Đặc biệt năm 2020, Việt Nam đãnằm trong tốp 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới, đứng vị trí thứ 19,tăng 5 bậc so với năm 2019 UNCTAD, 2021.Do đó, nghiên cứu về tác động của
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN MÔN ĐỊA KINH TẾ
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI MỨC ĐỘ THAM NHŨNG TẠI
VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Xuân Thu Sinh viên thực hiện: Bùi Khánh Linh
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 5
II Thực trạng tác động FDI tới chỉ số nhận thức tham nhũng tại Việt Nam 6
2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp FDI tại Việt Nam giai đoạn 2012-2021 6 2.2 Tình hình tham nhũng tai Việt Nam giai đoạn 2012-2021 6 2.3 Tác động FDI tới chỉ số nhận thức tham nhũng tại Việt Nam 7
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định thương mại tự do
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng rất nhanh và mạnh, biến Việt Nam trở thành một trong những nước thu hút FDI lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) Đặc biệt năm 2020, Việt Nam đã nằm trong tốp 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới, đứng vị trí thứ 19, tăng 5 bậc so với năm 2019 (UNCTAD, 2021)
Do đó, nghiên cứu về tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu học thuật Nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI tới mức độ tham nhũng luôn được chính phủ và các tổ chức kinh tế quan tâm Tuy nhiên, mặc dù các tài liệu cung cấp những quan sát nghiên cứu về tác động tham nhũng tới FDI, nhưng lại chưa có bài viết nào nghiên cứu về mối liên hệ ngược lại của FDI tác động tới mức độ tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn hiện nay Bài viết này xây dựng một bảng đồng bộ dữ liệu sử dụng dữ liệu của Việt Nam từ năm 2012 đến 2021 đến ước tính tác động của FDI đến mức độ tham nhũng của chính quyền và doanh nghiệp Việt Nam
2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của FDI tới mức độ tham nhũng của Việt Nam
Phạm vi không gian: Việt Nam
Phạm vi thời gian: 2012-2021
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Định lượng
Sử dụng mô hình tự hồi quy (VAR) tìm ra phương trình tuyến tính và mối liên
hệ giữa FDI và CPI Dữ liệu thu thập từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), gồm ba biến độc lập đại diện cho giá trị và số lượng FDI là Vốn FDI thực hiện (tỷ USD), Tổng vốn FDI đăng ký (tỷ USD), Số dự án FDI đăng ký mới và biến phụ thuộc
là Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI đại diện cho mức độ tham nhũng tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 đến 2020
3.2 Định tính
Sử dụng, thu thập các thông tin thứ cấp, các nghiên cứu nền tảng đi trước từ trang web researchgate, google scholar, cambridge, sciencedirect, springer để phân tích tác động FDI tới mức độ tham nhũng Sử dụng kết hợp phương pháp thu thập thống kê mô tả số liệu cùng với phương pháp đối chiếu và so sánh để rút ra tác động FDI tới mức độ tham nhũng
4 Mục tiêu nghiên cứu
Đo lường tác động của FDI tới mức độ tham nhũng tại Việt Nam
Trang 55 Tình hình nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu nền tảng
Bài nghiên cứu "The MNC as an agent of change for host-country institutions: FDI and corruption" của tác giả Chuck CY Kwok và Solomon Tadesse đăng tải trên tạp chí Journal of International Business Studies (2006) sử dụng mô hình dữ liệu từ
140 quốc gia, sử dụng biến phụ thuộc là mức độ tham nhũng trong những năm gần đây, và được đo bằng giá trị trung bình của chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI hàng năm trên giai đoạn 2000–2004 thu được từ TI Chỉ số Nhận thức tham nhũng cung cấp thứ hạng hàng năm của các quốc gia về mức độ nhận thức tham nhũng trong, chủ yếu, các quan chức nhà nước đã chứng minh sự hiện diện của các MNC có thể định hình môi trường thể chế của tham nhũng theo thời gian
Bài nghiên cứu "Does Foreign Direct Investment Decrease Corruption?" của tác giả Felipe Larraín B, José Tavares đăng tải trên tạp chí Cuadernos de Economia đã
sử dụng một phạm vi rộng các quốc gia trong giai đoạn 1970 đến 1994 và giải quyết vấn đề quan hệ nhân quả với một tập hợp các biến công cụ mới dựa trên khoảng cách địa lý và văn hóa giữa các nước xuất khẩu và nước nhận FDI Tác giả nghiên cứu mối liên hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động như thế nào đến tham nhũng Kết quả cho thấy FDI như là một phần của GDP có liên quan đáng kể trong việc làm giảm mức độ tham nhũng
Bài nghiên cứu "The Impact of Foreign Direct Investment on Public Governance and Corruption in China " của tác giả Ming-Hsuan Lee và Mon-Chi Lio đăng tải trên The China Review đã chứng minh FDI giúp nâng cao hiệu quả quản trị
và giảm tham nhũng của chính quyền cấp tỉnh tại Trung Quốc
5.2 Nghiên cứu tương tự
Bài nghiên cứu "Monopoly Money: Foreign Investment and Bribery in Vietnam, a Survey Experiment" của tác giả Edmund J Malesky , Dimitar D Gueorguiev và Nathan M Jensen đăng tải trên website hội thảo Midwest Political Science Association đã cho rằng việc mở cửa cho đầu tư nước ngoài có tác động khác nhau đối với tham nhũng ngay cả trong cùng một quốc gia và dưới cùng các tổ chức trong nước theo thời gian Bài viết cho rằng Việt Nam tuy có nguồn FDI tương đối lớn nhưng mức độ tham nhũng vẫn liên tục tăng Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay 2012-2021, ta đã nhìn thấy một sự sụt giảm đáng kể trong mức độ tham nhũng tại Việt Nam trong khi nguồn vốn FDI Việt Nam vẫn đang tăng ổn định, do vậy có thể thấy bài viết đã không chứng minh hay chỉ ra đúng được mối quan hệ của FDI tới mức độ tham nhũng tại Việt Nam
Đây chính là lỗ hổng mà bài viết này tìm ra để thực hiện nghiên cứu Bài viết
sẽ tiến hành phân tích hồi quy mô hình về tác động dòng vốn FDI tới tham nhũng, cụ thể là chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI tại Việt Nam và chứng minh rằng FDI có tác động tích cực tới mức độ tham nhũng
Trang 6I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là: "Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó" (D.B.Kuvalin, A K Moiseev, 2011)
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản
lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp,
cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
1.2 Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI
Tham nhũng, được định nghĩa là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân (theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế) Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI) đã công bố hằng năm bảng xếp hạng các quốc gia về mức độ tham nhũng bằng việc đưa ra một chỉ số để đánh giá mức độ tham nhũng tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia của một quốc gia, đó là CPI – Corruption Perceptions Index, chỉ số nhận thức tham nhũng
CPI là một chỉ số tổng hợp và được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều hình thức điều tra khác nhau của các nhà kinh doanh cũng như đánh giá của giới phân tích quốc gia Nó đo lường mức độ cảm nhận của doanh nhân, học giả và các nhà nghiên cứu về rủi ro đến từ tham nhũng CPI dao động từ 0 đến 10, điểm 10 chỉ một đất nước với mức độ trong sạch cao nhất trong khi điểm 0 chỉ một đất nước mà giao dịch kinh doanh tại đó hoàn toàn bị chi phối bởi tham nhũng Điểm càng cao chứng tỏ đất nước đó càng có ít tham nhũng
Để đánh giá mức độ tham nhũng ở mỗi quốc gia, Tổ chức Minh bạch Quốc tế sử dụng ít nhất ba nguồn tham khảo Riêng đối với Việt Nam, TI sử dụng hơn ba nguồn, bao gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan dự báo kinh tế (EIU),… Việt Nam được đưa vào bảng xếp hạng nhận thức tham nhũng từ năm 1997 Từ năm 2012, TI đã thay đổi cách tính điểm với thang điểm 100, trong đó 100 là rất trong sạch và 0 là tham nhũng nghiêm trọng
Trang 7II Thực trạng tác động FDI tới chỉ số nhận thức tham nhũng tại Việt Nam
2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp FDI tại Việt Nam giai đoạn 2012-2021
Do môi trường chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp, Việt Nam là một trong những quốc gia hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài Nhờ các lợi thế đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm gần đây có xu hướng tăng lên, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định FTA song phương và đa phương
Theo báo cáo của trung tâm WTO và Hội nhập, giai đoạn từ năm 2012 - 2014 vốn FDI đăng ký tăng mạnh từ 16.35 tỷ USD năm 2010 lên 21,92 tỷ USD vào năm
2014 Từ sau năm 2015 tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ
và liên tục, với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2015 là 22,7 tỷ USD, thì đến năm
2019 con số này tăng lên 38,95 tỷ USD
Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam có sự sụt giảm, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019 Tuy nhiên, sau đó tình hình đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2021 vẫn ghi nhận một số kết quả khả quan Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký năm 2021 đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 Tổng vốn thực hiện năm
2021 có sự giảm nhẹ, cụ thể là 1,2% so với năm 2020, nhưng đây vẫn được coi là mức giảm “khả quan” do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề
2.2 Tình hình tham nhũng tai Việt Nam giai đoạn 2012-2021
Trong thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chính quyền Việt Nam có bước tiến đột phá, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, tạo hiệu ứng tích cực được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam năm 2021 đứng thứ 87/180, tăng 46 bậc so với năm 2012, cũng là năm Việt Nam có chỉ số CPI cao nhất trong 10 năm 2012-2021
Tuy nhiên, Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) – cơ quan đầu mối quốc gia của
TI tại Việt Nam nhận định, xét trên thang điểm từ 0-100 của CPI, trong đó 0 thể hiện mức độ cảm nhận tham nhũng cao nhất và 100 là mức độ cảm nhận tham nhũng thấp nhất, năm 2021 Việt Nam vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50 Điều này cho thấy tình trạng tham nhũng trong khu vực công vẫn được cho là rất nghiêm trọng ở Việt Nam
Trang 82.3 Tác động FDI tới chỉ số nhận thức tham nhũng tại Việt Nam
Với sự mở rộng của các hoạt động kinh doanh quốc tế, việc nghiên cứu tham nhũng và những tác động của nó đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng trong thời gian gần đây
Theo (Chuck CY Kwok & Solomon Tadesse, 2006) tồn tại một mối liên hệ nhân quả tác động từ FDI tới mức độ tham nhũng Cụ thể là sự hiện diện của FDI có thể giúp giảm mức độ tham nhũng của một nước sở tại theo thời gian Theo (Edmund J Malesky, Dimitar D Gueorguiev & Nathan M Jensen, 2014) FDI có thể làm giảm tham nhũng bằng cách cạnh tranh giảm tiền thuê độc quyền trong các lĩnh vực không
bị hạn chế Bên cạnh đó, một số lập luận rằng sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) làm giảm đặc lợi độc quyền và do đó làm giảm động cơ hối lộ (Bohara, Mitchell, và Mittendorff 2004; Larrain và Tavares 2004; Rose-Ackerman 1978; Sandholtz và Gray 2003)
Mặt khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể làm giảm tham nhũng vì mức độ luân chuyển vốn quốc tế cao khiến các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều khả năng rời khỏi thị trường nếu hành vi tham nhũng không được kiểm soát Từ đó, giúp khuyến khích chính phủ nước sở tại cải cách môi trường pháp lý của họ các tiêu chuẩn quản trị, dẫn đến một "cuộc chạy đua đến đỉnh cao" trong các tiêu chuẩn quản trị (Wayne Sandholtz and Mark M Gray, 2003; Edmund J Malesky; as cited in part Knowledge Publishing House, 2010; Pablo M Pinto & Boliang Zhu, 2016).Wei (2000a) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu rất coi trọng vấn đề tham nhũng ở nước sở tại, trong khi đây là những nhà đầu tư FDI hàng đầu tại Việt Nam Thứ hai, như Kimberley (1997) đề xuất, và do tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế địa phương, các tiêu chuẩn về tính trung thực của nước ngoài có tác động đến các quan chức địa phương và hành vi của họ
Chính các MNC cũng có khả năng tham nhũng thấp do hành vi của các MNC bị hạn chế bởi áp lực pháp lý từ nước sở tại và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế (ví dụ: Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài của Hoa Kỳ và Hội nghị OECD về Chống Hối lộ Công chức Nước ngoài trong các Giao dịch Kinh doanh Quốc tế) (Chuck CY Kwok & Solomon Tadesse, 2006) Và chính phủ sở tại thường cung cấp các dịch vụ
hỗ trợ nhà đầu tư, chẳng hạn như "one - stop shop" cho các nhà đầu tư, hỗ trợ họ nhanh chóng phê duyệt, có được các trang web và mối quan hệ môi giới với các công
ty địa phương, ngân hàng và quan chức chính phủ, giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản trị (Hubert Brossard, 1998), (Liesl Riddle, Jennifer M Brinkerhoif, and Tjai
M Nielsen, 2008)
Các nhà đầu tư nước ngoài, hầu hết đến từ các nước phát triển với các thể chế hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có thể chứng minh một mô hình thực tiễn kinh doanh khác nhau và đưa các giá trị và thể chế mới vào các nước chủ nhà Điều này được dự đoán sẽ thúc đẩy việc phổ biến các chuẩn mực và ý tưởng ủng hộ kinh doanh giúp cho
Trang 9việc áp dụng các thông lệ quản trị tốt hơn, bảo vệ quyền sở hữu, và củng cố pháp quyền (Christine Oliver, 1997), (Chuck C Y Kwok and Solomon Tadesse, 2006)
Ngoài ra, áp lực từ giới chính trị sức mạnh kinh tế và chính trị của các quốc gia
sở tại của các công ty đa quốc gia này các tập đoàn có thể buộc chính phủ sở tại hành
xử chuyên nghiệp hơn đồng minh và minh bạch bất cứ khi nào có tranh chấp pháp lý hoặc xung đột về sở thích (Ming-Hsuan Lee & Mon-Chi Lio, 2016) Cùng với đó, Gerring và Thacker phát biểu rằng một "sự truyền bá văn hóa" xảy ra giữa các nhóm nước ngoài và trong nước là có lợi về mặt vật chất khi áp dụng các thông lệ kinh doanh và chính trị phù hợp với các đối tác thương mại và đầu tư nước ngoài Kết quả thực nghiệm của họ chỉ ra rằng có sự cởi mở đối với thương mại và đầu tư nước ngoài thúc đẩy mức độ thấp hơn của tham nhũng chính trị (John Gerring & Strom C Thacker, 2005) Kwok và Tadesse lập luận rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài làm giảm khả năng chịu đựng tham nhũng của người dân và làm thay đổi các cơ hội tham nhũng, do đó làm giảm các mức độ tham nhũng
Sử dụng mô hình giản đơn, xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa FDI và tham nhũng, với biến phụ thuộc là Chỉ số nhận thức tham nhũng (corruption index - CPI) và
3 biến độc lập là Vốn FDI thực hiện, Tổng vốn FDI đăng ký và Số dự án FDI đăng ký mới, mô hình được thiết lập như sau:
CPIt = β1 + β2*Vt + β3*Tt +β4*St + εt Trong đó: t là năm với t = 1,2,…,10
Số liệu của mô hình được lấy trong giai đoạn 2012 – 2021 với nguồn số liệu đối với từng biến như sau:
CPI: Chỉ số nhận thức tham nhũng (www.transparency.org)
V: Vốn FDI thực hiện (www.mpi.gov.vn)
T: Tổng vốn FDI đăng ký (www.mpi.gov.vn)
S: Số dự án FDI đăng ký mới (www.mpi.gov.vn)
Lý do sử dụng các nhân tố này là vì đó là những nhân tố đại diện cho FDI và mức độ tham nhung tại Việt Nam
Bảng 1: Kết quả hồi quy mô hình giản đơn
Dependent Variable: CPI
Method: Least Squares
Date: 06/10/23 Time: 09:06
Sample: 2012 2021
Included observations: 10
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
C 21.17564 1.316467 16.08520 0.0000
V 0.533422 0.151365 3.524079 0.0125
Trang 10T 0.368387 0.100183 3.677128 0.0104
S -0.002524 0.000593 -4.255727 0.0053
R-squared 0.942933 Mean dependent var 33.70000
Adjusted R-squared 0.914399 S.D dependent var 2.907844
S.E of regression 0.850764 Akaike info criterion 2.803811
Sum squared resid 4.342799 Schwarz criterion 2.924845
Log likelihood -10.01906 F-statistic 33.04652
Durbin-Watson stat 1.784585 Prob(F-statistic) 0.000398
Từ bảng 1, kết quả cho thấy rằng hệ số ước lượng của ba biến độc lập Vốn FDI thực hiện, Tổng vốn FDI đăng ký và Số dự án FDI đăng ký mới là một số dương và có ý nghĩ thống kê ở khoảng tin cậy lần lượt là 98.75%, 98.96% và 99.5%, và hệ số xác định R2 là 0.9429 cho thấy Vốn FDI thực hiện, Tổng vốn FDI đăng ký và Số dự án FDI đăng ký mới đã giải thích được chỉ số nhận thức tham nhũng CPI, do vậy mức độ phù hợp của mô hình là rất cao
Với mô hình và nguồn số liệu như vậy, kết quả hồi quy mô hình như sau:
CPI = 21.17564 + 0.533422*V + 0.368387*Tt -0.002524*St Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa chỉ số nhận thức tham nhũng và Vốn FDI thực hiện, Tổng vốn FDI đăng ký là mối quan hệ cùng chiều, và mối quan hệ giữa chỉ số nhận thức tham nhũng CPI và Số dự án FDI đăng ký mới là mối quan hệ ngược chiều Khi Vốn FDI thực hiện chảy vào Việt Nam tăng thì chỉ số nhận thức tham nhũng sẽ tăng, cụ thể là khi Vốn FDI thực hiện chảy vào Việt Nam tăng 1 điểm tức là chỉ số nhận thức tham nhũng tăng 0.53 điểm Tương tự, khi Tổng vốn FDI đăng
ký chảy vào Việt Nam tăng thì chỉ số nhận thức tham nhũng sẽ tăng, cụ thể là khi Vốn FDI thực hiện chảy vào Việt Nam tăng 1 điểm tức là chỉ số nhận thức tham nhũng tăng 0.37 điểm Nhưng khi Số dự án FDI đăng ký mới tăng 1 điểm thì chỉ số nhận thức tham nhũng giảm 0.0025 điểm, do 0.0025 là số nhỏ nên có thể nói tác động của
số dự án FDI mới đăng ký ảnh hưởng không nhiều tới chỉ số nhận thức tham nhũng
Để tăng thêm độ tin cậy cho mô hình, ta tiến hành một số kiểm định như sau:
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
-White Heteroskedasticity Test:
F-statistic 3.736170 Probability 0.153340
Obs*R-squared 8.819689 Probability 0.183975