Những hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai có mặt trên thị trường ngoại hối sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được rủi ro, sẽ giúp các NHTM thu được lợi nhuận, và hơn hết sẽ
TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Khái niệm - Đặc điểm thị trường ngoại hối
Ngoại hối là thuật ngữ dùng để chỉ ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ được dùng để thanh toán giữa các quốc gia Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước, khái niệm ngoại hối có thể có sự khác nhau.
Ngoại hối là tài sản, quyền tài sản có thể định giá và chuyển đổi thành tiền nước ngoài được cộng đồng quốc tế chấp nhận làm phương tiện thanh toán quốc tế mà một nước sử dụng trong giao dịch quốc tế.
Ngoại tệ: là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước.
Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ: Đây là công cụ thanh toán được ghi bằng tiền nước ngoài như: Séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng, giấy chuyển ngân hàng
Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ như: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu
Vàng: Bao gồm vàng thuộc dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản nước ngoài của người cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng. Đồng tiền quốc gia – bản tệ: đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thanh toán quốc tế, hoặc được chuyển vào chuyển ra (xuất nhập khẩu) khỏi quốc gia.
Tiền mã hóa: Là các loại tiền tệ được đảm bảo nhờ sức mạnh xử lý của mạng lưới máy tính toàn cầu thay vì các chính phủ Ví dụ: Bitcoin, Ethereum…
Thị trường ngoại hối là thị trường diễn ra các hoạt động mua bán các đồng tiền quốc tế Nói cách khác, thị trường ngoại hối là thị trường trong đó các cá nhân, công ty và ngân hàng mua và bán các đồng tiền quốc tế hoặc ngoại hối.
Thị trường ngoại hối là nơi các nhà kinh doanh tiến hành kinh doanh ngoại hối để kiếm lời.
Là nơi mà ở đó xảy ra việc mua bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế.
Là thị trường mua bán, trao đổi ngoại hối Trong đó 2 đối tượng chủ yếu là ngoại tệ và phương tiện thanh toán quốc tế Như vậy, bất cứ đâu diễn ra việc mua và bán các đồng tiền khác nhau thì ở đó được gọi là thị trường ngoại hối.
Theo định nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối cũng có thể xem là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do ngân hàng chiếm khoảng 85% tổng số giao dịch ngoại hối.
Các giao dịch thực hiện trên thị trường ngoại hối sẽ quyết định các mức tỷ giá, theo đó các đồng tiền được trao đổi với nhau, và từ đó tác động tới chi phí của các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ và tài sản
Hiện nay có hai hệ thống tổ chức thị trường ngoại hối khác nhau: (1) theo hệ thống Anh - Mỹ, thị trường ngoại hối có tính chất biểu tượng, các giao dịch ngoại hối chỉ được xảy ra thường xuyên giữa một số ngân hàng và người môi giới, chủ yếu thông qua điện thoại, telex; (2) theo hệ thống ngoại hối châu Âu, thị trường ngoại hối có địa điểm nhất định, giao dịch hàng ngày Các ngân hàng thương mại cỡ lớn có các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài giữ vai trò kinh doanh chủ yếu, chi phối các ngân hàng khác trên thị trường ngoại hối.
1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối:
1.2.1 Giao dịch ngoại hối diễn ra trên phạm vi toàn cầu với quy mô khổng lồ:
Khối lượng giao dịch ngoại hối tập trung ở các thành phố lớn như: London (thị trường lớn nhất), New York, Tokyo, Frankfurt, và Singapore Khối lượng giao dịch ngoại hối trên phạm vi toàn cầu là rất lớn và đang bùng nổ trong những năm gần đây Ví dụ 1: Tháng 4/1989, tổng giá trị giao dịch ngoại hối toàn cầu trung bình mỗi ngày là gần 600 tỷ USD (trong đó 184 tỷ USD được giao dịch hàng ngày ở London, 115 tỷ USD ở Mỹ, và 111 tỷ USD ở Tokyo) 20 năm sau, đến tháng 4/2010, tổng giao dịch ngoại hối toàn cầu tăng vọt lên tới khoảng 4,0 nghìn tỷ USD, trong đó 1,85 nghìn tỷ USD được giao dịch hàng ngày ở Anh, 904 tỷ USD được giao dịch hàng ngày ở Mỹ, và 312 tỷ USD được giao dịch hàng ngày ở Nhật Bản (Paul R Krugman, Maurice Obstfeld, Marc J Melitz, 2012)
1.2.2 Yết giá trên thị trường ngoại hối mang tính quốc tế hóa:
Sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại trực tiếp, fax và đường truyền Internet đã tạo điều kiện thực hiện các cuộc đàm thoại nhanh chóng và tức thời giữa các trung tâm giao dịch ngoại hối Các bản tin về kinh tế được phát ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày thì ngay lập tức được truyền đi khắp thế giới và có thể gây xôn xao trên thị trường ngoại hối Một lời chào giá của một ngân hàng nào đó không chỉ phải đương đầu với những lời chào giá của các ngân hàng khác ở trong nước mà phải đương đầu với lời chào giá của bất kỳ ngân hàng nào nằm ở nước ngoài.
Do đó, yết giá đối với tất cả các đồng tiền mạnh gần như giống nhau trên các thị trường ngoại hối
1.2.3 Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục suốt ngày đêm:
Việc yết giá giữa các đồng tiền diễn ra không ngừng do có sự chênh lệch múi giờ giữa các thị trường ngoại hối trên thế giới Sự liên tục yết giá như vậy cho phép một nhà giao dịch có thể mua được một đồng tiền nào đó vào bất cứ thời điểm nào với giá cả xác định tại thời điểm đó Do vậy, có thể nói các giao dịch mua bán ngoại hối diễn ra liên tục suốt ngày đêm trên các khu vực khác nhau của thế giới
Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng (interbank) với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại.
1.2.5 Đồng tiền sử dụng nhiều nhất là Đô la Mỹ (USD), Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), Nhân dân tệ (CNY)
Phần lớn các giao dịch ngoại hối giữa các ngân hàng (khoảng 85% vào tháng 4 năm 2010) là được trao đổi giữa các đồng tiền quốc tế với đô la Mỹ, (Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld, Marc, Melix, Z 2012) Điều này là đúng thậm chí trong trường hợp mục tiêu của ngân hàng là bán một đồng tiền không phải là đô la và mua đồng tiền khác Sở dĩ đô la được sử dụng làm phương tiện trao đổi như vậy là do tầm quan trọng của Mỹ trong nền kinh tế thế giới Bởi vì khối lượng giao dịch quốc tế bằng đô la Mỹ là rất lớn nên không khó khăn đề tìm đối tác mong muốn mua hay bán đô la
Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối
Về nguyên tắc, bất cứ một cá nhân hay một chủ thể kinh tế nào muốn đổi từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác đều trở thành chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối Tùy theo luật lệ riêng của mỗi nước quy định, chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối có thể khác nhau Các thành phần chính tham gia vào thị trường ngoại hối bao gồm:
- Các ngân hàng thương mại.
- Các công ty, các cá nhân.
- Các nhà môi giới ngoại hối.
- Các ngân hàng trung ương.
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
2.1 Các ngân hàng thương mại (Commercial Banks)
Các ngân hàng thương mại giữ vai trò trung tâm trên thị trường ngoại hối bởi vì hầu hết các giao dịch ngoại hối có quy mô lớn đều được thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại tại các trung tâm tài chính khác nhau Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh cho chính mình hay cung cấp các dịch vụ cho khách hàng khi đóng vai trò môi giới Mức độ tham gia vào thị trường ngoại hối của các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: quy mô, uy tín, mạng lưới các chi nhánh ở nước ngoài, tình trạng mạng lưới thông tin liên lạc tại nơi ngân hàng đặt trụ sở
2.2 Các công ty, các cá nhân (Corporations, Individuals)
Các công ty thuộc các loại hình khác nhau thực hiện các giao dịch ngoại hối phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình Thông thường, các công ty đa quốc gia thực hiện các giao dịch ngoại hối tại các quốc gia đặt các chi nhánh nhiều hơn tại quốc gia đặt trụ sở của công ty mẹ Ví dụ, để trả lương cho các công nhân ở một nhà máy ở Mexico, công ty IBM cần mua pesos trên thị trường ngoại hối bằng đô la thu được do bán máy tính ở Mỹ Các công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị,nguyên vật liệu hoặc có nhu cầu bán ngoại tệ thu được do xuất khẩu để đổi lấy nội tệ
Các cá nhân bao gồm: những công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối khi đầu tư, cho vay, đi công tác hay du lịch ở nước ngoài hoặc khi nhận được các khoản lợi tức đầu tư hay chuyển tiền
Thông thường, các công ty và cá nhân này không giao dịch ngoại hối trực tiếp với nhau mà sử dụng dịch vụ của các ngân hàng thương mại
2.3 Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign Exchange Brokers)
Các nhà môi giới là chủ thể trung gian trong các giao dịch ngoại hối giữa các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương Do có tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và có nhiều mối quan hệ nên họ cung cấp cho ngân hàng những thông tin tức thời với giá tốt nhất về thị trường ngoại hối một cách thường xuyên, đồng thời giúp ngân hàng có được khả năng tìm thấy bạn hàng ngay khi cần thiết Khi giao dịch ngoại hối được tiền hành thông qua nhà môi giới thì các bên tham gia phải trả cho nhà môi giới một khoản phí (brokerage ƒee) Khi đóng vai trò là người môi giới, các nhà môi giới ngoại hối không mua bán ngoại hồi cho chính mình
2.4 Các ngân hàng trung ương (Central Banks) Ở hầu hết các nước, ngân hàng trung ương là người đóng vai trò tổ chức, kiểm soát điều hành và ổn định sự hoạt động của thị trường ngoại hối nhằm ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái Thông thường khối lượng các giao dịch của ngân hàng trung ương không lớn, nhưng ảnh hưởng của các giao dịch này tới thị trường ngoại hối có thể rất lớn vì nó cho các thành viên khác biết động thái về điều hành chính sách vĩ mô trong tương lai Chính sách này có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Sự ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường tiền tệ thế giới có các ngân hàng như: Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Anh (Bank of England), Ngân hàng Nhật Bản (Bank of Japan).
2.5 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng (Nonbank Financial Institutions)
Trong nhiều năm qua, sự bãi bỏ những quy định của thị trường tài chính ở Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác đã khuyến khích các tổ chức tài chính phi ngân hàng như các quỹ tương hỗ (mutual funds) cung cấp rộng rãi các dịch vụ cho các khách hàng của họ Nhiều dịch vụ của các tổ chức này không thể phân biệt được với các dịch vụ của ngân hàng, trong đó có giao dịch ngoại hối Các nhà đầu tư của các tổ chức này, chẳng hạn quỹ hưu trí thường trao đổi đồng ngoại tệ Các quỹ tự bảo hiểm hối đoái (hedge funds) cung cấp cho các cá nhân giàu có không bị giới hạn bởi các quy định của Chính phủ về giới hạn điều hành kinh doanh của quỹ tương hỗ, đã hoạt động rất linh hoạt trên thị trường ngoại hối (Krugman & Obstfeld, 2009).
2.5.1 Chuyển đổi sức mua từ đồng tiền này sang đồng tiền khác.
Chức năng có tính chất nguyên tắc của thị trường ngoại hối là chuyển đổi vốn hoặc sức mua từ một quốc gia và đồng tiền này sang quốc gia và đồng tiền khác Với chức năng này, thị trường ngoại hối đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho chu chuyển, thanh toán trong các lĩnh vực đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, du lịch…
Vd: một công ty của Việt Nam nhập khẩu lô hàng hóa từ Nhật Bản và có nhu cầu đồng yên Nhật để thanh toán hàng nhập khẩu khi đó công ty sẽ phải đổi lượng đồng Việt Nam sang yên Nhật trên thị trường ngoại hối, được thực hiện bởi các ngân hàng
Thương mại quốc tế cần đến tín dụng bởi vì sẽ mất thời gian để vận chuyển hàng hóa từ nhà xuất khẩu và cho phép nhà nhập khẩu có thời gian bán lại hàng hóa và thanh toán cho nhà xuất khẩu Thông thường nhà xuất khẩu cho phép nhà nhập khẩu khoảng thời gian thanh toán là 90 ngày tuy nhiên nhà xuất khẩu tăng yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán ở phòng ngoại hối của ngân hàng thương mại nơi mà nhà xuất khẩu có tài khoản Nhà xuất khẩu luôn được nhận khoản thanh toán đúng hạn và ngân hàng thu sẽ thu được khoản thanh toán từ nhà nhập khẩu khi đến hạn
2.5.3 Cung cấp công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá:
Thị trường ngoại hối còn có chức năng cung cấp công cụ cho các nhà kinh doanh nghiên cứu để phòng ngừa rủi ro hối đoái trong trao đổi ngoại tệ Đồng thời giúp cho các nhà đầu cơ nghiên cứu để có thể thu được lợi nhuận nếu như dự đoán trước được sự biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai Chức năng này phát sinh do trên thị trường ngoại hối tồn tại các nghiệp vụ kinh doanh như nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn.
2.5.4 Vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước:
Thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu chính phủ Chẳng hạn chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm giảm sự thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp thông qua thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ vào Khi ngoại tệ lên giá quá cao so với nội tệ đến mức có thể tạo áp lực gây ra lạm phát, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra để nâng giá nội tệ lên.
Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trên thị trường ngoại hối
Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot Exchange Transactions) Đây là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hay là chậm nhất là sau hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán Nghiệp vụ này diễn ra trên thị trường giao ngay và áp dụng tỷ giá giao ngay.
Tỷ giá giao ngay (Spot Exchange Rates) là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch Ty giá này thường được niêm yết ở tất cả các ngân hàng thương mại và trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài truyền thanh và truyền hình.
Vi du 2: Công ty A mua 200 CAD vào thứ ba (6/5/2013) theo như hợp đồng thỏa thuận về tỷ giá và hình thức thanh toán Sau đó hai ngày làm việc, tức là vào thứ năm (8/5/2013), công ty A sẽ nhận được báo Có trên tài khoản sỐ CAD đó.
Về chi phí giao dịch, các ngân hàng thường không thu phí giao dịch mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch, bù đắp rủi ro và thu lợi nhuận Chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua thường được xác định nhu sau:
Chênh lệch (%) = (Tỷ giá bán- Tỷ giá mua) x 100 /Ty giá bán Đối với đồng tiền được giao dịch mua bán rộng rãi như GPB và JPY, phần trăm chênh lệch thường chỉ ở trong khoảng 0,1% - 0,5% Còn với các đồng tiền khác ít được giao dịch mua bán hơn thì phần trăm chênh lệch sẽ cao hơn.
Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn (Forward Exchange Transactions) Đây là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng Tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng là tỷ giá có kỳ hạn (Forward Exchange Rates) Tỷ giá có kỳ hạn tức là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng được xác định trước ở hiện tại Kỳ hạn giao dịch có thể là 30 ngày, 90 ngày, 180 ngày hoặc thậm chí vài năm.
Ví dụ 3: Bên A có thể ký hợp đồng hôm nay để mua 100 USD, thời hạn thanh toán là sau ba tháng với tỷ giá 1 USD = 19.150 VND Sau ba tháng, Bên A sẽ nhận được 1.915.000 VND mà không cần quan tâm đến tỷ giá giao ngay tại thời điểm này là bao nhiêu.
Tỷ giá có kỳ hạn được xác định tại giao điểm đường cung và cầu về ngoại hối đối với các khoản thanh toán trong tương lai Lượng cung và cầu về trao đổi ngoại hối có liên quan đến nghiệp vụ tự bảo hiểm hối đoái (foreign exchange hedging), đầu cơ hối đoái (foreign exchange speculation), và nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch lãi suất (interest arbitrage).
Tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn có mối quan hệ với nhau Nếu tỷ giá có kỳ hạn thấp hơn tỷ giá giao ngay hiện tại, có thể nhận xét rằng đồng ngoại tệ giảm giá so với đồng nội tệ Nếu tỷ giá có kỳ hạn lớn hơn tỷ giá giao ngay, có thể nhận xét rằng đồng ngoại tệ tăng giá so với đồng nội tệ.
Nếu tỷ giá giao ngay: 1USD = 19.000 VND
1 Tỷ giá có kỳ hạn ba tháng: USD = 19.150 VND.
Chúng ta có thể nhận xét rằng đồng USD thanh toán có kỳ hạn tính trước ba tháng tăng 150 VND hay 1% (hoặc 4%/năm). Điểm (mức) kỳ hạn khấu trừ (Forward Discount) hoặc điểm (mức) kỳ hạn gia tăng (foreign premiums) tính cho cả năm thể tính theo công thức sau:
FD(hoặc FP) = (FR-SR) x 4 x 100/SR (2)
FD: Điểm kỳ hạn khấu trừ
FR: Tỷ giá có kỳ hạn
FP: Điểm kỳ hạn gia tăng
SR: Tỷ giá giao ngay
Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage Transactions) Đây là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua hoạt động mua và bán.
Ví du 5: Tại New York: 1 GBP =1,99 USD
Nhìn vào bảng yết giá trên, nhà kinh doanh hối đoái có thể dùng USD để mua GBP ở thị trường New York, sau đó ngay lập tức bán lại số GPB thu được ở thị trường London Như vậy, nhà kinh doanh sẽ thu được số lãi là 0,02 USD cho 1 GBP (giả sử chi phí giao dịch không đáng kể) Số lợi nhuận này sẽ hấp dẫn nhiều nhà kinh doanh tham gia vào thị trường nhằm khai thác cơ hội kinh doanh chênh lệch giá Kết quả là nhu cầu mua GBP sẽ tăng lên ở New York và trong cùng thời gian, cung GBP sẽ tăng lên ở London cho đến tận khi cân bằng tỷ giá ở cả hai thị trường (1 GBP = 2 USD).
* Ghi nhớ rằng, trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, bên A không phải trả bất kỳ khoản tiền nào trừ khoản tiền ký gửi chứng khoán (security margin), thường là 10%.
Trong điều kiện hiện nay, các phương tiện thông tin hiện đại phát triển đã làm cho các thị trường ngoại hối trở nên thông suốt trên phạm vi toàn thế giới và nghiệp vụ chuyển hối không còn ý nghĩa lớn trong kinh doanh ngoại hối nữa.
Nghiệp vụ hoán đổi (Currency Swaps) Đây là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lãi, tức là việc mua bán ngoại tệ xảy ra đồng thời ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng tiền nào đó ở một thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm xác định trong tương lai, hoặc ngược lại.