1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên)

179 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN THỊ HONG

TAC DONG CUA CHINH SACH KHOA HOC VA CONG NGHE

DEN HOAT DONG KHOA HOC VA CONG NGHE TRONGCAC TRUONG ĐẠI HỌC DE THUC DAY HÌNH THÀNH

ĐẠI HỌC NGHIÊN CUU

(Nghiên cứu trường hợp Đạt học Thái Nguyên)

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

DEN HOAT DONG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG

CAC TRUONG ĐẠI HỌC DE THUC DAY HÌNH THÀNH

DAI HOC NGHIEN CUU

(Nghiên cứu trường hợp Dai học Thai Nguyên)

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ

Mã số: Đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xuân Hằng

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tat cả thành quả nghiên cứu trên là trung thực, là sản phẩm

đích thực của bản thân tôi Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Nhà

trường và pháp luật.

Người cam đoan

Trần Thị Hồng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề tài được hoàn thành ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đượcsự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học quản lý, TrườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học quản lý,Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Dai hoc Quốc gia Hà Nội Đặc

biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS TS Phạm Xuân Hằng người hướng

dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện dé tôi nghiên cứu

và hoản thành luận án này.

Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu

viên của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trường Đại học Sư Phạm Thái

Nguyên, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên, đã

tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và khích lệ nhiệt tình của bạn bè, đồng

nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bản luận án này.

Tuy đã hết sức cố găng, song do kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế nênLuận án tiến sỹ này không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý

kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn.

Tôi xin chân thành cam ơn!

Hà Nội, ngày 13 thang 4 năm 2018

Trần Thị Hồng

Trang 5

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

CGCN Chuyên giao công nghệ

ĐH Đại học

ĐHTN Đại học Thái NguyênDHNL Dai hoc Nong Lam

DHSP Dai hoc Su pham

ĐHCNTT&TT Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông

DGTD Danh gia tac dong

GD&DT Giao duc va Dao tao

GDDH Giáo dục đại hoc

NCUD Nghiên cứu ứng dụng

NC&TK Nghiên cứu và triển khai

NCS Nghiên cứu sinhGS Giáo sư

PGS Phó giáo sư

TS Tiến sĩ

ThS Thạc sĩ

Trang 6

1 Lý do chọn đỀ tài - 2-52 Ss St E21 EE2E12112717112112111111111 21111111111 xe 7

2 Tinh mi Ua Lan An 0117 8

4 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - G1322 12218211 391119111 11 111911111 1 TH TH TH TH Hy 9

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 ¿+ ©E+EE+EE+EE£EE£ECEEEEEerEerkrrkrrerreee 9

08/08/1510 3341 11

7 Câu hỏi nghién CỨU - <1 1v 9v 91 9T TH HH HH Thư 11

8 Giả thuyết nghiên CUO eeccecceccecsessessessesssessessessessessessessusssessessesssessessessssessesseesees 12

9 Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ¿2-2 s2 2+£2E++E££k£Eerxerxsrsxez 13

10 Kết cấu của luận án -+- 22c ©+z+SE2EESEEE2EE27112712117112712211211 11.11 E1 re 18CHUONG 1 TONG QUAN VE CAC CONG TRINH KHOA HOC DA CONGBO LIEN QUAN DEN CHỦ DE LUẬN AN ou.oeccesceecescesessesseessessesstestesessesseessens 19

1.1 Các công trình khoa học đã công bố ở nước ngoài liên quan đến chủ đề luận án 191.2 Các công trình khoa học đã công bố ở trong nước liên quan đến chủ đề luận án 25

Kết luận chương I - 2 2 2+ £+ESE£EEỀEE9EE2E121121121711171211111 11111111 34

CHUONG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE SỰ TÁC DONG CUA CHÍNH SÁCH

KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆ DEN HOẠT DONG KHOA HỌC VÀ CÔNG

NGHỆ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC DE THUC DAY HÌNH THÀNH ĐẠI

HỌC NGHIÊN CỨU -2¿22++E£+EE2EEE2EE£2EE92E12711211211271121121171111 1E re 35

2.1 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án - 35

2.1.1 Hoạt động khoa học và công 'ghỆ cv kh kh key 35

2.1.2 Tổ chức khoa học và công 'ghỆ - +: 525 ©sSE‡EEEE2EEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkrree 36

2.1.3 CHINN sáCH e- ch TH HH HT TT TH TH HH Hưng 38

Trang 7

2.1.4 Chinh SACh nan ng ố ốằ.ằ 392.1.5 Chính sách khoa học và công Hg HỆ cv hikhiiksriekrreeerevre 39

2.2 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức khoa học và công nghệ 40

2.2.1 Định nghĩa tự chủ, tự chịu trách 'hhiỆYH ch triệt 40

2.2.2 Nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức khoa học và công nghệ 41

2.2.3 Năng lực tự chủ và tỉnh than tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ 432.3 Lý luận về đại học nghiên cứu -¿- 2 2 +SE+EE+EE£EE£EEzEErEerkerkerkerkrree 44

2.3.1 Định nghĩa đại học nghiÊH CỨU cv KH HH ng ệt 44

2.3.2 Đặc trưng đại học NNIEN CUU nh ghi riệt 462.3.3 Tiêu chí đại học nghiÊH CUUs.cecccccccscceccesseececsceesscessceeeeseeseeeeceseeseeeeceseseeeeneeeaees 49

2.4 Ly luận về sự tác động của chính sách 22 2+Sz+Ee£EzEzrxerxerxerex 51

2.4.1 Tác động CHINN SAH <1 HH HH rry 512.4.2 Đánh giá tác động Chính SÁCH: cv tk tk vn kg rry 51

2.4.3 Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá tác động chính sách 53

2.4.4 Luận giải cách tiếp cận và phương pháp đánh giá tác động chính sách khoa

học và công NGNE LUG CHON c1 tk HH He 56

2.4.5 Khung đánh giá tác động chính sách khoa học và công nghệ 59

2.4.6 Vai trò của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động KH&CN trongtrường DH dé thúc day hình thành đại học nghiên CIIH - 5-52 e5cSsccccerses 60

Két Wu din ChWONg nh .a44 ÔÒỎ 63CHƯƠNG 3 HIỆN TRANG TAC DONG CUA CHÍNH SÁCH KHOA HOCVÀ CONGNGHE DEN HOẠT DONG KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆTRONG CÁC TRUONG ĐẠI HỌC DE THUC DAY HÌNH THÀNH ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU (Nghiên cứu trường hợp Dai học Thái Nguyên) 64

3.1 Khái quát về mẫu khảo sát - 2-22 S¿2+£+E++EE++EEt2EEtEEeerxrzrxerrecree 64

Trang 8

3.2.2 Tổng quan vê Nghị định 99/2014/ND-CP ccccsscsssessessessssssessessesssessessessesssseseeses 753.2.3 Quá trình triển khai Nghị định số 99/2014 ở Đại học Thái Nguyên 76

3.2.4 Tinh hình thực hiện Nghị định 99/2014 tại Đại học Thai Nguyên 303.2.5 Tình hình NCKH của giảng viên Đại học Thái Nguyên sau khi áp dụng Nghị

182/201 500000880866 ẻ 84

3.2.6 Kết quả thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ tại Đại học Thái Nguyên

sau khi ap dụng Nghị định 9/20 Ï⁄| - ok kg Hy &7

3.2.7 Đánh giá tác động cua Nghị định số 99/2014 đến hoạt động khoa học và công

/14/125749/1-81471/1<82118/11SEEERES RE 93

3.3 Tác động của nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ trong Đại học Thái Nguyên 1023.3.1 Tình hình thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN theo tỉnhthân của Nghị định 115/2005/NĐ-CP; Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định

16/2015/ND-CP ở Đại học Thái NGUVÊH, Sàn hệt 102

3.3.2 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ tại Trường

DHSP, Trường DHNL và Trường DHCNTT&TT thuộc Đại học Thai Nguyên 108

3.3.3 Đánh giá tác động của nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến quyén tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ ở Đại học Thái NguyÊn 114Két Wain 0J) ¡c8 119

CHƯƠNG 4 GIẢI PHAP TANG CƯỜNG CHAT LUQNG MOT SO CHÍNHSÁCH LỰA CHỌN NHẰM NANG CAO HIỆU QUA HOAT DONG KHOAHOC VA CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC DE THÚC DAY HÌNHTHÀNH ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU 2-22 2+E+2EE£EEE2EE2EECEEErrkrrrkrrred 1204.1 Quan điểm cho việc đề xuất giải pháp 2-25 55zccxcczxcrscee 120

4.1.1 Đại học nghiên cứu là tat yếu ở Việt NAIm :-25:©2255+2cxc2ccecxescsece 120

4.1.2 Nghiên cứu khoa học là một chức năng cơ bản của đại học nghiên cứu 121

4.1.3 Chính sách khoa hoc và công nghệ là yếu to quyết định đến hiệu quả hoạt động

khoa hoa học và công nghệ trong trường đại hỌC s«cccS<ksssekxsseseeersee 124

4.2 Những giải pháp tăng cường chất lượng chính sách khoa học và công nghệ nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học 124

Trang 9

4.2.1 Nhitng gidi Phdp CO DAN 8n nn.eeố e 124

4.2.2 Giải pháp tăng cường chất lượng của nhóm chính sách tác động đến phát triển

hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại hỌC - - «<< << <<<s+sss2 129

4.2.3 Giải pháp tăng cường chất lượng nhóm chính sách tác động đến thiết chế tự

chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ trong trường đại học 1384.3 Đề xuất giải pháp tăng cường hàm lượng NCKH cho ĐHTN 146

4.3.1 Kiện toàn các đơn vị nghiên cứu trong ĐHTÌN c-s«csssxsseseeeeee 146

4.3.2 Phát triển các NNC mạnh trong ĐHTÌ 5: 5ccccccckcSrkisrerrrersree 149

4.3.3 Nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ can bộ của ĐHTN 151

4.3.4 Tăng cường và da dạng hóa nguôn kinh phi cho hoạt động KH&CN 152Kết luận chương 4 - 2° 2©SS+2E+EE£EEEEEE2E121121171121121111 11211111111 cre 153

KET LUẬN - ¿5-5 SE E1 21221211211 211 2111111111211 111 2111111101111 rre 155KHUYEN NGHHỊ, 2-5 52 SS 2E 2 221 21221121121127121121111111211 21111111 cre 156

DANH MỤC CONG TRÌNH KHOA HỌC LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN 157

TÀI LIEU THAM KHẢO 2-52-5522 2EESEEEEEEE2E12E17121121111 7121 tre 158

008009001 166

Trang 10

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Tiêu chi và chuẩn của đại học nghiên cứu Malaysia -5- 49

Bảng 2.2 Bảng đánh giá các tác động của chính sách KH&CN - 58

Bang 3.1: Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng day và quan lý tai các trường DH thành

viên, khoa trực thuộc của DHTN tính đến tháng 12/2016 -. cc<<ccsexsees 68Bảng 3.2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp của ĐHTN 71

Bảng 3.3 Kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHSP năm 2015 và2016 theo quy định Nghị định 99/20 44 c5 5c 31111 HH gi, 80Bảng 3.4 Kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHCNTT&TT năm2015 và 2016 theo quy định Nghị định 99/2014 - - + c + *++sesekeeeserek 81Bảng 3.5 Kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHNL 81năm 2015 và 2016 theo quy định Nghị định 99/2014 - c5 Sex 81Bang 3.6 Chi hoạt động KH&CN của Trường DHSP theo của Nghị định 99/2014 83

Bảng 3.7 Nhận thức của GV về hoạt động NCKH trong trường ĐH 84Bảng 3.8 Số lượng đề tài KH&CN các cấp của Trường DHNL, Trường DHSP va

Trường DHCNTT&TT sau khi áp dụng Nghị định 99/20 14 - 5555 << <+++ 89

Bảng 3.9 Tỷ trọng công bồ bài báo quốc tế tại ba trường ĐH thuộc ĐHTN trước so

với sau khi áp dụng Nghị định 99/20144/20 1.4 5< St St E*EseEsekseksrkrrererek 95

Bảng 3.10 Kinh phí dành cho đề tài NCKH các cấp trước và sau khi áp dụng Nghịđịnh số 99/2014 của ba trường thuộc ĐHTN - nS SH Hệ, 96Bảng 3.11 Tỷ trọng nhiệm vụ KH&CN các cấp trước so với sau khi áp dụng Nghịđịnh số 99/2014 của Trường Đại học Nông Lâm 5 S5 + +sssssereees 97Bang 3.12 Ty trọng nhiệm vụ KHC&N các cấp trước so với sau khi áp dụng Nghị

định số 99/2014 của Trường Đại học Sư Phạm 5-5225 + +sssserseerreeeeeree 97

Bang 3.13 Ty trọng nhiệm vụ KH&CN các cấp trước so với sau khi áp dụng Nghịđịnh số 99/2014 của Trường CNTT TẾ TTT 2-5 £+S£+EE+EE£EEE£EE+EEtEEeEEErEEerkerrrrex 98Bảng 4.1 Tỷ lệ hoạt động giảng dạy/nghiên cứu/dịch vụ của một số loại hình trường

đại học của Hoa ÏKỲ - -.c c1 1111 1111101111 111111011 ng nhện 122

Bảng 4.2 Số lượng các don vi dao tạo DH (colleges), sau DH và viện nghiên cứu(institutes) ở một số đại học 3019080) 123

Trang 11

Biểu đồ 3.2 Công bố quốc tế và trong nước của DHTN giai đoạn 2011 -2015 72

Biểu đồ 3.3 Hoạt động CGCN của DHTN giai đoạn 2010 -2015 - 72

Biểu đồ 3.4 Hợp tác quốc tế về KH&CN của DHTN giai đoạn 2011-2015 73

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ các nguồn thu - chi của ĐHTN giai đoạn 2011 - 2015 73

Biểu đồ 3.6 Tỉ lệ giảng viên tham gia, thực hiện đề tai NCKH các cấp ở ĐHTN 84

Biểu đồ 3.7 Tỉ lệ đề tài NCKH các cấp đang thực hiện của giảng viên ĐHTN 85

Biéu đồ 3.8 Tỉ lệ công bố bai báo của GV/ năm -2-2-©52+Sz+cEeEEeEEzEerxerreree 86Biểu đồ 3.9 Kết quả công bồ bài báo trên tạp chí nước ngoài tại 03 trường DH thuộcDHTN sau khi áp dụng Nghị định 99/2 14 - 5 S112 ** 19 HH nề, 90Biểu đồ 3.10 Kết quả công bồ bài báo trên các tạp chí trong nước tại 03 trường DHthuộc DHTN sau khi áp dụng Nghị định 99/2014 - 5c S5 + ‡+stxseseerssrsses 90Biểu đồ 3.11 Kết quả hoạt động CGCN của ba trường ĐH thuộc ĐHTN sau khi ápdung Nghi dimh 99/2014 TT 91

Biểu đồ 3.12 Nguồn thu từ hoạt động CGCN tại 03 trường DH thuộc DHTN sau khiap dung Nghi dimh 99/2014 4 92

Biểu đồ 3.13 Kinh phi cho hoạt động KH&CN tại ba trường DH thuộc DHTN sau

khi áp dụng Nghị định 9/2Ú ]4 - v1 91 211911901901 ng 93

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập hiện nay, khoa học và công nghệ (KH&CN) là mộttrong các yếu tố có tác động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, là chìakhoá để các nước hội nhập quốc tế thành công Nhận thức được tầm quan trọng của

KH&CN, Đảng ta đã dành nhiều điều kiện cho phát triển KH &CN, đã ban hành cácđịnh hướng chiến lược, cơ chế và chính sách phát triển KH&CN và gần đây nhất là

Nghị quyết số 20/NQ/TW được thông qua tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XI “Pháttriển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [6].

Vai trò và vi trí của giáo dục đại học (GDDH) nói chung va các trường đại hoc

(PH) nói riêng ngày càng trở nên quan trọng Các trường DH không chỉ có vai trò

chủ chốt trong lĩnh vực đảo tạo nhân lực KH&CN trình độ cao mà thực sự đã và đangtrở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và chuyền giao công

nghệ (CGCN) hiện đại, góp phần vào sự phát triển bền vững Một trường ĐH hiện

đại, chất lượng cao, nhất là đại học nghiên cứu (DHNC) phải là nơi giao thoa của ba

chức năng: đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và phục vụ xã hội, trong đó

NCKH là yếu tố có quyết định tới chất lượng của hai chức năng còn lại Việc kết hợpchặt chẽ của ba chức năng này hiện nay cũng là xu hướng cơ bản trong chiến lượcphát trién GDĐH của các nước trên thế giới Nghiên cứu của Salmi (2007) đã khangđịnh “Trong hệ thong GDĐH, các trường ĐHNC có vai trò cốt yếu trong đào tao

chuyên môn, đào tạo các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu là những lực lượng

can thiết cho việc kiến tao tri thức lan hỗ trợ đổi mới và phát triển kinh tế quốc gia”

[81], và không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi DHNC là “ngôi đền của khoa học”.

Nhận định của Hobbs (1997) “ cực hiếm có những trường ĐH đẳng cấp quốc tế màkhông đông thời mạnh về nghiên cứu” [T5] Trong một nghiên cứu của Phạm Duy

Hiền cũng có chỉ ra rằng thành tích NCKH thường có vị trí áp đảo khi xếp hạng các

trường ĐH, vì vậy trong 10 trường ĐH hàng đầu thế giới, các trường ĐH Hoa kỳ

thường xuyên chiếm vị trí từ số một đến số năm [30].

ĐHNC có nhiều tiêu chí, nhưng một trong các tiêu chí cơ bản là hàm lượngNCKH lớn và đào tạo chất lượng cao, nhất là đào tạo sau ĐH Vì thế, hướng tới

Trang 13

ĐHNCở Việt Nam trong điều kiện hiện nay là phải quan tâm đến việc nâng cao hamlượng NCKH từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐH Việt Namđã có những chủ trương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển hoạt động KH&CNcủa trường ĐH Nghị Quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ ViệtNam về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam đã đưa ra mục tiêu cụthể của GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 trong hoạt động KH&CN phải đạt

“Nang cao rõ rệt qui mô và hiệu quả hoạt động KH&CN trong các trường DH.

Các trường ĐH lớn phải là các trung tâm NCKH mạnh của cả nước, nguồn thu từhoạt động KH&CN, sản xuất và dịch vu đạt toi thiểu 25% tổng nguôn thu của cáccác trường ĐH vào năm 2020” [5], cũng như quan tâm đến việc nâng dan vị thé củacác trường ĐH nước ta trong xếp hạng các trường DH của thé giới Quyết định số

121/2007/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới các trườngDH và cao dang giai đoạn 2006-2020 có đặt mục tiêu đến năm 2020 “Việt Nam có 1trường ĐH được xếp hạng trong số 200 trường ĐH hàng dau thé giới ” [49].

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động đến hoạt động KH&CN trong trường

ĐH, trong đó chính sách KH&CN có vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao hiệu

quả hoạt động KH&CN (nhất là tăng cường hàm lượng NCKH) Xuất phát từ các lído trên, tác giả đã lựa chọn van đề “Tác động của chính sách khoa học và công nghệđến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại hoc dé thúc day hìnhthành đại học nghiên cứu” làm đề tài luận án tiễn sĩ của mình.

2 Tính mới của luận án

Luận án “Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoahọc và công nghệ trong các trường đại học để thúc đây hình thành đại học nghiêncứu” có những điểm mới sau:

Một là: Xem xét tác động của chính sách KH&CN lựa chọn đến mảng hoạt

động KH&CN trong trường DH.

Hai là: Xem xét tác động của chính sách KH&CN lựa chọn đến quyền tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về KH&CN trong trường ĐH.

Ba là: Đánh giá tác động hai mặt “dương tính” và “âm tính” của chính sách

KH&CN lựa chọn đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH.

Trang 14

Bốn là: Đề xuất giải pháp tăng cường chất lượng chính sách KH&CN lựa chonnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH) trongtrường DH dé góp phần thúc đây hình thành DHNC.

3 Ý nghĩa của Luận án

3.1 Về mặt lý luận

Luận án góp phần làm phong phú về phương diện lý luận tác động của chính

sách nói chung và tác động của chính sách KH&CN nói riêng đến hoạt động

KH&CN trong trường ĐH như: Cách tiếp cận đánh giá chính sách; Phương phápđánh giá tác động chính sách; Xây dựng khung đánh giá tác động chính sách đến hoạtđộng KH&CN trong trường ĐH Ngoài ra, luận án còn góp phần làm phong phúthêm về phương diện lý luận ĐHNC như: Khái niệm, đặc trưng, tiêu chí của ĐHNC.3.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có tác dụng thiết thực nhằm hoàn thiện hệthống chính sách KH&CN cần thiết tác động đến hoạt động KH&CN trong trườngĐH, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH) trongtrường DH, dé góp phan thúc day hình thành DHNC ở Việt Nam Những luận cứkhoa học và thực tiễn được trình bảy trong luận án có thé được sử dụng làm tài liệutham khảo trong nghiên cứu về chính sách GD&DT hay chính sách KH&CN.

4 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ được thực trạng tác động của chính sách KH&CN lựa chọn đếnhoạt động KH&CN trong trường DH (Qua nghiên cứu trường hợp DHTN, cu thé

là 3 trường ĐH thành viên của DHTN).

- Đánh giá được tác động dương tính và âm tính của chính sách KH&CN

lựa chọn lên hoạt động KH&CN trong trường DH.

- Đề xuất được giải pháp tăng cường chất lượng chính sách KH&CN lựa chọnnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH) trong

trường DH, dé góp phan thúc đây hình thành DHNC.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Tác động của chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH

dé thúc day hình thành ĐHNC.

Trang 15

5.2 Pham vi nghiên cứu

a Pham vi về nội dung nghiên cứu

- Về mặt chính sách: Luận án nghiên cứu chính sách KH&CN va trong hệthống chính sách KH&CN chỉ lựa chọn hai nhóm chính sách và xem xét những khíacạnh tác động của hai nhóm chính sách này đến hoạt động KH&CN trong trườngĐH, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường chất lượng của chính sách lựa chọn

(qua việc hoàn thiện chính sách) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là

hàm lượng NCKH) trong trường DH dé thúc day hình thành DHNC, hai nhóm chínhsách KH&CN lựa chọn gồm:

+ Mot la: Nhóm chính sách KH&CN tác động đến phát triển hoạt động KH&CNtrong trường ĐH, được cụ thể hóa trong vật mang chính sách là Nghị định số

99/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2014 ((Bởi Nghị định 99/2014/NĐ-CP có

những thiết chế ngầm định thuộc phạm trù chính sách KH&CN, có tác động mạnhmẽ đến hoạt động KH&CN của trường ĐH).

+ Hai là: Nhóm chính sách KH&CN tác động đến quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về KH&CN trong trường DH, trong đó luận án chỉ nghiên cứu khía cạnh tácđộng đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Nhânlực cho KH&CN; Tài chính cho KH&CN và hợp tác quốc tế về KH&CN, được cụthể hóa trong các vật mang chính sách là Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày05/09/2005 và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày20/09/2010; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 sau được thay thế bằng Nghị

tác động làm cho hoạt động KH&CN trong trường ĐH được thực hiện tốt hơn thông

qua trao cho trường ĐH quyền được tự chủ trong việc lựa chọn hướng nghiên cứu

phù hợp với chiến lược phát triển của nhà trường; tự chủ về nhân lực cho KH&CN;tự chủ tài chính cho hoạt động KH&CN và quyền được tự lựa chọn đối tác phù hợp

dé hợp tác quốc tế về KH&CN.

10

Trang 16

- VỀ mặt hoạt động: Luận án chỉ nghiên cứu hoạt động KH&CN trongtrường DH (Qua nghiên cứu trường hợp Dai học Thái Nguyên), từ đó đề xuất giảipháp để tăng cường hàm lượng NCKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo củaĐHTN nhằm tạo tiền đề quan trọng dé ĐHTN trở thành ĐH định hướng nghiên

cứu đa ngành vào năm 2030.

b Pham vi về không gian nghiên cứu

Luận án tiến hành nghiên cứu tại Đại học Thái Nguyên (Cụ thể là ba trường

ĐH thành viên của Đại học Thái Nguyên là Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên;

Trường DH Nông lâm Thái Nguyên và Trường DH Công nghệ Thông tin và Truyền

thông Thái Nguyên).

c Pham vi về thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu số liệu: Luận án khảo sát số liệu về hoạt động KH&CN

của DHTN và ba trường ĐH thành viên của DHTN trong giai đoạn 2010 - 2016.

6 Mẫu khảo sát

Đề làm rõ được hiện trạng tác động của chính sách KH&CN đến hoạt động

KH&CN trong các trường ĐH, tác giả đã lựa chọn mẫu khảo sát là Đại học Thái

trường ĐH thành viên, các don vi trực thuộc, được tô chức theo hai cấp.

Xuất phát từ ba lí do nên trên, tác giả cho rằng việc chọn Đại học Thái Nguyên

làm mẫu khảo sát là hoàn toàn có thê và kết quả nghiên cứu mang tính đại diện được.

7 Câu hỏi nghiên cứu

7.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

Chính sách KH&CN của Việt Nam hiện nay có tác động như thế nào đến hoạt

động KH&CN trong trường DH?

11

Trang 17

7.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể

Câu hỏi 1: Những chính sách KH&CN cụ thé nao có tác động mạnh mẽ đến

hoạt động KH&CN trong trường ĐH?

Câu hỏi 2: Chính sách KH&CN lựa chọn có tác động như thế nào lên hoạt

động KH&CN trong trường ĐH?

Câu hỏi 3: Những giải pháp nào nên được đề xuất để tăng cường chất lượng

của chính sách KH&CN lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất

là hàm lượng NCKH) trong trường DH dé thúc day hình thành DHNC?8 Giả thuyết nghiên cứu

8.1 Giá thuyết nghiên cứu chủ đạo

Chính sách KH&CN đã và đang tạo điều kiện cho hoạt động KH&CN củatrường ĐH nhưng cần điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong tiếntrình tiếp cận với tiêu chí của ĐHNC.

8.2 Giả thuyết nghiên cứu cụ thé

Giả thuyết 1: Trong hệ thống chính sách KH&CN thì có rất nhiều chính

sách nhưng một số chính sách có tác động mạnh mẽ đến hoạt động KH&CN trong

trường DH là:

+ Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2014: Quy định việcđầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN trong các cơ sở GDĐH,chính sách này tác động trực tiếp đến phát triển hoạt động KH&CN của trường ĐH.

+ Nghị định 115/2005/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định96/2010/NĐ-CP tác động đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chứcKH&CN trong trường ĐH; Nghị định 43/2006/NĐ-CP sau được thay thế bằng Nghịđịnh 16/2015/NĐ-CP tác động đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ

chức don vi sự nghiệp công lập (trong đó có trường DH).

Giả thuyết 2: Chính sách KH&CN lựa chọn đã có những tác động dương tính,

âm tính lên hoạt động KH&CN trong trường DH.

Giả thuyết 3: Nhà nước cần b6 sung, điều chỉnh một số nội dung của chính

sách KH&CN hiện hành (Cụ thể là một số chính sách lựa chọn), còn trường ĐH cần

có những biện pháp thực hiện hiệu quả các chính sách KH&CN của Nhà nước, từ đó

góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH)

12

Trang 18

trong trường DH Hàm lượng NCKH lớn là yếu tố quyết định đến chất lượng đào taocủa trường DH, đây là những tiêu chí cơ bản của DHNC thé giới.

9 Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu9.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

- Tiép cận quan ly: Nhận diện các tác động của chính sách KH&CN đến hoạtđộng KH&CN trong trường DH - đây được coi là những tiền dé quan trong cho việc

thúc day hình thành DHNC ở nước ta hiện nay.

- Tiép cận tâm lý hoc: Nhận diện tam lý của GV, nghiên cứu viên, nha quan ly

của trường DH dưới sự tác động của hai nhóm chính sách KH&CN Một là nhóm

chính sách KH&CN tác động đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH; Hai là nhómchính sách KH&CN tác động đến thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN

trong trường ĐH.

- Tiếp cận phân tích hệ thống và cấu trúc: Đây là cách tiếp cận xuyên suốt trongnghiên cứu của Luận án, bởi cách tiếp cận này cho phép tìm ra mục tiêu của chính sách

KH&CN, sự tương tác giữa các mối liên hệ trong cấu trúc của chính sách KH&CN.

- Tiếp cận nội quan và ngoại quan: Dựa trên các nhận xét đánh giá chủ quanvà khách quan để đưa ra nhận định về thực trạng tác động của chính sách KH&CNđến hoạt động KH&CN trong trường DH.

- Tiếp cận quan sát: Tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu có tham dự vớitư cách một là GV của một trường DH, dé phân tích hiện trạng tác động của chính

sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH hiện nay.

9.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án đã sử dụng mộtsố phương pháp nghiên cứu cụ thé sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương

pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương phápthống kê và phương pháp so sánh.

9.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng cơ

sở lý luận cũng như thực tiễn cho luận án, gồm các phương pháp cụ thé sau:

* Phương pháp thu thập và phân loại tài liệu: Căn cứ vào câu hỏi nghiên

cứu và xuất phát từ giả thuyết nghiên cứu của luận án, tác giả tiến hành thu thập

13

Trang 19

các tài liệu cần thiết để chứng minh giả thuyết nghiên cứu, được chia làm hai

nhóm tài liệu sau:

Nhóm tài liệu sơ cấp, gồm: Các văn bản pháp luật gồm Nghị định số

99/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2014; Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05

tháng 9 năm 2005; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006, được thay

thế bằng Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015) Các báo cáo tổng

hợp kết quả hoạt động KH&CN của trường ĐH trước và sau khi áp dụng chính sách

KH&CN; Các thông tin có được từ việc trưng cầu ý kién bằng bảng hỏi, các thông tinthu thập từ phỏng van trực tiếp.

Nhóm tài liệu thứ cấp, gồm: đề tài NCKH các cấp; luận án tiến sĩ, các bài báokhoa học đã công bố ở trong nước và nước ngoài; Từ điển, sách tham khảo; sách

chuyên khảo.

* Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Từ những tài liệu có được bằngphương pháp thu thập và phân loại tài liệu, tác giả tiến hành phân tích và tổng hop

các loại tài liệu đó Phân tích các văn bản pháp luật gồm Nghị định số

99/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2014; Nghị định 115/2005/NĐ-99/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm

2005; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006, được thay thế băngNghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015) dé thay được cau trúc của các

văn bản đó như: mục tiêu; phương tiện; đối tượng chịu sự tác động của các văn bản

pháp luật này Phân tích các báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động KH&CN của trườngDH trước và sau khi áp dụng chính sách KH&CN dé đưa ra những nhận định, đánhgiá về sự tác động của nhóm chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trongtrường ĐH như thế nào Phân tích các công trình nghiên cứu (gồm đề tài NCKH cáccấp; luận án tiến sĩ, bài báo khoa học) đã công bố ở trong nước và nước ngoài nhằm

chỉ ra những điểm còn khuyết thiếu của các công trình nghiên cứu đó và chứng minh

hướng nghiên cứu của luận án là mới Phân tích tài liệu là sách chuyên khảo; sách

tham khảo, các loại từ điển để làm rõ các thuật ngữ duoc sử dụng trong luận an vàxây dựng khung cơ sở lý luận cho luận án Từ kết quả phân tích các loại tài liệu sơcấp và thứ cấp, tác giả tiến hành tong hợp theo nội dung nghiên cứu cụ thé nhằm làm

sáng tỏ cả phân lý luận và thực tiên của Luận án.

14

Trang 20

9.2.2 Phương pháp trưng cau ý kiến bằng bảng hỏi

Phương pháp trưng cầu ý kiến giúp thu thập những số liệu định lượng quantrọng cho luận án, tác giả đã trưng cầu ý kiến như sau.

Về đối tượng khảo sát: Mục đích là đi tìm hiểu về thực trạng tác động củachính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong các trường ĐH nên đối tượngkhảo sát của luận án là những người làm công tác quản lý; người đang trực tiếp giảng

day, làm NCKH; người phụ trách hoạt động KH&CN trong các trường DH.

Về phương pháp chọn mẫu: Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên nhưng có chú ý đến học hàm, học vị của đối tượng khảo sát.

Về nội dung phiếu trưng cầu ý kiến: Các câu hỏi được xây dựng bao gồm: Nhậnthức của giảng viên (GV) về vai trò của hoạt động NCKH trong trường ĐH; Tình hìnhthực hiện dé tài NCKH các cấp của GV; Tình hình công bồ bài báo trong nước cũngnhư quốc tế của GV trong trường ĐH; Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động KH&CNtrong trường DH; Nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN trong trường DH; Phổ biến

các chính sách về KH&CN tới GV của trường ĐH; Việc triển khai hoạt động KH&CN

ở các trường ĐH; Các khâu triển khai hoạt động KH&CN trong trường ĐH; Giải phápcó thé dé nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong trường DH.

Để có một bức tranh cụ thé về thực trạng tác động của chính sách KH&CN lựachọn đến hoạt động KH&CN trong trường DH, tác giả đã lựa chọn Dai học Thái Nguyêndé khảo sát gồm (Cụ thê là 3/7 trường DH thành viên của Dai học Thái Nguyên), gồm:

- Trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL), được thành lập năm 1970, là một trung

tâm đào tạo và CGCN hàng đầu Việt Nam về nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên

và môi trường cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam Theo bảng xếp

hạng mới nhất của Webometrics, Trường ĐHNLTN được xếp hạng thứ 13 ở Việt

Nam và hạng 4103 trên thế giới.

- Trường Đại học Sư phạm (PHSP) tiền thân là Trường DH Việt Bắc được

thành lập năm 1966, là cơ sở dao tao và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản

lý giáo dục có chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, phục

vụ sự nghiệp GD&DT.

15

Trang 21

- Trường Dai học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐHCNTT&TT),được thành lập năm 2001, Trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực,NCKH và CGCN trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông.

Tác giả đã tiến hành điều tra trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi với 210 phiếu,trong đó số lượng phiếu khảo sát được phát đều cho 03 trường, mỗi trường phát 70phiếu Hình thức tiến hành: Gặp gỡ những người được điều tra, phát bảng hỏi cá

nhân, hướng dẫn cách trả lời và thu lại bảng hỏi khi đã trả lời xong Tác giả chỉ thu

về được 185 phiếu hợp lệ (25 phiếu không hợp lệ, vì phiếu không trả lời hoặc trả lờikhông hết câu hỏi trong phiếu điều tra), kết quả dữ liệu trong toàn luận án, được xửly bang phần mền thống kê phân tích dit liệu (SPSS) trên tong số 185 phiếu hợp lệ.Đặc điểm của đối tượng khảo sát được thể hiện cụ thể dưới đây.

- Giới tính: Cụ thê có 105 đối tượng khảo sát là nữ (chiếm 56,7%); đối tượnglà nam giới có 80 người (chiếm 43,3%) Do chọn ngẫu nhiên các đối tượng khảo sátnên có sự chênh lệch về giới tính.

- Về độ tuôi: Độ tuổi của đối tượng khảo sát có độ tudi từ 35-45 chiếm da số, với

136 người (chiếm 73,5%) Độ tuổi dudi 35 là 33 người (chiếm 17,8%) Độ tuổi từ 46 —55 có 10 người (chiếm 5,4%) Những người có độ tuổi trên 55 chiếm tỉ lệ không lớn3,3% Điều này, cho thấy sự trẻ hóa đội ngũ GV đang diễn ra trong các trường ĐH.

- Về học hàm, học vị: Trong số 185 đối tượng khảo sat, có 12 người có hoc

hàm (chiếm 6,5%), trong đó, PGS chiếm đa số (chiếm 5,4%), số người có học hàm

GS chiếm rất nhỏ (chiếm 1,1%) Còn phan đông đối tượng khảo sát có học vị từ ThStrở lên (chiếm 56,2%); đối tượng khảo sát có học vị TS là 65 người (chiếm 35,1%.

Đối tượng có trình độ cử nhân là 4 người (chiếm 2,2%).

- Số năm công tác: Đối tượng khảo sát có số năm công tác chiếm đa số là từ 1

đến 9 năm và trên 10 năm Cụ thể: Đối tượng khảo sát có số năm công tác từ 1 đến 9

năm chiếm đến 48,1%, còn từ trên 10 năm công tác (chiếm 47,0%) Đối tượng khảosát có số năm công tác trên 20 năm (chiếm 4,9%).

- Về công việc của đối tượng khảo sát Luận án tập trung phân tích hoạt động

hoạt động KH&CN trong trường ĐH Vì vậy, chủ yếu là những GV ĐH, họ là nhữngngười tham gia trực tiếp vào hoạt động NCKH: có 171 người (chiếm 92,4%); nhữngngười làm công tác quản lý, đặc biệt là quản lý NCKH có 14 người (chiếm 7,6%),

16

Trang 22

những ý kiến của các nhóm đối tường này là những đánh giá khách quan về hoạt

động NCKH trong trường ĐH.

9.2.3 Phương pháp phỏng vẫn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện đề thu thập những thông tin địnhtính nhằm bồ sung, giải thích cho các thông tin định lượng Đồng thời, phương phápnày còn giúp cung cấp những thông tin mới mà số liệu định lượng không thu được.

Trong khuôn khổ luận án, tác giả đã thực hiện 25 cuộc phỏng van sâu đối vớicác đối tượng: 15 giảng viên — người trực tiếp làm công tác giảng dạy và NCKH; 5nhà quản lý (01 Phó giám đốc của ĐHTN và 02 hiệu trưởng của trường ĐH thànhviên; 02 Trưởng khoa) và 5 cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý hoạt động KH&CN

(01 Phó Trưởng Ban của ĐHTN; 04 Trưởng/Phó phòng — phụ trách mảng hoạt đông

KH&CN ở mét số các trường ĐH thành viên DHTN Nội dung phỏng van: Tác độngcủa chính sách KH&CN đến hoạt động NCKH của GV; những khó khăn khi triểnkhai áp dụng chính sách; những rào cản khi thực hiện thiết chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm trong trường DH, trong đó có tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN.

Tác gia đã tiến hành trao đổi, xin ý kiến của 3 chuyên gia — những người cóam hiểu sâu về lĩnh vực chính sách Những ý kiến đóng góp của chuyên gia giúp tácgiả có những định hướng trong việc đề xuất các giải pháp định hướng tác động chínhsách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong trường DH dé thúc đây việc hình thànhĐHNC ở Việt Nam Những thông tin thu được bằng phương pháp phỏng van đượccoi là những luận cứ thực tiễn khách quan để đánh giá tác động của chính sáchKH&CN đến hoạt động KH&CN, cũng như thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

KH&CN trong trường DH.

9.2.4 Phương pháp thong kê

Tác giả đã tiến hành thống kê số liệu từ báo cáo tông kết hoạt động KH&CNcủa các trường ĐH được chọn làm mẫu khảo sát nhằm phục vụ cho mục đích nghiên

cứu của luận án Việc tiến hành thống kế con số định lượng của hoạt động KH&CN

là cần thiết, giúp luận án có căn cứ thực tiễn để so sánh, đánh giá về hoạt động

KH&CN trong trường ĐH.

17

Trang 23

9.2.5 Phương pháp so sánh

Tác giả đã đi so sánh kết quả hoạt động KH&CN trước và sau khi áp dụngchính sách KH&CN dé xem xét sự tác động của nhóm chính sách này đến hoạtđộng KH&CN trong trường ĐH Các chỉ số để xem xét kết quả hoạt độngKH&CN của trường DH gồm: Số lượng đề tài, chương trình, dự án đã va đangthực hiện; Số lượng bài báo khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế uy tín; Số

lượng bài báo khoa học được công bố trên tạp chí trong nước; Số lượng hợp đồng

CGCN (từ kết quả nghiên cứu) vào sản xuất Sự thay đổi về kết quả hoạt độngKH&CN trước và sau khi áp dụng chính sách, phản ánh sự tác động ít nhiều doviệc áp dụng của chính sách tạo ra Đối với nhóm chính sách KH&CN tác độngđến thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN trong trường ĐH, tác giả điso sánh mức độ tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp, tự chủ vềnhân sự KH&CN, tự chủ về tài chính cho KH&CN và tự chủ hợp tác quốc tế vềKH&CN được thé hiện như thé nào sau khi áp dụng chính sách.

10 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về các công trình khoa học đã được công bố có liênquan đến chủ đề luận án.

Chương 2: Cơ sở lý luận về sự tác động của chính sách KH&CN đến hoạt

động KH&CN trong trường ĐH.

Chương 3: Hiện trạng tác động của chính sách KH&CN đến hoạt động hoạt

động KH&CN trong trường ĐH (Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên).

Chương 4 Đề xuất giải pháp tăng cường chất lượng của một số chính sách lựa

chọn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH) trong

trường DH dé góp phần hình thành DHNC.

18

Trang 24

CHƯƠNG 1

TỎNG QUAN VẺ CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓLIÊN QUAN ĐÉN CHỦ ĐÈ LUẬN ÁN

1.1 Các công trình khoa học đã công bố ở nước ngoài liên quan đến chủ đề luận án

Qua nghiên cứu tài liệu nước ngoài, tác giả nhận thấy đã có những công trìnhnghiên cứu được công bố bàn về một số nội dung liên quan đến chủ đề của luận án.

Trước hết, phải kể đến công trình nghiên cứu có tên “National Science Policy andUniversities” [70] Công trình nghiên cứu nay đã cho thấy khoa học từ chỗ bị bỏquên được biết đến như một công cụ quản lý, ở giai đoạn khoa học bị bỏ quên, cáctrường ĐH nhận được tài trợ từ Chính phủ cho nghiên cứu như nhà ở, thiết bị và vậtliệu nhưng trên thực tế không có một chính sách khoa học nào được tuyên bố, chỉ đếnkhi mối quan hệ giữa các trường DH với nhà nước va các nganh trong xã hội, đặcbiệt là công nghiệp và thương mại ngày càng được khang định thì sự đối mới, pháttriển về công nghệ mới được nhìn nhận là phụ thuộc trực tiếp hơn và thường gan liénvới thực hành khoa học Một chính sách đã được ban hành nhằm khuyến khích, tăngcường mối quan hệ chặt chẽ giữa các trường DH và các doanh nghiệp Chính sáchnhắn mạnh đến vai trò của các trường ĐH trong sự phát triển của các doanh nghiệpvừa và nhỏ, được xem là nguồn đổi mới công nghệ và khuyến khích các doanh

nghiệp hợp tác trong lĩnh vực giáo dục cũng như nghiên cứu, một loạt mục tiêu lớn

trong chính sách được thiết kế dé đưa các trường DH và doanh nghiệp gần nhau honnhằm khuyến khích các ngành công nghiệp chiếm phan lớn trong tài trợ cho nghiêncứu trong các trường DH dé giảm sự phụ thuộc vào quỹ công Các Chính phủ đã thiếtlập hướng rõ ràng hơn cho chính sách GDĐH và khoa học: Yêu cầu các trường ĐHđệ trình các kế hoạch nghiên cứu và đã cho phép các viện nghiên cứu và trường ĐHđược tự do hơn về vấn đề học thuật Điều này được minh chứng bằng việc thay đôitrong Luật về Sở hữu trí tuệ, các trường ĐH được giải phóng, yêu cầu bồi thườngquyền sở hữu trí tuệ đối với những kiến thức mới được phát triển trong tài trợ củanhà nước Các chính sách khoa học dựa trên ý tưởng về kiến thức nền kinh tế đangngày càng lan rộng khắp thế giới, bao gồm cả trong các nền kinh tế dang phát triểncủa Mỹ Latinh, An Độ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực Châu A - TháiBinh Dương, các chính sách khoa học này là những yếu tổ chính gây nên sự thay đôi

19

Trang 25

trong chức năng của trường DH ở các quốc gia trên thé giới Mặc dù, nghiên cứu đãcho thấy vai trò của nhà nước trong việc gắn kết trường ĐH với các doanh nghiệp,nhằm thúc đây hoạt động nghiên cứu của trường ĐH nhưng lại chưa bàn tới sự tácđộng của các chính sách, nhất là chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trongtrường DH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của trường DH (nhất là hàmlượng NCKH) dé từ đó thúc day hình thành DHNC.

Công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách đến nghiên cứu của

trường DH đó là nghiên cứu “The Impact of Scientific and Technological PolicyInterventions on University Research: Evidence from the National Nano-Technology

Initiative” [74] Nghiên cứu nay đã xem xét sáng kiến công nghệ Nano quốc gia(NNI) như là một sự can thiệp chính sách nhằm mục đích thương mại hóa công nghệvà một hướng nghiên cứu tập trung đề thúc đầy tăng trưởng kinh tế quốc gia Nghiêncứu cũng cho thấy NNI có mang lại những hậu quả không lường trước được trongdòng chảy kiến thức của ngành DH và đặc điểm của nghiên cứu DH về công nghệ

Nano, thông qua phân tích các bằng sáng chế về NNI của Hoa Kỳ được đệ trình từ

năm 1996 đến năm 2007, các trường DH đã tăng đáng kể lưu lượng tri thức từ ngành

công nghiệp, giảm sự phân nhánh nhưng NNI lại thu hẹp phạm vi nghiên cứu, và it

có khả năng tạo ra công nghệ Nghiên cứu cũng đã cho thay những phát hiện mới: Ítnhất trong trường hợp của NNI, các chương trình KH&CN của Chính phủ có thé làmtăng hiệu quả nghiên cứu của trường ĐH Đây là nghiên cứu gần với chủ đề luận án,nghiên cứu đã đề cập đến sự tác động can thiệp của chính sách cụ thê (chính sách vềNND vào nghiên cứu của trường DH, một số khái niệm liên quan đến chủ đề luận án

cũng được đề cập trong nghiên cứu như: tác động; chính sách; chính sách KH&CN.

Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung phân tích sự tác động của chính sách về

NNI đến ban chất nghiên cứu của trường DH, sự can thiệp của nhà nước bằng chínhsách này nhằm thương mại hóa các sản phẩm công nghệ của trường DH mà chưa chỉ ra

tác động của chính sách này đến việc hình thành DHNC Hay nghiên cứu “Research

Universities: The core of the US system of science and technology” [66] Nghiên cứu

nay bàn về chính sách hỗ trợ tài chính của Chính phủ cho nghiên cứu của trường DHtừ năm 1950 đến giữa những năm 1970, thông qua việc thành lập các chương trìnhnhằm khuyến khích hợp tác NCKH với trường ĐH và coi đây như là một phương

20

Trang 26

tiện dé thiết lập mối quan hệ giữa các trường DH và ngành công nghiệp, tuy nhiên lạiphải đối mặt với một số thách thức đáng kê dé có thể tiếp tục giữ vị trí hàng đầutrong việc tìm kiếm kiến thức Có thể thấy, nghiên cứu mới chỉ tiếp cận dưới góc độchính sách tài chính mà chưa bàn đến các chính sách khác có liên quan nhưng lạiđóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây nghiên cứu của trường DH, tuy nhiênnghiên cứu cũng đã đề cập đến một số khái niệm liên quan đến chủ đề của luận án

như KH&CN, chính sách tài chính Nghiên cứu có tên “Policies and Universities inKnowledge in Developing Countries: Inclusive Development and" Developmental

Universities” [67], lại đề cập đến loại chính sách được gọi là "dân chủ hóa các

chính sách tri thức" và chỉ ra cách chính sách này hoạt động trong thực tiễn và

khám phá cách mà trường ĐH, một phần quan trọng của bất kỳ hệ thống đổi mớiquốc gia nào, có thé đóng một vai trò trong sự nổi lên và củng có sự dân chủ hóa trithức Các trường ĐH nắm lấy vai trò đó có thể được coi là các trường ĐH pháttriển Nghiên cứu đã đi phân tích tại một trường hợp ở Uruguay minh họa một sự

chuyên đổi liên tục hướng tới một trường DH phat triển Kết quả đạt của nghiên

cứu này đã chỉ ra được vai trò của chính sách dân chu hóa tri thức của trường DH

trong hệ thống đổi mới quốc gia nhưng nghiên cứu này lại chưa bàn đến tác độngcủa chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN để thúc đây hiệu quả hoạt động

KH&CN của trường DH.

Cũng đã có những công trình ban về vai trò của trường DH trong hệ thốnggiáo duc quốc gia, đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu có tên “Educational

Activity of National Research Universities as a Basis for Integration of Science,

Education and Industry in Regional Research and Educational Complexes” [72].

Nghiên cứu này đã bàn đến việc hội nhập các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp,

KH&CN ở Nga, thông qua nghiên cứu khảo sát trường hợp cụ thể về hoạt động giáodục tại hai trường ĐH quốc gia - ĐH Tomsk và ĐH Bách khoa Tomsk Nghiên cứu

chỉ ra được sự gan két trường DH va các cơ sở nghiên cứu nhằm thực hiện cải cách

hệ thống giáo dục của liên bang Nga và có đề cập đến một số khái niệm liên quan

đến chủ đề của luận án như khái niệm khoa học; ĐHNC, nhưng lại không đề cập đếnchính sách KH&CN nào, cũng như tác động của chính sách KH&CN đến trường ĐHđể thúc day hình thành thành DHNC Hay“Research of university science and

21

Trang 27

technology innovation system based on low-carbon economy” [77], nghiên cứu nay

bàn về một số van đề đôi mới KH&CN của trường DH hiệu quả hơn, thông qua việc

đề xuất xây dựng hệ thống đổi mới công nghệ quốc gia Để làm được điều đó, cáctrường ĐH cần xây dựng đội ngũ sáng tạo và tô chức học tập trên nền tảng phần cứngsáng tạo cũng như tăng cường nền tảng phần mềm để các trường ĐH là những hệthống sáng tạo có sự tham gia của các nhà khoa học và quản lý tri thức Nghiên cứu

này đã có nhắc tới một số khái niệm liên quan đến chủ đề của luận án đó là KH&CN.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xem xét hệ thong đôi mới KH&CNcủa các trường ĐH mà chưa có sự đánh giá tác động của hệ thống đổi mới KH&CNđến hoạt động nghiên cứu của trường ĐH Ngoài ra, còn phải kể đến các tác giả

Muskin J.A., Mody J.L., Jack Coteen (Anh), Wu.K.B (Korea), Paker L, Cristopher

John Hull (Hoa Kỳ) Các công trình nghiên cứu của các tác giả ké trên tập trung vàocác vấn đề: Chức năng của trường ĐH về KH&CN; đặc điểm công tác KH&CNtrong trường ĐH, các hình thức tổ chức hoạt động KH&CN trong trường ĐH, các

mối liên kết của trường ĐH với các khu vực công nghiệp qua việc xây dựng các khu

khoa học, đặc khu công nghệ, dịch vụ tư vấn CGCN trong trường DH, các cơ sở va

phương tiện cho NCKH, đánh giá chất lượng nghiên cứu, cơ chế hoạt động tự chủ

của trường ĐH trong hoạt động KH&CN

Cũng có những công trình nghiên cứu về ĐHNC, trước hết là nghiên cứu có

tên “Research Assessment of Research-Oriented Universities in Taiwan from 1993 to

2003” [71] Nghiên cứu nay xem xét các hiệu suất ấn pham học thuật của các trườngĐH định hướng nghiên cứu và được minh họa bằng việc sử dụng số lượng trích dẫn,các trích dẫn trung bình bài báo Sau đó, đánh giá số lượng ấn phẩm trong các lĩnhvực đó dé chỉ ra những giá trị của các ấn phẩm khoa học của từng trường Có thé nói,đây là công trình đã có cách tiếp cận khác về các tiêu chí đánh giá năng lực nghiêncứu của trường DH Ngoài hai chỉ số quen thuộc thường được nhắc đến khi tién hành

đánh giá nghiên cứu là số lượng bài báo và số lượng trích dẫn, còn xem xét trên

những chỉ số khác như: tỷ lệ trích dẫn trung bình hoặc tần số trích dẫn Các chỉ sốnay dùng để kiểm tra tác động kết quả nghiên cứu của các trường DH Tuy nhiên,

nghiên cứu mới dừng lại ở việc đánh giá hiệu suât nghiên cứu của các trường ĐH

22

Trang 28

định hướng nghiên cứu trong một giai đoạn dài mà chưa thấy đề cập đến sự tác độngcủa chính sách KH&CN đến trường DH Hay nghiên cứu “Performance evaluation

of research universities in Mainland China, Hong Kong and Taiwan: based on a

two-dimensional approach” [73] nhấn mạnh đến một số tiêu chi dé xác định DHNC đólà dùng chỉ số sản xuất nghiên cứu và các chỉ số chất lượng nghiên cứu Theo đó, có59 trường ĐHNC được phân thành ba loại, trong đó chỉ ra mức độ liên quan đến hoạtđộng nghiên cứu, ĐH Hong Kong, DH Quốc gia Dai Loan, DH Tsing Hua và DHBắc Kinh dường như là trường DH hàng dau trong hoạt động nghiên cứu Bài viết “1

is important for yield learning at research universities” [64], bàn đến việc đánh giá

chất lượng của người học và khẳng định thước đo năng suất học tập của người học

trong các trường ĐHNC không chỉ có việc được cho ý kiến của mình trong mỗi khóa

học mà cần có thêm những thông số khác nữa Nghiên cứu có tên “Knowledge

management as a strategy for the administration of education in the Research

University" [80], đã khang định văn hóa doanh nghiệp được coi là tiêu chuan mới dé

làm rõ các tiêu chí của trường DH cổ điển Các nội dung cụ thé của văn hóa doanh

nghiệp như là một tiêu chí mới của trường ĐH có liên quan đến các điều kiện củathông tin hay kiến thức xã hội Văn hóa doanh nghiệp của các trường DHNC khôngchỉ cung cấp khả năng cạnh tranh của các chuyên gia, mà còn trong các đặc tính tâmlinh và đạo đức Cuối cùng, công trình cho rằng chiến lược mới về quản lý giáo dục ở

các trường DHNC là quản ly tri thức.

Ngoài ra, cũng có một số công trình lại bàn về xu hướng tài trợ kinh phí cho

các ĐHNC hay vai trò của ĐHNC trong sự phát triển nền kinh tế quốc gia như chăng

hạn công trình nghiên cứu “Funding trends of research universities in Malaysia”[65] Nghiên cứu nay đã lam rõ thực trạng các xu hướng tài trợ cho năm trường

ĐHNC ở Malaysia trong thời hạn 5 năm, ké từ năm 2006 cho đến năm 2011 Nghiên

cứu cũng đã xác định các loại nguồn vốn và phân tích các xu hướng kinh phí của 5

ĐHNC ở Malaysia trong việc tải trợ các hoạt động vận hành và nghiên cứu của họ.

Hay “Universities/Research Institutes and Regional Innovation Systems: The Casesof Beijing and Shenzhen” [69], đã lam rõ vai trò của các trường DH và các việnnghiên cứu trong việc phát triên của nên kinh tê Trung Quôc thông qua việc so sánh

23

Trang 29

sự phát triển của Bắc Kinh và Thâm Quyến cụm công nghệ Đối với trường hợp củaBắc Kinh, các trường DH và các viện nghiên cứu đã đóng một vai trò vô cùng quantrọng trong việc phát triển các cụm công nghệ cao lớn nhất ở Trung Quốc Ngược lại,

ở Thâm Quyến, các nhà hoạch định chính sách có ý thức thiết lập và thu hút các tổ

chức GDĐH Nghiên cứu cũng đề xuất những kinh nghiệm của Trung Quốc dé xâydựng một mô hình thú vị cho các quốc gia khác với các trường ĐH và các viện

nghiên cứu mạnh Tác giả Thulstrup E.W với công trình nghiên cứu “Higher

education and research out Bolivia ”[§2], đã tóm tắt ngắn gọn những nội dung chothấy sự phát triển của nền GDĐH ở Bolivia; đề cập đến vấn đề quản lý các trường

ĐH cũng như nguyên nhân vì sao có sự tham gia của các tổ chức GDĐH tư nhân,việc các tổ chức GDĐH tư nhân sẽ thách thức sự độc quyền truyền thống của các tổ

chức GDĐH công lập ở Bolivia như thế nào? Công trình cũng đã đề cập đến các nộidung như cải cách quản lý GDĐH; tài trợ nghiên cứu và cơ sở hạ tầng, gồm có thưviện; Năng lực nghiên cứu ở một số lĩnh vực cơ bản như năng lượng và vi trùng hoc;

tăng cường mối quan hệ giữa nghiên cứu và cuộc sống thực tế.

* Nhận xét, đánh giá: Qua tham khảo các công trình nghiên cứu được

công bố ở nước ngoài cho thay đã dé cập đến một số van dé liên quan đến chủ đề

của luận án đó là: Một số thuật ngữ như chính sách, chính sách KH&CN; ĐHNC;tác động của chính sách KH&CN dưới các cách tiếp cận khác nhau; Hệ thống đôimới KH&CN của trường DH; Hiệu suất nghiên cứu, xu hướng tài trợ trong trườngĐHNC, vai trò của trường DHNC trong hệ thống GDĐH và quan lý các trườngĐHNC, nhưng góc độ tiếp cận mới dừng lại ở vai trò chính sách của nhà nước

trong trường DH hay dưới góc độ quản ly giáo dục DH Đã có 01 công trình

nghiên cứu gần với chủ dé của luận án đó là: The Impact of Scientific and

Technological Policy Interventions on University Research: Evidence from the

National Nano-Technology Initiative” Tuy nhiên, công trình nghiên cứu nay mới

dừng lại ở việc chỉ ra tác động của chính sách công nghệ Na nô đến bản chấtnghiên cứu của trường ĐH, mà chưa đề cập đến tác động của chính sách KH&CNđến hoạt động KH&CN trong trường DH nhăm nâng cao hiệu quả hoạt độngKH&CN (nhất là hàm lượng NCKH) dé góp phan thúc đây hình thành DHNC.

24

Trang 30

1.2 Các công trình khoa học đã công bố ở trong nước liên quan đến chủ đề luận ánTình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ đề của luận án cũng chothấy đây là một lĩnh vực còn mới mẻ, bởi các công trình nghiên cứu đã công bố mớichỉ đề cập đến một vấn đề hoặc một khía cạnh nao đó liên quan đến chủ đề của luận

án Có thê chia theo nội dung vấn đề nghiên cứu dưới đây.

- Các công trình nghiên cứu về chính sách KH&CN

Trước hết, phải ké đến tác giả Vũ Cao Dam với một số công trình nghiên cứutiêu biểu như cuốn sách có tên “Nghiên cứu chính sách và chiến lược” [18] Côngtrình nghiên cứu này đã chỉ ra vấn đề bức thiết của chính sách khoa học và kĩ thuật;việc vận dụng tinh thần cơ bản của Nghị quyết số 08, nâng cao hiệu qua quan lý khoahọc; đổi mới quan điểm về chính sách đối với trí thức khoa học và kĩ thuật: tiếp tụctiến trình cải cách chính sách KH&CN ở nước ta; định hướng cải cách thiết chế tàichính cho KH&CN trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; đôi mớichính sách tài chính cho hoạt động KH&CN Ngoài ra, tác giả cũng có đề cập đến

van đề bao giờ khoa học và GDĐH hết phân ly; dịch vụ KH&CN; doanh nghiệp

KH&CN Từ việc mô tả một cách chân thực và đúng bản chất về thực trạng hoạt

động KH&CN của nước ta, tác giả đã đề xuất hai nội dung cần đôi mới là đổi mới

thiết chế tai chính cho KH&CN và chính sách tai chính cho hoạt động KH&CN,không thê phủ nhận những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn mà công trình nàyđem lại Tuy nhiên, bản về tác động của chính sách KH&CN đến trường ĐH nóichung và đến quá trình xây dựng ĐHNC ở Việt Nam nói riêng thì chưa thấy đề cập

trong công trình nghiên cứu này.

Hay cuốn “Nghịch lý khoa học và giáo duc trong xã hội đương đại Việt Nam”[14] Công trình này đã bàn về xu hướng cải cách khoa học và giáo dục; đôi điều suyngầm về chính sách KH&GD ở Việt Nam hiện nay Thông qua việc làm rõ về thành

tựu của cải cách chính sách KH&CN trong những năm qua như: đã ban hành được

một chính sách thành văn cho khoa học; sử dụng cán bộ đúng ngành nghề Đồng thời,cuốn sách cũng chỉ ra những tồn tại như: cơ chế “Xin — cho” còn phổ biến trong cáctô chức KH&GD hiện nay; hay ấn định số lượng nhân lực cho cơ quan KH&GD;lương cho ngành KH&GD; căn bệnh hành chính hóa khoa học, nhưng làm thé nao dé

25

Trang 31

giải quyết những tồn tại này của KH&GD hay chính sách KH&CN tác động đến hệthống giáo dục như thé nào lại chưa thấy dé cập trong cuốn sách này.

Nghiên cứu về bản thân chính sách KH&CN, cũng đã có không ít những côngtrình đề cập tới, có thé ké đến bài viết "Nghị định 115: Thiếu nhất quản giữa mục

dich và phương tiện"

bất cập của Nghị định 115 Cụ thé là khoản 2, Điều 7 của Nghị định Tác gia chorằng hệ thống KH&CN Việt Nam vẫn là mô hình của một nhà nước độc tôn LÀM

[15], của Vũ Cao Dam Bài viết này đã chỉ ra những vấn dé con

khoa học, còn cộng đồng khoa học vẫn đóng vai trò của kẻ làm thuê cho nhà nước.

Cùng với đó, tác giả cũng chỉ ra hàng loạt thiết chế vĩ mô đang cản trở thực hiện

quyền tự trị của tổ chức khoa học Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở đó mà chưa

đưa ra những giải pháp cụ thé để giúp Nghị định 115 đi vào cuộc sống Trong mộtbài viết khác cũng bàn về Nghị định 115 “7c hiện ND 115: Can thay đổi quan

điểm của cấp vĩ mô”, Vũ Cao Dam đã đưa ra những giải pháp cụ thé đó là: Thu hep

các chương trình, đề tài, nhiệm vụ nhà nước các cấp Mỗi cấp chỉ giữ một-hai nhiệm

vụ thực sự là của Nhà nước Nhà nước chỉ “phân bổ” kinh phí cho một-hai nhiệm vụ

này; Mở rộng các đề tài “cấp” cá nhân, do cá nhân dé xuất và thực hiện Nhà nướcđóng vai trò người tài trợ hào hiệp, chứ không “phân bổ” dé thực hiện chỉ các đề tài“cấp” nhà nước; Nhà nước thay đổi quan niệm về đánh giá KH&CN, không “nghiệm

thu” các đề tài “cấp” cá nhân này Cuối cùng, phải thực sự có kinh tế thị trường, từ

đó doanh nghiệp sẽ nảy sinh nhu cầu đổi mới công nghệ dé tăng năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, hai bài viết nêu trên của Vũ Cao Đàm, mới chỉ dừng lại ở việc tập trungphân tích hạn chế của Nghị định 115 và đề xuất một số hướng hoàn thiện chính sách

này nhưng chưa xem xét sự tác động của Nghị định này đến hoạt động KH&CN

trong tổ chức KH&CN là trường DH dé hình thành DHNC.

Hay bài viết "Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công

lập: Những điều chỉnh can thiết" [3] của Dinh Việt Bách cũng đã chỉ ra các bat cậpcòn tồn tại của Nghị định 115/2005/NĐ-CP như việc xác định tổ chức KH&CN cônglập theo phân loại quy định tại Nghị định 115 là rất khó khăn và không khả thi trongthực tiễn Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lai ở chỗ chỉ ra bất cập của Nghị định115, chưa thấy đề cập đến thực tiễn tác động Nghị định 115 về tự chủ, tự chịu tráchnhiệm trong tô chức KH&CN cụ thé nao.

26

Trang 32

Bài viết có tên “Vướng mắc trong việc áp dung các quy định về tổ chức, cán

bộ đối với don vị sự nghiệp tự chủ ” [62], lại tập trung làm rõ một số vướng mắc hiện

nay liên quan đến công tác tô chức, cán bộ ở các đơn vị sự nghiệp (đặc biệt là cácđơn vi sự nghiệp tự chủ toàn bộ) khi áp dụng Nghị định 43/2006/NĐ-CP Bai viếtcho thấy những vướng mắc về việc áp dụng các quy định của Nghị định 43 trongthực tiễn khiến cho các đơn vị sự nghiệp công lập khi áp dụng còn chưa hiệu quả.

* Nhận xét, đánh giá: Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách

KH&CN chủ yếu bàn đến triết lý phát triển KH&GD Việt Nam; xu thế cải cáchKH&GD Đồng thời, cũng có bàn đến một số bất cập của bản thân của một số chínhsách KH&CN (Cụ thể là Nghị định 115/2005/NĐ-CP hay Nghị định 43/2006/NĐ-CP) Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này lại chưa bàn về tác động chính sáchKH&CN cu thể nào đến hoạt động KH&CN trong các trường DH.

- Các công trình nghiên cứu về tác động của chính sách KH&CN

Trước kết phải ké đến nghiên cứu “Đánh giá tác động của các chính sách xây

dựng nông thôn mới ở Việt Nam” [43], của Hoàng Vũ Quang đã bàn đến một số vấn

đề lý luận liên quan đến chủ đề luận án đó là khái niệm tác động, đánh giá tác độngchính sách, chuỗi tác động của chính sách, các tiếp cận và phương pháp đánh giá tácđộng của chính sách Phan lý luận nay của công trình nghiên cứu đã được tác giả kếthừa trong luận án Tuy nhiên, nghiên cứu này tiếp cận dưới góc độ đánh giá tác độngchính sách của nhà nước để xây dựng, phát triển nông thôn ở Việt Nam chứ khôngbàn đến tác động của chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong các trườngDH để thúc đây hình thành ĐHNC.

Nghiên cứu có “Tác động của cơ chế tuyển chọn đến hoạt động nghiên cứu và

triển khai của các địa phương” [37] của tac giả Đỗ Nam cũng đã tập trung bàn về

các nội dung như: Cơ chế tuyển chọn t6 chức và cá nhân thực hiện các nhiệm vụ

KH&CN; quy trình tô chức tuyển chọn; tổ chức thực hiện cơ chế tuyển chọn ở địaphương: tác động tích tực của cơ chế tuyên chọn; các khó khăn, hạn chế trong tô

chức thực hiện cơ chế tuyển chọn ở địa phương Bài viết đã dựng lại bức tranh tổng

thể về tình hình triển khai thực hiện cơ chế tuyên chọn một cách khách quan, từviệc cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật thành các quy định, quy chế quản

lý cụ thê của các địa phương, đên việc tô chức tuyên chọn các tô chức và cá nhân,

27

Trang 33

tại chỗ hoặc ngoài địa bàn làm chủ trì các nhiệm KH&CN địa phương Phân tích

được tác động tích cực của cơ chế tuyển chọn đến thể chế và hoạt động nghiên cứu

và triển khai vào xã hội Đồng thời, còn chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong việctriển khai thực hiện cơ chế tuyên chọn đến hoạt động nghiên cứu và triển khai Tuynhiên, bài viết mới chỉ ra được những tác động tích cực của cơ chế tuyên chọn đếnthé chế và hoạt động nghiên cứu và triển khai mà chưa bàn đến việc cơ chế này có

tác động tiêu cực như thế nào vào các yếu tố đó Mặt khác, cơ chế tuyên chọn

không chỉ có tác động vào thê chế và hoạt động nghiên cứu và triển khai mà còn tácđộng đến nhiều nội dung khác nữa như: cơ chế tuyên chọn các nhà khoa học;

nguyên tắc thành lập, sé lượng thành phần, cơ cấu và cách thức làm việc của các

hội đồng tư vấn tuyển chon.

Hay nghiên cứu " Tác động của cơ chế tự chủ và hoạt động của tổ chức khoa

học và công nghệ công lập: Nghiên cứu thăm đỏ ”(48] Công trình này đã tập trung

nghiên cứu ba vấn đề cơ bản: Hiện trạng các tổ chức KH&CN công lập dưới sự quản

ly của các co quan Bộ, ngành va địa phương; Tình hình thực hiện Nghị định

115/2005/NĐ-CP của Chính phủ trong các tổ chức KH&CN công lập; Đánh giá tácđộng của cơ chế tự chủ (theo tỉnh thần Nghị định 115) đối với hoạt động của tô chức

KH&CN công lập Cuối cùng, dé xuất một số khuyến nghị dé làm cho việc áp dụng

Nghị định 115 có hiệu quả hơn trong các tổ chức KH&CN Đây là một công trìnhnghiên cứu công phu, lựa chọn đối tượng khảo sát rộng, bao phủ đối tượng nghiêncứu Đồng thời, là một nghiên cứu đánh giá tác động của Nghị định 115 đến các tổchức KH&CN công lập nên kết quả nghiên cứu của công trình là nguồn tài liệu tham

khảo rất hữu tích cho các cơ quan hoạch định chính sách xem xét và có những điều

chỉnh phù hợp, góp phần làm cho việc áp dụng Nghị định 115 trong thực tế có hiệu

quả Tuy nhiên, việc đánh giá tac động của Nghị định 115 đến hoạt động của các tôchức KH&CN mới chỉ dừng lại ở đánh giá chuyên đôi hoạt động mà chưa có những

đánh giá tác động ngoại biên dương tích cũng như ngoại biên âm tính của chính sách

này đến hoạt động của các tổ chức KH&CN.

Nghiên cứu “Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đối với quátrình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện Khoa học và Công

nghệ Việt Nam ” [31], đã tập trung nghiên cứu tác động của chính sách KH&CN nói

28

Trang 34

chung và hai chính sách cụ thé đó là: Nghị định 35/HDBT và Nghị định 115/ND-CP

năm 2005 đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện

KH&CN Việt Nam Đồng thời, đề xuất các giải pháp chính sách thúc đây quá trình tựchủ của các viện nghiên cứu va triển khai thuộc Viện KH&CN Việt Nam So với cácđề tài làm về tác động của chính sách KH&CN, thì đề tài này đã có những giới hạnvề đối tượng khảo sát (đó là chi tập trung vào phân tích tác động của hai chính sách:Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/NĐ-CP năm 2005 đối với quá trình tự chủ củacác viện nghiên cứu va triển khai thuộc Viện KH&CN Việt Nam) Nghiên cứu cũngđã có sự so sánh tác động của hai chính sách ở các thời điểm khác nhau khi tiễn hành

áp dụng chính sách này vào Viện KH&CN Việt Nam, so với các công trình nghiên

cứu về chính sách KH&CN thì đây là công trình đã giới hạn vào hai nhóm chính sáchcụ thé nên kết quả đạt được có đóng góp nhất định vào hoàn thiện hệ thống chính nóichung và chính sách KH&CN nói riêng Tuy nhiên, hệ thống giải pháp được đề xuấttrong đề tài còn mang tính chung chung, chưa tập trung giải quyết vấn đề còn tồn tạiở Viện KH&CN Việt Nam khi thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm (chăng hạn: Tạolập các điều kiện cho các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện KH&CN Việt

Nam thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Tăng cường sự thống nhất giữa quyền tự

chủ, năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ, ).

* Nhận xét, đánh giá: Nhóm công trình nghiên cứu về tac động của chính

sách KH&CN mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá các tác động của chính sách

KH&CN đến các tổ chức KH&CN (viện nghiên cứu) chứ chưa tiếp cận ở góc độđánh giá tác động của chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong trườngĐH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH), đểthúc đây hình thành ĐHNC Tuy nhiên, những kết quả đạt được về mặt lí luận của

các công trình này đã được tác giả luận án kế thừa và vận dụng dé làm rõ cho phầncơ sở lí luận liên quan đến luận án.

- Các công trình nghiên cứu về đại học nghiên cứu

Trước hết, phải kể đến tác giả Pham Thi Ly với một số công trình nghiên cứu

tiêu biểu như bài viết “Murdi đặc điểm của trường đại học nghiên cứu hiện đại” [35],đã tập trung làm rõ những van đề như: Ý nghĩa của ĐHNC đối với doanh nghiệp,Chính phủ và với cộng đồng: phân tích mười đặc điểm của trường ĐHNC và cho

29

Trang 35

rằng với mười đặc điểm này sẽ là căn cứ lý luận quan trọng cho những ai quan tâm,nghiên cứu hay xem xét đến một trường DHNC Đặc biệt bài viết “Khái niệm về

trường đại học nghiên cứu và các tiêu chi nhận diện đại học nghiên cứu ” [36], đã

tong quan về DHNC qua nghiên cứu trong lịch sử DH Châu Âu; DHNC ở Hoa Ky;Dua ra các tiêu chí dé nhận diện ĐHNC thông qua hai cách tiếp cận: Thứ nhất: Tiếpcận định lượng (qua các nhân tổ đầu vào và đầu ra của DHNC), gồm: Nhân tố conngười (tỉ lệ người có băng TS trong tổng số các GV, tỉ lệ giữa GV và sinh viên);Nguồn lực kinh phí dành đầu tư vào hoạt động nghiên cứu của nhà trường; Số lượng

bang TS cấp được hang năm, hay tỉ lệ NCS và sinh viên; Số lượng công bố khoa họcquốc tế, giải thưởng, bằng phát minh và sáng chế Tiếp cận định tính (qua quá trìnhhoạt động của DHNC): Cơ chế quản trị; Văn hóa khoa học (là tinh thần theo đuổi

chân lý khoa học; thượng tôn chân lý); Tự do học thuật; Tính chất toàn cầu hóa vàquốc tế hóa Các tiêu chí này với những đặc điểm khiến nó trở nên khác biệt so vớinhững trường DH khác và là những điều kiện cần và đủ cho một trường DHNC.

Đóng góp lớn nhất của các công trình nghiên cứu ké trên của tác giả Pham Thị

Ly là đã đưa ra những đề xuất về tiêu chí nhận diện trường ĐHNC dựa trên tư liệu

thành văn quốc tế và các phô niệm được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu về ĐHNC,

góp phần xây dựng tiêu chuẩn từng tầng để phục vụ cho việc phát triển chính sách.Tuy nhiên, việc nhận diện ĐHNC theo tiếp cận định tính còn chung chung, chưa cụ

thé Chang hạn: Cơ chế quản trị; Văn hóa khoa học (là tinh thần theo đuổi chân ly

khoa học; thượng tôn chân lý); Tự do học thuật; Tính chất toàn cầu hóa và quốc tếhóa Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ đơn thuần đi phân tích các đặcđiểm của ĐHNC, đề xuất các tiêu chí nhận diện ĐHNC mà chưa bàn đến mối quanhệ nhân quả của tác động chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN có thé làmtăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là hàm lượng khoa học của các côngtrình nghiên cứu), từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường DH, đây lànhững tiêu chí cơ bản của DHNC thé giới.

Hay nghiên cứu “Một số đặc điểm của đại học nghiên cứu — kinh nghiệm quốc tếcần áp dụng cho Việt Nam” [26], của tác giả Nguyễn Chi Hải, Nguyễn Hồng Nga.

Nghiên cứu nay tập trung làm rõ lich sử ra đời và khái niệm liên quan đến DHNC,

30

Trang 36

phân tích một số đặc điểm của ĐHNC trên thế giới, đồng thời đưa ra những thách thức

trong việc hình thành một ĐHNC theo đúng nghĩa tại Việt Nam Đóng góp của công

trình này là giúp các ĐH của Việt Nam lường trước được những thách thức trong tiếntrình xây dựng ĐHNC, góp phần làm phong phú thêm phương diện lý luận về ĐHNC,tuy nhiên cách tiếp cận van dé còn mang tinh chất tổng hợp kinh nghiệm thé giới và déxuất mà chưa có nghiên cứu về giải pháp để xây dựng ĐHNC ở Việt Nam.

* Nhận xét, đánh giá: Nhóm công trình nghiên cứu về ĐHNC chủ yếu bàn đếnmột số nội dung của ĐHNC như khái niệm, đặc điểm và các tiêu chí nhận diện

ĐHNC mà chưa thấy có công trình nào tiếp cận dưới góc độ tác động chính sách đến

hoạt động KH&CN trong trường ĐH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CNtrong trường DH (nhất là hàm lượng NCKH) dé thúc đây hình thành ĐHNC.

- Các công trình nghiên cứu vẻ giải pháp xây dựng ĐHNC ở Việt Nam

Trước hết phải kế đến công trình nghiên cứu có tên “Nghiên cứu cơ chế quảnly đại học da ngành, da lĩnh vực chất lượng cao theo hướng đại học nghiên cứu"

[46] Nghiên cứu này tập trung làm rõ vai trò, sự cần thiết và sự phát triển các ĐH đa

ngành, đa lĩnh vực theo hướng ĐHNC; Tình hình hệ thống ĐH và cao đăng ở Việt

Nam; Chức năng, nguyên tắc đào tạo và các tiêu chí ĐH đa ngành, đa lĩnh vực theo

hướng DHNC; Một số luận cứ liên quan đến việc lựa chọn các giải pháp trong xâydựng ĐH Quốc gia Hà Nội theo hướng ĐHNC; Đề xuất cơ chế quản lý ĐH đa ngành,đa lĩnh vực chất lượng cao theo hướng ĐHNC Nghiên cứu này có bàn đến chức năng

của một ĐHNC; nguyên tắc đào tạo của ĐHNC; các tiêu chí chung của ĐHNC Tuy

nhiên, cứu nghiên không dé cập đến các chính sách KH&CN tác động đến DH đa

ngành, đa lĩnh vực theo hướng DHNC.

Đề tài luận án tiến sĩ có tên “M6 hình quan lý hoạt động nghiên cứu khoahọc trong đại học da ngành, đa lĩnh vực [L1], đã đề cập đến việc quản lý hoạt

động NCKH ở ĐH đa ngành, đa lĩnh vực Nghiên cứu đã đưa ra một mô hình và

giải pháp triển khai mô hình quản lý hoạt động NCKH ở DH đa ngành, đa lĩnhvực Nghiên cứu này đã bản đến mô hình ĐHNC, vai trò của hoạt động NCKHtrong trường ĐH, nhưng không có đề cập các chính sách KH&CN tác động đến

việc hình thành ĐHNC.

31

Trang 37

Tiếp đến là Trương Quang Học, với bài viết “Hurdng tới xây dựng mô hình đạihọc nghiên cứu ở Việt nam” [29], đề cập đến xuất xứ của khái niệm DHNC; chỉ ramột số đặc trưng, đặc điểm dé xác định một DHNC, đồng thời bài viết cũng bàn vềviệc xây dựng ĐHNC ở Việt Nam hiện nay Hay bài viết “Suy nghĩ về về xây dựngĐại học Quốc gia Hà Nội theo mô hình một đại học nghiên cứu hiện đại” [27] Bàiviết trên cơ sở đánh giá thực trạng của Đại học Quốc gia Hà Nội từ đó đưa ra giảipháp thúc day viéc xay dung Dai hoc Quốc gia Hà Nội theo mô hình ĐHNC hiện đại.

Tác giả Đinh Ái Linh trong bài viết “Kinh nghiệm 8 nước xây dựng ĐH đẳng

cấp quốc tế” [33], đã khái quát nội dung, kết quả bước đầu, đặc điểm chính các dự

án đầu tư phát triển GDĐH ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Đức, Pháp, Canada , những vấn đề tồn tại của nền GDĐH các nước sau những dự

án đó Qua đó, cho thay các nước đều có dự án xây dựng DH dang cấp thế giới kháđa dạng, nhưng nội dung chủ yếu vẫn là tập trung đầu tư kinh phí để đây nhanh khảnăng NCKH của các trường DH và các viện nghiên cứu, tập trung dao tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao và thu hút nhân tài; xây dựng các trường ĐH trọng điểm để

từng bước nâng lên trình độ dang cấp thế giới; từ đó, nâng cao tính cạnh tranhGDDH trên phạm vi toàn cầu.

Tác giả Vũ Cao Đàm với bài viết “Cơ sở phương pháp luận định hướng và

những giải pháp xây dựng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại hoc

Quốc gia Hà nội theo hướng đại học nghiên cứu”[17]., đã đưa ra 3 phương pháp dé

nhận diện “ĐHNC” đó là: Tiếp cận theo chức năng; tiếp cận theo sản phẩm và tiếpcận giáo dục Dua dé xuất cơ cấu DHNC Trên cơ sở phương pháp luận tiếp cậnDHNC Chuyên đề đi đánh giá thực trạng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn,

từ đó đề xuất những giải pháp để xây dựng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân

văn, ĐH Quốc gia Hà Nội theo hướng ĐHNC.

Hay bài viết “Đào tạo đội ngũ giảng viên trong bối cảnh xây dựng đại học

nghiên cứu” [32], của tác giả Phạm Gia Lâm đã đề xuất về một số giải pháp địnhhướng xây dựng một DHNC, cu thé các giải pháp là: Tăng cường chất lượng đầuvào; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy — nghiên cứu; đây mạnh khả năng

sáng tạo tri thức thông qua tích hợp giữa đào tạo sau ĐH và NCKH; phát triển nguồn

32

Trang 38

tài chính đầu tư trực tiếp cho người học và chi phi cho trang thiết bị giảng đường, chothư viện, hệ thống máy tính với khả năng kết nối và truy cập internet cao, tạo cơ sởtriển khai theo học chế tín chỉ; mở rộng các hình thức hợp tác theo hướng quốc tế hóa

chương trình đào tạo, tạo môi trường hỗ trợ và tăng tính liên ngành trong đảo tạo và

NCKH Một lần nữa tác giả khăng định việc nâng cao chất lượng nhà giáo là một

nhiệm vụ trọng tâm vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt về chất lượng giáo dục, vừa

mang tính chiến lược lâu dài trong việc xây dựng DHNC.

Lê Anh Xuân với bài viết “Thúc day hoạt động khoa học và công nghệ dua

Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành đại học nghiên cứu ” [63], đã tập trung phân tích

những thông tin và những nguồn lực hiện tại dành cho hoạt động KH&CN tại Đại

học Quốc gia Hà Nội và đề xuất những chính sách KH&CN cần thiết để xây dựng

Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành một ĐHNC.

* Nhận xét, đánh giá: Nhóm các công trình nghiên cứu về giải pháp xây dựngĐHNC mới chỉ xoay quanh việc nâng cao chất lượng GV; thúc đây hoạt độngKH&CN; hướng đi cho việc xây dựng ĐHNC chứ chưa thấy tiếp cận dưới góc độ tácđộng của chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN, từ đó đề xuất giải pháp tăng

cường chất lượng của chính sách KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

KH&CN của trường DH từ đó góp phan thúc đây hình thành DHNC.

Tóm lại: Từ việc tổng luận các công trình nghiên cứu được công bố ở trong

nước cũng như ở nước ngoài cho thấy các công trình nghiên cứu này mới được tiếpcận dưới góc độ quản lý giáo dục hay quản lý chính sách mà chưa thấy có công trình

nào tiếp cận dưới góc độ đánh giá tác động chính sách KH&CN đến hoạt độngKH&CN trong trường DH dé thúc đây hình thành DHNC Do đó, luận án “Tác độngcủa chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong

các trường đại học đề thúc đây hình thành đại học nghiên cứu” là một hướng nghiêncứu mới và có các nhiệm vụ cụ thé sau:

* VỀ cơ sở lý luận, luận án có nhiệm vụ:

- Làm rõ sự tác động động của chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CNtrong trường DH dé thúc đây hình thành DHNC như cách tiếp cận và phương pháp

33

Trang 39

đánh giá tác động chính sách KH&CN; Xây dựng khung đánh giá tác động chính

sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong trường DH.* VỀ cơ sở thực tiễn, luận án có nhiệm vu:

- Khảo sát thực trạng tác động của chính sách KH&CN đến hoạt độngKH&CN trong các trường ĐH (qua nghiên cứu trường hợp ĐHTN) Đề xuất giảipháp định hướng tác động chính sách lựa chọn đến hoạt động KH&CN trong trườngĐH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (nhất là tăng cường hàm lượngNCKH), dé thúc day việc hình thành DHNC ở Việt Nam.

Kết luận chương 1

Chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu các công trình đã được công bố ở

trong nước cũng như nước ngoài liên quan đến chủ đề của luận án Từ đó, đặt nhiệm

vụ nghiên cứu cho luận án cả về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn trên cơ sở kế thừanhững thành tựu của các công trình khoa học đó, qua phân tích đã cho thấy.

1 Các van đề như chính sách KH&CN, hệ thống đổi mới KH&CN trong trường

ĐH hay năng lực nghiên cứu trong các trường ĐHNC; tiêu chí ĐHNC; giải pháp để

xây dựng ĐHNC đã thu hút được rất nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm.

2 Tuy nhiên, việc tiếp cận các vấn đề nêu trên dưới góc độ tác động của chính

sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng KH&CN (nhất là hàm lượng NCKH), dé thúc day hình thành DHNC thì lạichưa có công trình nào đề cập đây được coi là “khoảng trống” cần được tiếp tục

nghiên cứu hoản thiện.

3 Do đó, nghiên cứu đề tài “Tác động của chính sách khoa học và công nghệđến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại hoc dé day thúc hìnhthành đại học nghiên cứu”, sẽ góp phần hoàn thiện khoảng trống mà các công trình

đã công bô trong nước cũng như nước ngoài chưa đê cập.

34

Trang 40

CHƯƠNG 2

COSOLY LUẬN VESU TAC DONG CUA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VA CONG NGHE

DEN HOAT DONG KHOA HỌC VA CONG NGHE TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌCDE THUC DAY HÌNH THÀNH ĐẠI HỌC NGHIÊN CUU

2.1 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án

2.1.1 Hoạt động khoa học và công nghệ

Trong thời đại ngày nay, có lẽ không còn ai là không nhận thức được rằng

KH&CN có vai trò rất quan trọng về nhiều mặt đối với sự phát triển, KH&CN là cái

không thể thiếu được trong đời sống kinh tế - văn hóa của một quốc gia Theo cáchhiểu chung nhất, hoạt động KH&CN là tập hợp toàn bộ các hoạt động có hệ thống vàsáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức liên quan đến con người, tự nhiên và xãhội, nhăm sử dụng những kiến thức đó để tạo ra những ứng dụng mới Còn theo Tổchức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), hoạt động

KH&CN là khái niệm được sử dụng dé chỉ những hoạt động xã hội được thực hiện

bởi một bộ phận xã hội rộng lớn (các nhà khoa học, các nhà công nghệ) có liên quan

đến việc thực hiện công tác NCKH và CGCN, phát triển KH&CN [12, tr73] TạiKhoản 3 Điều 3 Luật KH&CN năm 2013, có giải thích: Hoạt động khoa học vàcông nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thựcnghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công

nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và

công nghệ [39] KH&CN cùng với dao tạo được coi là hai hoạt động trọng tâm cua

một trường DH, góp phan nâng cao chất lượng dao tạo, bồi dưỡng nhân tài về đôi

mới sáng tạo, đồng thời tạo ra các sản phâm trí tuệ Hoạt động KH&CN trong trườngDH bao gồm những nội dung sau: Thực hiện các đề tai/dy án NCKH các cấp, đầu tưtăng cường năng lực cho NCKH, đầu tư xây dựng cơ bản cho NCKH, hợp tác quốc tế

về NCKH, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN, tổ chức các hội nghị, hội

thảo, thông tin KH&CN, tô chức hoạt động NCKH của sinh viên, học viên cao họcvà NCS Theo đó cho thấy trường ĐH đã thực hiện đa dạng về các loại hình nghiên

cứu như từ NCCB đến NCƯD và NC&TK, cũng như các lĩnh vực nghiên cứu như

35

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:56

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN