế các số liệu trên BCTC xem có chính xác hay không
- Mục tiêu chính xác cơ học: yêu cầu tính chính xác về cơ học trong các
phép tính số học cũng như khi chuyển sổ, sang trang… trong công nghệ kếtoán
- Việc phân loại: là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận,
nghiệp vụ được đưa vào tài khoản cùng việc việc sắp xếp các tài khoản trongBCTC theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các văn bản pháp lý
cụ thể có hiệu lực
- Mục tiêu trình bày: hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các
số dư (hoặc tổng tài khoản) vào các BCTC Thực hiện mục tiêu này đòi hỏiKTV thử nghiệm chắc chắn tất cả tài khoản thuộc Bảng cân đối tài sản vàBCKQKD cùng các thông tin có liên quan đã được trình bày đúng và thuyếtminh rõ trong các bảng và các giải trình kèm theo
Một bằng chứng chỉ thoả mãn một mục tiêu hay một vài mục tiêu kiểmtoán chứ không thể thoả mãn toàn bộ các mục tiêu kiểm toán đề ra Chính vìvậy khi thu thập bằng chứng, KTV phải luôn hướng vào mục tiêu kiểm toán.Tránh tình trạng tìm tràn lan nhưng không thỏa mãn được mục tiêu kiểm toán,làm ảnh hưởng tới việc đưa ra kết luận của KTV, kết lụân của KTV sẽ khôngchính xác, không có cơ sở đưa ra kết luận Ngoài ra nó còn làm tăng chi phíkiểm toán khi bằng chứng thu thập một cách không hiệu quả
1.1.1.5 Quyết định về bằng chứng kiểm toán
Trang 11BCTC bao gồm tất cả các thông tin tổng hợp liên quan đến toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong một niên độ tài chính được kiểm toán Với đốitượng kiểm toán rộng như vậy, chí phí của cuộc kiểm tra và đánh giá tất cả cácbằng chứng là rất cao nhưng hiệu quả mà công ty kiểm toán đạt được lại khôngcao Để đưa ra ý kiến của mình, KTV không kiểm tra toàn bộ các thông tin cósẵn mà sẽ áp dụng kiểm tra trên một tập mẫu chọn ra theo xét đoán cá nhân haytheo thống kê Cụ thể, KTV không thể kiểm tra tất cả các phiếu chi đã thanhtoán, các đơn đặt hàng, các hóa đơn bán hàng thẻ lương thời gian… Do đó vấn
đề đặt ra phải xác định số lượng bằng chứng thích hợp cần thu thập để có thểđánh giá một cách toàn diện về đối tượng cần kiểm toán
Quyết định của KTV về thu thập bằng chứng có thể chia thành bốn loại sau:
- Những thể thức kiểm toán cần áp dụng
Thể thức kiểm toán là hướng dẩn chi tiết về quá trình thu thập một bằngchứng kiểm toán cá biệt phải thu thập ở một thời điểm nào đó trong một cuộckiểm toán Khi thiết kế các thể thức kiểm toán, thường phải sắp xếp chúngtheo thứ tự trong nhưng phương thức cụ thể để giúp cho việc sử dụng chúngnhư hướng dẩn trong suốt cuộc kiểm toán
- Quy mô mẫu cần chọn đối với một thể thức nhất định
Theo VSA số 530: Lấy mẫu kiểm toán: là áp dụng các thủ tục kiểm toán
trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay mộtloại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có hội để chọn Lấy mẫu sẽ giúp choKTV thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về đặc trưng của các phần tửđược chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể Như vậy quy mômẫu có thể là một vài phần tử hay tất cả các phần tử trong tổng thể
- Những khoản mục cá biệt cần chọn từ tổng thể.
Xác định xong quy mô mẫu chọn cho từng thể thức kiểm toán, KTVcần phải xác định các khoản mục cá biệt để kiểm tra
Trang 12- Xác định thời gian hoàn thành các thể thức
Việc xác định thời gian của thể thức kiểm toán có thể ngay từ kỳ kếtoán mà BCTC phản ánh chưa kết thúc; hoặc có thể rất lâu sau khi kỳ kế toán
đó kết thúc Trong cuộc kiểm toán các BCTC, khách hàng thường muốn cuộckiểm toán hoàn thành trong vòng từ một đến 3 tháng sau khi năm kết thúc
1.1.2 Các tính chất của bằng chứng kiểm toán
Theo VSA số 500 quy định: KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình Sự đầy đủ và tính thích hợp luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục kiểm soát và thử nghịêm cơ bản Thông thường KTV dựa trên các bằng chứng mang tính xét đoán và thuyết phục hơn là tính khẳng định chắc chắn Bằng chứng thu được từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau để làm căn cứ cho cùng cơ sở dữ liệu.
1.1.2.1 Tính hiệu lực
Hiệu lực là khái niệm chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứngkiểm toán Bằng chứng có hiệu lực hay có giá trị khi nó có độ tin cậy, nó thểhiện đúng mục tiêu kiểm toán và phản ánh đúng tính chất của các hoạt độngđang diễn ra Chỉ vậy mới có thể giúp KTV chính xác hơn trong việc đưa raBáo cáo kiểm toán Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằngchứng bao gồm:
* Hình dạng của bằng chứng: Bằng chứng vật chất (ví dụ như: Biên bản
kiểm kê- có được sau khi thực hiện kiểm kê hay quan sát kiểm kê) và sự hiểubiết của KTV về các lĩnh vực cần kiểm toán được xem là đáng tin cậy hơn bằngchứng bằng lời (ví dụ như bằng chứng thu thập được qua phỏng vấn)
* Hệ thống kiểm soát nội bộ: HTKSNB của đơn vị là một hệ thống gồm
các chính sách, thủ tục được thiết lập ở trong doanh nghiệp nhằm bảo vệ tài sảndoanh nghiệp, đảm bảo sự tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo sự hoạt động hiệu
Trang 13quả và cung cấp thông tin một cách chính xác cho các nhà quản lý để có kếhoạch sản xuất kinh doanh phù hợp HTKSNB được thiết kế nhằm ngăn ngừasai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị với các mục tiêu sau:
- Các nghiệp vụ kinh tế ghi sổ phải có căn cứ hợp lý
- Các nghiệp vụ kinh tế ghi sổ phải được phê chuẩn đúng đắn
- Các nghiệp vụ kinh tế hiện có phải được ghi sổ
- Các nghiệp vụ kinh tế phải được đánh giá đúng đắn
- Các nghiệp vụ kinh tế phải được phân loại đúng đắn
- Các nghiệp vụ kinh tế phải được phản ánh đúng lúc
- Các nghiệp vụ kinh tế phải được ghi đúng đắn vào sổ phụ và được tổng hợp chính xác.
Vì vậy: HTKSNB được đánh giá là có hiệu lực thì bằng chứng thuthập được có độ tin cậy cao hơn bằng chứng thu được trong điều kiện hệthống này hoạt động kém hiệu quả Khi đó trong môi trường kiểm soát nội bộhoạt động tốt, thì khả năng tồn tại sai phạm mà HTKSNB không phát hiện sẽthấp Để xác định được tính hiệu lực của HTKSNB nhằm thu thập được bằngchứng có đô tin cậy cao, trước khi kiểm toán công ty kiểm toán cần tiến hànhtìm hiểu và đánh HTKSNB đối với khách thể kiểm toán
* Nguồn gốc của việc thu thập Bằng chứng: Bằng chứng có nguồn gốc
càng độc lập với đối tượng kiểm toán thì càng có hiệu lực Việc đánh độ tincậy của nguồn gốc có thể dựa vào các nguyên tắc sau:
- Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơnnguồn gốc bằng chứng từ bên trong
- Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơnkhi HTKSNB và hệ thống kế toán hoạt động có hiệu quả
- Bằng chứng do KTV tự thu thập có độ tin cậy hơn bằng chứng dođơn vị cung cấp
Trang 14* Sự kết hợp của các bằng chứng: Bằng chứng kiểm toán có sức
thuyết phục cao hơn khi có được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loạikhác nhau càng xác nhận Trường hợp này KTV có thể có được độ tin cậycao hơn đối với bằng chứng kiểm toán so với trường hợp thông tin cóđược từ những bằng chứng riêng rẽ
1.1.2.2 Tính đầy đủ
Là khái niệm chỉ tiêu chuẩn số lượng hay quy mô cần thiết để KTVđưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán Đây là một vấn đề không có thước
đo chung, mà đòi hỏi rất lớn ở sự suy đoán nghề nghiệp của KTV
Theo VSA số 500: Trong qua trình hình thành ý kiến của mình, KTV
không nhất thiết phải kiểm tra tất cả các thông tin có sẵn, KTV được phép đưa ra kết luận về số dư tài khoản, các nghiệp vụ kinh tế hoặc HTKSNB theo xét đoán cá nhân Và các chuẩn mực thường chấp nhận KTV thu thập bằng chứng kiểm toán ở mức độ “có tính thuyết phục” hơn là “có tính chắc chắn”.
Nói đến tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán là nói tới số lượng và
chủng loại bằng chứng kiểm toán cần thu thập Không có bất cứ chuẩn mựcnào quy định cụ thể bao nhiêu bằng chứng là đủ mà số lượng của bằng chứngkiểm toán để đủ đưa ra ý kiến phụ thuộc vào sự phán xét chủ quan của KTV
Sự phán xét đó tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể (như quy mô mẫu, mức độ rủi
ro kiểm toán lớn…) mà KTV cân nhắc tới số lượng quy mô của bằng chứngsao cho thích hợp với một chi phí hợp lý
* Tính hiệu lực của bằng chứng: Bằng chứng có độ tin cậy càng thấp
thì thu thập càng nhiều Một (một số ít) bằng chứng có độ tin cậy thấp chưa
đủ để có thể nhận định một cách chính xác về đối tượng kiểm toán cụ thể
* Tính trọng yếu và mức độ rủi ro với bằng chứng kiểm toán:
Đối tượng cụ thể được kiểm toán càng nhiều yếu tố trọng yếu thì sốlượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều: mục tiêu của kiểm toán
Trang 15tài chính là khẳng định BCTC được trình bày trung thực trên mọi khía cạnh trọng yếu KTV phải ước lượng sai phạm có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
Sự phán xét này không cần phải định lượng nhưng thường phải làm Đó là sựphán xét có tính nghiệp vụ có thể thay đổi quá trình kiểm toán khi các tìnhhuống thay đổi Ước lượng về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng
ở mức độ đó các BCTC có thể sai lệch nhưng vẩn chưa ảnh hưởng đến quyếtđịnh của người sử dụng thông tin tài chính Ước lượng này là một trongnhững quyết định quan trọng nhất mà kiểm toán phải thực hiện Sau khi ướctính trọng yếu cho toàn bộ BCTC , KTV phải phân bổ mức trọng yếu chotừng khoản mục trên BCTC Dựa vào mức trọng yếu cho từng khoản mục nàyKTV sẽ thu thập số lượng cũng như chất lượng bằng chứng kiểm toán phùhợp Khoản mục nào có mức độ trọng yếu càng nhỏ thì lượng bằng chứngkiểm toán sẽ ít hơn các khoản mục co mức độ sai sót cho phép nhỏ Các yếu
tố ảnh hưởng tới sự phán xét:
- Trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là một khái niệm tuyệt đối
- Nhu cầu đối với cơ sở đánh giá tính trọng yếu
- Các yếu tố chất lượng cũng ảnh hưởng tới trọng yếu
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: Rủi ro kiểm toán là rủi ro
do công ty kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu.
Những đối tượng cụ thể (khoản mục, bộ phận…) được đánh giá là khảnăng rủi ro lớn thì lượng bằng chứng KTV phải thu thập càng nhiều và ngượclại Khoản mục có độ rủi ro cao nhất khi HTKSNB hoạt động kém hiệu quả làkhoản mục vốn bằng tiền Trong điều kiện HTKSNB hoạt động tốt, khoảnmục có khả năng sai phạm là HTK Để giảm thiểu rủi ro KTV cần tăng cườngkiểm tra chi tiết, và do đó tăng cường lượng bằng chứng thu thập
Trang 16Như vậy rủi ro và trọng yếu có mối liên hệ ngược chiều nhau, nếu mức
độ trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lai KTV phảiquan tâm tới mối quan hệ này nhằm xác định số lượng bằng chứng, cácphương pháp kỹ thuật, thời gian và phạm vi thu thập bằng chứng
1.1.3 Hồ sơ kiểm toán với bằng chứng kiểm toán
Theo VSA số 230, hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, phânloại, sử dụng, và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán Hồ sơ kiểm toán bao gồmmọi thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ làm cơ sở cho việchình thành ý kiến của KTV và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thựchiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc các chuẩn mực quốc tếđược chấp nhận )
Theo SAS 41 (AU 338): tư liệu là sổ sách của KTV ghi chép về các thủtục áp dụng, các cuộc khảo sát thực hiên, thông tin thu được, và những kếtluận thích hợp đạt được trong công tác Các tư liệu phải bao gồm tất cả cácthông tin mà KTV cho là cần thiết để tiến hành quá trình kiểm tra đầy đủ và
để cung cấp căn cứ cho Báo cáo kiểm toán
Yêu cầu cơ bản là hồ sơ kiểm toán phải đảm bảo đầy đủ cơ sở cho KTVđưa ra ý kiến kết luận và chứng minh cuộc kiểm toán được thực hiện theođúng pháp luật Việt Nam
Hồ sơ kiểm toán được chia làm hai loại: hồ sơ kiểm toán năm và hồ sơkiểm toán chung
* Hồ sơ kiểm toán chung:
Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung vể khách hàng liênquan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toan trong nhiều năm tài chính của mộtkhách hàng Hồ sơ kiểm toán chung do đó thường mang tính lịch sử hay mangtính liên tục qua các năm tài chính Cụ thể hồ sơ kiểm toán chung bao gồm:
+ Tên và số hiệu hồ sơ; ngày, tháng lập và ngày, tháng lưu trữ;
Trang 17+ Các thông tin chung về khách hàng:
- Các ghi chép hoặc bản sao các tài liệu pháp lý, thoả thuận và biên bảnquan trọng: Quyết định thành lập, Điều lệ công ty, Giấy phép thành lập (Giấyphép đầu tư, Hợp đồng liên doanh), đăng ký kinh doanh, bố cáo, biên bản hộiđồng quản trị, họp Ban Giám Đốc… (Tên, địa chỉ, chức năng và phạm vi hoạtđộng, cơ cấu tổ chức…);
- Các thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh, môi trường phápluật có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng; quá trình pháttriển của khách hàng
+ Các tài liệu thuế: Các văn bản, chế độ thuế riêng trong lĩnh vực hoạt
động của khách hàng được cơ quan thuế cho phép, các tài liệu vể thực hiệnnghĩa vụ thuế hàng năm;
+ Các tài liệu về nhân sự: Các quy định về hợp đồng lao động, các quy định
riêng của khách hàng về nhân sự, Quy định về quản lý và sử dụng quỹ lương;
+ Các tài liệu về kế toán:
- Văn bản chấp thuận chế độ kế toán được áp dụng (nếu có);
- Các nguyên tắc kế toán áp dụng: Phương pháp xác định giá trị hàngtồn kho, phương pháp tính dự phòng…
+ Các hợp đồng thoả thuận với bên thứ ba có hiệu lực trong thời gian
dài (ít nhất hai năm tài chính): Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng cho thuê, hợp
đồng bảo hiểm, thoả thuận vay…
Trang 18Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng thông tin khách hàng chỉ liên quan đếnmột năm tài chính Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm các dữ liệu áp dụng chonăm kiểm toán:
+ Các thông tin về người lập, người kiểm tra (soát sét) hồ sơ kiểm toán;+ Các văn bản về tài chính, kế toán, thuế… của cơ quan Nhà nước vàcấp trên liên quan đến một năm tài chính;
+ Các báo cáo kiểm toán, thư quản lý, BCTC và các báo cáo khác…(bản dự thảo và bản chính thức);
+ Hợp đồng kiểm toán, thư hẹn kiểm toán, phụ lục hợp đồng (nếu có)
+ Các sự kiện phát sinh sau khi kết thúc niên độ;
+ Những ghi chép về nội dung, chương trình và phạm vi của những thủtục được thực hiện và kết quả thu được;
+ Những phân tích của KTV về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số
dư tài khoản;
+ Những phân tích về tỷ lệ, xu hướng quan trọng đối với tình hình hoạtđộng của khách hàng;
+ Những thông tin chung về doanh nghiệp;
+ Bảng cân đối thử tạm thời;
+ Các bút toán điều chỉnh và các bút toán phân loại;
+ Các bảng kê chi tiết;
Trang 19+ Bản giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị;
+ Các bằng chứng về sự kiểm tra soát xét của KTV và người có thẩmquyền đối với những công việc do KTV, trợ lý kiểm toán hay các chuyên giathực hiện;
+ Các tài liệu liên quan khác;
Trong trường hợp có từ hai công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện mộtcuộc kiểm toán thì hồ sơ kiểm toán được lập theo sự phân công của từng bên
1.1.4 Bằng chứng kiểm toán đặc biệt
Ngoài các bằng chứng kiểm toán được thu thập thông qua các kỹ thuật,trong một số trường hợp, KTV phải thu thập một loại bằng chứng đặc biệt- từmột số đối tượng đặc biệt và thường được sử dụng trong kiểm toán BCTC
* Khái niệm
Bằng chứng kiểm toán đặc biệt được hiểu là loại bằng chứng được thu thập
từ một số đối tượng đặc biệt và thường được sử dụng trong kiểm toán BCTC
Ví dụ: ý kiến của chuyên gia, giải trình của giám đốc…
* Vai trò của bằng chứng kiểm toán đặc biệt
- Bằng chứng kiểm toán đặc biệt phục vụ nhu cầu thực tế trong từngtrường hợp cụ thể phát sinh, khi việc thu thập bằng chứng kiểm toán đặc biệttrong quá trình kiểm toán tương ứng với từng đặc điểm của đơn vị được kiểmtoán như với những ngành nghề kinh doanh phức tạp và việc không sử dụngbằng chứng kiểm toán đặc biệt sẽ có ảnh hưởng đến việc kiểm toán các khoảnmục có tính chất trọng yếu, các khoản mục có độ phức tạp cao, chứa đựngnhiều khả năng rủi ro
- Tạo ra các giá trị pháp lý cao: vì có thể được sử dụng để giải quyết cáctranh chấp liên quan tới trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán, của KTV
- Giảm thiểu chi phí kiểm toán và hỗ trợ cho công tác kiểm toán choKTV: Đối với một vấn đề cụ thể mà KTV không am hiểu sâu sắc; ví dụ như
Trang 20đánh giá giá trị của tác phẩm nghệ thuật, công trình nghệ thuật, khoáng sản…KTV có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia về vấn đề đó.
* Một số loại bằng chứng kiểm toán đặc biệt chủ yếu trong kiểm toán BCTC
- KTV phải thu thập được các bằng chứng về sự thừa nhận trách nhiệmcủa các nhà quản lý (giải trình của giám đốc) đối với việc lập và trình bàyBCTC… bằng cách KTV thu thập bản giải trình của nhà quản lý (nhữngchuẩn mực và nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế, 1992, trang 208)
- KTV cũng có thể sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ của đơn vịkhách hàng như những bằng chứng kiểm toán nếu xét thấy đủ độ tin cậy- điềunày giúp giảm bớt (nhưng không thay thế) các thủ tục kiểm toán và chi phíkiểm toán
- Đối với trường hợp khách hàng được kiểm toán bởi Công ty kiểmtoán khác trong các năm trước, KTV mới có thể sử dụng tư liệu của KTV độclập khác Tuy nhiên KTV phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi sử dụng cácbằng chứng này
- KTV cũng có thể sử dụng các bằng chứng về các bên có liên quan để
có thể kết luận về các vấn đề liên quan trên BCTC Việc thu thập bằng chứng
từ các bên liên quan của khách hàng là rất quan trọng
KTV thu thập bằng chứng về các bên hữu quan qua vận dụng một sốthủ tục:
+ Xem xét lại các thư xác nhận khoản phải thu, phải trả và xác nhậncủa ngân hàng Việc này giúp KTV hiểu tốt hơn mối quan hệ bản chất giữađơn vị các bên liên quan;
+ Xem xét lại các nghiệp vụ đầu tư, huy động vốn quan trọng của đơn
vị như mua, bán cổ phần với quy mô lớn;
+ Xác minh các nghiệp vụ bất thường mà KTV có nghi vấn
Trang 21+ Xác minh hay thu thập thông tin qua điều tra, phỏng vấn, gửi thư xácnhận tới các luật sư, ngân hàng, cơ quan thuế, hải quan…
+ Xác minh khoản mục và tổng giá trị các nghiệp vụ với các bên liên quan.Bằng chứng kiểm toán đặc biệt phát sinh không thường xuyên tùythuộc từng đối tượng kiểm toán
- Tư liệu của chuyên gia:
Theo ISA 620 quy định: khi sử dụng tư liệu của chuyên gia bên ngoài,KTV phải đánh giá khả năng chuyên môn, hiểu mục đích, phạm vi công việccủa chuyên gia cũng như sự phù hợp của việc sử dụng tư liệu đó cho các mụctiêu dự định KTV cũng nên xem xét mối quan hệ giữa chuyên gia với kháchhàng, những yếu tố có thể ảnh hưởng tới tính khách quan của chuyên gia đó
*** Tuy nhiên, cho dù KTV có sử dụng ý kiến của chuyên gia làm bằng
chứng kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán vẫn đòi hỏi KTV là người chịu trách nhiệm sau cùng về ý kiến mà mình đưa ra đối với BCTC được kiểm toán.
1.2 Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực chất của quá trình kiểm toán là KTV dùng các kỹ thuật để thu thậpcác bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ Tuỳ vào điều kiện cụ thể màKTV dùng các phương pháp kỹ thuật thích hợp khác nhau làm sao thu thậpđược bằng chứng kiểm toán có hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất Các kỹthuật thường được vận dụng trong kiểm toán tài chính bao gồm: kiểm tra vậtchất, quan sát, điều tra, lấy xác nhận, xác minh tài liệu, tính toán và phân tích
1.2.1 Kỹ thuật phỏng vấn
Phỏng vấn là việc tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết bêntrong hoặc ở bên ngoài đơn vị Phỏng vấn được thực hiện bằng lời nói hoặcvăn bản sẽ cung cấp những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung
Trang 22để củng cố các bằng chứng đã có Quá trình phỏng vấn thường bao gồm bagiai đoạn: Lập kế hoạch phỏng vấn, thực hiện phỏng vấn, kết thúc phỏng vấn
Giai đoạn lập kế hoạch: KTV phải xác định mục đích, nội dung, đối
tượng phỏng vấn, thời gian địa điểm phỏng vấn KTV phải chuẩn bị câu hỏicho quá trình phỏng vấn để phù hợp với mục tiêu kiểm toán nhằm thu đượcbằng chứng kiểm toán có chất lượng cao nhất, tránh sự lãng phí thời gian choviệc phỏng vấn
Thực hiện phỏng vấn: KTV giới thiệu lý do cuộc phỏng vấn, trao đổi về
những trọng điểm đã xác định Trong giai đoạn kỹ thuật nêu câu hỏi là rấtquan trọng Các câu hỏi cần ngắn gọn, dể hiểu, đúng mục đích, tạo tâm lýthoải mái cho người trả lời KTV thường dùng hai loại câu hỏi cơ bản đó là
câu hỏi “đóng” và câu hỏi “mở” Câu hỏi “mở” giúp KTV thu được câu trả
lời chi tiết và đầy đủ; được sử dụng khi KTV muốn thu thập thêm thông tin
Thường dùng cụm từ “thế nào”, “cái gì”, “tại sao”? Câu hỏi “đóng” giới hạn
câu trả lời của người phỏng vấn, được sử dụng khi KTV muốn xác nhận mộtvấn đề đã nghe hay biết Các từ khoá thường dùng: “có hay không”, “tôi biếtrằng” Bên cạnh đó KTV cần phải nêu thêm những nhận xét tóm tắt, điều này
sẽ giúp cho KTV luôn hướng cuộc phỏng vấn theo vấn đề mình mong muốn
Kết thúc phỏng vấn: KTV chú ý đến trình độ của người phỏng vấn để
rút ra kết luận đúng đắn trên cơ sở bằng chứng thu được phục vụ cho mụcđích kiểm toán KTV thường kết lụân từng phần và cuối cùng là tóm tắt phầncác điểm chính
Tuy nhiên bằng chứng thu được từ kĩ thuật nay có độ tin cậy không caomang tính chủ quan vì đối tượng phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vi;chất lượng bằng chứng cũng phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của người đượchỏi Phương pháp này thực hiện chủ yếu củng cố cho các phương pháp khác
1.2.2 Kỹ thuật quan sát
Trang 23Là việc theo dõi một sự hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục dongười khác thực hiện Việc quan sát được thực hiện bởi các giác quan củaKTV nhằm đánh giá một phạm vi lớn các sự việc… Khi tiến hành kĩ thuậtquan sát để thu thập thông tin quan sát KTV cần phải thường xuyên ghi chépcác thông tin quan sát được cùng với những nhận xét, đánh giá Kỹ thuật xácminh tài liệu rất hữu ích trong nhiều phần hành của cuộc kiểm toán bằngchứng thu được đáng tin cậy, tuy nhiên bản thân bằng chứng chưa thể hiệntính đầy đủ của bằng chứng do vậy cần kết hợp với các kỹ thuật khác Mặtkhác, tính hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan đó là trình độ
và kinh nghiệm của KTV
1.2.3 Kỹ thuật xác minh tài liệu
Là quá trình xem xét, xác minh tài liệu của KTV thông qua việc kiểm trađối chiếu các chứng từ, tài liệu, sổ sách kế toán liên quan có sẳn trong đơn vị đểchứng minh thông tin trình bày trên BCTC là đầy đủ và trung thực.Có hai thủtục để xác minh tài liệu thông thường là: kiểm tra chứng từ và kiểm tra kết luận
Kiểm tra chứng từ: là so sánh giữa số dư hoặc số phát sinh của các
nghiệp vụ với chứng từ Quá trình này có thể tiến hành theo 2 cách với mụctiêu hướng tới khác nhau:
- Từ chứng từ gốc lên sổ sách: khi muốn chứng minh rằng nghiệp vụ
phát sinh đã được ghi đầy đủ KTV kiểm tra vể thời gian ghi chép về nghiệp
vụ kinh tế nhằm thu thập bằng chứng cho thấy các nghiệp vụ phát sinh cóđược ghi chép, phản ánh đầy đủ trong các sổ kế toán không có được ghi chépđúng kì hay không và KTV thường tập trung vào kiểm tra các chứng từ phátsinh vào thời điểm cuối năm của các tài khoản doanh thu, thu nhập, chi phímua hàng, Đây là thời điểm “ nhạy cảm “ dễ có nguy cơ xảy ra sai sót nhất
- Từ sổ sách kiểm tra ngược về chứng từ gốc: khi muốn thu thập bằng
chứng về tính có thật của mọi nghiệp vụ được ghi sổ KTV sẽ tiến hành lựa
Trang 24chọn các các nghiệp vụ ghi trong sổ chi tiết các tài khoản rồi kiểm tra ngượclại chứng từ gốc của các nghiệp vụ đó Các nghiệp vụ sẽ được lựa chọn dựatrên nguyên tắc các khoản phát sinh lớn hoặc các khoản bất thường Khi thựchiện kiểm tra chứng từ gốc KTV cần xem xét tính hợp lý, hợp lệ của chúng:Các chữ kí phê duyệt có đầy đủ có hợp lệ hay không, có được áp dụng theocác biểu mẫu do Bộ tài chính quy định hay không,…
- Kiểm tra kết luận: từ một kết luận có trước, KTV thu thập tài liệu là
cơ sở cho việc kết luận mà cần khẳng định Theo cách này KTV cần xác địnhphạm vi kiểm tra, để tìm được bằng chứng phù hợp với kết luận đã có trước
Kỹ thuật này cho ta những bằng chứng là tài liệu chứng minh tươngđối thuận tiện vì nó thường có sẵn, chi phí thu thập bằng chứng cũng thấp hơncác phương pháp khác Bằng chứng kiểm toán thu thập từ kỹ thuật này đượcgọi là kiểu mẫu tài liệu chứng minh
1.2.4 Kỹ thuật kiểm tra vật chất (Kiểm kê)
Là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản củadoanh nghiệp, đối tượng kiểm tra vật chất thường là HTK, TSCĐ, tiền mặt,giấy tờ thanh toán có giá trị Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế 501 quyđịnh: “ Nếu chuyên gia kiểm toán không có mặt tại thời điểm kiểm kê thực tế
vì một lý do đột xuất, chuyên gia kiểm toán phải thực hiện kiệm kê hoặc tham
dự vào một buổi kiểm kê khác…”
Mức độ áp dụng: Với những tài sản dễ xảy ra mất mất hoặc thiếu thìviệc kiểm kê vật chất phải thực hiện và được kiểm tra toàn diện Còn đối vớinhững loại tài sản khác thì tuỳ thuộc vào tầm quan trọng, mức độ trọng yếucủa từng loại mà tiến hành kiểm tra cho phù hợp
Những yếu tố tác động đến bằng chứng thu được từ việc kiểm tra vậtchất: Độ tin cậy của bằng chứng vật chất phụ thuộc vào kỹ năng và hiểu biếtcủa KTV thực hiện kiểm kê Nếu KTV thiếu sự am hiểu về đánh giá chủng
Trang 25loại các tài sản cần thiết hoặc kiểm kê không cẩn thận thì bằng chứng thu thậpđược có thể có sự sai lệch.
Ưu điểm của kiểm tra vật chất là một phương tiện trực tiếp của quátrình xác minh sự hiện hữu của tài sản có tồn tại hay không mang tính kháchquan nhất nên kỹ thuật kiểm kê cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao nhất.Hơn nữa kỹ thuật thực hiện đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh củakiểm toán Tuy nhiên kỹ thuật này cũng còn những hạn chế cần khắc phục
1.2.5 Kỹ thuật tính toán
Là việc kiểm tra chính xác về mặt toán học của số liệu trên chứng từ, sổ
kế toán, BCTC và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các tính toánđộc lập của KTV Phương pháp được KTV áp dụng khá phổ biến trong cáccuộc kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng về tính chính xác số học của cáckhoản mục trên BCTC khi thực hiện kiểm tra chi tiết số dư của các khoảnmục Thông qua việc cộng dồn các số dư, số phát sinh theo tháng, quý củatừng tài khoản theo đối ứng bên Nợ, bên Có dể xác định số dư cuối kỳ của cáctài khoản được kiểm tra KTV còn thu thập bằng chứng về sự chính xác củacác phép tính trên hoá đơn, phiếu nhập, xuất kho… Các số liệu sau khi dùng
kỹ thuật tính toán lại sẽ được đối chiếu với số liệu trên các sổ chi tiểt, sổ tổnghợp Nếu có sự chênh lệch KTV cần phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán phụtrách từng phần hành để tìm hiểu ro nguyên nhân của sự sai sót này Các bảng
số liệu được coi là một bằng chứng về sự chính xác của số liệu trên BCTCcủa đơn vị Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần tuý về mặt sốhọc không chủ ý đên sự phù hợp của phương pháp tính được áp dụng Do đó
kỹ thuật này thường được áp dụng cùng với các kỹ thuât khác
1.2.6 Kỹ thuật lấy xác nhận
Là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xácminh tính chính xác của thông tin mà KTV nghi vấn Vì mẫu xác nhận có từ
Trang 26các nguồn độc lập với công ty khách nên chúng được đánh giá cao và thườngdùng như một loại bằng chứng Tuy vậy các xác nhận tương đối tốn kém, thưtrả lời thường không thu được do nhiều nguyên nhân: sự thiếu hợp tác bên thứ
ba, thư xác nhận bị thất lạc…, việc xác nhận một số khoản công nợ chỉ chứngminh được khả năng thu nợ hay trả nợ, bằng chứng có thể giảm độ tin cậy nếu
có sự giàn xếp, thoả thuận giữa ban giám đốc với bên thứ ba Do đó, chúngkhông thể dùng trong mọi trường hợp mà chúng có thể áp dụng được
Thư xác nhận thường được KTV soạn sau khi đã có ký duyệt của đơn vịcần kiểm toán được gửi trực tiếp cho đối tượng cần xác nhận sau khi xác nhậnxong gửi trực tiếp cho KTV Để được xem là bằng chứng đáng tin cậy, các xácnhận phải được kiểm soát bởi KTV từ khâu chuẩn bị cho đến khi chúng đượcgửi lại Nếu khách hàng kiểm soát khâu chuẩn bị các thư xác nhận, thực hiệnviệc gửi đi hoặc nhận về các bản trả lời, KTV sẽ mất quyền kiểm soát, cũng nhưtính độc lập từ đó độ tin cậy của bằng chứng cũng giảm xuống
Kỹ thuật lấy thư xác nhận có thể được thực hiện theo hai hình thức,hình thức gửi thư xác nhận phủ định và gửi thư xác nhận khẳng định:
Gửi thư xác nhận dạng phủ định: KTV yêu cầu người xác nhận gửi thư
phản hồi nếu có sai khác giữa thực tế với thông tin KTV nhờ xác nhận
Gửi thư xác nhận dạng khẳng định: KTV yêu cầu người xác nhận thư
phản hồi cho tất cả các thư xác nhận dù thực tế có trùng khớp với thông tin
mà KTV quan tâm Hình thức này có độ tin cậy cao hơn cho kỹ thuật xácnhận, nhưng chi phí lại cao
Khi gửi thư xác nhận KTV cần chú ý:
• Đặc điểm khoản mục đối tượng thông tin cần xác nhận
• Cân nhắc khả năng nhận được thư trả lời
• Cân nhắc đối tượng gửi thư xác nhận để chọn và gửi thư
• Hình thức gửi thư xác nhận
Trang 27Khi nhận được thư xác nhận gửi về mà số liệu không khớp với số liệutrên sổ sách kế toán thì KTV phải tiến hành xem sét nguyên nhân của sựchênh lệch đó Nếu là nhỏ, không đáng kể KTV sẽ thừa nhận con số mà đơn
vị thể hiện trên sổ sách kế toán và cho rằng mục tiêu kiểm toán đã đạt được.Nhưng đối với các khoản thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thì cho dù chênhlệch nhỏ KTV cũng cần yêu cầu đơn vị điều chỉnh cho hợp số liệu đúng vớikết quả của thư xác nhận
Nếu như chênh lệch giữa giá trị trên thư xác nhận và giá trị ghi trên sổ
kế toán được đánh giá là lớn thì KTV cần phải xem sét để tìm ra các nguyênnhân của chênh lệch đó Nếu tìm ra nguyên nhân của sự sai lệch KTV sẽ đưa
ra bút toán điều chỉnh và yêu cầu đơn vị thực hiện công việc điều chỉnh đó.Ban giám đốc mà điều chỉnh theo ý kiến của KTV thì KTV sẽ đưa ra ý kiếnchấp nhận toàn phần về các khoản mục sau khi điều chỉnh Còn ban giám đốckhông điều chỉnh theo ý kiến của KTV thì lúc đó KTV sẽ đưa ra ý kiến chấpnhận từng phần có ngoại trừ Trong trường hợp KTv không tìm ra nguyênnhân của sự chênh lệch đó KTV sẽ tiến hành đánh giá ảnh hưởng của sựchênh lệch đó để đưa ra ý kiến phù hợp Cũng có thể KTV không nhận đượcthư xác nhận lần đầu, lúc đó KTV sẽ tiến hành gửi thư xác nhận lần 2 Nếutiếp tục không nhận được KTV sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm soát
bổ sung và thay thế nhằm thu thập bằng chứng mới Trên thực tế tại Việt Namđối với các công ty trong nước do mối quan hệ bạn hàng lâu năm hay việckhông muốn mất một khách hàng tiềm năng, nên việc gửi thư xác nhận vẩn bịchi phối bởi tính chủ quan, cho dù KTV có nhận được thư phúc đáp nhưng nóvẩn không có độ tin cậy cao
1.2.7 Kỹ thuật phân tích
Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm
ra những xu hướng, biến động và tìm ra mối quan hệ có mâu thuẩn với các thông
Trang 28tin có liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến Đây là kỹthuật bao trùm nhất để khai thác bằng chứng kiểm toán trong tất cả các giaiđoạn kiểm toán: Giai đoạn lập kế hoach, giai đoạn thực hành, giai đoạn kết thúckiểm toán Và áp dụng đối với tất cả chu trình kiểm toán tài chính.
Phân tích là một kỹ thuật chủ yếu được KTV sử dụng để tìm ra quan hệbất thường hay những thay đổi trong thực tế khi tiến hành thiết lập các giảthiết về sự liên hệ giữa các số liệu, ước tính số liệu cần kiểm tra và so sánhvới số lượng thực tế Các phân tích thường sử dụng gồm:
So sánh giữa các kỳ: KTV so sánh các thông tin tài chính kỳ này so với
kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau Kỹ thuật này chỉ áp dụng được các thôngtin có thể so sánh được tức là các chỉ tiêu khoản mục có cùng nội dung vàphương pháp tính Ngoài ra không thể xác định được chính xác ảnh hưởngcủa các tác động do hoạt động khác hoặc môi trường của đơn vị vươn ra khỏithời điểm so sánh
So sánh giữa giá trị thực tế với giá trị hạch toán: So sánh các chỉ tiêu
giữa các số liệu thực tế với số hạch toán hay kế hoạch, ngân sách là cơ sở để
đo lường và đánh giá rủi ro hoạt động Theo đó KTV có thể thấy rõ được saisót trong BCTC hoặc những biến động lớn về sản xuất kinh doanh cần xemxét thẩm định
Khi sử dụng phương pháp này, KTV xác định xem dự toán đã được lậpmột cách xác đáng hay chưa, và có mục tiêu hợp lý hay không Nếu ngân sáchlập một cách cứng nhắc, không hợp lý thì phải xem xét lại
So sánh số thực tế của đơn vị so với chỉ tiêu bình quân của ngành:
Thông thường, trong phạm vi nhất định các chỉ tiêu của đơn vị đượckiểm toán có sự tương đồng với các chỉ tiêu về mức lợi nhuận, hệ số quayvòng vốn, HTK, hệ số giá thành Nguồn gốc từ bên ngoài của số liệu ngành
Trang 29làm cho nó trở thành một thước đo tin cậy hơn là so sánh đơn thuần với số dựtoán hoặc các tiêu chuẩn do đơn vị kiểm toán đặt ra.
Tuy nhiên, chỉ tiêu của ngành thường là các chỉ tiêu trung bình và dựatrên một phạm vi rộng các mức hoạt động có thể xảy ra, chứa đựng những yếu
tố không đồng đều giữa các đơn vị Do đó, so sánh với các chỉ tiêu của ngànhkhông thể kết luận hoàn toàn đuợc cần phải phân tích và giải thích cẩn thậncác yếu tố thuộc về quy mô, cách thức tổ chức quản lý, phương pháp hạchtoán khác nhau giữa các đơn vị trong ngành
So sánh dựa vào mối liên hệ giữa các tài khoản: Hệ thống thanh toán
làm cho các tài khoản tự động liên hệ lại với nhau
So sánh với số liệu hoạt động: Các số liệu do bộ phận điều hành hoạt
động dưa ra các thông tin có giá trị so sánh với các số liệu của báo cáo kế toán
So sánh với số liệu kinh tế: Bằng cánh so sánh các số liệu tổng hợp về
hoạt động của đơn vị được kiểm toán với số liệu kinh tế, KTV có thể đánh giátổng thể xu hướng phát triển, các mối liên hê, tìm ra các rủi ro có khả năngxảy ra cho đơn vị mà có thể bỏ qua, cho phép đánh giá mức độ hợp lý tổngthể của đơn vị
So sánh với các số liệu phi tài chính: Các so sánh phi tài chính và xu
hướng thường có giá trị với KTV như: mức thay đổi nhân viên, số liệu thống
kê sản xuất, cung cấp một quan điểm toàn diện về đơn vị được kiểm toán Cácthông tin như vậy luôn bổ sung tính xác đáng cho các thông tin tài chính Cácthông tin có nguồn gốc từ bên ngoài các dữ liệu ngành hoặc kinh tế có bổsung hữu ích cho thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được sử dụng rộng rãi để đánh giá thông tin nhằm thuthập bằng chứng kiểm toán Chúng được coi là phương pháp hiệu quả cao, chiphí thấp, thời gian thu thập ít nhưng bằng chứng lại có tính chính xác cao và
có giá trị số liệu kế toán thể hiện tính bao quát và không rơi vào các nghiệp vụ
Trang 30cụ thể Khi một thủ tục phân tích không nêu lên được những biến động bấtthường thì có nghĩa là khả năng sai phạm của các khoản mục này được đánhgiá là không trọng yếu có thể bỏ qua Do đó, hầu hết KTV thay thế các kỹthuật khác bằng các kỹ thuật phân tích bất cứ khi nào có thể làm được Nếu cóthể thay thế hoặc giảm bớt sự xác minh bằng phân tích thì chi phí sẽ giảmđáng kể Tuy nhiên khi áp dụng kỹ thuật này KTV cần lưu ý tới một số điểm:
• Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu được so sánh: việc phân tích sẽ không có
ý nghĩa khi các chỉ tiêu phân tích không có mối quan hệ Ngoài ra kỹ thuật nàychỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu đồng chất về nội dung và phương pháp tính
• Đối với những khoản mục hay chỉ tiêu trọng yếu, hay hệ thống kiểmsoát nội bộ yếu kém, KTV không thể chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích đơnthuần mà cần kết hợp các kỹ thuật khác để tìm được bằng chứng
• Đánh giá chênh lệch khi phân tích sẽ là sai lầm nếu KTV không hiểubiết gì về những mức chuẩn ngành kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
Trang 31Phần II Thực trạng áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam
[ 2.1 Thực trạng áp dụng kỹ thuật phỏng vấn
Kỹ thuật này được áp dụng ở giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán,lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán Chi phí cho kỹ thuật này thấp
mà vẫn thu thập được những thông tin cơ bản về khách hàng, HTKSNB, cơchế hoạt động cũng như cách thức ra quyết định của nhà quản lý Tuy nhiên
để thông tin thu được là chính xác, phù hợp với mục tiêu kiểm toán thì ngườithực hiện kiểm toán phải là những KTV có trình độ, có kinh nghiệm Tùythuộc bộ máy kiểm toán và chương trình kiểm toán riêng của từng công tykiểm toán, cách thức sử dụng kỹ thuật này cũng như cách thức ghi chép kếtquả phỏng vấn là khác nhau
Tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Apec: Trước khi ký hợp đồngkiểm toán, KTV phỏng vấn Ban giám đốc để đánh giá khả năng chấp nhậnkiểm toán, môi trường nội bộ và bên ngoài, tình hình tài chính… để nắm đượcmột cách tổng quan về tình hình hoạt động của công ty Tuy nhiên, với nhữngkhách hàng truyền thống, KTV của công ty Apec chỉ phỏng vấn về những
thay đổi và mâu thuẫn phát sinh sau cuộc kiểm toán trước thông qua Bảng
phỏng vấn khảo sát khách hàng sau:
Trang 32Tên khách hàng:
Niên độ kế toán : Tham chiếu:
Khoản mục: các sự kiện phát sinh sau niên độ Người thực hiện:
kế toán năm trước
Bước công việc: phỏng vấn ban lãnh đạo Ngày thực hiện
1.Báo cáo tài chính năm trước
đã được tổng công ty phê
duyệt chưa?
Đã được phê duyệt
2 Có chênh lệch giữa số được phê duyệt với
số trên báo cáo tài chính đã được
kiểm toán không?
Một số chỉ tiêu thay đổi
3 Những thay đổi đó đã được điều
chỉnh vào số dư đầu năm hay số phát sinh
trong năm nay?
Đơn vị đã điều chỉnh vào số phát sinhtrong kì
4 Cơ quan thuế đã kiểm tra quyết toán thuế
năm trước chưa?
Rồi
Trang 33Do không có gì phát sinh thêm về tính liêm chính của Ban giám đốchay mâu thuẫn giữa hai bên nên công ty Apec tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểmtoán BCTC cho khách hàng này
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, công ty kiểm toán lập kế hoạchkiểm toán và kỹ thuật phỏng vấn cũng được sử dụng trong giai đoạn này, giúpKTV đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát, từ đó đưa ra phương hướng công việccần làm, lập kế hoạch phù hợp Với cả khách hàng truyền thống và khách
hàng tiềm năng, công ty Apec đều sử dụng Bảng câu hỏi hệ thống kiểm soát
nội bộ như sau:
Công việc được phân công, phân nhiệm cho
từng kế toán có được quy định bằng văn bản
không?
Những thay đổi trong công việc được phân
công (nếu có) có được cập nhật thường xuyên
không?
Các nhân viên thuộc bộ phận kế toán, tài chính
có được đào tạo về chuyên ngành mình đang
làm không?
Công ty có quy định khi nghỉ phép, các nhân
viên chủ chốt phải báo cáo trước ít nhất 1 ngày
cho cấp trên không?
Công việc của những người nghỉ phép có được
người khác đảm nhiệm hay không?
Công ty có quy định khi cung cấp các tài liệu,
thông tin tài chính kế toán ra bên ngoài phải
được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo không?
Nhận xét:
- Có sự phân công công việc trong bộ máy kế toán của công ty, mỗi
người chịu trách nhiệm công việc của riêng mình
- Nhân viên chủ chốt của công ty chỉ được phép nghỉ trong trường hợp cấp bách và có nhân viên được phân công trách nhiệm làm thay một người cụ thể
Trang 34Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, công ty Apec sử dụng kỹ thuậtphỏng vấn để thực hiện bước công việc thử nghiệm kiểm soát, sử dụng trongnhiều phần hành cụ thể để đánh giá HTKSNB ở mỗi phần hành đó.
Ví dụ về Tờ kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền của khách hàng:
Tại công ty Deloitte Việt Nam: kỹ thuật phỏng vấn được áp dụng đểtìm hiểu quy trình sản xuất của khách hàng hoặc tìm hiểu từng khoản mục.Chẳng hạn, khi kiểm toán chi phí trả trước ngắn hạn của công ty, sau khi tậphợp chi tiết số dư cuối kì tài khoản 142, KTV hỏi kế toán các tiêu thức phân
bổ chi phí trả trước ngắn hạn và ghi vào giấy tờ làm việc:
Tên khách hàng: Tham chiếu:
Khoản mục: Tiền Người thực hiện:Bước công việc: Phỏng vấn kế toán Ngày thực hiện:
- Kế toán áp dụng đầy đủ quy tình hạch toán do ban giám đôc khách hàng
đề ra Thủ quỹ chi tiền khi có đầy đủ các chứng từ có liên quan và chữ
ký của người có thẩm quyền
- Khi thu tiền, thủ quỹ viết ngay phiếu thu và lập chứng từ thu tiền
Trang 35
Nội dung Năm N
1 Chi phí làm biển quảng cáo 103,803,402
2 Chi phí cho thuê cửa hàng, thuế 345,050,700
3 Chi phí sửa chữa, bảo hiểm xe 81,711,930
4 Chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ 80,782,437
5 Chi phí khác 162,099,597 Tổng 773,448,066 Các khoản chi phí 1, 3, 4, 5 được phân bổ theo thời gian nhưng không có mức thời gian cụ thể Kế toán ước tính thời gian phân bổ cho phù hợp với từng loại, miễn là trong vòng 12 tháng Khoản mục chi phí 2 được phân bổ theo thời gian ghi trên hợp đồng
Bằng chứng này giúp KTV nhận thức được các tiêu thức để xây dựng
mô hình ước tính chi phí trả trước ngắn hạn
KTV của Deloitte luôn lắng nghe những gì khách hàng trình bày, phântích câu trả lời nhằm đánh giá xem câu trả lời có nhất quán không KTV cũngchọn mẫu ngẫu nhiên một số nghiệp vụ để xác minh, khẳng định tính chínhxác và trung thực của thông tin thu được qua phỏng vấn
Tại công ty A.A, kỹ thuật phỏng vấn sử dụng thường xuyên trong cáccuộc kiểm toán nhằm thu thập thông tin bằng văn bản và lời nói làm cơ sởgiải thích cho các nghi ngờ mang tính nghề nghiệp của KTV Trong giai đoạnchuẩn bị kiểm toán, KTV thực hiện phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo, kế toántrưởng, trưởng ban kiểm soát và nhân viên để tìm hiểu thông tin Trong cuộchọp đầu tiên với khách hàng, công ty A.A thực hiện phỏng vấn ban giám đốc
về lý do kiểm toán, mức phí kiểm toán để đưa ra quyết định có chấp nhận ký
Trang 36hợp đồng kiểm toán hay không Giai đoạn thực hiện kiểm toán KTV tiến hànhcác trắc nghiệm kiểm toán để phát hiện các sai sót, gian lận trên BCTC củađơn vị được kiểm toán.
Trình tự một cuộc phỏng vấn của công ty A.A có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Đặt câu hỏiLập kế hoạch cho cuộc phỏng vấn
Lắng nghe câu trả lời
Đánh giá câu trả lời
Hỏi thêm câu hỏi
Tóm tắt điểm chính
Ghi chép vào tài liệu làm việc
Trang 37VD: phỏng vấn tìm hiểu khoản phải thu, dự phòng tại công ty ABC
- Sản phẩm cung cấp: bao
bì, vải bạt PE, PP
- Toàn bộ hàng bán racông ty đều ký kết hợpđồng mua bán
đơn,xuất kho, giao hàng?
- Các biện pháp thu hồi công nợ?
- Các thủ tục đánh giá công nợ phải
thu khó đòi, lập dự phòng, xóa sổ
các khoản nợ không thu hồi được?
- Đối với hàng xuất khẩu,công ty căn cứ vào đơnđặt hàng của khách hàng,sau đó ký hợp đồng, pháthành hóa đơn , tiến hànhgiao hàng
- Công ty không lập dựphòng phải thu khó đòi
3
Việc theo dõi từng đối tượng phải Do thanh toán kế toán
Trang 38thu trên sổ kế toán: có bao nhiêu
nhân viên thực hiện, trách nhiệm
của từng người?
thực hiện
4
Việc đối chiếu công nợ được thực
hiện như thế nào?
Công nợ được đối chiếuvào cuối tháng
5
Việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ để
theo dõi công nợ phải thu khách
hàng? Đối chiếu sổ chi tiết và sổ
tổng hợp?
Khoản phải thu được mở
sổ chi tiết theo dõi chotừng khách hàng
Do độ tin cậy của bằng chứng thu thập được không cao, chất lượngkiểm toán không được đảm bảo nếu chỉ áp dụng đơn lẻ thủ tục này do đócông ty A.A luôn kết hợp kỹ thuật này với các kỹ thuật khác nhằm nâng caochất lượng bằng chứng thu thập được, đảm bảo ý kiến của KTV về BCTC củakhách hàng là phù hợp
2.2 Thực trạng áp dụng kỹ thuật quan sát
Quan sát là kỹ thuật được vận dụng để đánh giá một thực trạng hayhoạt động của đơn vị được kiểm toán Các công ty kiểm toán thường sử dụng
kỹ thuật này khi tìm hiểu chung và đánh giá về HTKSNB của khách hàng
Giống như phỏng vấn, quan sát là kỹ thuật được KTV sử dụng trong cảquá trình chuẩn bị kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán.Phương pháp này có chi phí thấp, kéo theo đó là bằng chứng kiểm toán là íttin cậy do KTV khó có thể đánh giá tính chính xác của kết quả quan sát, dovậy cần kết hợp với các kỹ thuật khác và sử dụng một cách khéo léo tùy từngmục tiêu và khoản mục cụ thể
Tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Apec: kỹ thuật này được sửdụng kết hợp với kỹ thuật phỏng vấn trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trang 39Những gì KTV quan sát được sẽ được ghi chép lại trong giấy tờ làm việc và kẹpcùng bảng câu hỏi phỏng vấn về HTKSNB Kết quả quan sát của KTV về phongcách làm việc của Ban giám đốc, phòng kế toán, chu trình luân chuyển chứng từ,
ghi chép sổ sách kế toán được thể hiện trong giấy tờ làm việc như sau:
Tên khách hàng:
Bước công việc: Quan sát ban giám đốc và phòng kế toán
- Ban giám đốc công ty có thái độ nghiêm túc, nắm bắt được hoạt động công ty một cách chi tiết
- Các nhân viên trong phòng kế toán nhiệt tình giúp đỡ nhóm kiểm toán
để hoàn thành công việc kiểm toán Kế toán trưởng nắm bắt được công việc của từng phần hành và năng lực của từng nhân viên kế toán để có thể bố trí công việc phù hợp
- Chứng từ kế toán được đánh số thứ tự và liên tiếp, được lưu trữ đầy đủ, gọn gàng, thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra
- Sổ sách kế toán được lưu trữ đầy đủ Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast nên số liệu kế toán dễ kiểm tra và đối chiếu khi cần thiết
Kỹ thuật quan sát cũng được sử dụng trong thử nghiệm kiểm soát đốivới từng khoản mục để thu thập quá trình thực hiện công việc tại khách hàng
Ví dụ KTV quan sát hoạt động thu và chi tiền và ghi rõ vào giấy tờ làm việc
như sau:
Tên khách hàng: Tham chiếu:Khoản mục: Tiền Người thực hiện:Bước công việc: Ngày thực hiện:
Trang 40- Việc thu tiền khi bán hàng được phân công cho 1 nhân viên đảmnhiệm, tách biệt với việc viết hóa đơn chứng từ, cuối mỗi ngày nhân viên nàynộp tiền cho thủ quỹ và đồng thời bộ phận bán hàng cũng nộp hóa đơn chứng
từ liên quan đến việc thu tiền cho kế toán tiền mặt Các hóa đơn bán hàng,phiếu thu được đánh số trước
- Khi nghiệp vụ phát sinh phải có đè nghị thanh toán trình lên Giámđốc, sau khi được Giám đốc phê duyệt thì kế toán tiến hành viết phiếu chi, thủquỹ căn cứ vào phiếu chi đã có đầy đủ chữ ký của các bộ phận liên quan tiếnhành chi tiền
Tại công ty Deloitte Việt Nam: KTV tiến hành quan sát các chu trìnhtrong công ty khách hàng, miêu tả vào giấy tờ làm việc và ghi kèm theo nhậnxét của mình Điều đó thuận tiện cho ban lãnh đạo kiểm tra công việc củaKTV, cũng dễ dàng khi có cá nhân, đơn vị khác cần sử dụng và tìm hiểu cácgiấy tờ này