Các báo cáo trước đócho thấy tỉ lệ biến chứng liên quan mở khí quản trong khoảng 6% tới 66% và tử vongCác nghiên cứu so sánh hai phương pháp MKQNQD và MKQPT về các kết cục,sự khi so sánh
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, đơn trung tâm.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 06/2020 tới tháng 06/2022. Địa điểm nghiên cứu
Tại khoa Hồi sức Cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân tại khoa Hồi sức Cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy, được MKQNQD hoặc MKQPT.
Bệnh nhân tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy được nhập viện từ tháng 06/2020 tới tháng 06/2022 có đặc điểm:
• Bệnh nhân lớn hơn hoặc bằng 16 tuổi.
• Bệnh nhân được mở khí quản tại giường bằng phương pháp nong qua da hoặc phẫu thuật.
Bệnh nhân có nhiễm trùng vùng mô mềm tại vị trí mở khí quản
Bệnh nhân được mở khí quản trước đó.
Bệnh nhân được xạ trị vùng cổ
Cỡ mẫu của nghiên cứu
Công thức so sánh hai tỉ lệ:
Sai lầm loại 2: β = 0,2 p1 là tỉ lệ kết cuộc của nhóm mở khí quản qua da, p2 là tỉ lệ kết cuộc của nhóm mở khí quản phẫu thuật.
Dựa theo nghiên cứu của tác giả Suzuki và cộng sự, cho thấy tỉ lệ biến chứng chung của hai nhóm lần lượt là 0,134 và 0,367, kết quả khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,013) 43 p1 = 0,134, p2 = 0,367, p = 0,25 Áp dụng công thức tính ra n1=n2 ≥ 54, N tổng ≥ 108. Lấy sai số 10%, cần ít nhất 60 bệnh nhân cho mỗi nhóm MKQNQD và MKQPT.
Liệt kê và định nghĩa các biến số
Biến chứng chung của mở khí quản
Biến chứng chung của mở khí quản là biến nhị giá, có hai giá trị là Có hoặc Không.
• Có là khi bệnh nhân có ít nhất một biến chứng sau mở khí quản.
• Không là khi bệnh nhân không có biến chứng nào sau mở khí quản.
Các biến chứng được sử dụng để tính là: giảm oxy máu, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da, tổn thương thực quản, thủng thành sau khí quản, đặt lại nội khí quản, đường giả, tử vong do mở khí quản, nhiễm khuẩn tại chỗ đáng kể, rò khí quản thực quản, rò khí quản động mạch, rò khí từ lỗ mở khí quản, tắc canuyn mở khí quản, chảy máu đáng kể 3 ngày đầu, VPLQTM, rút canuyn vô ý Bệnh nhân được theo dõi tới khi xuất viện hay tử vong.
Biến chứng sớm trong 24 giờ từ lúc bắt đầu mở khí quản:
Biến chứng sớm gộp là biến chứng nhị giá, chỉ gồm hai giá trị "Có" hoặc "Không" Bệnh nhân sẽ được xác định là có biến chứng gộp sớm khi trong 24 giờ đầu kể từ khi mở khí quản, xuất hiện ít nhất một trong các biến chứng sớm còn lại.
- Giảm oxy máu: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không Kết luận là
Có khi SpO2 < 90% trong 24 giờ từ lúc mở khí quản được ghi nhận.
- Tràn khí màng phổi: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không Kết luận là Có dựa trên chẩn đoán tràn khí màng phổi của bác sĩ lâm sàng hay kết quả X quang ngực trong 24 giờ từ lúc mở khí quản.
- Tràn khí trung thất: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không Kết luận là Có dựa trên chẩn đoán tràn khí trung thất của bác sĩ lâm sàng hay kết quả X Quang ngực trong 24 giờ từ lúc mở khí quản.
- Tràn khí dưới da: là biến định tính, gồm hai giá trị là Có hoặc Không Kết luận là Có dựa trên chẩn đoán tràn khí dưới da của bác sĩ lâm sàng, hay kết quả X Quang ngực trong 24 giờ từ lúc mở khí quản.
- Thủng thành sau khí quản: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không.
Kết luận là Có dựa trên ghi nhận của bác sĩ lâm sàng hay kết quả nội soi khí quản trong 24 giờ từ lúc mở khí quản.
- Tổn thương thực quản: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không.
Bệnh nhân có tổn thương thực quản khi có ghi nhận của bác sĩ lâm sàng hoặc kết quả nội soi thực quản trong vòng 24 giờ sau mở khí quản.
- Đường giả: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không Kết luận có khi hồ sơ ghi nhận đặt canuyn mở khí quản lệch khỏi khí quản trong 24 giờ từ lúc mở khí quản.
- Đặt lại nội khí quản: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không Kết luận Có khi bệnh nhân được đặt lại nội khí quản trong 24 giờ từ lúc mở khí quản.
- Tử vong liên quan mở khí quản: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc
Không Kết luận Có khi bệnh nhân được ghi nhận tử vong khi mở khí quản hoặc sau đó do biến chứng của mở khí quản trong 24 giờ từ lúc mở khí quản.
Biến chứng muộn: là biến chứng xuất hiện sau 24 giờ mở khí quản.
- Rò khí quản - thực quản là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không.
Quyết định dựa trên ghi nhận chẩn đoán rò khí quản thực quản của bác sĩ lâm sàng hoặc kết quả nội soi khí quản thực quản trên những bệnh nhân không có tổn thương thực quản trong 24 giờ đầu kể từ khi mở khí quản.
- Rò khí quản – động mạch: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không.
Kết luận Có dựa trên ghi nhận chẩn đoán rò khí quản động mạch của bác sĩ lâm sàng hay kết quả nội soi khí quản sau 24 giờ mở khí quản.
- Rò khí từ lỗ mở khí quản: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không.
Kết luận Có khi ghi nhận có xì khí dù đã bơm căng bóng chèn từ lỗ mở khí quản trong hồ sơ sau 24 giờ mở khí quản.
- Tắc canuyn mở khí quản: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không.
Kết luận dựa trên ghi chép hồ sơ bệnh nhân bị tắc canuyn mở khí quản cho thấy nhu cầu thay mở khí quản mới sau 24 giờ mở khí quản.
- Rút canuyn vô ý: là biến nhị giá, gồm hai giá trị Có hoặc Không Kết luận Có dựa trên ghi chép hồ sơ bệnh nhân có rút canuyn đột ngột không mục đích sau
- Nhiễm khuẩn tại chỗ đáng kể: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc
Không Kết luận Có khi ghi nhận có chảy dịch tiết đục, mủ, tại vết thương mở khí quản sau 24 giờ mở khí quản.
- Chảy máu đáng kể trong 3 ngày đầu tiên sau khi mở khí quản: là biến nhị giá, gồm hai giá trị là Có hoặc Không Kết luận Có khi ghi nhận chảy máu mức độ trung bình (cần dùng adrenaline tại chỗ hoặc sử dụng Gelfoam) hoặc nặng (cần khâu vết mổ khí quản hoặc phẫu thuật) trong hồ sơ trong 3 ngày đầu tiên sau khi mở khí quản.
- Viêm phổi liên quan thở máy:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 06/2020 đến 06/2022, tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi chọn được 165 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và không có tiêu chuẩn loại trừ. Trong đó 77 bệnh nhân được đưa vào nhóm MKQNQD, 88 bệnh nhân được đưa vào nhóm MKQPT.
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính
165 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong đó có 104 bệnh nhân nam, chiếm tỉ lệ 63% và 61 bệnh nhân nữ, chiếm tỉ lệ 37% Nhóm MKQNQD có 52 nam (67,5%) và
25 nữ (32,5%), nhóm MKQPT có 52 nam (59,1%) và 36 nữ (40,9%), không khác biệt giữa hai nhóm (p=0,34, kiểm định Chi bình phương).
Biểu đồ 3.2: Phân bố độ tuổi
Phân bố độ tuổi của nghiên cứu tuân theo qui luật phân bố chuẩn (kiểm định Kolmogorov – Smirnov, p>0,05) Trung bình (± độ lệch chuẩn) của nhóm MKQNQD là 54,62 (± 42,18), nhóm MKQPT là 57,17 (± 38,09), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,452, kiểm định t - test).
Tiền căn bệnh lí nền
Bảng 3.1: Đặc điểm bệnh nền của hai nhóm MKQNQD và MKQPT
Bệnh nền MKQNQD (nw) MKQPT (n) p
Tăng huyết áp 22 (28,57%) 22 (25,00%) 0,73 * Đái tháo đường 24 (31,17%) 22 (25,00%) 0,48 *
Tai biến mạch máu não 3 (3,90%) 5 (5,68%) 0,73 **
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ mắc bệnh nền đái tháo đường của nhóm MKQNQD là cao nhất với 31,17%, trong khi nhóm MKQPT có tỷ lệ mắc tăng huyết áp và đái tháo đường cao nhất là 25,00% Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh nền gan ở cả hai nhóm đều thấp, chỉ có 3,41% trong nhóm MKQPT Thống kê cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh nền (p > 0,05).
Chỉ số khối cơ thể
Biểu đồ 3.3: Chỉ số khối cơ thể của hai nhóm MKQNQD và MKQPT
Phân bố BMI tuân theo phân bố chuẩn (p>0,05) Nhóm ăn nhiều khoai, ngô, khoai lang, đậu (MKQNQD) có BMI trung bình thấp hơn (22,04 ± 6,52) so với nhóm ăn nhiều khoai, ngô, khoai lang, đậu, trái cây (MKQPT) (23,21 ± 7,75); khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,04, kiểm định t-test).
Bảng 3.2: Chẩn đoán chính lúc nhập viện của hai nhóm MKQNQD và MKQPT
Chẩn đoán MKQNQD (nw) MKQPT (n) p
Nhiễm trùng tiêu hóa 13 (16,88%) 15 (17,05%) 1,00 * Nhiễm trùng hô hấp 29 (37,66%) 32 (36,36%) 0,99 *
Trong nghiên cứu chúng tôi, nhóm MKQNQD có nguyên nhân nhiễm trùng hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất là (37,66%), nguyên nhân phẫu thuật ổ bụng chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,30%) Trong nhóm MKQPT, nguyên nhân nhiễm trùng hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất (36,36%), nguyên nhân phẫu thuật ổ bụng chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,14%). Đặc điểm lúc nhập ICU
3.1.6.1 Hình thức hỗ trợ hô hấp lúc nhập ICU
Biểu đồ 3.4: Hình thức hỗ trợ hô hấp lúc nhập ICU
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm MKQNQD có hình thức hỗ trợ cao nhất là thở máy chiếm 75,3%, thấp nhất là thở không xâm lấn chiếm 1,30% Nhóm MKQPT có hình thức hỗ trợ cao nhất là thở máy chiếm 84,1%, thấp nhất là thở máy phối hợpV-V ECMO chiếm 1,14%, không khác biệt giữa hai nhóm (p>0,05, kiểm định Fisher).
3.1.6.2 Điều trị thay thế thận lúc nhập ICU
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ điều trị thay thế thận thời điểm nhập ICU và mở khí quản
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ có điều trị thay thế thận lúc nhập ICU ở hai nhóm MKQNQD và MKQPT lần lượt là 41,6% và 46,6%, không khác biệt giữa hai nhóm (p=0,62, kiểm định Chi bình phương).
3.1.6.3 Mức độ nặng lúc nhập ICU Điểm SOFA lúc nhập ICU:
Phân bố điểm SOFA lúc nhập ICU tuân theo qui luật phân bố chuẩn (kiểm địnhKolmogorov – Smirnov, p >0,05) Điểm SOFA trung bình (± độ lệch chuẩn) lúc nhậpICU của hai nhóm MKQNQD và MKQPT không khác biệt có ý nghĩa thống kê, lần lượt là 9,86 (± 7,77), 9,3 (± 7,77), p=0,36 (kiểm định t - test) Biểu đồ 3.6 cho thấy điểm SOFA giữa hai nhóm thời điểm nhập ICU và mở khí quản.
Biểu đồ 3.6: Điểm SOFA thời điểm nhập ICU và mở khí quản Điểm APACHE II lúc nhập ICU:
Biểu đồ 3.7: Điểm APACHE II thời điểm nhập ICU và mở khí quản
Phân bố điểm APACHE II lúc nhập ICU tuân theo qui luật phân bố chuẩn (kiểm định Kolmogorov – Smirnov, p>0,05) Điểm APACHE II trung bình (± độ lệch chuẩn) lúc nhập ICU của nhóm MKQNQD là 21,30 (± 12,39), nhóm MKQPT là19,84 (± 14,54), không khác biệt giữa hai nhóm (p=0,18, kiểm định t - test) Biểu đồ3.7 cho thấy điểm APACHE II của hai nhóm thời điểm nhập ICU và mở khí quản. Điểm VIS lúc nhập ICU:
Biểu đồ 3.8: Điểm VIS thời điểm nhập ICU và mở khí quản
Phân bố điểm VIS lúc nhập ICU trong nghiên cứu không tuân theo qui luật phân bố chuẩn (kiểm định Kolmogorov – Smirnov, p