Việt Nam - một trong những nền kinh tế phát triển nhanh chóngtrong khu vực Đông Nam Á - không nằm ngoài tác động của thị trường ngoại hối toàncầu.Việt Nam đã, đang trải qua những thách t
Mô tả về tình hình thị trường ngoại hối thế giới và ảnh hưởng của nó đối với Việt
Tình hình thị trường ngoại hối thế giới trong giai đoạn 2020 – 2023
Thị trường ngoại hối (Forex) là thị trường tài chính toàn cầu nơi mà các loại tiền tệ được trao đổi Thị trường này là nơi mà các người mua và người bán trao đổi tiền tệ với nhau với mục đích giao dịch hoặc đầu tư Đây là thị trường lớn nhất và phát triển nhất trên thế giới, với hàng nghìn tỷ đô la được giao dịch mỗi ngày.
Hnh 1.1.Thị trường ngoại hối là g?
Trong giai đoạn 2020 - 2023, thị trường ngoại hối thế giới đã trải qua nhiều biến động đáng kể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau
- Đại dịch COVID-19: Gây ra sự gián đoạn kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến dòng vốn, tỷ giá hối đoái Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến thị trường ngoại hối toàn cầu trong năm 2020 và có tác động tiếp tục trong giai đoạn sau đó Sự bùng phát của đại dịch đã gây ra biến động mạnh trên thị trường tài chính, và các đồng tiền tệ đã trải qua giai đoạn không ổn định Các quốc gia và ngân hàng trung ương đã phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp như giảm lãi suất và mở rộng chính sách tiền tệ để ổn định thị trường và hỗ trợ nền kinh tế.(Minh, 2020)
- Chính sách tiền tệ của các nước:
Mỹ: Fed tăng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát, khiến USD tăng giá mạnh so với nhiều đồng tiền khác.
Trung Quốc: Nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ kinh tế, khiến NDT giảm giá (Lê, 2023)
- Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương: Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đã ảnh hưởng đáng kể đến thị trường ngoại hối Việc điều chỉnh lãi suất và triển khai các biện pháp nới lỏng định lượng như mua trái phiếu chính phủ đã tác động đến giá trị đồng USD và Euro so với các đồng tiền khác.
- Căng thẳng địa chính trị: Chiến tranh Nga - Ukraine, xung đột thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, khiến thị trường biến động. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trong giai đoạn này, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến thị trường ngoại hối Các biện pháp bảo vệ thương mại và áp đặt thuế quan đã gây ra không chắc chắn và lo lắng trong thị trường, làm suy yếu một số đồng tiền trong khu vực châu Á và tạo ra biến động.
- Biến động trong giá dầu: Giá dầu thô đã trải qua những biến động đáng kể trong giai đoạn này Sự suy giảm đáng kể trong nhu cầu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến giá dầu Giá dầu thậm chí đã rơi vào mức âm trong một thời gian ngắn Biến động giá dầu đã tác động đến các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và có thể gây ra tác động toàn cầu đến thị trường ngoại hối.
Thị trường ngoại hối ảnh hưởng đến Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2023-3 1 Tỷ giá VND/USD
USD tăng giá mạnh trên thế giới.
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thặng dư, nhưng dòng vốn FDI và kiều hối giảm.
3 b Lạm phát: Áp lực lạm phát gia tăng do giá USD tăng.
Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát (Hoàng, 2022) (Kỳ, 2023)
Thị trường ngoại hối có ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2023 do nền kinh tế của Việt Nam có mức độ mở cửa cao và phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Tác động đến tỷ giá hối đoái: Biến động trên thị trường ngoại hối toàn cầu có khả năng cao ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam đối với các đồng tiền khác Sự biến động này có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam. Ảnh hưởng đến giá hàng hóa và nhập khẩu: Biến động tỷ giá có thể làm tăng giá nhập khẩu và ảnh hưởng đến lạm phát và tình hình kinh tế nội địa Đồng Việt Nam giảm giá trị so với các đồng tiền tệ khác, thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn về mặt giá cả, trong khi hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên liệu và hàng hóa từ nước ngoại, do đó tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu của đất nước.
Tác động đến xuất khẩu và doanh nghiệp: Biến động của thị trường ngoại hối thế giới có thể ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ tỷ giá hối đoái như ngành dệt may, điện tử. Đầu tư nước ngoài: Tỷ giá hối đoái cũng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng và tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Thị trường ngoại hối có thể ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khi định vị ViệtNam là một điểm đến đầu tư Nếu tỷ giá hối đoái không ổn định hoặc biến động mạnh, các nhà đầu tư có thể gặp khó khăn trong việc dự báo lợi nhuận và rủi ro đầu tư Điều này có thể tác động đến luồng vốn đầu tư vào Việt Nam. Ảnh hưởng đến du lịch và ngành dịch vụ: Nếu đồng Việt Nam giảm giá trị, Việt Nam có thể trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn hơn cho du khách quốc tế, vì giá cả sẽ trở nên rẻ hơn đối với họ Điều này có thể thúc đẩy ngành du lịch và ngành dịch vụ phát triển Tuy nhiên, nếu tỷ giá tăng, thì chi phí cho du khách quốc tế sẽ tăng lên, và điều này có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch và ngành dịch vụ trong việc thu hút khách du lịch. Ảnh hưởng đến giá cả và lạm phát: Thị trường ngoại hối có thể ảnh hưởng đến giá cả và lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam Nếu đồng Việt Nam giảm giá trị và tỷ giá hối đoái tăng, giá cả của hàng hóa nhập khẩu có thể tăng, góp phần vào lạm phát Điều này có thể tác động đến đời sống hàng ngày và sức khỏe kinh tế của người dân Việt Nam.
Yếu tố ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối trong giai đoạn 2020 - 2023
Yếu tố bên trong
2.1.1 Chính sách tiền tệ a Năm 2020
Năm 2020, thế giới đã chứng kiến một tình hình kinh tế phức tạp, với căng thẳng thương mại gia tăng giữa các nền kinh tế lớn và tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, nhờ sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết của hệ thống chính trị, Việt Nam đã vượt qua khó khăn và đạt được thành công với "mục tiêu kép" là chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế.
Việc duy trì nền tảng vĩ mô ổn định đã giúp kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn trong nền kinh tế Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã thuộc nhóm cao nhất trong khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái nghiêm trọng của thế giới.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh lãi suất điều hành giảm từ 1,5-2,0% mỗi năm và sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN Ngoài ra, lãi suất tiền gửi VND với kỳ hạn dưới 6 tháng đã giảm 0,6-1,0% mỗi năm và
5 lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên đã giảm 1,5% mỗi năm, nhằm hỗ trợ giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp và người dân.
So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (Philipines: -2%; Thái Lan: -0,75%; Malaysia: -1,25%; Indonesia: -1,25%; Ấn Độ: -1,15%; Trung Quốc: -0,3%).
Ngoài ra, NHNN đã chỉ đạo triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng và chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ đại dịch Nhờ những biện pháp này, mặc dù cầu tín dụng đã giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tín dụng đã tăng trở lại từ tháng 9 năm 2020 Đến ngày 10.12.2020, tín dụng trên toàn hệ thống đã tăng 9,02% so với cuối năm 2019. b Giai đoạn 2021-2023
(1) Về điều hành các công cụ chính sách tiền tệ
Kể từ năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai các biện pháp điều hành linh hoạt và chủ động trong hoạt động thị trường mở nhằm duy trì ổn định thị trường tiền tệ và thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ NHNN đã đảm bảo sự sẵn có của giấy tờ có giá và sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng thương mại nhằm hỗ trợ việc phục hồi nền kinh tế và giải quyết khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đối mặt với biến động khó lường trên thị trường quốc tế và trong nước, NHNN đã phát hành tín phiếu NHNN để tự chủ động kiểm soát tiền tệ và hỗ trợ quản lý tỷ giá Hiện nay, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng thương mại được đảm bảo và có dư thừa, giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng diễn ra suôn sẻ Sự thanh khoản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng thương mại được đảm bảo, các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng được thực hiện một cách trơn tru, trong khi lãi suất liên ngân hàng đồng Việt Nam trung bình đã giảm mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm mức lãi suất.
Nhờ những biện pháp này, NHNN đã đạt được mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ hoạt động điều hành tỷ giá, đồng thời đảm bảo tính thanh khoản và ổn định của hệ thống tài chính Các biện pháp này cũng đã góp phần đáng kể vào việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và kích thích hoạt động kinh tế.
(2) Về điều hành lãi suất.
Về điều hành lãi suất, trong những năm qua, NHNN đã linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất, điều hành phù hợp với xu hướng lạm phát và lãi suất trên thế giới Từ năm 2021 đến tháng 9/2022, mặc dù lãi suất thế giới tăng nhanh và áp lực lạm phát trong nước tăng nhanh, NHNN vẫn nỗ lực giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường Trong nước, lạm phát tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước So với tháng 12/2021, CPI tháng 9 tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94% Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có mức tăng lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi CPI tháng 9/2022 tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước.
Trước áp lực lạm phát và tăng lãi suất của thế giới trong năm 2022, NHNN đã có 2 lần tăng các mức lãi suất điều hành, với tổng mức tăng 2% và 2 lần tăng lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng (ngày 23/9 và ngày 25/10/2022) với mức tăng 0,8-2%/năm; tăng 1%/năm lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày 25/10/2022) Như vậy, trong vòng 01 tháng NHNN đã có 02 lần tăng lãi suất Quyết định tăng lãi suất của NHNN được xem là một biện pháp quan trọng để chống lạm phát.
Trong hơn 2 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao; diễn biến lạm phát trong nước và quốc tế vẫn phức tạp Từ tháng 3 đến tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%/năm Qua 4 lần
7 điều hành, mặt bằng lãi suất trên thị trường đã giảm mạnh, trong đó, lãi suất huy động tại nhóm ngân hàng thương mại nhà nước kỳ hạn 1-2 tháng thấp nhất chỉ còn 3,4%/năm, lãi suất kỳ hạn 6 tháng chỉ từ 5%/năm và cao nhất là kỳ hạn 12-18 tháng chỉ còn 6,3%/năm Nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cũng công bố giảm lãi suất 0,1-0,3%/năm tùy từng kỳ hạn. Mức lãi suất tiết kiệm trên 8%/năm hầu như không còn trên thị trường.
(3) Về điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ
Trong tình hình tỷ giá USD/VND đang gánh chịu áp lực lớn từ các diễn biến quốc tế phức tạp và không đoán trước được, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tiếp tục thực hiện điều hành tỷ giá một cách linh hoạt, nhằm hỗ trợ hiệu quả việc hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài, đồng thời đưa ra các biện pháp để giới hạn biến động lớn của tỷ giá trong ngắn hạn, nhằm đạt được lợi ích tổng thể và sự cân đối cho nền kinh tế Nhờ điều này, đồng Việt Nam (VND) đã duy trì mức độ ổn định tương đối so với các đồng tiền khác trong khu vực, góp phần tiếp tục xây dựng một môi trường đầu tư ổn định và hấp dẫn, tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trong suốt giai đoạn từ năm 2021 đến nay, thị trường ngoại tệ đã trải qua những biến động không đồng nhất Trong bối cảnh này, NHNN đã tiếp tục áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm và điều hành tỷ giá theo từng bước nhằm làm cho tỷ giá biến động linh hoạt hơn và phù hợp với tình hình thị trường và cơ sở kinh tế tổng thể Đồng thời, NHNN đã linh hoạt áp dụng các biện pháp mua/bán can thiệp vào thị trường ngoại tệ khi cần thiết, và đảm bảo sự phối hợp mạnh mẽ và liên tục với công tác truyền thông, các công cụ chính sách tiền tệ khác (như lãi suất, thanh khoản VND, v.v.) cũng như các biện pháp quản lý ngoại hối, nhằm đảm bảo ổn định thị trường ngoại tệ, củng cố vị thế của đồng VND, và góp phần vào kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế tổng thể.
2.1.2 Nền kinh tế Việt Nam
Trong giai đoạn 2020-2023, kinh tế Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức do tình hình kinh tế và chính trị toàn cầu biến động, cùng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng và toàn dân, kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm tích cực so với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới.
Yếu tố bên ngoài
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2023, thị trường ngoại hối Việt Nam đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhiều yếu tố bên ngoài Các yếu tố này đã tạo ra biến động và sự không chắc chắn trên thị trường, ảnh hưởng đến giá trị đồng Việt Nam và hoạt động giao dịch Đại dịch COVID - 19, thương mại quốc tế, tình hình kinh tế toàn cầu, cùng với sự ổn định chính trị và an ninh, là những yếu tố quan trọng cần được phân tích để hiểu rõ hơn về tình hình và biến động trên thị trường ngoại hối Việt Nam trong giai đoạn đó.
2.2.1 Đại dịch COVID - 19: Đại dịch COVID-19 toàn cầu gây nguy cơ dòng vốn rời khỏi các nền kinh tế mới nổi Xuất khẩu giảm và không có khách du lịch làm nguồn dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, và Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động của nó Suy giảm này đã gây ra một loạt các vấn đề liên quan đến nhu cầu và cung cầu ngoại tệ trên thị trường
Bùng phát từ ngày 27/04/2021, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 ở Việt Nam được đánh giá là khốc liệt hơn gấp nhiều lần so với 3 đợt dịch trước Ngày 12/06/2021, sau một năm rưỡi chiến đấu với đại dịch, Việt Nam đã cán mốc hơn 10.000 ca nhiễm COVID-19 Ngày 26/07/2021, Việt Nam vượt ngưỡng ghi nhận 100.000 ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc (số liệu từ Bộ Y tế) Giai đoạn đầu của làn sóng dịch bệnh thứ 4 (đến cuối tháng 07/2021), số lượng bệnh nhân tăng nhanh và không kịp kiểm soát cùng với việc Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ văn bản hỏa tốc về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội 14 ngày (chỉ thị 16) để phòng, chống dịch tại một số địa phương trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.
Hạn chế đi lại và sự suy giảm nhu cầu toàn cầu đã làm suy yếu ngành du lịch, khiến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm đáng kể. Đồng thời, các hoạt động xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng xấu, với việc gián đoạn chuỗi cung ứng và giảm mạnh nhu cầu từ các thị trường quốc tế. Những yếu tố này đã tạo ra sự giảm nhu cầu về ngoại tệ và gây áp lực lên tỷ giá Sự sụt giảm thu nhập cũng đã đóng góp vào áp lực giảm giá trị đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối Với việc suy thoái kinh tế và mất việc làm, thu nhập của các cá nhân và doanh nghiệp đã giảm, dẫn đến sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư Điều này đã làm giảm cung cầu ngoại tệ và tăng áp lực giảm giá trị đồng Việt Nam (Đại dịch COVID-19 làm sụt giảm nhanh chóng dự trữ ngoại hối, 2020) Đại dịch và các biện pháp hạn chế đã tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư không chắc chắn và đầy lo ngại Thông tin liên quan đến dịch bệnh, biện pháp hạn chế và tác động kinh tế đã gây ra những biến động mạnh mẽ trên thị trường ngoại hối, mang lại sự không ổn định và tâm lý lo lắng cho các nhà đầu tư Trong giai đoạn này, giá trị của đồng Việt nam đã trải qua những biến động lớn, không đồng đều Sự thay đổi liên tục của tỷ giá đã gây khó khăn cho các công ty trong việc dự đoán và quản lý các chi phí liên quan Các biến động trong giá trị đồng Việt Nam đã đặt ra những thách thức lớn cho doanh nghiệp Không chỉ phải đối mặt với sự không chắc chắn và khó dự đoán của thị trường ngoại tệ, mà còn phải đối phó với việc điều chỉnh chi phí và quản lý rủi ro Các công ty phải đảm bảo rằng họ có khả năng thích nghi với những biến động này và đưa ra các chiến lược linh hoạt để bảo vệ lợi nhuận và tăng cường sự cạnh tranh Ngoài ra, biến động giá trị đồng Việt Nam cũng tạo ra một loạt các vấn đề liên quan đến quốc tế hóa và xuất khẩu vì ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm xuất khẩu và tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đại dịch COVID - 19 tạo ra những tác động đáng kể đến giá trị đồng Việt Nam (VND) trên thị trường ngoại hối Từng biến động mạnh mẽ và không chắc chắn đã làm thay đổi cảnh quan tài chính và gây ra những thách thức mới cho nền kinh tế Việt Nam, đối mặt với sự căng thẳng và áp lực về giá trị đồng VND.
Giai đoạn từ năm 2020 đã chứng kiến biến động mạnh trong tỷ giá USD/VND, đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Trong khoảng thời gian từ đầu năm
2020 đến tháng 4/2020, tỷ giá USD/VND đã trải qua một giai đoạn tăng mạnh Ban đầu, tỷ giá này đã tăng từ mức 23.200 VND/USD lên 25.200 VND/USD Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng mạnh này là sự lan rộng của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Đại dịch đã gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, tạo ra sự bất ổn trên thị trường tài chính Trong bối cảnh này, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến đồng USD như một tài sản an toàn, dẫn đến sự tăng cầu mua đồng USD và làm tăng giá trị của nó so với đồng VND.
Hơn nữa, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, nhu cầu về khẩu trang và vật tư y tế đã tăng đáng kể Các công ty xuất khẩu khẩu trang và vật tư y tế đã phải gia tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế Nhưng để thực hiện các giao dịch quốc tế và mua nguyên liệu sản xuất, cần phải có đủ USD Chính vì nhu cầu cao của doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo ra một lượng nhu cầu USD lớn, trong khi nguồn cung USD bị gián đoạn do hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Tạo ra một sự mất cân đối giữa cung và cầu USD trên thị trường nội địa.
Tuy nhiên, sau tháng 4/2020, tỷ giá USD/VND đã bắt đầu giảm dần và ổn định ở mức khoảng 23.000 VNĐ/USD Theo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán
KB Việt Nam (KBVS), tỷ giá USD/VND ổn định trong quý II và quý III là nhờ xu hướng giảm giá rõ rệt của đồng USD trên thị trường quốc tế Cụ thể, sau khi tăng vọt
13 hơn 8% từ ngày 09 đến 20/03, chỉ số USD index đã giảm mạnh về mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua do các chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) và các gói hỗ trợ tài khóa của quốc gia này Động thái của FED đã khiến chỉ số Dollar-Index (DXY) giảm từ 100,6 điểm xuống 99,5 điểm, hầu hết các đồng tiền hồi phục so với USD (DT, 2020)
Hnh 2.2 Tương quan chỉ số DXY và diễn biến tỷ giá CNY và VND
Ngoài ra, chính sách tiền tệ của quốc gia cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá USD/VND Trong đó có dự trữ ngoại hối cũng đã góp phần ổn định tỷ giá Đến tháng 9/2020, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt trên 92 tỷ USD Như vậy, dự trữ ngoại hối đã tăng thêm khoảng 13 tỷ USD tính từ đầu đến năm 2020 Dự trữ ngoại hối tăng cũng đã phần nào chặn đà giảm của tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng và giúpVND giảm giá tương đối so với các đồng tiền khác trong rổ 8 đồng tiền tham chiếu,đặc biệt là với các đồng tiền như: Nhân dân tệ, EUR… (Đức, 2020)
2.2.2 Rủi ro địa chính trị:
Rủi ro địa chính trị cũng là một trong những yếu tố tác động đáng kể đến thị trường ngoại hối Việt Nam Các cuộc khủng hoảng chính trị và căng thẳng quốc tế có thể làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư và gây ra sự lo lắng về tương lai kinh tế. Những biến động này có thể dẫn đến việc rút vốn và chuyển đổi đồng tiền sang các nền kinh tế ổn định hơn, tạo ra áp lực giảm giá trị đồng tiền trên thị trường ngoại hối. Đối với thị trường ngoại hối tại Việt Nam, việc đánh giá và quản lý rủi ro địa chính trị là vô cùng quan trọng Một số rủi ro địa chính trị tác động đến thị trường ngoại hối Việt Nam trong giai đoạn này có thể kể đến: a Nước Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) -2020:
Anh chính thức gia nhập EU vào năm 1973 Đến năm 1975, Anh đã có cuộc trưng cầu dân ý về việc rút khỏi EU, tuy nhiên, có 67,2% số người bỏ phiếu đã không ủng hộ Sau hơn 40 năm gia nhập EU, nhiều người dân Anh cho rằng, mối quan hệ giữa Anh và EU không mang lại lợi ích, thậm chí nước Anh còn phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng nợ công tại Eurozone; sự suy giảm khả năng cạnh tranh của EU; sự khác biệt về nhận thức dân chủ giữa Anh và các nước khác trong EU và khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu.
Quyết định rời EU của Anh không chỉ khiến châu Âu mất đi một thành viên quan trọng mà còn khiến nội bộ nước Anh chia rẽ sâu sắc Một số vùng như Scotland và London vẫn muốn ở lại EU vì cho rằng quyết định này có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư của Anh, cũng như vai trò trung tâm tài chính toàn cầu của London.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Anh từ năm 1973, suốt 47 năm, hợp tác thương mại giữa Anh và Việt Nam không ngừng phát triển Về thương mại, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Anh đạt 6,6 tỷ USD Trong những năm đó, Anh cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu (sau Đức và Hà Lan)
Thách thức và cơ hội: (linh)
Phân tích về cơ hội mà thị trường ngoại hối mang lại cho Việt Nam
Tăng cường xuất khẩu: Việt Nam có thể sử dụng thị trường ngoại hối để bán hàng hóa và dịch vụ ra thế giới, tăng cường doanh số xuất khẩu và thu nhập ngoại tệ. Đa dạng hóa nguồn thu ngoại tệ: Thị trường ngoại hối cho phép Việt Nam đa dạng hóa nguồn thu ngoại tệ, giảm thiểu rủi ro từ biến động tỷ giá và thị trường. Thu hút đầu tư nước ngoài: Một thị trường ngoại hối ổn định, phát triển và hoạt động hiệu quả có thể sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần vào phát triển kinh tế đất nước.
Tăng cường tỷ giá: Thị trường ngoại hối cho phép các doanh nghiệp và ngân hàng tại Việt Nam tham gia giao dịch các cặp tiền tệ quốc tế, như USD, EUR,JPY và nhiều loại tiền tệ khác Tỷ giá hối đoái có thể biến động mạnh do yếu tố kinh tế và chính trị, điều này tạo ra cơ hội để kiếm lợi nhuận từ việc mua bán tiền tệ với tỷ giá khác nhau.
Tăng cường hợp tác quốc tế: Thị trường ngoại hối mở ra cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào các hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu.
Lợi ích từ các biện pháp bảo vệ tỷ giá: Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ tỷ giá như mua bán hợp đồng tương lai hoặc sử dụng tùy chọn ngoại hối có thể giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm thiểu rủi ro từ biến động của tỷ giá hối đoái.