Diễn biến và triển vọng của thị trường ngoại hối Việt Nam

MỤC LỤC

III, Quá trình phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

Thị trường ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2018-2019

➢ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, tỷ giá năm nay dự báo sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố như: Cán cân thương mại có khả năng tiếp tục thặng dư, đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục mất giá trong năm 2018 và triển vọng về nguồn vốn gián tiếp (FII) vào Việt Nam thông qua thị trường chứng khoán là rất tích cực. Điểm đặc biệt, trong năm 2018, NHNN đã áp dụng chính sách mua bán tỷ giá mới, áp dụng chính sách mua forward (kỳ hạn) trong thời điểm mà cung về ngoại tệ rất dồi dào trong sáu tháng đầu năm và bán forward khi mà cầu về ngoại tệ tăng cao liên tục trong những tháng cuối năm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xác định được trước chi phí để mua/bán ngoại tệ phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh. Tiêu cực: Việt Nam cũng sẽ chịu một số tác động bất lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ Trung Quốc như: Nền kinh tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng có độ mở lớn, lại phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác lớn nhất về ngoại thương của Việt Nam.

Thị trường ngoại hối VN 2020-2021

Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến các nhà đầu tư nước ngoài thận trọng hơn trong việc rót vốn vào Việt Nam. ➢ Tỷ giá hối đoái VND/USD tăng lên qua từng năm và nó có tác động mạnh tới các mặt hàng xuất nhập khẩu.

Thị trường ngoại hối VN 2021-2022

➢ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện tốt công tác quản lý và điều tiết ngoại hối, góp phần ổn định tỷ giá, hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. ➢ Nguồn cung ngoại tệ hạn hẹp: Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu để tạo ra nguồn cung ngoại tệ, và sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu trong đại dịch đã dẫn đến nguồn cung hạn chế. ➢ Sự tăng giá mạnh của đồng USD: Đồng USD đã tăng giá mạnh so với các loại tiền tệ khác, bao gồm đồng Việt Nam đồng (VND), gây áp lực lên các doanh nghiệp có các khoản nợ hoặc giao dịch bằng đồng USD.

Thị trường ngoại hối VN 2022-2023

■ Việt Nam đã tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). ➢ NHNN đã tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng và các công ty kinh doanh ngoại hối, nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga và Ukraine chỉ chiếm 1,2% tổng kim ngạch của Việt Nam năm 2021, nhưng áp lực lạm phát thế giới sẽ tác động trực diện đến Việt Nam.

Thị trường ngoại hối VN 2023 đến nay

➢ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã hạn chế can thiệp vào thị trường ngoại hối trong năm 2022, nhằm để thị trường tự điều tiết theo cung cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng cũng như tiến độ giải ngân đầu tư công, đặc biệt gây sức ép đến lãi vay và tỷ giá. Chủ tịch FiinGroup đánh giá điều này góp phần giúp Việt Nam có thêm dư địa ổn định tỷ giá trong bối cảnh lạm phát thời gian tới được dự báo không phải rủi ro lớn với nền kinh tế.

Xu Hướng Phát Triển tại Việt Nam 1. Thị trường ngoại tệ

    - Thị trường tiền tệ nói chung và ngoại tệ nói riêng trong nước thời gian tới sẽ tiếp tục chịu sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước với ưu tiên là kiểm soát tỷ giá bằng phương pháp mở thị trường, tức là sẽ ưu tiên quản lý tỷ giá bằng cách mua bán ngoại tệ, gián tiếp can thiệp vào thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước làm giảm thiểu biến động tỷ giá và tạo ra một môi trường ổn định cho các giao dịch ngoại hối. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm đối với thị trường vàng, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, ở các cửa hàng và đại lý để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý về giá vàng Ngăn chặn tình trạng vàng hóa nền kinh tế khi vàng đang được coi như một phương tiện thanh toán, gần như là tiêu dùng vàng thay cho tiền; hầu như những quan hệ gì giá trị lớn là quy thành vàng. ( Dẫn chứng: Sáng ngày 17/10/2022, NHNN phát đi thông cáo về việc điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5% nhằm chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế và định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới. Động thái này của NHNN có nghĩa giá trần USD của ngân hàng có thể giao dịch đạt gần 24.800 VND/USD kéo mức chênh lệch giữa VND/USD so với hồi đầu năm tăng lờn đỏng kể.) NHNN cho biết sẽ tiếp tục theo dừi sỏt diễn biến thị trường, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để ổn định thị trường.

    Thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, điều hành tỷ giá với mức độ linh hoạt cao hơn, bám sát diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế, đồng thời đảm đảm phù hợp với các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ; tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng tính lành mạnh, hiệu quả trong hoạt động của thị trường ngoại tệ, tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đổi mới công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp theo thông lệ quốc tế và quy mô dự trữ ngoại hối trong từng thời kỳ, bảo đảm hài hòa các mục tiêu an toàn, thanh khoản và sinh lời; tăng cường công tác phân tích và dự báo để xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước trong từng thời kỳ; thành lập đơn vị độc lập thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý đầu tư dự trữ ngoại hối khi dự trữ ngoại hối đạt quy mô nhất định; phối hợp đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường ngoại hối, phấn đấu từng bước tăng quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế; thực hiện đồng bộ các biện pháp tiến tới xóa bỏ cơ bản tình trạng đô la hóa nền kinh tế; tăng cường kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định quản lý ngoại hối về thanh toán, chuyển tiền xuyên biên giới, đặc biệt các hành vi mua, chuyển, mang ngoại tệ bất hợp pháp ra nước ngoài; đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thống kê tiền tệ, phân tích dự báo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; hoàn thiện cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin trong nội bộ ngành Ngân hàng, cũng như với các cơ quan ngoài ngành.

    Về phía Ngân hàng thương mại

    VD: Tại TP.HCM, một địa phương có hệ thống ngân hàng hoạt động sôi động nhất trong cả nước, theo dự báo thì nhu cầu nhân lực nhóm ngành tài chính - ngân hàng đến 2020 chiếm tỷ trọng 4% tổng số chỗ làm việc cần tuyển hàng năm (khoảng 11.000 lao động) trong đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ trên 50% nhu cầu tuyển dụng. Đặc biệt, ở một số lĩnh vực chuyên sâu, nhu cầu tuyển dụng là rất lớn và hiện nay nhiều NHTM phải bỏ ra chi phí rất nhiều để thuê các chuyên gia nước ngoài vào làm việc ở một số bộ phận như: quản trị điều hành, chiến lược phát triển mạng lưới, quản trị rủi ro, đầu tư quốc tế..(Trần Tuấn Anh & Nguyễn Văn Thọ, 2014). Các giải pháp về gia hạn thời hạn nộp thuế và các khoản thu ngân sách thông qua ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nô •p thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh; giãn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích cả sản xuất và tiêu dùng trong nước….