8Bảng 1.3 Tỉ lệ kết cục chu sinh bất lợi trên thai giới hạn tăng trưởng trong tử cungkhởi phát muộn trong các nghiên cứu .... 77Hình 4.1 Tỉ lệ kết cục chu sinh bất lợi trên thai giới hạn
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Những thai phụ được chẩn đoán thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung khởi phát muộn theo theo đồng thuận Delphi 18
Những thai phụ được chẩn đoán thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung khởi phát muộn theo đồng thuận Delphi 18 đến khám và sinh tại bệnh viện Từ Dũ.
Những thai phụ được chẩn đoán thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung khởi phát muộn theo tiêu chuẩn đồng thuận Delphi 18, được khuyến nghị đến khám và sinh tại bệnh viện Từ Dũ trong thời gian từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022.
Tiêu chuẩn chọn mẫu bao gồm tất cả những thai phụ đơn thai đã được chẩn đoán thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung khởi phát muộn thông qua đồng thuận Delphi 18 đến khám và sinh tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022 Những thai phụ này có thể chỉ được theo dõi ngoại trú tại phòng khám hoặc có chỉ định nhập viện để điều trị.
Nghiên cứu sẽ tiến hành loại trừ các thai phụ đa thai, thai dị tật trên siêu âm hình thái học hoặc trên kết quả di truyền, thai phụ có nhiễm trùng bào thai Các thai phụ không có kết quả siêu âm 3 tháng đầu thai kì hoặc không khám thai thường quy được loại trừ khỏi dân số chọn mẫu.
2.3 Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Sanh, Khoa Khám bệnh, Khoa Sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023.
Với mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là xác định tỉ lệ kết cục chu sinh bất lợi ở trẻ sinh ra từ thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung khởi phát muộn, công thức tính cỡ mẫu là:
Công thức 2.1 Công thức tính cỡ mẫu
- N là cỡ mẫu tối thiểu.
- p là tỉ lệ ước lượng xuất hiện kết cục chu sinh bất lợi trên FGR khởi phát muộn Theo nghiên cứu của tác giả Kahramanoglu và cs (2022) 52 , tỉ lệ kết cục chu sinh bất lợi trên FGR khởi phát muộn là 28%.
- z là trị số của phân phối chuẩn Với độ tin cậy 95%, z=1,96.
- d là sai số cho phép trong nghiên cứu (với tỉ lệ kết cục chu sinh bất lợi trên FGR khởi phát muộn dao động từ 5,4%-51,4% và p = 0,28, chúng tôi chọn sai số trong nghiên cứu của chúng tôi là d=9%).
Thay vào công thức tính cỡ mẫu trên, chúng tôi tính được:
Vì vậy cỡ mẫu tối thiểu là 96 trường hợp thai giới hạn tăng trưởng trong tử
Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2022, Bệnh viện Từ Dũ đã triển khai nghiên cứu trên 101 sản phụ được chẩn đoán thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung khởi phát muộn (FGR) Việc chẩn đoán FGR này được thực hiện theo tiêu chuẩn đồng thuận Delphi 18.
Bước 1: Lập danh sách các đối tượng nghiên cứu.
Dựa vào hệ thống quản lý thông tin bệnh viện, chúng tôi đã lọc ra những bệnh nhân được chẩn đoán là chậm tăng trưởng trong tử cung (mã ICD O36.5) từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2022 tại khoa Khám bệnh, khoa Sanh của Bệnh viện Từ Dũ Các thông tin được ghi nhận bao gồm tên, năm sinh, năm nhập viện và số lần nhập viện của mỗi bệnh nhân.
Bước 2: Sàng lọc hồ sơ của bệnh nhân
Sau khi có danh sách đối tượng nghiên cứu, chúng tôi lên kho lưu trữ hồ sơ bệnh viện để tìm hồ sơ bệnh án của bệnh nhân Sau đó chúng tôi kết hợp hồ sơ bệnh án của bệnh nhân và phần mềm quản lí bệnh nhân để lọc ra những trường hợp thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung khởi phát muộn thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu.
Bước 3: Thu thập số liệu
Số liệu cần thiết cho nghiên cứu được thu thập dựa vào mẫu phiếu thu thập thông tin nghiên cứu (phụ lục 1) với các hồ sơ của mẹ đã chọn thỏa điều kiện Sau đó, chúng tôi dựa trên mã số hồ sơ của mẹ để tìm hồ sơ bệnh án của trẻ và tiếp tục tiến hành thu thập số liệu về kết cục chu sinh của trẻ tại khoa Sơ Sinh bệnh viện Từ Dũ.
Bảng thu thập số liệu sẽ gồm những thông tin sau:
- Hành chánh: họ và tên, tuổi, PARA, số nhập viện, địa chỉ, dân tộc, nghề nghiệp
- Bệnh lí trước mang thai: tăng huyết áp mạn, đái tháo đường trước mang thai, nhiễm HBV mạn, bệnh lí tuyến giáp, bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, hội chứng kháng phospholipid, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn).
- Quá trình mang thai của mẹ: bệnh lí trong quá trình mang thai: tăng huyết áp thai kì, tiền sản giật, đái tháo đường thai kì, BMI mẹ trước sinh, phương thức sinh.
- Kết quả cận lâm sàng: tuổi thai lúc chẩn đoán, kết quả siêu âm Doppler bào thai và bánh nhau: chu vi vòng bụng (AC), ước lượng cân nặng (EFW), chỉ số xung động mạch rốn (UA-PI), chỉ số xung động mạch não giữa (MCA-PI), chỉ số não nhau (CPR), xoang ối lớn nhất (SDP).
- Trẻ: thu thập tuổi thai sinh ra, phương thức chấm dứt thai kì, cân nặng lúc sinh, điểm APGAR 5 phút, phương pháp hỗ trợ thông khí, có nhập hồi sức sơ sinh hay không, bệnh tật chu sinh (hạ đường huyết sơ sinh, vàng da sơ sinh cần điều trị quang liệu pháp hoặc thay máu), tử vong.
Bước 5 Xử lí và phân tích số liệu
Bước 6 Hoàn thành luận văn
Sau xử lí số liệu, chúng tôi tiến hành hoàn thành luận văn và báo cáo.
Sơ đồ 2.1 Tóm tắt quá trình thực hiện nghiên cứu 2.7 Các biến số trong nghiên cứu
2.7.1 Định nghĩa biến số trong nghiên cứu
Bảng 2.1 Các biến số sử dụng trong nghiên cứu.
Tên biến số Phân loại Giá trị Cách thu thập
Liên tục Năm chẩn đoán – năm sinh
Ghi chép từ bệnh án
Dân tộc Danh định 0 Kinh
Ghi chép từ bệnh án
Nghề nghiệp Danh định 0 Công chức, viên chức
Ghi chép từ bệnh án
Nơi cư trú Danh định 0 TPHCM
Ghi chép từ bệnh án
Số lần mang thai đủ tháng
Thứ tự 0 Chưa mang thai
Ghi chép từ bệnh án
Số lần mang thai non tháng
Thứ tự 0 Chưa mang thai
Ghi chép từ bệnh án
Số lần sẩy thai, bỏ thai, thai lưu, thai trứng, thai ngoài tử cung
Ghi chép từ bệnh án
Thứ tự 0 Chưa mang thai
Ghi chép từ bệnh án
Tuổi thai thời điểm chẩn đoán
Liên tục Tính theo kinh chót hoặc theo siêu âm TCN I
Ghi chép từ bệnh án
Bách phân vị chỉ số xung động mạch rốn (UA-PI) >
Ghi chép từ bệnh án
Bách phân vị chỉ số xung động mạch não giữa
Ghi chép từ bệnh án
Bách phân vị Nhị giá 0 Không Ghi chép chỉ số não- nhau (CPR)