1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thống kê kinh doanh và kinh tế đề tài thời trang

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chúng takhông còn xem thời trang chỉ đơn thuần là việc mặc quần áo, mà nó đã trở thành mộtnguồn cảm hứng sáng tạo, một cách thể hiện tư duy và cái tôi của mỗi cá nhân.Một trong những lý

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH IDANH MỤC BẢNG BIỂU II

PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 LÝDOCHỌNĐỀTÀI 1

1.2 M ỤC ĐÍCHNGHIÊNCỨU 1

1.3 Đ ỐI TƯỢNG VÀPHẠMVI NGHIÊN CỨU 1

PHẦN 2 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 2

2.1 KHÁI NIỆM 2

2.2 LỊCHSỬHÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN 2

2.3 PHÂN CẤP THỜI TRANG 4

2.4 V AI TRÒ 5

PHẦN 3 CẤU TRÚC BẢNG CÂU HỎI 6

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11

4.3.1 Kiểm định phân phối chuẩn dữ liệu nghiên cứu 31

4.3.2 Kiểm định mối liên hệ giữa 2 tiêu thức định tính 32

4.3.3 Kiểm định tương quan (Kiểm định tương quan hạng giữa 2 nhân tố) 33

PHẦN 5 KẾT LUẬN 34

5.1 K ẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 34

5.1.1 Ưu điểm 34

5.1.2 Nhược điểm 34

5.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂNCỦAĐỀTÀI 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 3

Hình 9 Thang đo "Mức độ quan trọng của phụ kiện" 23

Hình 10 Biểu đồ tròn "Mùa chi tiêu" 24

Hình 11 Thang đo "Khoảng tiền chi tiêu" 25

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Cấu trúc bảng câu hỏi 10

Bảng 2 Tần số & tần suất "Độ tuổi" 15

Bảng 3 Tần số & tần suất "Giới tính" 16

Bảng 4 Tần số & tần suất "Tình trạng việc làm" 17

Bảng 5 Tần số & tần suất "Nơi đến" 18

Bảng 6 Tần số & tần suất "Mức độ quan tâm" 19

Bảng 7 Tần số & tần suất "Thu nhập 1 tháng" 20

Bảng 8 Tần số & tần suất "Tần suất mua sắm" 21

Bảng 9 Tần số & tần suất "Số lần sử dụng" 22

Bảng 10 Tần số & tần suất "Tầm quan trọng của phụ kiện" 23

Bảng 11 Tần số & tần suất "Mùa bạn chi tiêu nhiều nhất" 24

Bảng 12 Tần số & tần suất "Khoảng tiền chi tiêu 1 tháng" 25

Bảng 13 Tần số & tần suất "Hình thức mua hàng" 26

Bảng 14 Tần số & tần suất "Các yếu tố ảnh hưởng" 26

Bảng 15 Tần số & tần suất "Chương trình khuyến mãi" 27

Bảng 16 Tần số & tần suất "Mục đích mua sắm" 27

Bảng 17 Tần số & tần suất "Phong cách" 28

Bảng 18 Tần số & tần suất "Thu nhập 1 tháng & Độ tuổi" 29

Bảng 19 Tần số & tần suất "Thu nhập 1 tháng & Khoảng tiền chi tiêu" 29

Bảng 20 Tần số & tần suất "Thu nhập 1 tháng & Tần suất" 31

Bảng 21 Tần số & tần suất "Tần suất mua sắm & Giới tính" 31

Bảng 22 Số lần sử dụng & Giới tính 32

Bảng 23 Tần số & tần suất "Ảnh hưởng & Độ tuổi" 32

Bảng 24 Kiểm định trung bình tổng thể 33

Bảng 25 Ước lượng tỷ lệ tổng thể 34

Bảng 26 Kiểm định phân phối chuẩn dữ liệu nghiên cứu 35

Bảng 27 Kiểm định mối liên hệ giữa 2 tiêu thức định tính 36

Bảng 28 Kiểm định tương quan hạng 37

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Thời trang không chỉ là một ngành công nghiệp quan trọng mà còn là một phầnkhông thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Nó đóng vai trò quan trọngtrong việc biểu thị cá nhân, xác định vị thế xã hội, và thể hiện sự thay đổi trong vănhóa và xu hướng của thời đại Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và công nghệ,ngành thời trang đã trải qua sự biến đổi vượt bậc trong những năm gần đây Chúng takhông còn xem thời trang chỉ đơn thuần là việc mặc quần áo, mà nó đã trở thành mộtnguồn cảm hứng sáng tạo, một cách thể hiện tư duy và cái tôi của mỗi cá nhân.

Một trong những lý do chọn đề tài này là để nghiên cứu sâu hơn về sự ảnhhưởng của thời trang đối với cuộc sống của con người trong thời kỳ hiện đại Chúng tasẽ tìm hiểu về cách mà thời trang không chỉ thể hiện phong cách cá nhân mà còn cóảnh hưởng đến tâm lý, xã hội, và cả môi trường Bên cạnh đó, chúng ta cũng muốnxác định sự biến đổi trong xu hướng thời trang và cách nó phản ánh những thay đổisâu sắc trong xã hội.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của nghiên cứu này là khám phá và phân tích các khía cạnh quantrọng của ngành thời trang trong thời đại hiện đại Chúng ta sẽ tập trung vào việc hiểurõ sự thay đổi trong cách mà thời trang được tạo ra, tiêu dùng, và thúc đẩy qua cácphương tiện truyền thông và sự lan truyền thông tin trực tuyến Mục tiêu của chúng talà xác định tầm ảnh hưởng của thời trang đối với tâm lý và xã hội của con người, cũngnhư dự báo về xu hướng thời trang của giới trẻ và đưa ra các khuyến nghị giúp mìnhđịnh hướng thời trang cho sinh viên.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ tập trung vào một đối tượng rộng lớn bao gồm cả cá nhân vàxã hội trong nước Đối tượng của nghiên cứu bao gồm giới trẻ, người tiêu dùng thờitrang, nhà thiết kế, nhà sản xuất, và các phương tiện truyền thông liên quan đến thờitrang

Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung nghiên cứu: Khảo sát mức độ quan tâm đối với thời trang+ Đối tượng khảo sát: Người dân Việt Nam từ các độ tuổi khác nhau+ Thời gian nghiên cứu: 23/09/2023 - 28/10/2023

+ Không gian nghiên cứu: Khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Form

Trang 6

PHẦN 2 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU2.1 Khái niệm

Thời trang là phong cách và xu hướng của trang phục, phụ kiện, kiểu tóc vàtrang điểm mà mọi người tuân theo trong một thời điểm cụ thể Thời trang thườngđược biểu hiện qua sự lựa chọn, kết hợp và sắp xếp quần áo, các phụ kiện, giày dép vàcác yếu tố khác để tạo ra một vẻ ngoài, ngoại hình đẹp mắt, hài hòa và phù hợp vớibản thân người mặc và người xem trong các hoàn cảnh khác nhau, như công việc, tiệctùng, các sự kiện đặc biệt hay hoạt động hàng ngày.

Thời trang không chỉ là mặc đồ cho đẹp, nó còn thể hiện phong cách, cá tính vàcái tôi của mỗi người Nó có thể thay đổi theo thời gian, địa điểm, văn hóa, xu hướngvà tâm trạng của người mặc Một bộ áo quần có thể gây nên sự đột phá, tỏa nên vẻ đẹpcho người mặc Thời trang có sự tương tác mạnh mẽ với công nghiệp thời trang, kinhtế, xã hội, văn hóa và môi trường Nó có thể ảnh hưởng từ các nhà thiết kế, ngôi saothời trang, các sàn diễn thời trang, công nghệ, môi trường bền vững và các yếu tốkhác, [1]

2.2 Lịch sử hình thành & phát triển

Trong lịch sử của các quốc gia, phong cách ăn mặc không ngừng thay đổi theosự tiến bộ của lịch sử, từ một bộ quần áo có thể thấy được xu hướng văn hóa xã hộicủa thời kỳ này Sau một thời gian dài phát triển của nền văn minh, quần áo không chỉdùng để che thân mà còn mang màu sắc biểu tượng phong phú [2]

Lịch sử thời trang năm 1920s: Thập niên 20 của thế kỷ trước là một giai đoạnđầy biến động của xã hội và văn hóa trên khắp thế giới Thời trang dường nhưcũng bị cuốn vào những làn sóng đó khi những chiếc váy Flapper với vòng eotrể nãi, phóng khoáng và nổi loạn ra đời Thế nhưng, người phụ nữ làm cáchmạng cho thời trang vào những năm 20 chính là Coco Chanel Đến giữa thậpniên 20, Chanel tung ra những chiếc váy ngắn phom dáng thoải mái, không cổ,không tay và đặc biệt các thiết kế Little Black Dress chính là ngọn cờ giảiphóng cho phụ nữ lúc bấy giờ.

Phong cách thời trang những năm 1950: Đây là giai đoạn hoàng kim của lịch sửthời trang khi khai sinh ra một thế hệ vàng với phong cách bất hủ Khi nhắc đếnbiểu tượng thời trang thập niên 50, người ta không thể không nói đến AudrreyHeburn, Grace Kelly, Marilyn Monroe… Mỗi tên tuổi là một phong cách đặctrưng nhưng tất cả đã vẽ nên một bức tranh thời trang thời Hậu chiến rực rỡ vàcũng rất phù phiếm.

Lịch sử thời trang năm 1960: Khi nhạc Rock “đánh chiếm” tâm hồn và goutthẩm mỹ của lớp người trẻ, đặc biệt là giới trẻ Mỹ, thì cách ăn mặc và thờitrang của các ca sĩ nhạc Rock chính là chuẩn mực của sự thời thượng vào thậpniên này Và cái tên Twiggy nổi lên với mái tóc bob “ngắn hơn cả đàn ông”,

Trang 7

đôi mắt tròn xoe lung linh như người tiên phong làm phong cách chic, nổi loạn,tươi vui lên ngôi.

Phong cách thời trang những năm 1970s: Khi tiệc tùng thâu đêm và những sànnhảy Disco trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của giới trẻ thìthời trang cũng phải thích nghi với phong cách đó Những chiếc váy lóng lánhánh kim hay áo choàng lông thú sang trọng khoác ngoài những chiếc áo cổ chữV xẻ sâu gợi cảm là phong cách được Bianca Jagger “lăng xê” khi cô tớiNightclub Studio 54 mỗi đêm Bianca từng là nàng thơ và cũng là người bạnthân của Yves Saint Laurent Cô là hình mẫu của thời trang dự tiệc sang trọng,quyến rũ và rất xa xỉ.

Lịch sử thời trang năm 1990s: Chủ nghĩa tối giản và phong cách tự do từ Mỹđã ảnh hướng đến xu hướng thời trang toàn thế giới Heroin Chic ra đời vớicông đầu phải kể đến là siêu mẫu Kate Moss Là nàng thơ của rất nhiều nhàthiết kế nhưng Kate Moss vẫn luôn giữ được bản chất riêng với cách ăn mặcthoải mái, tự nhiên, không gồng mình, không gò bó Đơn giản và thanh lịch vớinhững bộ trang phục tối giản, đơn sắc, Kate Moss luôn là biểu tượng thời trangtinh tế nhất của những cô gái lúc bây giờ Và nhắc đến Kate Moss thì phải nóislip dress, một làn sóng phóng túng đã trở lại mạnh mẽ trong những năm 90

Trong những năm gần đây, thời trang Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnhmẽ và trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển của đất nước Ngàycàng có nhiều nhà thiết kế tài năng, nhiều thương hiệu “made in Vietnam” và nhiềuchương trình thời trang đến gần hơn với công chúng Tuy nhiên, chuyện ăn mặc củangười Việt không phải đến bây giờ mới khởi sắc Với lịch sử lâu đời và nền văn hóađộc đáo, trang phục của người Việt đã trải qua nhiều thời kỳ và mang những nét đặcthù riêng

Theo như lịch sử di tích đã ghi nhận, sự xuất hiện của Việt phục đã bắt đầu từnhà nước thô sơ đầu tiên của Việt Nam, nhà nước Văn Lang Đến năm 1009, khi triềuLý bắt đầu cai trị và xã hội phong kiến trở thành chế độ cai trị chính thức, cổ phụcViệt Nam đã có cơ hội biến đổi, từ việc học hỏi, bắt chước mẫu áo giao lĩnh của ngườiTrung Hoa, cho đến việc tự cách tân, sáng chế ra những bộ trang phục Việt Nam đậmchất dân tộc, tôn lên được đường nét và vẻ đẹp của người Việt Nam ta Và rồi Việtphục ra đời, chia thành hai nhánh chính: Hoàng phục (trang phục của hoàng tộc) và yphục dân gian [3]

Kể từ đó đến nay, thời trang Việt Nam đã có những bước tiến nhanh chóng, vấnđề ăn mặc ngày càng được quan tâm nhiều hơn, người Việt Nam bắt đầu lựa chọntrang phục theo phong cách và không ngừng cập nhật xu hướng thời trang thế giới.Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những nhà thiết kế tài năng, sự ra đời của vô số thươnghiệu, cửa hàng, trung tâm mua sắm… cho thấy bức tranh sôi nổi của ngành côngnghiệp thời trang ở Việt Nam.

Trang 8

2.3 Phân cấp thời trang

Hình 1 Phân cấp thời trang

Value Market - Phân khúc thời trang giá rẻ: Là thị trường bao gồm các

công ty chuyên sản xuất thời trang đại trà nhằm tạo ra lợi nhuận Vì tập trungvào số lượng, các nhà sản xuất thường sử dụng các nguyên vật liệu giá rẻ, chấtlượng thấp nhằm giảm giá thành của sản phẩm.

Mass Market - Thời trang nhanh: Là phân khúc phổ biến và chiếm đông đảo

nhất thị trường Mass Market được xem là nơi mang thời trang cao cấp vào đờithường dưới một mức giá phù hợp Thuật ngữ “thời trang nhanh” được pháttriển rộng rãi ở Mỹ từ những năm 80s, đến nay đã lan rộng toàn cầu và khiếnthời trang tăng tốc Mass Market kích cầu bằng cách liên tục ra mắt các thiết kếmới, đánh vào tâm lý “có mới nới cũ" của người tiêu dùng Tuy nhiên, thờitrang nhanh lại mang đến nhiều bất cập từ việc đạo nhái ý tưởng sáng tạo,những quy trình sản xuất kém bền vững hay nạn bóc lột lao động giá rẻ ở mộtsố nước như Bangladesh, Ấn Độ và cả Việt Nam.

Middle Market - Thời trang tầm trung: Ranh giới giữa thời trang cao cấp và

thời trang trung cấp là thị trường thời trang tầm trung Trong phân khúc này,các sản phẩm có chất lượng tốt và ít số lượng so với hàng ở các phân khúc thấphơn Thời trang tầm trung hiện là thị trường tiêu thụ phù hợp cho thế hệMillennials bởi số lượng giới hạn của mỗi thiết kế, giúp họ xây dựng phongcách một cách riêng biệt hơn Calvin Klein, Tommy Hilfiger là những thươnghiệu đặc trưng cho phân khúc này

High-end Fashion — Phân khúc thời trang xa xỉ: Một chiếc túi xách Chanel,

bộ váy Dior hay chiếc đồng hồ Rolex sắc sảo đều là những biểu tượng kinhđiển mang tên thời trang xa xỉ Các sản phẩm trong phân khúc này thường đượcthiết kế và chế tác một cách tinh xảo, tạo nên nét sang trọng trong từng món đồ.

Trang 9

Họ tập trung vào nhóm khách hàng nhỏ nhưng sẵn sàng rút hầu bao mà khôngquan tâm đến giá thành của sản phẩm Bên cạnh tầng lớp thượng lưu, High-endFashion cũng đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nhóm người tiêudùng mới: Millennials và thế hệ Z Hai ông lớn của thời trang xa xỉ là LVMH— sở hữu các thương hiệu như Fendi, Bulgari, Dom Pérignon và Givenchy,Dior, và Kering — công ty mẹ của Gucci, Saint Laurent và Bottega Veneta,đang là hai đối trọng cạnh tranh nhau trong lĩnh vực này.

Haute Couture & Couture (Thời trang cao cấp nhất): Haute Couture ra

đời nhằm tôn vinh sự sáng tạo và nét lãng mạn của thời trang Tất cả các chitiết trên trang phục đều được làm thủ công bằng tay, không sử dụng máy mócđể đảm bảo độ hoàn hảo và độc nhất Đến nay, thế giới vẫn còn những nhànghề Haute Couture hàng trăm năm tuổi tồn tại nhằm gìn giữ nghệ thuật này.Chính sự tỉ mỉ, số giờ công lớn và niềm yêu mến của người nghệ nhân gửigắm vào trang phục mà Haute Couture mang giá trị hàng trăm ngàn USD [4]

2.4 Vai trò

Thời trang không chỉ là phong cách ăn mặc mà còn là một phần không thể thiếutrong cuộc sống hiện đại của con người Vai trò của thời trang trong cuộc sống hiệnđại giờ đây đã trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cách con người thể hiện bảnthân, tương tác với nhau và thể hiện cái tôi của mình.

Trước hết, thời trang là cách để con người thể hiện bản thân, giúp con người tựtin và nổi bật trong mắt mọi người Thông qua quần áo, phụ kiện mọi người có thểthể hiện phong cách, cá tính, sở thích và quan điểm của mình Trang phục phù hợpkhông chỉ giúp tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể mà còn giúp tăng sự tự tin, tạo ấntượng tốt ban đầu và thể hiện cá tính riêng của mỗi người.

Thứ hai, thời trang là yếu tố quan trọng trong giao tiếp xã hội Bằng cách mặcquần áo và phụ kiện, mọi người có thể định vị mình trong một nhóm xã hội, nhận diệnbản thân hoặc phân biệt mình với các nhóm khác Thời trang là một phương tiện giaotiếp phi ngôn ngữ giúp mỗi người tạo dựng hình ảnh của riêng mình, thể hiện cá tínhriêng và thu hút sự chú ý của những người xung quanh Thời trang còn là công cụ đểxây dựng các mối quan hệ xã hội vì nó có thể tạo ấn tượng, tạo điểm chung hoặc làchủ đề trò chuyện, nâng cao khả năng giao tiếp giữa mọi người.

Ngoài ra, thời trang còn có vai trò tôn vinh và duy trì nét văn hóa, truyền thốngcủa mỗi dân tộc Phong cách trang phục của mỗi quốc gia thường mang những giá trịvăn hóa, tôn giáo, lịch sử, địa lý riêng góp phần làm phong phú và bảo tồn di sản vănhóa của mỗi quốc gia.

Hơn nữa, thời trang còn đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp và kinhdoanh Ngành thời trang là ngành kinh doanh lớn, cung cấp việc làm cho hàng triệungười trên thế giới Ngoài ra, thời trang còn đóng góp vào thu nhập quốc dân bằngcách xuất khẩu, thu hút khách du lịch và quảng bá hình ảnh đất nước.

Trang 10

PHẦN 3 CẤU TRÚC BẢNG CÂU HỎI

Bảng 1 Cấu trúc bảng câu hỏi

PHẦN 1

Định danh

Thông tin người điền,phân loại và tránh cácphiếu ảo

1, 2, 3, 4, 5, 7

hàng thời trang

Xác định và phân loạinhu cầu liên quan đếnviệc mua và sử dụng cácmặt hàng thời trang

6, 8, 9, 10, 11,15, 17

PHẦN 3 Phương thức sử dụng và

PHẦN 4 Tiêu chí chọn sản phẩmđể tiêu dùng

6, 16, 17, 18,19, 20, 21, 22

CÁC CÂU HỎI:

Câu 1 Họ và tênCâu 2 Giới tính

● Nam● Nữ● KhácCâu 3 Độ tuổi

● Dưới 10 tuổi● 10 - 16 tuổi● 16 - 24 tuổi● Trên 24 tuổiCâu 4 Bạn đến từ đâu?Câu 5 Bạn là ?

● Học sinh, sinh viên (có đi làm thêm)● Học sinh, sinh viên (không đi làm thêm)● Người đi làm

Câu 6 Hãy đánh giá mức độ quan tâm (%) của bạn về thời trangCâu 7 Thu nhập 1 tháng của bạn là bao nhiêu?

● Dưới 1.000.000 vnd

Trang 11

● 1.000.000 - 3.000.000 vnd● 3.000.000 - 5.000.000 vnd● Trên 5.000.000 vndCâu 8 Tần suất mua sắm của bạn ?

● Không cụ thể, thích thì mua● 1-2 tuần/lần

● 1 tháng/lần● 3-6 tháng/lần● 1 năm/lần

Câu 9 Khoảng tiền bạn dùng để chi cho những món đồ thời trang trong 1 tháng ?● Dưới 500.000 vnd

● 500.000 - 1.000.000 vnd● 1.000.000 - 3.000.000 vnd● 3.000.000 - 5.000.000 vnd● Trên 5.000.000 vnd

Câu 10 Đâu là mùa bạn chi tiêu nhiều nhất cho thời trang ?● Mùa Xuân

● Mùa Hạ● Mùa Thu● Mùa Đông

● Không có sự khác biệt giữa các mùa

Câu 11 Đối với mặt hàng may mặc, bạn sẽ sử dụng chúng bao nhiêu lần kể từ khimua ?

● 1 lần là đủ rồi● 2 - 3 lần

● Mang đến khi nào không mang được nữa thì thôi● Khác

Câu 12 Quyết định mua sắm của bạn bị ảnh hưởng bởi ai?● Người thân trong gia đình

● Bạn bè● Đồng nghiệp● Bạn trai/gái

● Người nổi tiếng / Kols● Poster / Catalog

● Quảng cáo trên Facebook, Youtube ● Khác

Câu 13 Bạn thích mua các mặt hàng thời trang ở đâu ?● Các cửa hàng có tên tuổi ở địa phương● Trung tâm thương mại

● Sàn TMĐT / các trang MXH● Các cửa hàng 2hand● Khác

Trang 12

Câu 14 Bạn thích mua hàng offline hay online, vì sao?

Câu 15 Mức độ thường xuyên mua sắm các mặt hàng thời trang trên các sàn TMĐT / trang MXH

Câu 16 Mục đích bạn tìm mua các mặt hàng thời trang là gì ?● Theo xu hướng đang thịnh hành

● Để thay mới những món đồ đã hết hạn / không còn dùng được● Để tạo nên cá tính bản thân

● Đi chơi lễ, chụp hình● Để đẹp hơn, có gu hơn● Khác

Câu 17 Đâu là những mặt hàng thời trang bạn thường mua ?● Quần, áo

● Váy, đầm● Mũ, nón● Tất, thắt lưng, nịt● Trang sức● Giày, dép● Khác

Câu 18 Theo bạn, có cần thêm phụ kiện trên trang phục của bạn ?Câu 19 Tiêu chí trong việc lựa chọn các mặt hàng thời trang của bạn là gì ?

Trang 13

Câu 20 Bạn thích những chương trình khuyến mãi như thế nào ?● Giảm giá

● Mua 1 tặng 1● Bốc thăm trúng thưởng● Tích điểm

● Tặng quà● Voucher, coupon● Hoàn tiền / Đổi trả● Freeship● Khác

Câu 21 Loại phong cách bạn đang/sẽ theo đuổi là gì ?● Đơn giản

● Thanh lịch, nhẹ nhàng● Điệu đà, dễ thương● Thu hút, gợi cảm, quyến rũ● Cổ điển (Retro, vintage )● Cá tính, thể thao● Unisex

Trang 14

● Khác

Câu 22 Bạn nhận được bảng khảo sát này từ ai ?● Hiền Thục

● Thu Thủy● Bảo Trâm● Phương Trinh● Thị Vân● Trúc Vy● Ngọc Ý

Trang 15

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Thống kê mô tả

4.1.1 Bảng giản đơn (1 yếu tố)

LẬP BẢNG THỐNG KÊ VÀ BIỂU ĐỒ MÔ TẢ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT CỦA ĐỘTUỔI THAM GIA KHẢO SÁT

Nhận xét: Qua số liệu khảo sát, độ tuổi tham gia khảo sát chủ yếu ở độ tuổi từ 16- 24

tuổi ( sinh viên) chiếm 94,4%, theo sau đó là độ tuổi trên 24 tuổi với 3,7%, thấp hơn làđộ tuổi từ 10- 16 tuổi và dưới 10 tuổi với tỉ lệ bằng nhau là 0.9%

Bảng 2 Tần số & tần suất "Độ tuổi"

Hình 2 Biểu đồ tròn "Độ tuổi"

Trang 16

LẬP BẢNG THỐNG KÊ VÀ BIỂU ĐỒ MÔ TẢ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT VỀGIỚI TÍNH THAM GIA KHẢO SÁT

Nhận xét: Qua khảo sát cho thấy, giới tính tham gia khảo sát chiếm phần lớn là nữ với

67,6% và phần còn lại là giới tính nam chiếm 32,4%.Bảng 3 Tần số & tần suất "Giới tính"

Hình 3 Biểu đồ tròn "Giới tính"

Trang 17

LẬP BẢNG THỐNG KÊ VÀ BIỂU ĐỒ MÔ TẢ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT VỀTÌNH TRẠNG VIỆC LÀM

Nhận xét: Với 108 phiếu khảo sát nhận được, đa phần là học sinh, sinh viên có đi làm

thêm chiếm 52,8%.

Bảng 4 Tần số & tần suất "Tình trạng việc làm"

Hình 4 Biểu đồ tròn "Tình trạng việc làm"

Trang 18

LẬP BẢNG THỐNG KÊ VÀ BIỂU ĐỒ MÔ TẢ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT VỀCÁC TỈNH THÀNH KHÁC NHAU CỦA ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Bảng 5 Tần số & tần suất "Nơi đến"

Trang 19

Nhận xét: Mức độ đa dạng của bài khảo sát được phủ rộng khắp gần 24% các tỉnhthành ở Việt Nam Theo dữ liệu, số người đến từ Thừa Thiên Huế là chiếm cao nhất(30,6%), theo sau nó là Đà Nẵng (khoảng 28%) và Quảng Nam (9,3%)

Trang 20

LẬP BẢNG THỐNG KÊ VÀ BIỂU ĐỒ MIÊU TẢ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT VỀMỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ĐỐI VỚI THỜI TRANG

Bảng 6 Tần số & tần suất "Mức độ quan tâm"

Nhận xét: Mức độ quan tâm thời trang của người tham gia khảo sát phân bổ không

đều tập trung nhiều nhất mức độ 10 và mức độ 8 chiếm 30.6% và 24.1% và tập trungít nhất ở mức độ 1 và mức độ 3 cùng bằng nhau chỉ với 0.9%.

Hình 5 Thang đo mức độ quan tâm thời trang

Trang 21

LẬP BẢNG THỐNG KÊ VÀ BIỂU ĐỒ MÔ TẢ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT VỀTHU NHẬP TRÊN 1 THÁNG

Bảng 7 Tần số & tần suất "Thu nhập 1 tháng"

Hình 6 Biểu đồ tròn "Thu nhập 1 tháng"

Nhận xét: Căn cứ vào kết quả cho thấy, thu nhập của người tham gia khảo sát ở

mức 1.000.000- 3.000.000 vnd chiếm hơn một nửa với 54% Ba mức thu nhập cònlại không có sự chênh lệch nhiều.

Ngày đăng: 03/06/2024, 19:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN