PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUÂT PHƯƠNG HƯỚNG PHÁ HUY PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUÂT PHƯƠNG HƯỚNG PHÁ HUY PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠOLớp học phần: SBA016

Giảng viên giảng dạy: TS Phạm Hồng Hải

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUÂT PHƯƠNG HƯỚNG PHÁ HUY PHONGCÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN

Học viên thực hiện: Nguyễn Hữu PhúcMSHV: 5232006Q036

TP Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2023

Trang 2

RUBRIC ĐÁNH GIÁ BÀI TIỂU LUẬN

4 Nội dung và phát triển ý

Nội dung tập trung trả lời các câu hỏi, thể hiện ý tưởng được phân tích kỹ càng với các lập luận sáng tạo và có bằng chứng vững vàng hỗ trợ cho chủ đề bài viết.

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2

1.1 Khái niệm lãnh đạo: 2

1.2 Phong cách lãnh đạo: 2

1.2.1 Phong cách lãnh đạo chỉ huy (độc đoán): 2

1.2.2 Phong cách lãnh đạo định hướng: 3

1.2.3 Phong cách lãnh đạo kết nối 3

1.2.4 Phong cách lãnh đạo dân chủ 3

1.2.5 Phong cách lãnh đạo dẫn đầu 3

1.2.6 Phong cách lãnh đạo huấn luyện 4

Tóm tắt chương 1 4

CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ LÊ DUẨN VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG, PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO, QUYỀN LỰC VÀ GÂY ẢNH HƯỞNG, KỸ NĂNG VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA LÊ DUẨN 52.1 Khái quát về Lê Duẩn và cuộc đời hoạt động của Lê Duẩn 5

2.2 Phân tích việc áp dụng khả năng lãnh đạo, quyền lực và gây ảnh hưởng, kỹ năng và phong cách lãnh đạo của Lê Duẩn 6

2.2.1 Phong cách lãnh đạo kết nối - Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc 7

2.2.2 Phong cách lãnh đạo định hướng - Trọng dụng nhân tài, đánh giá đúng và phát huy tối đa vai trò quan trọng của trí thức trong liên minh với giai cấp công nhân và nông dân 8

2.2.3 Phong cách lãnh đạo dẫn đầu - Phong cách lãnh đạo sáng tạo, quyết liệt, sâu sát cơ sở, nắm vững tình hình, điều kiện, xác định đúng mục tiêu, chớp thời cơ để đưa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng 9

2.3 Ảnh hưởng phong cách lãnh đạo của Lê Duẩn 10

2.3.1 Đối với công cuộc giải phóng đất nước và Cách mạng Việt Nam 10

2.3.2 Đối với nhân dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo hiện nay 11

Trang 4

KẾT LUẬN 15TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Lãnh đạo là kỹ năng cần thiết đối với những người đứng đầu trong các cơ quan, doanhnghiệp Theo P.F Drucker (1996), hoạt động lãnh đạo góp phần ảnh hưởng tới kết quảhoạt động hay thành tựu của các tổ chức Để tổ chức có thể thành công, không thể vắngmột người đứng đầu tài giỏi Mà một nhà lãnh đạo giỏi thì cần rèn luyện những kỹ năngquan trọng và tạo cho mình phong cách lãnh đạo thích hợp với năng lực, tố chất của bảnthân và bối cảnh xung quanh để có thể phát huy tối đa khả năng, góp phần phát triển tổchức Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến mối liên kết giữa phong cách và mục tiêu, kết quảhoạt động của tổ chức như D Pardey (2007) nhận định, phong cách lãnh đạo là cách thứcnhà lãnh đạo dẫn dắt mọi người thực hiện theo khả năng phù hợp của mình và phù hợpvới hoàn cảnh của tổ chức Trong quá trình phát triển của tổ chức, phong cách lãnh đạođược rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới quan tâm, trong đó nhiều trường phái cũngnhư phong cách lãnh đạo được giới thiệu Các nghiên cứu đã tập trung rất nhiều đến vấnđề lãnh đạo và phong cách lãnh đạo vì nó có vai trò rất quan trọng cho sự thành công củatổ chức Không có sự lãnh đạo mang tính chiến lược và hiệu quả, rất khó cho các thànhviên của tổ chức duy trì lợi nhuận, năng suất và lợi thế cạnh tranh Do đó, bài viết phântích một số đặc điểm chinh trong phong cách lãnh đạo của cố Tổng bí thư Lê Duẩn – Mộtchính trị gia người Việt Nam, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1960 đếnnăm 1976, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm1976 đến năm 1986 Ông là một nhà lãnh đạo tài ba, có công lớn với Cách mạng ViệtNam trước và sau khi giành độc lập

Kết cấu bài tiểu luận bao gồm ba phần:

Phần thứ nhất, cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo

Phần thứ hai, khái quát về Lê Duẩn và phong cách lãnh đạo của ông, phân tích việc

áp dụng khả năng lãnh đạo, quyền lực và gây ảnh hưởng, kỹ năng và phong cách lãnhđạo của Lê Duẩn

Phần thứ ba, đề xuất một số phương hướng và cách thực hiện cải thiện tinh thần

lãnh đạo trong tổ chức, bản thân của người dân Việt Nam hiện nay.

Trang 7

Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức

Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền Nguời lãnh đạo có thực quyền lànguời lãnh dạo đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao quyền hạn vàchức năng để thi hành một công tác theo hoạch định

Lãnh dạo không chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiênphú với phong cách lôi cuốn người khác Tuy họ không có quyền hạn chính thức để saikhiến, nhung lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện Nhữngngười lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhângương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội.

1.2 Phong cách lãnh đạo:

Có 6 phong cách lãnh đạo chính:

1.2.1 Phong cách lãnh đạo chỉ huy (độc đoán):

- Đặc điểm: Nhà lãnh đạo theo phong cách này thường dùng mệnh lệnh, trừng phạt nhằmkiểm soát nhân viên Có thể nói, điều này gây tác động tiêu cực đến môi trường làm việc.Phong cách lãnh đạo độc đoán được xem là linh hoạt khi doanh nghiệp đang cần kiểmsoát các tình huống khẩn cấp.

2

Trang 8

1.2.2 Phong cách lãnh đạo định hướng:

- Đây là phong cách mà nhà lãnh đạo tập trung vào phát triển mỗi cá nhân, giúp nhân viênkết nối mục tiêu riêng với mục tiêu chung của tổ chức

- Người theo phong cách này cần định kỳ đề nghị nhân viên nêu ra những thách thức,vướng mắc của mình cũng như cách giải quyết và rồi cho họ những hướng dẫn phù hợp,không cố gắng cải thiện những điểm yếu của nhân viên Nếu lãnh đạo muốn có được kếtquả tốt nhất từ nhóm, hãy tập trung vào điểm mạnh của họ

1.2.3 Phong cách lãnh đạo kết nối

Phong cách kết nối hữu hiệu trong việc hàn gắn và động viên đội nhóm sau những xungđột và áp lực Phong cách này nên được áp dụng vào những thời điểm căng thẳng, khi cảđội đối mặt các tình huống ngặt nghèo hay niềm tin đang rạn nứt Nhà lãnh đạo theophong cách kết nối là một chất xúc tác, gắn kết mọi người trong tổ chức Họ chú trọng tạora một nơi làm việc hài hòa hơn, nơi mọi người đều thấu hiểu và làm việc tốt với nhau.

1.2.4 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách dân chủ khuyến khích tất cả nhân viên đóng góp ý kiến để đưa ra quyết địnhtốt nhất dựa trên sự hợp tác và đồng thuận Cách tiếp cận này có thể cực kỳ mạnh mẽ khidoanh nghiệp, tổ chức cần đưa ra quyết định lớn, lên kế hoạch cho các chiến lược trongtương lai Trong các tình huống khẩn cấp, gấp gáp về thời gian, dân chủ không phải sựlựa chọn phù hợp.

1.2.5 Phong cách lãnh đạo dẫn đầu

Phong cách dẫn đầu phù hợp đối với tổ chức đang cần kết quả nhanh chóng, trong đó độingũ nhân sự đã có đầy đủ năng lực chuyên môn Tuy vậy, nhà lãnh đạo không nên quálạm dụng phong cách dẫn đầu, bởi điều này sẽ khiến nhân viên bị quá tải công việc, dẫnđến các vấn đề về tâm lý và giảm hiệu quả công việc Người theo phong cách dẫn đầuluôn đặt mục tiêu cao và thúc đẩy nhân viên của mình bằng mọi cách phải đạt được.Phong cách này chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn và đảm bảo team của bạn cũng biết điềunày Người lãnh đạo cần ghi nhận nỗ lực của từng cá nhân, khuyến khích các thành viênnỗ lực vì sự phát triển chung của tổ chức

Trang 9

1.2.6 Phong cách lãnh đạo huấn luyện

Phong cách huấn luyện luôn tập trung vào việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, qua đó giúp kết nối mục tiêu riêng của cá nhân với mục tiêu của doanhnghiệp/tổ chức.

Người lãnh đạo cần dành thời gian cho đội/nhóm của mình Khuyến khích nhân viên nêura những thách thức, vướng mắc của mình và đưa cho họ những hướng dẫn phù hợp, cungcấp cho nhân viên công cụ để họ tự mình giải quyết vấn đề thay vì hướng dẫn cụ thể

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã nêu ngắn gọn cơ sở lý luận về khái niệm lãnh đạo và phong cách lãnh đạo,từ đó phân tích phong cách lãnh đạo của Tổng bí thư Lê Duẩn ở chương tiếp theo

4

Trang 10

CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ LÊ DUẨN VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦAÔNG, PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO, QUYỀN LỰC VÀGÂY ẢNH HƯỞNG, KỸ NĂNG VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA LÊ DUẨN2.1 Khái quát về Lê Duẩn và cuộc đời hoạt động của Lê Duẩn

Đồng chí Lê Duẩn (tên khai sinh là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 7/4/1907, ở làng Bích LaĐông, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Xuất thân từ một gia đình laođộng, có truyền thống yêu nước, đồng chí Lê Duẩn đã sớm giác ngộ cách mạng Đồng chíthuộc lớp người đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đi theo conđường cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin Đồng chí tham gia phong trào yêu nước từnăm 1925, hoạt động trong Hội Thanh niên cách mạng từ năm 1928 Đến năm 1930, đồngchí trở thành một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương.Năm 1931, khi đang là Ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí bị thực dânPháp bắt, kết án 20 năm tù và bị giam giữ ở các nhà lao Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo Tạicác nhà tù, đồng chí cùng nhiều đảng viên cộng sản đã lãnh đạo các cuộc đấu tranh chốngchế độ hà khắc của nhà tù và tổ chức học tập, truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộlý tưởng cách mạng cho anh em trong lao tù.

Năm 1936, ông được trả tự do sau cuộc đấu tranh của Nhân dân ta có bước phát triển mớivà thắng lợi của mặt trận nhân dân ở Pháp, ông tham gia hoạt động xây dựng phong tràocách mạng ở các tỉnh miền Trung, có công lao to lớn chỉ đạo xây dựng mặt trận dân chủhầu khắp các tỉnh Trung Bộ Năm 1937, đồng chí được cử giữ chức Bí thư Xứ ủy TrungKỳ.

Năm 1939, đồng chí Lê Duẩn được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng và đã cùngđồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng chủ trì Hội nghị lần thứ sáu Ban chấphành Trung ương (11/1939), chuẩn bị những điều kiện cần thiết tiến tới giành chínhquyền về tay Nhân dân Năm 1940, đồng chí bị địch bắt ở Sài Gòn, kết án 10 năm tù vàđày đi Côn Đảo lần thứ hai Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí đượcĐảng và Chính phủ đón về đất liền và tham gia cuộc kháng chiến Nam Bộ.

Trang 11

Năm 1946, ông được ra Hà Nội làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh Cuối năm đó,đồng chí được Bác Hồ và Trung ương Đảng cử vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.Tại Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951, đồng chí được bầu vào BCH Trung ương vàBộ Chính trị Từ năm 1946-1954, với cương vị là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, rồi Bí thư Trungương Cục miền Nam, đồng chí đã trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dânPháp ở Nam Bộ.

Từ năm 1954-1957, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đồng chí Lê Duẩn đượcTrung ương phân công ở lại miền Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng Năm 1960, tạiĐại hội lần thứ III, đồng chí tiếp tục được bầu vào BCH Trung ương, Bộ Chính trị, giữchức Bí thư Thứ nhất Trong suốt 15 năm trên cương vị này, những tư tưởng chỉ đạo củađồng chí đã góp phần quan trọng để Đảng ta giành thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệpchống Mỹ cứu nước, đưa cả nước tiến lên xây dựng CNXH.

Tại Đại hội lần thứ IV (1976) và lần thứ V (1982) của Đảng, đồng chí được bầu vào Banchấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư của Đảng Đồng chí là đạibiểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII, từ năm 1978 là Bí thư Quân ủy Trung ương.Hơn 10 năm từ khi đất nước thống nhất, với cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí đã cùngBCH Trung ương lãnh đạo Nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đại hội IV và Đạihội V của Đảng đề ra, thực hiện được những thành tựu quan trọng trong công cuộc khôiphục, cải tạo, phát triển kinh tế xã hội, phát triển văn hóa theo chủ nghĩa xã hội và tiếnhành thắng lợi các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

2.2 Phân tích việc áp dụng khả năng lãnh đạo, quyền lực và gây ảnh hưởng, kỹ năngvà phong cách lãnh đạo của Lê Duẩn

Đồng chí Lê Duẩn - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo kiệt xuất củacách mạng Việt Nam, người học trò lỗi lạc, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vangcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Trước yêu cầu của thực tiễn cách mạng, đồng chí LêDuẩn được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn là người lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp cáchmạng ở miền Nam Đồng chí Lê Duẩn đã thể hiện là một nhà lãnh đạo, nhà chiến lượcluôn chủ động, sáng tạo, tìm ra chân lý, phương pháp cách mạng thích hợp nhất để đưa

6

Trang 12

cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng, mà đỉnh cao chói lọi là đại thắng mùaXuân năm 1975.

Cuộc đời hoạt động cách mạng và những cống hiến to lớn của đồng chí Lê Duẩn với cáchmạng Việt Nam nói chung, cách mạng miền Nam Việt Nam nói riêng đã để lại những bàihọc có giá trị sâu sắc trong giai đoạn hiện nay:

2.2.1 Phong cách lãnh đạo kết nối - Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dântộc.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tại Nam Bộ đã hình thành nhiều tổ chức yêu nướcvà cách mạng, chưa có sự thống nhất và mất tinh thần đoàn kết Trước tình thế đó, đồngchí Lê Duẩn đã vận dụng chính sách đại đoàn kết và khả năng kết nối tài tình, chủ trì hộinghị thực hiện việc hợp nhất hai Xứ ủy Tiền Phong và Giải Phóng, định hướng cho tổchức đảng các cấp trong toàn Xứ ủy lãnh đạo kháng chiến chống Pháp Ngoài ra, đồng chícũng vận động các tôn giáo, đảng phái và đội ngũ trí thức cùng tích cực tham gia khángchiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc Để áp dụng khả năng lãnh đạo kết nối, ông đãcó mộtquyền lực và sức ảnh hưởng nhất định đối với các tổ chức để có thể thống nhất mộthướng đi chung.

Bên cạnh đó, với tư duy và tầm nhìn của một nhà chiến lược lớn, đồng chí Lê Duẩn đãviết tác phẩm “Đề cương cách mạng miền Nam”, sau đó được Xứ ủy Nam Bộ thảo luận,góp ý và thông qua vào cuối năm 1965 Đây là văn kiện đầu tiên của Đảng đề ra những tưtưởng lớn, những chủ trương, chính sách để xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, đápứng những yêu cầu khách quan đang đặt ra cho cách mạng miền Nam Ông rất coi trọngviệc phân hóa, lôi cuốn và tranh thủ nhân sĩ, tư sản dân tộc, địa chủ, đi sâu vận động, đoànkết các dân tộc, tôn giáo.

Trên trường quốc tế, Lê Duẩn còn là cầu nối cho tình đoàn kết ba nước Đông Dương vàcác nước xã hội chủ nghĩa, ông không chỉ quan tâm củng cố khối đoàn kết toàn dân màcòn chỉ đạo tăng cường chính sách ngoại giao để tranh thủ sự ủng hộ, đoàn kết với nhândân tiến bộ trên toàn thế giới Đồng chí khẳng định: Ra sức củng cố và tăng cường tìnhđoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa về mọi mặt giữa nước ta với tất cảcác nước xã hội chủ nghĩa anh em, làm hết sức mình để góp phần cùng các nước xã hội

Trang 13

chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế khôi phục và củng cố đoàn kết, tăngcường ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và trên tinh thầnquốc tế vô sản, có lý, có tình theo Di chúc của Hồ Chủ tịch Với hai nước láng giềng, Làovà Campuchia, ông yêu cầu phải bảo vệ và phát triển mối quan hệ đoàn kết và hữu nghịanh em, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, lòng tin cậy, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡlẫn nhau về mọi mặt trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lợi ích chính đángcủa nhau, làm cho ba nước vốn đã gắn bó với nhau trong cộng cuộc đấu tranh giải phóngdân tộc sẽ mãi mãi gắn bó với nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vì độclập và phồn vinh của mỗi nước, vì lợi ích cách mạng của nhân dân các nước ở Đông NamÁ và trên thế giới.

Có thể nói, trải qua mọi biến động của lịch sử, quan điểm của Lê Duẩn về xây dựng tìnhđoàn kết đã trở thành một nguyên lý và một đạo lý quan trọng khiến cho dân tộc ta vượtqua mọi thách thức, khó khăn và giành được những những thắng lợi lớn trên các bình diệnkhác nhau Ngày nay, đất nước đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, hơn bao giờhết Đảng ta vẫn nêu cao tinh thần phát huy dân chủ và thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộcđể tạo nên sức mạnh tổng hợp

2.2.2 Phong cách lãnh đạo định hướng - Trọng dụng nhân tài, đánh giá đúng vàphát huy tối đa vai trò quan trọng của trí thức trong liên minh với giai cấp côngnhân và nông dân.

Trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến cứu nước và cách mạng xã hộichủ nghĩa, đồng chí Lê Duẩn đã giải quyết thành công nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn củacách mạng Việt Nam, trong đó có chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai tròcủa lực lượng trí thức trong liên minh với giai cấp công nhân và nông dân.

Đồng chí Lê Duẩn nhận định, trí thức là người có hiểu biết sâu rộng, không chỉ do học tậpchính quy có văn bằng ở bậc cao, mà còn là những người tự học nâng cao hiểu biết củamình trong việc làm, trong cuộc sống Ông đã cảm hóa và quy tụ những tên tuổi tiêu biểutrong đội ngũ trí thức, những người đứng đầu các giáo phái, đặt họ vào những trọng tráchđể họ thật sự được phát huy uy tín và khả năng của mình, góp phần vào cuộc đấu tranhgiải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhiều trí thức ở miền Nam sau giải phóng

8

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:23

Tài liệu liên quan