1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài điều chỉnh với tỷ giá hối đoái linh hoạt 1 2 3 và sự ổn định của các thị trường ngoại hối

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều chỉnh với tỷ giá hối đoái linh hoạt (1,2,3) và sự ổn định của các thị trường ngoại hối
Tác giả Nguyễn Thị Diệu, Phùng Tấn Dũng, Lê Tùng Dương, Nguyễn Thị Thùy Dương
Người hướng dẫn Nguyễn Thùy Dương
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Bài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 493,21 KB

Nội dung

Điều chỉnh với tỷ giá hối đoái thay đổi- Tại mức tỷ giá hối đoái R=$2/£, lượng cầu đồng bảng của US là £12 triệu/năm, trong khi lượng cung ứng của đồng bảng chỉ £8 triệu/ năm.. DM là đườ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

- -BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ

Đề tài:

“ĐIỀU CHỈNH VỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LINH HOẠT ( 1,2,3)

VÀ SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (1).”

Giảng viên : Nguyễn Thùy Dương Nhóm thực hiện : Nhóm 4

Lớp học phần : 232_FECO1812_01

Trang 2

BẢNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

1 Nguyễn Thị Diệu + 3.2 + Powerpoint

2 Phùng Tấn Dũng + 3.1.1 + Word

3 Lê Tùng Dương + 3.1.2 +3.1.3

4 Nguyễn Thị Thùy

Dương + Thuyết Trình

Trang 3

MỤC LỤC CHƯƠNG 3: CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH GIÁ CẢ VỚI HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH VÀ LINH HOẠT

3.1 Điều chỉnh với tỷ giá hối đoái linh hoạt 3

3.1.1 Điều chỉnh cán cân thanh toán với sự thay đổi tỷ giá hối đoái 3

3.1.2 Đường nhu cầu ngoại hối 4

3.1.2 Đường cung ứng ngoại hối 7

3.2 Sự ổn định của thị trường ngoại hối 8

3.2.1 Khái niệm thị trường ngoại hối 8

3.2.2 Thị trường ngoại hối ổn định và không ổn định 8

Kết luận 10

Trang 4

CHƯƠNG 3: CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH GIÁ CẢ VỚI HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH VÀ LINH HOẠT

3.1 Điều chỉnh với tỷ giá hối đoái linh hoạt

3.1.1 Điều chỉnh cán cân thanh toán với sự thay đổi tỷ giá hối đoái

Phân tích phương pháp điều chỉnh thâm hụt cán cân thanh toán của 1 quốc gia thông qua giảm giá hay phá giá đồng tiền trong nước Phá giá tiền tệ ngụ ý cơ quan quản lý tiền tệ chủ định tăng tỷ giá hối đoái từ một mức nào đó sang một mức khác

Hệ thống giả thiết

- Chỉ có 2 quốc gia US và UK

- US sử dụng đồng $, UK sử dụng đồng £

- Không có dịch chuyển dòng chảy vốn quốc tế Khi đó các đường nhu cầu và cung ứng của US chỉ phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ

Trang 5

Phân tích đồ thị

Hình 3.1 Điều chỉnh với tỷ giá hối đoái thay đổi

- Tại mức tỷ giá hối đoái R=$2/£, lượng cầu đồng bảng của US là £12 triệu/năm, trong khi lượng cung ứng của đồng bảng chỉ £8 triệu/ năm Vì vậy, US thâm hụt £4 triệu

trong cán cân thanh toán (Đoạn AB)

- Nếu đường nhu cầu và cung ứng của US về đồng bảng là đường D£ và S£

+ 20% phá giá đồng đô la, từ R=$2/£ tới R=$2.4 /£, có thể loại trừ thâm hụt của US Lượng cầu đồng bảng giảm từ 12 triệu còn 10 triệu, khi đó, lượng nhu cầu và lượng cung ứng đồng bảng bằng nhau ở mức £10 triệu/năm (Điểm E) Việc phá giá này có thể khiến cán cân thanh toán của US cân bằng

Trang 6

- Nếu đường nhu cầu và cung ứng của US về đồng bảng là đường D£* và S£*

+ 20% phá giá đồng đô la có thể giảm thâm hụt của US xuống còn £3 (Đoạn CF)

+ 100% phá giá đồng đô la, từ R=$2/£1 tới R=$4 /£1, có thể triệt tiêu hoàn toàn thâm hụt (Điểm E* trên đồ thị )

* Trong một số trường hợp, mức thâm hụt của quốc gia có thể thậm chí tăng lên chứ không phải giảm đi hay bị triệt tiêu.

3.1.2 Đường nhu cầu ngoại hối

Đường cầu xuất khẩu của US theo đồng bảng

Hình 3.2 Đường cầu xuất khẩu của US theo đồng bảng

Trang 7

DM là đường nhu cầu nhập khẩu của US từ UK theo đồng bảng tại R=$2/£, SM là đường cung ứng của UK về hàng nhập khẩu của US

Giá cả đồng bảng cân bằng của nhập khẩu US là PM= £1, lượng nhập khẩu của US là

12 triệu/ năm

=>Lượng đồng bảng US đòi hỏi là £12 triệu Điểm này phù hợp với điểm B trên đường D£ của US

Hình 3.3 Điều chỉnh cán cân thanh toán với tỷ giá hối đoái thay đổi

Khi đồng đô la giảm giá 20% tới R=$2.4 /£, US vẫn có nhu cầu 12 triệu đơn vị nhập khẩu SM vẫn không đổi nhưng DM chuyển dịch 20% xuống DM', giá đồng bảng nhập

Trang 8

khẩu của US giảm xuống từ PM= £1 tới PM= £0.8 hoặc với 20% phá giá đồng đôla, để giá đồng đôla nhập khẩu không đổi (điểm H trên đường DM’)

Tuy nhiên, tại mức giá thấp hơn PM= £1, UK sẽ cung ứng lượng nhập khẩu ít hơn cho

US Trong khi đó, US sẽ có nhu cầu lượng nhập khẩu ít hơn tại mức giá đồng bảng cao hơn PM= £0.8 tới tận khi sự thay đổi giá cả đạt được tại điểm cân bằng mới E’

Khi đó PM= £0.9, QM= 11 triệu đơn vị, vì vậy lượng nhu cầu đồng bảng giảm xuống còn £9.9 triệu (Điểm E’), tương ứng với điểm E trong hình 3.3

Đường cung xuất khẩu của US theo đồng bảng

Hình 3.4 Đường cung xuất khẩu của US theo đồng bảng

DX là đường nhu cầu xuất khẩu của US theo đồng bảng tại R=$2/£

SX là đường cung ứng của US về hàng xuất khẩu

Trang 9

Hình 3.3 Điều chỉnh cán cân thanh toán với tỷ giá hối đoái thay đổi

PX= £2 và QX= 4 triệu => Lượng cung ứng đồng bảng của US là £8 triệu (Điểm A’), tương ứng với điểm A trong hình 3.3

Phá giá đồng đô la 20%, SX chuyển dịch xuống dưới SX' Khi đó PX= £1.8 và QX= 5.5 triệu, vì vậy đường cung ứng đồng bảng của US tăng lên £9.9 triệu (Điểm E’) ứng với điểm E trong hình 3.3

Chỉ có trong trường hợp đặc biệt khi DM không co dãn hoàn toàn (thẳng đứng), lượng đồng US đòi hỏi không thay đổi sau khi phá giá đồng đô la Vì vậy, không nói trong trường hợp này thì phá giá đồng đôla luôn khiến giảm lượng nhu cầu đồng bảng của US,

vì vậy D£ luôn có độ dốc âm

Trang 10

Với đường SM cho trước, đường DM càng dốc, khu cầu đồng bảng của US giảm ít hơn Trong trường hợp đó, phá giá 20% đồng đô la được thể hiện bởi sự dịch chuyển từ điểm

B tới điểm E dọc theo đường D£ trong hình 3.3

3.1.3 Đường cung ứng ngoại hối.

Hình 3.5 Đường cung cầu ngoại hối của US theo đồng bảng

Đường cung ứng ngoại hối được thiết lập từ thị trường xuất khẩu

Trong đồ thị bên phải, DX là nhu cầu của U.K cho xuất khẩu của U.S theo đồng bảng,

và SX là cung ứng xuất khẩu của U.S cho U.K tại R = $2/£

Với DX và SX, giá cả đồng bảng xuất khẩu của U.S là PX=£2, và lượng xuất khẩu của U.S là QX = 4 triệu đơn vị, vì vậy lượng đồng bảng U.S thu được hay cung ứng là 8 triệu (điểm A’ trong đồ thị)

Trang 11

Khi đồng đô la giảm giá hay phá giá 20% tới R = $2.4/£, DX vẫn không thay đổi,

nhưng SX chuyển dịch xuống dưới 20% tới SX' Nguyên nhân là giờ đây U.S có thể xuất khẩu 4 triệu đơn vị ( tương tự như điểm A’ trên đường SX ) tại mức giá PX=£1.6, hoặc 20% thấp hơn so với trước khi phá giá đồng đô la, vì mỗi đồng bảng giờ đây trị giá tăng 20% theo đồng đô la ( điểm K trên đường SX' )

Tuy nhiên tại mức giá đồng bảng thấp hơn PX=£2, U.K sẽ đòi hỏi lượng xuất khẩu của U.S lớn hơn (ví dụ U.K sẽ chuyển dịch theo đường DX xuống phía dưới), trong khi đó U.S sẽ cung ứng lượng xuất khẩu lớn hơn tại mức giá lớn hơn PX=£1.6 ( ví dụ U.S sẽ chuyển dịch theo đường SX' lên phía trên), tận tới điểm cân bằng mới E’ với giá trị xuất khẩu là 10 triệu

Với R=$2.4/£ và đường cung xuất khẩu là SX' cân bằng xuất khẩu tại E’ với giá trị xuất khẩu là 10 triệu

Thiết lập được 2 điểm A’ và E’ tạo thành đường cung ngoại hối S’

Nếu phá giá đồng đô la giảm giá cả đồng bảng, nhưng tăng lượng xuất khẩu của U.S thì lượng cung ứng đồng bảng cho U.S khi đó phụ thuộc vào độ co giãn giá cả của DX giữa điểm A’ và E’ Trong trường hợp này phần trăm tăng trong QX vượt quá phần trăm giảm trong PX → DX là co giãn theo giá cả, lượng đồng bảng cung ứng cho U.S tăng

Trang 12

Nếu DX kém co giãn hơn (dốc hơn), 20% phá giá đồng đô la có thể khiến chuyển dịch

từ điểm A tới điểm C theo đường S£* trong hình dưới, không phải từ điểm A đến điểm

E trên đường S£ → Đường cung ứng đồng bảng U.S (S£) kém co giãn

3.2 Sự ổn định của các thị trường ngoại hối

3.2.1 Khái niệm thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối (The foreign exchange market): Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ thông qua quan hệ cung cầu Việc trao đổi bao gồm việc mua một đồng tiền này và đồng thời bán ra một đồng tiền khác

Thị trường ngoại hối không bắt buộc phải là nơi hiện hữu cụ thể Thị trường xuất hiện khi có nhu cầu về các loại tiền

Trong thực tế, thị trường có thể hiểu là theo nghĩa hẹp là thị trường mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng

3.2.2 Thị trường ngoại hối ổn định và không ổn định

Thị trường ngoại hối ổn định (hình 3.6 a và b) khi đường cung ứng ngoại hối có

độ dốc dương, hoặc khi nó có độ dốc âm thì kém co giãn hơn (dốc hơn) đường nhu cầu ngoại hối

Trang 13

Thị trường ngoại hối không ổn định (hình 3.6 c) nếu đường cung ứng có độ dốc

âm và co giãn hơn (thoải hơn) đường nhu cầu ngoại hối

Hình 3.6 Các thị trường ngoại hối ổn định và không ổn định

Hình 3.6 a)

Với đường cầu D£ và đường cung S£ cắt nhau tại điểm E, tỷ giá hối đoái cân bằng là R= $2.4/£1, tại đó lượng cầu và cung đồng bảng cân bằng tại mức £10 triệu/1 năm

Nếu tỷ giá hối đoái giảm xuống còn R= $2/£1, sẽ có hiện tượng thiếu cung đồng bảng (thâm hụt trong cán cân thanh toán của U.S) là £4 triệu (đoạn AB), điều này có thể tự động đẩy tỷ giá hối đoái trở lại mức cân bằng R= $2.4/£1 Ngược lại, nếu tỷ giá

Trang 14

trong cán cân thanh toán của US) là £3 triệu (đoạn NR), điều này có thể tự động đẩy

tỷ giá hối đoái giảm xuống tới mức cân bằng R= $2.4/£1

Như vậy, thị trường ngoại hối minh họa trong đồ thị bên trái hình 3.6 là thị

trường ngoại hối ổn định

Hình 3.6 b)

Đường cầu D£ không thay đổi so với đồ thị bên trái, nhưng đường cung S£ có

độ dốc âm và dốc hơn (kém co giãn hơn) đường cầu D£, tuy nhiên tỷ giá hối đoái cân bằng là R= $2.4/£1 (điểm E)

Tại tỷ giá hối đoái thấp hơn mức cân bằng là R= $2/£1, nhu cầu đồng bảng vượt quá cung ứng (thâm hụt trong cán cân thanh toán của U.S) là £1.5 triệu (đoạn UB), điều này có thể tự động đẩy tỷ giá hối đoái trở lại mức cân bằng R= $2.4/£1 Tại tỷ giá hối đoái cao hơn mức cân bằng là R= $2.8/£1, có sự dư thừa cung ứng đồng bảng (thặng dư trong cán cân thanh toán của U.S) là £1 triệu (đoạn NT), dư thừa đồng bảng

tự động đẩy tỷ giá hối đoái trở lại mức cân bằng R= $2.4/£1

Trong trường hợp này, thị trường ngoại hối cũng là thị trường ổn định

Hình 3.6 c)

Trang 15

Đường cung S£ có độ dốc âm và thoải hơn (co giãn hơn) đường cầu D£, tỷ giá hối đoái cân bằng là R= $2.4/£1 (điểm E)

Tuy nhiên, tại mỗi mức tỷ giá hối đoái thấp hơn mức cân bằng cung ứng vượt quá nhu cầu đồng bảng khiến cho tỷ giá hối đoái giảm và tách xa hơn điểm cân bằng Tại tỷ giá hối đoái thấp hơn mức cân bằng là R= $2/£1, thừa cung đồng bảng là £1.5 triệu (đoạn U’B’) khiến cho tỷ giá hối đoái giảm và tách xa hơn tỷ giá cân bằng

R=$2.4/£1 Ngược lại, tại tỷ giá hối đoái cao hơn mức cân bằng là R= $2.8/£1, thiếu cung đồng bảng là £1 triệu (đoạn N’T’), khiến tỷ giá hối đoái tăng lên và tách xa hơn

tỷ giá cân bằng

Như vậy, thị trường ngoại hối trong đồ thị bên phải là thị trường ngoại hối không

ổn định

Kết luận:

Khi thị trường ngoại hối không ổn định, hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt làm tăng nhiều hơn là giảm cân bằng thanh toán Khi đó, đồng tiền của quốc gia có thâm hụt cần được tăng giá chứ không phải phá giá để triệt để thâm hụt, điều tất yếu, phá giá có thể cần thiết để điều chỉnh thặng dư Các chính sách này là trái ngược giữa các mục tiêu trong trường hợp thị trường ngoại hối ổn định Việc xác định thị trường ngoại hối là ổn định

Trang 16

hay không ổn định rất quan trọng Chỉ sau khi thị trường ngoại hối được xác định là ổn định, độ co giãn của D£ và S£ (và khả năng điều chỉnh mất cân bằng cán cân thanh toán với sự phá giá đồng tiền tại quốc gia có thâm hụt) mới trở nên quan trọng

Ngày đăng: 19/04/2024, 23:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w