Vậy nên trong bài tiểu luận này, chúngta sẽ cùng tìm hiểu về căn cứ để đưa ra quyết định này, cùng với việc khámphá biểu hiện của đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh và tác động của nó.Đồ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
-KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
- -BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
Đề tài:
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG TRONG KINH DOANH
Giảng viên hướng
dẫn:
TS Nguyễn Hòa Nhân
Lớp: 48K01.4
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Mỹ Nhung
Hoàng Thu Phương Trần Thị Nhật Ny
Lê Thị Minh Nguyên
Lê Huỳnh Anh Thư Ngô Thị Hiền Nguyễn Công Min Lương Thị Huỳnh Nhung
Trang 2Tài chính công ty GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 0
NỘI DUNG 1
I Quyết định đầu tư tài sản cố định và tài sản lưu động 1
1 Tài sản cố định 1
2 Tài sản lưu động 1
3 So sánh tài sản cố định và tài sản lưu động 1
4 Quyết định đầu tư nhiều hơn vào tài sản nào 2
II Đòn bẩy hoạt động trong đầu tư kinh doanh 3
1 Khái niệm đòn bẩy hoạt động 3
2 Biểu hiện của việc sử dụng đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh 4
3 Tác động của đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh 6
4 Đòn bẩy hoạt động kết hợp với đòn bẩy tài chính 8
5 Ý nghĩa thực tế của việc nghiên cứu đòn bẩy hoạt động 9
a Mối quan hệ của độ bẩy hoạt động với điểm hoà vốn 9
b Mối liên hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh 10
c Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động với nhà quản trị tài chính 10
TỔNG KẾT 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh doanh, quyết định đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động đóng vai trò quan trọng Có một câu hỏi nhức nhối là liệu nhà đầu tư nên đầu tư nhiều hơn vào TSCĐ hay TSLĐ? Vậy nên trong bài tiểu luận này, chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu về căn cứ để đưa ra quyết định này, cùng với việc khám phá biểu hiện của đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh và tác động của nó Đồng thời, chúng ta cũng sẽ xem xét cách mà đòn bẩy hoạt động kết hợp với đòn bẩy tài chính và ý nghĩa thực tế của việc nghiên cứu OL trong việc tối ưu hóa quyết định đầu tư quản lý tài sản trong môi trường kinh doanh
Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Hòa Nhân, chúng em đã có cơ hội tiếp xúc với sự phức tạp của môn học Tài chính công ty hiểu thêm về những yếu tố tương quan trong ngành này nói chung và môn học này nói riêng Chúng
em rất biết ơn cơ hội thầy cho chúng em tìm hiểu sâu về những khía cạnh có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực này.Nhóm chúng em đã rất nỗ lực vào quá trình nghiên cứu này, tuy nhiên cũng sẽ không tránh khỏi việc phát sinh những sai sót và hạn chế trong quá trình nghiên cứu Chúng em mong rằng sẽ nhận được sự góp ý từ thầy và các bạn để đạt được sự hoàn thiện trong bài báo cáo này
Trang 4Tài chính công ty GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân
NỘI DUNG
I Quyết định đầu tư tài sản cố định và tài sản lưu động.
1 Tài sản cố định
Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn (trên 30 triệu), thời gian luân chuyển giá trị hoặc thời gian thu hồi vốn dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường hoặc trên 12 tháng [1] Chúng có thể được xác định là tài sản cố định hữu hình, vô hình, thuê tài chính và khung khấu hao tài sản cố định [2]
Tính ổn định (nắm giữ và sử dụng lâu dài cho sản xuất kinh doanh) giảm dần [3]
Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Tài sản dở dang dài hạn
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác
2 Tài sản lưu động
Tài sản lưu động bao gồm các tài sản ngắn hạn có thời gian luân chuyển giá trị hoặc thời gian thu hồi vốn trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường hoặc trong vòng 12 tháng [4]
Khả năng chuyển thành tiền giảm dần [2]
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
3 So sánh tài sản cố định và tài sản lưu động
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Tính ổn định Thời gian sử dụng Thuế và khấu hao
Vốn đầu tư thấp Tính linh động
Nhược điểm Rủi ro giá trị
Lượng đầu tư lớn Bảo trì và sửa chửa
Lợi nhuận thấp Thời gian hoàn vốn
4 Quyết định đầu tư nhiều hơn vào tài sản nào
Trong kinh doanh nên đầu tư vào TSCĐ nhiều hơn TSLĐ [5] Vì:
TSCĐ có vai trò cực kỳ quan trọng là cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh Với tính ổn định và bền vững, đầu tư vào tài sản cố định cũng là đầu tư vào khả năng sản xuất
TSCÐ là thước đo để phản ánh mức độ phát triển và quy mô hạ tầng của từng doanh nghiệp
Dựa vào khả năng tích lũy và sử dụng tài sản cố định có hiệu quả của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước có thể đánh giá được mức độ phát triển hoạt động kinh doanh, xem xét tính hợp lý trong cơ cấu tài sản và ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký Điều này nhằm giúp quản lý tốt hơn hoạt động của các doanh nghiệp, phòng ngừa vi phạm,
Trong nền cơ chế thị trường khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, TSCÐ
là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào sử dụng TSCĐ với trình độ khoa học kỹ thuật càng cao, công nghệ càng hiện đại, cải tiến hơn, đổi mới và hoàn thiện hơn thì càng có điều kiện để thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng năng suất và hiệu quả
Đầu tư vào tài sản cố định có thể giúp giảm chi phí vận hành trong dài hạn Ví dụ, việc sử dụng thiết bị hiện đại và tiên tiến có thể giảm thiểu sự cố và sự hỏng hóc, từ đó giảm chi phí bảo trì
và sửa chữa…
Một số tài sản cố định (như nhà xưởng, cơ sở hạ tầng và thiết bị đặc biệt…), có thể tạo ra giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp Đầu tư vào tài sản cố định có thể tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy, từ đó thu hút khách hàng và tăng cường lòng tin của họ đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
Tài sản cố định có thể cung cấp nền tảng vững chắc cho sự mở rộng và phát triển của doanh nghiệp Việc đầu tư vào tài sản cố định giúp tạo ra sự linh hoạt và khả năng mở rộng sản xuất,
từ đó tận dụng cơ hội thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng
Trang 6Tài chính công ty GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Song song đó cũng phải căn cứ tùy thuộc vào các yếu tố và điều kiện thực tế để các doanh nghiệp lựa chọn, cân nhắc cho việc quyết định đầu tư vào TSCĐ hay TSLĐ
Tài sản cố định Tài sản lưu động
Mục tiêu kinh doanh Đầu tư lâu dài, mở rộng quy
mô sản xuất, đáp ứng khả năng cung ứng hàng hóa dịch
vụ tăng cao, nâng cao năng suất
Duy trì tính thanh khoản cao, linh hoạt về tài chính để đáp ứng vào các yêu cầu tài chính ngắn hạn
Quy mô và khả năng tài chính Quy mô lớn, dòng vốn dồi
dào, khả năng tài chính tốt để gia tăng mở rộng sản xuất
Quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp vì giá trị đầu tư thấp hơn, dễ dàng thoái vốn Hiệu suất kinh doanh Hiệu suất kinh doanh cao,
lợi nhuận tốt
Hiệu suất kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu
tư vào tài sản dài hạn để giảm thiểu rủi ro tài chính
II Đòn bẩy hoạt động trong đầu tư kinh doanh
1 Khái niệm đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động (tên tiếng anh là Operating Leverage, viết tắt là OL)
là việc sử dụng các tài sản có định phí hoạt động nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản [6] Trong đó:
Định phí là chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi, ví dụ như chi phí khấu hao tài sản cố định, bảo hiểm, chi phí thuê mặt bằng, máy móc, thiết bị, chi phí marketing, [7]
Biến phí là chi phí thay đổi khi sản lượng thay đổi, ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, [7]
Trang 72 Biểu hiện của việc sử dụng đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh
Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở tỷ trọng định phí hoạt động trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có tỷ trọng định phí hoạt động ở mức cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động ở mức cao và ngược lại Đối với doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động cao thì một sự thay đổi nhỏ về doanh thu sẽ tạo ra sự thay đổi lớn về lợi nhuận trước thuế và lãi vay [6] Nếu trong kinh doanh doanh nghiệp quyết định đầu tư vào định phí hoạt động càng cao như: chi phí liên quan đến máy móc, nhà máy, với mong muốn sản lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên thì sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải cho định phí và biến phí, khi đó sẽ dẫn đến sự khuyếch đại về lợi nhuận Tuy nhiên, nếu sản lượng tiêu thụ sụt giảm thì sẽ dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp giảm sút, khi đó sẽ dẫn đến sự khuyếch đại thua lỗ Do đó, việc sử dụng đòn bẩy hoạt động như một con dao hai lưỡi [8]
Ngoài ra, biểu hiện của việc sử dụng đòn bẩy hoạt động còn được thể hiện qua việc tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực và quy trình hoạt động hiện có của doanh nghiệp Bằng việc nâng cao năng suất lao động, sử dụng công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý hiệu quả có thể dẫn đến sự tăng lên của lợi nhuận trước thuế và lãi vay [9]
Để hiểu rõ hơn về biểu hiện của việc sử dụng đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh, chúng ta hãy xem xét hai ví dụ sau:
Ví dụ 1: Có hai công ty A và B Trước khi thay đổi doanh thu thì cả hai công ty này đều có mức doanh thu về một ngành sản xuất quần áo như nhau là 10.000 Tuy nhiên:
Công ty A để sản xuất mặt hàng này thì đầu tư vào công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại, cho nên chi phí cố định cao là 7.000 Nhờ có máy móc, thiết bị
và công nghệ hiện đại mà chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công thấp là 2.000 Vì vậy, lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty A là 1.000 Tỷ số đòn bẩy hoạt động (Chi phí cố định/ Chi phí biến đổi) của công ty A ở mức cao là 3,5
do đó công ty A có đòn bẩy hoạt động ở mức cao
Trang 8Tài chính công ty GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân
Công ty B sử dụng máy móc, thiết bị cũ, không đầu tư nhiều vào công nghệ nên chi phí cố định ở mức thấp là 2.000 Vì máy móc, thiết bị cũ nên phải sử dụng nhân công lao động và nguyên vật liệu nhiều hơn, kéo theo chi phí biến đổi cũng tăng lên cao là 6.000 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty B là 2.000 Tỷ số đòn bẩy hoạt động của công ty B ở mức thấp là 0,29 do đó công ty
B có đòn bẩy hoạt động ở mức thấp
Trang 9Chỉ tiêu
Trước khi thay đổi doanh thu Sau khi doanh thu tăng 50% Công
ty A Công ty B Công ty A Công ty B
EBIT (Lợi nhuận trước
Tỷ số đòn bẩy hoạt động
(Chi phí cố định/ Chi phí
biến đổi)
Chi phí cố định/ Tổng chi
Chi phí cố định/ Doanh
Phần trăm thay đổi
Sau khi doanh thu tăng lên 50% thì cả hay công ty có cùng mức doanh thu là 15.000 và chi phí cố định của hai công ty vẫn không thay đổi Tuy nhiên:
Công ty A do doanh thu tăng lên 50% nên chi phí biến đổi cũng sẽ tăng lên 50% là 3.000 Vì doanh thu tăng lên 50% nên kéo theo lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng tăng nhanh lên là 5.000 (tăng gấp 5 lần so với trước khi thay đổi doanh thu) Phần trăm thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty A cũng cao hơn nhiều so với công ty B (400% > 100%) do công ty A sử dụng đòn bẩy hoạt động với mức độ lớn hơn
Công ty B thì do doanh thu tăng lên 50% nên chi phí biến đổi cũng sẽ tăng lên 50% là 9.000 Vì doanh thu tăng lên 50% nên kéo theo lợi nhuận trước thuế
và lãi vay cũng tăng lên là 4.000, nhưng tăng chậm hơn so với công ty A (lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty B chỉ tăng gấp 2 lần so với trước khi thay đổi doanh thu) Phần trăm thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty A cũng cao hơn nhiều so với công ty B (100% < 400%)
Kết luận: Điều này chứng tỏ đối với doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động cao và đầu tư nhiều vào máy móc, thiết bị, công nghệ thì một sự tăng lên về doanh thu sẽ tạo ra sự khuyếch đại về mặt lợi nhuận
9
Trang 10Tài chính công ty GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân
Ví dụ 2: Trường hợp của ngành hàng không Mỹ sau sự kiện khủng bố ngày 11
tháng 9 đã chịu thiệt hại 6 tỷ USD Người dân quá hoảng sợ về việc đi lại bằng đường bay trong khoảng hơn 1 năm sau đó, 1.000 máy bay đã bị tạm dừng bay
và hàng nghìn người lao động bị cho nghỉ việc tạm thời Ngành hàng không là ngành có độ bẩy hoạt động cao, chi phí cố định lớn Chính vì vậy, độ bẩy hoạt động cao đã khuyếch đại rủi ro của doanh nghiệp lên khiến doanh nghiệp phải thua lỗ và lâm vào tình trạng phá sản [10]
Kết luận: Qua hai ví dụ trên, chứng tỏ rằng việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh như một con dao hai lưỡi Tùy theo cách doanh nghiệp sử dụng mà đòn bẩy kinh doanh có thể khuyếch đại lợi nhuận hay thua lỗ
3 Tác động của đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh
Công thức tính độ bẩy hoạt động:
DOL=∆ EBIT / EBIT
Q (P−V )
Q(P−V)−F Trong đó F: Chi phí cố định kinh doanh
P: Giá bán đơn vị sản phẩm
V: Chi phí biến đỏi của một đơn vị sản phẩm
Q: Sản lượng bán ra
EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
DOL: Độ bẩy hoạt động
Với một kết cấu chi phí kinh doanh không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy hoạt động cho chúng ta biết phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi 1%
Tác động : Đòn bẩy hoạt động là một con dao hai lưỡi nên công cụ này có các tác động sau:
a Tích cực
- Nhờ việc đầu tư chi phí cố định khiến chi phí cố định không thay đổi khi doanh thu hay sản lượng của doanh nghiệp tăng lên, từ đó doanh nghiệp có thể hưởng lợi thế theo quy mô để nâng cao năng lực cạnh tranh [11]
- Gia tăng sự khuếch đại của EBIT: Một doanh nghiệp có chi phí cố định ở mức cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động cao và ngược lại Đối với doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt
10
Trang 11động (DOL) cao thì một sự thay đổi nhỏ về doanh thu sẽ tạo ra sự thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay [1] vì với % thay đổi của doanh thu thì thay đổi của EBIT sẽ gấp DOL lần % thay đổi doanh thu [12]
Tuy nhiên, sự khuếch đại này theo quy luật giảm dần
Phần A: Trước khi thay đổi doanh thu
Phần B: Sau khi doanh thu tăng 50% trong những năm kế tiếp
B ng 1 Tác động của đòn bẩy hoạt động đến EBIT của công ty
Trong ví dụ trên, mỗi công ty đều có doanh thu và chi phí biến đổi tăng 50% trong khi chi phí
cố định không thay đổi Tất cả các công ty đều cho thấy sự ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động thể hiện ở chỗ doanh thu chỉ tăng 50% nhưng lợi nhuận tăng với tốc độ lớn hơn, cụ thể là 400%, 100% và 330% lần lượt đối với công ty A, B và công ty C So sánh giữa 3 công ty ta
11
Trang 12Tài chính công ty GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân thấy rằng tốc độ tăng EBIT của công ty A và C lớn hơn của công ty B Tuy nhiên, nếu so sánh giữa công ty A và C ta thấy rằng tốc độ tăng EBIT của công ty C nhỏ hơn của công ty A Điều này có nghĩa là sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuếch đại sự gia tăng EBIT [13]
- Đòn bẩy hoạt động sẽ giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đầu tư một cách hợp lý Từ đó, nó sẽ trực tiếp giúp gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Thêm nữa còn giúp cho các nhà quản trị thấy được mối quan hệ giữa thị trường yếu tố đầu ra, cung-cầu với quyết định về quy mô kinh doanh và quyết định đầu tư vào các lĩnh vực
b Tiêu cực
- Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh cũng là một con dao hai lưỡi bởi ngoài việc khuếch đại sinh lợi thì nó có thể khuếch đại rủi ro của doanh nghiệp Khi sử dụng đòn bẩy ở mức cao thì yêu cầu sản lượng hòa vốn kinh tế cũng lớn, vậy nên nếu doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy kinh doanh ở mức cao mà doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút sẽ làm lợi nhuận trước thuế và lãi vay sụt giảm nhanh hơn Cho nên doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy kinh tế ở mức cao sẽ bị thua lỗ nặng hơn so với doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy ở mức thấp [1]
4 Đòn bẩy hoạt động kết hợp với đòn bẩy tài chính
Khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy hoạt động kết hợp với đòn bẩy tài chính – đòn bẩy tổng hợp, tức doanh nghiệp đang kết hợp sử dụng cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định [14], từ đó sẽ tác động đến EPS khi doanh thu bán hàng hay sản lượng tiêu thụ thay đổi qua 2 giai đoạn:
Đầu tiên, tác động của đòn bẩy hoạt động Định phí hoạt động không thay đổi khi sản lượng thay đổi Vì vậy, trong kinh doanh, doanh nghiệp cố gắng đầu
tư vào định phí hoạt động nhằm muốn tăng sản lượng, tạo ra doanh thu lớn để trang trải định phí và biến phí Như chiếc đòn bẩy cơ học, định phí hoạt động tạo ra sự thay đổi sản lượng (Q) Ta có công thức đo lường độ bẩy hoạt động:
DOL=%ΔEBIT
Q( p− AVC) Q( p− AVC )−FC=
EBIT +F EBIT
Độ bẩy hoạt động đo lường mức độ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) so với mức độ thay đổi của sản lượng hay doanh thu bán hàng Từ đó sự thay đổi của Q dẫn đến sự thay đổi của EBIT
12