Hiện nay, điều trịnang niệu quản ở trẻ em trên thế giới được thực hiện với nhiều chiến lược.Mục tiêu của việc điều trị nang niệu quản bao gồm kiểm soát tình trạng nhiễmkhuẩn đường tiết n
Trang 1-TRẦN VĂN HÙNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI XẺ NANG NIỆU QUẢN Ở TRẺ EM
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
Trang 2-TRẦN VĂN HÙNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI XẺ NANG NIỆU QUẢN Ở TRẺ EM
CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI NHI
MÃ SỐ: NT 62 72 07 35
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS LÊ THANH HÙNG
2 TS TRƯƠNG ĐÌNH KHẢI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu vàkết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳmột công trình nào khác
Tác giả luận văn
TRẦN VĂN HÙNG
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH ̶ VIỆT ii
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Phôi thai học 3
1.2 Nang niệu quản 6
1.3 Nội soi xẻ nang niệu quản 16
1.4 Phẫu thuật cắt cực trên thận đôi 21
1.5 Phẫu thuật nội soi kẹp cắt niệu quản 21
1.6 Phẫu thuật nối niệu quản cực trên vào niệu quản hoặc bể thận cực dưới 23 1.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Thiết kế nghiên cứu 26
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
2.3 Đối tượng nghiên cứu 26
2.4 Cỡ mẫu 27
2.5 Liệt kê và định nghĩa các biến số 28
2.6 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 31
2.7 Quy trình nghiên cứu 31
2.8 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 33
2.9 Vấn đề y đức 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 Đặc điểm bệnh nhi 35
Trang 53.2 Đặc điểm bệnh học 41
3.3 Đặc điểm cận lâm sàng 43
3.4 Đặc điểm phẫu thuật 46
3.5 Đặc điểm sau phẫu thuật 48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55
4.1 Đăc điểm dân số nghiên cứu 55
4.2 Triệu chứng lâm sàng 61
4.3 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 62
4.4 Đặc điểm cận lâm sàng 63
4.5 Đặc điểm phẫu thuật 66
4.6 Đặc điểm sau phẫu thuật 70
KẾT LUẬN 76
KIẾN NGHỊ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
NSXNNQ Nội soi xẻ nang niệu quản
TNBQNQ Trào ngược bàng quang-niệu quản
TIẾNG ANH
Trang 7DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH ̶ VIỆT
Voiding cystourethrography Chụp hình bàng quang lúc đi tiểu
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Liệt kê các biến số trong nghiên cứu 28
Bảng 3.1 Tỉ lệ giới, bệnh thận-niệu quản đôi 36
Bảng 3.2 Chẩn đoán trước sinh (n = 78) 37
Bảng 3.3 Tuổi phát hiện bệnh và tuổi phẫu thuật 37
Bảng 3.4 Tuổi phát hiện bệnh NNQ và tuổi phẫu thuật trong từng nhóm bệnh nhi (tháng) 40
Bảng 3.5 Phân bố bệnh nhi theo nhóm tuổi phẫu thuật 40
Bảng 3.6 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (n = 78) 42
Bảng 3.7 Phân loại, vị trí nang niệu quản 43
Bảng 3.8 Tổng phân tích nước tiểu (n = 78) 44
Bảng 3.9 Trào ngược bàng quang-niệu quản ở hai nhóm bệnh nhi 45
Bảng 3.10 Thời gian phẫu thuật trong từng nhóm bệnh nhi 47
Bảng 3.11 Thời gian nằm viện sau phẫu thuật giữa hai nhóm bệnh nhi 49
Bảng 3.12 Tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật NSXNNQ 49
Bảng 3.13 Số trường hợp biến chứng trong hai nhóm bệnh nhi 50
Bảng 3.14 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau phẫu thuật NSXNNQ 51
Bảng 3.15 Thời gian theo dõi 51
Bảng 3.16 Phẫu thuật nội soi xẻ nang niệu quản lần hai 52
Bảng 3.17 Can thiệp phẫu thuật lần hai 52
Bảng 4.1 Tỉ lệ giới nam:nữ qua các nghiên cứu 56
Trang 9Bảng 4.2 Phát hiện bất thường trước sinh 57
Bảng 4.3 Tuổi được phẫu thuật NSXNNQ 59
Bảng 4.4 Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhi 61
Bảng 4.5 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 63
Bảng 4.6 Vị trí nang niệu quản 64
Bảng 4.7 Trào ngược bàng quang-niệu quản trước phẫu thuật 66
Bảng 4.8 Thời gian phẫu thuật 68
Bảng 4.9 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau NSXNNQ 69
Bảng 4.10 Thời gian theo dõi sau phẫu thuật NSXNNQ 71
Bảng 4.11 Phẫu thuật NSXNNQ lần hai 72
Bảng 4.12 Tỉ lệ can thiệp phẫu thuật lần hai 73
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sự hình thành phát triển thận niệu quản 3
Hình 1.2 Sự hình thành tam giác niệu-bàng quang 4
Hình 1.3 Sự liên quan giữa lỗ đổ niệu quản vào bàng quang và điểm mọc ra từ ống Wolff của mầm niệu quản 5
Hình 1.4 Nang niệu quản sa ra ngoài lỗ niệu đạo 8
Hình 1.5 Siêu âm phát hiện nang niệu quản 9
Hình 1.6 Chụp bàng quang lúc đi tiểu 11
Hình 1.7 Hình ảnh trào ngược bàng quang-niệu quản cực dưới 11
Hình 1.8 Hình ảnh nội soi xẻ nang niệu quản 17
Hình 1.9 Kĩ thuật “Watering Can” 18
Hình 1.10 Hình ảnh trong nội soi xẻ nang niệu quản 19
Hình 1.11 Niệu quản cực trên được kẹp cắt và niệu quản cực dưới được đặt catheter qua nội soi bàng quang 22
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Giới bệnh nhi 35
Biểu đồ 3.2 Phân bố tuổi bệnh nhi được chẩn đoán nang niệu quản 38
Biểu đồ 3.3 Phân bố tuổi bệnh nhi được phẫu thuật NSXNNQ 39
Biểu đồ 3.4 Triệu chứng của bệnh nhi lúc phát hiện nang niệu quản 41
Biểu đồ 3.5 Thời gian phẫu thuật nội soi xẻ nang niệu quản 47
Biểu đồ 3.6 Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 48
Biểu đồ 3.7 Đường cong Kaplan-Meier so sánh khả năng cần phải can thiệp phẫu thuật lần hai sau NSXNNQ giữa hai nhóm bệnh nhi 53
Trang 12DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sinh lý bệnh nang niệu quản 12
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 33
Trang 13MỞ ĐẦU
Nang niệu quản là bệnh đặc trưng bởi sự dãn thành nang ở tận cùng niệuquản Nang niệu quản xuất hiện với tần suất từ 1/1.500 đến 1/12.000 trẻ nhậpviện, tùy thuộc vào nghiên cứu, và xuất hiện ở 1/4.000 trường hợp khámnghiệm tử thi Nang niệu quản thường xảy ra ở trẻ nữ, gấp khoảng 4 đến 7 lần
so với trẻ nam, thường xuất hiện ở người da trắng và ở bệnh nhi có hệ thốngthận-niệu quản đôi chiếm phần lớn các trường hợp.1-8
Trong những năm gần đây, chẩn đoán hình ảnh trước sinh ngày càng pháttriển, nang niệu quản được phát hiện trước sinh nhiều hơn Hiện nay, điều trịnang niệu quản ở trẻ em trên thế giới được thực hiện với nhiều chiến lược.Mục tiêu của việc điều trị nang niệu quản bao gồm kiểm soát tình trạng nhiễmkhuẩn đường tiết niệu, giải quyết tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu, hạn chếtổn thương nhu mô thận, từ đó giúp bảo tồn chức năng thận.9-12 Việc thiếu sựđồng thuận trong điều trị bệnh đã được nêu rõ trong nghiên cứu củaMerguerian và cộng sự vào năm 2010.13 Việc áp dụng chiến lược nào để điềutrị cũng như so sánh chiến lược nào tốt hơn trong điều trị nang niệu quản ở trẻ
em cho đến nay vẫn chưa được thống nhất.14,15
Theo thời gian, điều trị nang niệu quản ở trẻ em ngày càng ít xâm lấn hơn.Việc phát hiện bệnh sớm và can thiệp tối thiểu giúp ích cho việc bảo vệ chứcnăng thận của bệnh nhi Trong đó, một trong những phương pháp điều trị ítxâm lấn và có hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng tắc nghẽn đường tiếtniệu là nội soi xẻ nang niệu quản Nội soi xẻ nang niệu quản được mô tả lầnđầu tiên vào năm 1962 bởi Zielinski2, phần lớn các trường hợp liên quan đếnbệnh nhi có hệ thống thận-niệu quản đôi Tuy nhiên, đến thập niên 1990, nộisoi mới được sử dụng phổ biến nhiều hơn trong điều trị nang niệu quản ở trẻ
Trang 14em Hiện nay, phương pháp điều trị này đã có nhiều tiến bộ với nhiều dụng cụ
và kĩ thuật đã được báo cáo trên thế giới.11,16-18
Trong y văn, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về đặc điểm bệnh học vàkết quả điều trị nội soi xẻ nang ở bệnh nhi có nang niệu quản, tỉ lệ biến chứngliên quan đến phẫu thuật cũng như so sánh về các phương pháp nội soi xẻnang niệu quản khác nhau Các nghiên cứu cho thấy nội soi xẻ nang niệu quản
là can thiệp ít xâm lấn, có tỉ lệ thành công cao, tỉ lệ biến chứng thấp.9,19-23Trong nước, vào năm 2002, tác giả Huỳnh Giới24 đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị túi sa niệu quản ở trẻ em” Tuy nhiên nghiên cứu này đã thực hiện trên 20 năm, nhiều kĩ thuật và phương pháp điều trị nội soi xẻ nang niệu quản ngày càng được hoàn thiện và nghiên cứu nhiều Hiện nay, nội soi xẻ nang niệu quản ở trẻ em đã được thực hiện ở nhiều bệnh viện trung tâm y tế lớn ở Việt Nam, trong đó có Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh Phẫu thuật nội soi xẻ nang niệu quản có kết quả như thế nào và có thể
áp dụng phương pháp điều trị này một cách rộng rãi để mang lại lợi ích chobệnh nhi có nang niệu quản không? Từ thực tế hiện tại nêu trên, chúng tôi đặt
ra câu hỏi nghiên cứu: ”Phẫu thuật nội soi xẻ nang niệu quản ở bệnh nhi cónang niệu quản có tỉ lệ thành công là bao nhiêu?” Để trả lời câu hỏi này,chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả nội soi xẻ nang niệuquản ở trẻ em” nhằm thực hiện hai mục tiêu sau
1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nang niệu quản ở trẻ em
2 Xác định tỉ lệ thành công và tỉ lệ biến chứng của phẫu thuật nội soi xẻnang niệu quản ở trẻ em
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Phôi thai học
Hình 1.1 Sự hình thành phát triển thận niệu quản
“Nguồn: Gray SW, Skandalakis JE, 1994” 25
Hệ tiết niệu được phát triển từ dải sinh thận thuộc gờ niệu dục, là một bộphận xuất phát từ trung bì trung gian.26 Sự phát triển của niệu quản được bắtđầu từ tuần thứ tư đến tuần thứ sáu của thai kì Ống Wolff (ống trung thận)xuất hiện từ tuần thứ tư và dính vào ổ nhớp Ở tuần thứ năm, mầm niệu quảnxuất phát từ phần đuôi của ống Wolff, là cấu trúc quan trọng quá trình phânchia ổ nhớp, góp phần tạo thành hệ thống ống góp đài thận, bể thận, niệu quản
và một phần bàng quang (hình 1.1) Đoạn đầu của mầm niệu quản và mầmsinh hậu thận sẽ phát triển thành thận Đoạn thân của mầm niệu quản sẽ trởthành niệu quản Mỗi niệu quản từ một cấu trúc hình ống chỉ gồm một lớpbiểu mô đơn giản sẽ phát triển hoàn chỉnh thành cấu trúc gồm ba lớp: lớp
Trang 16niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc Phần xa của ống Wolff và mầm niệuquản nhập vào xoang niệu dục và tham gia vào sự hình thành tam giácniệu-bàng quang Hai lỗ niệu quản cùng với các lỗ của ống trung thận giớihạn một vùng gọi là tam giác niệu-bàng quang (hình 1.2).1,3,6,27-29
Tuần thứ 12 của thai kì đánh dấu sự di trú cuối cùng của mầm niệu quản vàống Wolff, khi đó lỗ của mầm niệu quản sẽ trở thành lỗ niệu quản chính thứcnằm ở góc trên ngoài tam giác niệu-bàng quang, lỗ của hai ống trung thận sẽhòa vào nhau vào tạo thành lỗ thoát đường ra bàng quang sau này, là góc dướicủa tam giác niệu-bàng quang Do thận di chuyển lên trên, các lỗ niệu quản sẽdời lên theo, kết quả các lỗ niệu quản sẽ mở riêng lẻ vào bàng quang Các lỗniệu quản sẽ ngày càng xa nhau do bàng quang lớn dần Ở nữ, ống Wolff sẽcòn lại vết tích là ống Gartner, kéo dài từ tử cung dọc theo thành bên âm đạođến màng trinh Ở nam, ống Wolff sẽ tạo thành mào tinh, túi tinh và ống dẫntinh.1,3,16,30-32
Hình 1.2 Sự hình thành tam giác niệu-bàng quang
từ ống trung thận và niệu quản
“Nguồn: Trần Công Toại, 2018” 27
Trang 17Nếu mầm niệu quản xuất phát từ vị trí sát với ổ nhớp hơn bình thường,nghĩa là ở vị trí thấp hơn so với vị trí xuất phát đúng của nó ở ống Wolff thìkhi ống Wolff và mầm niệu quản sáp nhập vào xoang niệu dục, mầm niệuquản sẽ nhập vào sớm hơn bình thường, vì thế mầm niệu quản sẽ di chuyểncao hơn bình thường trong bàng quang, trên tam giác niệu-bàng quang.Ngược lại nếu mầm niệu quản xuất phát ở vị trí xa hơn hay cao hơn, khi sápnhập vào xoang niệu dục nó sẽ có ít thời gian di chuyển lên trên nên lỗ niệuquản chính thức sẽ ở vị trí thấp hơn là bình thường, có thể ở cổ bàng quang,niệu đạo hoặc vết tích của ống Wolff ở nam như túi tinh, mào tinh, ống dẫntinh, vết tích ống Gartner ở nữ như thành tử cung, âm đạo.1,5,27,29
Hình 1.3 Sự liên quan giữa lỗ đổ niệu quản vào bàng quang và điểm mọc
ra từ ống Wolff của mầm niệu quản
“Nguồn: Mackie GG, Stephens, 1975” 33
Trang 18Vị trí mầm niệu quản quá gần với xoang niệu dục, về sau lỗ niệu quản sẽnằm lệch ra ngoài và cao hơn so với tam giác niệu-bàng quang, vị trí này sẽ
dễ làm trào ngược bàng quang-niệu quản (TNBQNQ), ngược lại vị trí mầmniệu quản quá xa xoang niệu dục thì lỗ niệu quản chính thức sẽ ở vị trí thấpnhư ở cổ bàng quang, niệu đạo, có thể lạc chỗ ở âm đạo, tử cung, túi tinh, ốngdẫn tinh, tạo thành niệu quản lạc chỗ.5,27,28,33-36 Hình 1.3 thể hiện sự liên quangiữa vị trí xuất phát mầm niệu quản và lỗ đổ niệu quản chính thức, trong đó
B, C, D là ở vị trí thấp, H, G, F, là vị trí cao và A, E, F, là vị trí bình thườngcủa mầm niệu quản Sự bất thường lỗ đổ niệu quản đã gây nên triệu chứngtiểu rỉ ở những bệnh nhi này, nữ sẽ thường gặp hơn do lỗ đổ niệu quản lạc chỗnằm dưới cơ thắt ngoài niệu đạo, còn ở nam lỗ đổ niệu quản vào bàng quangthường thấp nhưng vẫn nằm ở trên cơ thắt ngoài niệu đạo.15
1.2 Nang niệu quản
1.2.1 Định nghĩa, phân loại
Nang niệu quản (NNQ) là nang dãn lớn thuộc lớp dưới niêm mạc, ở phầntận cùng của niệu quản vào bàng quang.1-5,14,37 Ở trẻ em, phần lớn các trườnghợp NNQ thường gặp ở bệnh nhi có hệ thống thận-niệu quản đôi Ở trẻ lớnhay người trưởng thành NNQ thường nằm hoàn toàn trong bàng quang với hệthống thận đơn.1
Sự phát triển bất thường phôi thai học của ống Wolff, mầm niệu quản cùngvới sự sáp nhập của đoạn cuối niệu quản vào bàng quang ở vị trí không thíchhợp được xem như cơ chế chính gây nên bệnh NNQ.8,28,38
Năm 1954, Ericsson là người đầu tiên phân loại NNQ, kể từ lúc này nhiềuphân loại đã được đưa ra.39,40 Năm 1968, Stephens đã phân loại NNQ ở trẻ emdựa vào vị trí lỗ đổ niệu quản vào bàng quang và tắc nghẽn đường niệu màNNQ gây nên.41,42 Nhằm mục đích phân loại đơn giản và thống nhất, năm
Trang 191984, một hệ thống danh pháp phân loại đã được Ủy ban về Thuật ngữ, Danhpháp và Phân loại, Tiết niệu học, Học viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đềxuất.43 Phân loại này dựa vào vị trí dãn của niệu quản và được phần lớn cácbác sĩ chấp nhận sử dụng.2,14,43
Theo phân loại này, NNQ được phân thành hai nhóm14,37,39,42,43
NNQ trong bàng quang: NNQ nằm hoàn toàn trong bàng quang và ởphía trên cổ bàng quang
NNQ ngoài bàng quang: NNQ nằm ra ngoài cổ bàng quang, có thể nằmlạc chỗ ở niệu đạo, ống dẫn tinh, túi tinh, âm đạo, tử cung
Ngoài ra, để mô tả rõ hơn về đặc điểm NNQ, Ủy ban này cũng dựa vàophân loại NNQ của Stephens năm 1968, bao gồm 42
NNQ thể hẹp: NNQ tạo thành do hẹp nguyên phát lỗ đổ niệu quản vàobàng quang, vị trí có thể lạc chỗ, thường ở thành bên của đáy bàng quangNNQ thể cơ thắt: Lổ đổ của niệu quản nằm lạc chỗ ở thành sau niệu đạo,thuộc vùng cơ thắt vòng niệu đạo trong
NNQ kết hợp cả hai đặc điểm trên
NNQ thể “cecoureterocele”: lổ đổ của niệu quản nằm trong bàng quang,phần NNQ sa xuống, nằm ở dưới lớp niêm mạc niệu đạo Thể này ít gặp,gây khó khăn trong nội soi xẻ NNQ
NNQ ngoài bàng quang chiếm tỉ lệ nhiều hơn, thường xuất hiện ở bệnh nhi
có hệ thống thận-niệu quản đôi, trong khi đó NNQ trong bàng quang thìthường gặp ở bệnh nhi thận đơn Ở một số trường hợp hiếm gặp, NNQ trongbàng quang liên quan đến thận đơn mất chức năng, đa nang, loạn sản.1-3
Trang 201.2.2 Chẩn đoán
1.2.2.1 Lâm sàng
NNQ xuất hiện nhiều ở những bệnh nhi có hệ thống thận-niệu quản đôi, cóthể xuất hiện những trường hợp lâm sàng như cực trên thận đôi loạn sản giảmchức năng kèm niệu quản lạc chỗ, cực dưới thận đôi ứ nước có kèm theo tràongược bàng quang-niệu quản.3 Vì vậy, bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhi mắcNNQ đa dạng
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là biểu hiện lâm sàng thường gặpnhất ở bệnh nhi mắc NNQ sau sinh.44 Bệnh nhi có thể đến khám với triệuchứng như sốt, tiểu đục, tiểu gắt Những trẻ sơ sinh không triệu chứng đượcchẩn đoán trước sinh và không có thận ứ nước mức độ nhiều thì ít có nguy cơNKĐTN trong tháng đầu tiên của cuộc đời
Hình 1.4 Nang niệu quản sa ra ngoài lỗ niệu đạo
“Nguồn: E.B Yerkes, 2020” 45
Các triệu chứng rối loạn khi đi tiểu có thể xuất hiện ở những bệnh nhi cóNNQ lạc chỗ, ngoài bàng quang Những triệu chứng này bao gồm tiểu không
tự chủ hoặc triệu chứng của tắc nghẽn dòng nước tiểu (tiểu lắt nhắt, tiểu khó,
Trang 21bí tiểu) ở những trường hợp NNQ lớn gây tắc đường thoát nước tiểu từ cổbàng quang hoặc khi có NKĐTN.18,42 Triệu chứng tiểu rỉ không phải liên quanđến NNQ, nguyên nhân là do niệu quản cực trên thận cắm lạc chỗ ở nhữngbệnh nhi có hệ thống thận-niệu quản đôi, thường xuất hiện ở trẻ nữ, nhiềutrường hợp không thể phát hiện trên hình ảnh học, cần được đánh giá kĩ vềbệnh sử và khám lâm sàng mới phát hiện được.15 Đau bụng là triệu chứngkhông thường gặp, liên quan đến NKĐTN, tắc nghẽn đường ra bàng quang doNNQ.15
Một số trường hợp có thể thấy NNQ sa ra ngoài niệu đạo, trẻ có thể khókhăn khi đi tiểu.45-47 Khi khám lâm sàng, phát hiện một khối niêm mạc trơn,nhẵn, sung huyết, cần đánh giá khối này xuất phát từ trong lòng niệu đạo,phân biệt với một khối xuất phát từ âm đạo có thể là sarcoma Siêu âm bàngquang kiểm tra sẽ giúp chẩn đoán trong những tình huống khó khăn.15 Một sốtrẻ nam chỉ phát hiện bệnh tình cờ do viêm mào tinh, nguyên nhân bởi vì niệuquản cực trên thận cắm lạc chỗ vào mào tinh gây viêm, nhiễm trùng.5
1.2.2.2 Cận lâm sàng
Hình 1.5 Siêu âm phát hiện nang niệu quản
Trang 22“Nguồn: Joel F Koenig, 2020” 1
Hiện nay, NNQ ở trẻ em ngày càng được phát hiện sớm, nhờ vào siêu âmtrước sinh Ở tuần thứ 16 thai kỳ, siêu âm có thể phát hiện được hình ảnh mộtnang nằm bên trong lòng bàng quang thai nhi, cùng lúc có thể kèm theo thận
ứ nước cùng bên 2,14,37,48,49 Chẩn đoán NNQ trước sinh là quan trọng để có kếhoạch điều trị cụ thể, giúp tránh tổn thương thận sau sinh.42,50
Siêu âm bụng là phương tiện hình ảnh học chẩn đoán bệnh có tính chínhxác cao, dễ dàng được tiếp cận, rẻ tiền.42 Siêu âm bụng không những giúpphát hiện NNQ, đánh giá chính xác kích thước, vị trí của NNQ mà còn có thểgiúp phát hiện tình trạng thận ứ nước, hình ảnh hệ thống thận-niệu quản đôi
và dãn niệu quản kèm theo.18
Siêu âm có thể gặp khó khăn ở một số trường hợp NNQ có thể xẹp nên cóthể không phát hiện trong lúc siêu âm.51 Một NNQ lớn có thể chiếm toàn bộthể tích trong lòng bàng quang Hình ảnh dãn lớn của niệu quản lạc chỗ có thểgây nhầm lẫn là một NNQ tuy nhiên thành sẽ dày hơn so với NNQ và dịchtrong lòng niệu quản lạc chỗ sẽ nằm xa thành bàng quang hơn Vì vậy, cầnphải quan sát bàng quang dưới siêu âm trong một thời gian đủ dài.15
Chụp hình cản quang niệu đạo bàng quang lúc đi tiểu (VCUG) là hình ảnhhọc phải được thực hiện ở bệnh nhi mắc NNQ, đặc biệt ở những bệnh nhithận-niệu quản đôi Phương tiện này giúp đánh giá niệu đạo, bàng quang vàtrào ngược bàng – quang niệu quản ở hai bên.3,5,15
Chụp xạ hình thận (DMSA) được sử dụng để xác định chức năng của mỗiđơn vị thận và sự hiện diện của sẹo thận, dấu hiệu tổn thương thận doNKĐTN trước đó, viêm thân-bể thận mãn tính hoặc loạn sản thận Phần nhu
mô thận mất chức năng sẽ được biểu hiện khi không có sự hấp thu chất phóng
xạ Ở bệnh nhi có hệ thống thận-niệu quản đôi, cần xác định chức năng riêng
Trang 23lẽ từng đơn vị thận vì chức năng cực trên thận đôi sẽ giúp định hướng điều trịcho bệnh nhi42
Hình 1.6 Chụp bàng quang lúc đi tiểu
“Nguồn: Joel F Koenig, 2020” 1
Hình 1.7 Hình ảnh trào ngược bàng quang-niệu quản cực dưới
và nang niệu quản cực trên sa vào niệu đạo
Nguồn: “Irina Stanasel, Craig A Peters, 2020” 15
Trang 24Chụp cắt lớp vi tính hệ niệu không phải là chọn lựa đầu tiên để đánh giáđường tiết niệu ở bệnh nhi mắc NNQ Mục đích của chụp hình cắt lớp này đểđánh giá chính xác giải phẫu hệ tiết niệu, có thể mô tả rõ ràng nhu mô cựctrên và cực dưới, dấu hiệu loạn sản thận và giải phẫu niệu quản hai bên, giúpích cho việc định hướng điều trị hay can thiệp phẫu thuật trên bệnh nhi.42Chụp cộng hưởng từ hệ niệu có cản từ là hình ảnh học rất hữu ích trongbệnh NNQ, giúp xác định chức năng thận, hạn chế dùng chất phóng xạ trênbệnh nhi khi chụp xạ hình thận Ưu điểm của cộng hưởng từ hệ niệu là giúp
mô tả chi tiết cấu trúc của niệu quản, NNQ, có thể cung cấp hình thái nhu môthận mất chức năng Tuy nhiên đây là xét nghiệm hình ảnh học không sẵn có,
có thể cần phải gây mê khi bệnh nhi không hợp tác, chi phí tương đối cao.42Hình ảnh mỏng vỏ thận, thận ứ nước nhiều, nhu mô thận mỏng, chức năngthận kém trên xạ hình thận là những yếu tố tiên lượng khả năng không thểphục hồi chức năng thận bị ảnh hưởng.42
Sơ đồ 1.1 Sinh lý bệnh nang niệu quản
Nguồn: “M.P Leonard, L Guerra, 2020” 42
Trang 25Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và tổng phân tích nước tiểu cũng cầnđược thực hiện để phát hiện tình trạng NKĐTN.5
Điều trị bệnh NNQ sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi bệnh nhi cụ thể, từ ítxâm lấn nhất như theo dõi đơn thuần, nội soi xẻ nang niệu quản (NSXNNQ)cho đến những phẫu thuật phức tạp hơn như cắt cực trên thận kèm niệu quản,cắt NNQ kèm cắm lại niệu quản vào bàng quang Bệnh nhi được chẩn đoánNNQ sẽ phải được đánh giá toàn diện về triệu chứng lâm sàng và cận lâmsàng như tuổi bệnh nhi, loại NNQ, chức năng thận hai bên lúc chẩn đoán, tìnhtrạng trào ngược bàng quang-niệu quản hay NKĐTN lúc chẩn đoán.3,49,53 Vớibệnh nhi cụ thể sẽ có những phương án tiếp cận điều trị khác nhau.54 Vì vậy,hiện nay, chưa có một phương pháp điều trị đơn thuần nào được đồng thuậnrộng rãi để kiểm soát tất cả các mục tiêu nêu trên
Mục tiêu điều trị chủ yếu của NNQ là bảo tồn chức năng thận, ngăn ngừatổn thương thận tiến triển do tắc nghẽn hoặc trào ngược bàng quang-niệuquản, kiểm soát đi tiểu, phòng tránh NKĐTN, hạn chế ít nhất số lần phẫuthuật và các biến chứng của phẫu thuật sau này liên quan đến bệnh, đặc biệt là
ở những trẻ có thận-niệu quản đôi.3,4,6,18,55,56 Để có thể đạt được tất cả nhữngmục tiêu này, nhiều phương án tiếp cận khác nhau đã được đưa ra như sửa
Trang 26chữa tái cấu trúc toàn bộ (cắt cực trên thận, cắt NNQ, tái cấu trúc bàng quang,cắm lại niệu quản vào bàng quang), cắt cực trên thận đôi kèm NNQ, hay đơnthuần NSXNNQ để giảm áp lực tránh tổn thương thận NSXNNQ là phẫuthuật ít xâm lấn, tránh gây tổn thương vùng tam giác niệu-bàng quang, đặcbiệt là chức năng kiểm soát đi tiểu của bàng quang.57
Ở bệnh nhi có NNQ đơn thuần, không có triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu,chức năng thận tốt thì có thể được điều trị bảo tồn, dùng kháng sinh uống dựphòng liều thấp nếu có TNBQNQ và theo dõi tái khám thường xuyên.21 Chỉđịnh can thiệp phẫu thuật được cân nhắc khi NNQ gây tắc nghẽn đường tiểu,tắc nghẽn đường ra bàng quang, NKĐTN tái phát hoặc gây sẹo thận.21,22,58Siêu âm trước sinh phát hiện NNQ giúp mang lại nhiều lợi ích cho bệnhnhi NNQ hai bên trong bào thai gây nên triệu chứng tắc nghẽn đường ra bàngquang, dẫn đến tình trạng thiểu ối thì phương án điều trị can thiệp bằng laserdưới hướng dẫn của siêu âm trong bào thai ở những cơ sở y tế có chuyên môn
là an toàn và hiệu quả, giúp giải áp sự tắc nghẽn đường thoát nước tiểu ở bàngquang, bảo vệ được chức năng thận, giảm được nhiều nguy cơ cho thai nhi dothiểu ối và thiểu sản phổi.31,48,59,60 Tuy nhiên, thời gian và chỉ định can thiệpđiều trị trên bào thai ở những trường hợp này vẫn chưa rõ ràng.29 Bởi vì sựphát triển hoàn thiện của thận ở trong tam cá nguyệt thứ nhất thai kì nên bất
cứ can thiệp bào thai nào được chỉ định cũng nên được thực hiện sớm, trongtam cá nguyệt thứ hai của thai kì, có thể trước tuần 22 thai kì.29,61
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh việc điều trị can thiệp trướcsinh giúp cải thiện tiên lượng bệnh nhi sau sinh.31,46,48,50,60 Năm 2002, JyotiUpadhyay50 đã thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá sự cải thiện kếtcục tiên lượng bệnh ở nhóm bệnh nhi được chẩn đoán trước sinh với NNQ
Trang 27kèm thận-niệu quản đôi Nghiên cứu này đã kết luận rằng chẩn đoán NNQtrước sinh làm giảm nguy cơ liên quan đến NKĐTN.
Ở những trường hợp bệnh nhi không có triệu chứng và không cần can thiệpsớm, siêu âm bụng để kiểm tra định kì giúp ích trong việc theo dõi bệnh nhi.Trẻ sơ sinh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, không có biểu hiện củatắc nghẽn đường tiết niệu nên được theo dõi không phẫu thuật bất kể chứcnăng thận và có tình trạng TNBQNQ, ngược lại với những trẻ có biểu hiệnNKĐTN, dấu hiệu ứ nước thận tăng do tắc nghẽn thì nên được tiếp cận banđầu bằng NSXNNQ.15,21,62
Ở những bệnh nhi NNQ đơn thuần trong bàng quang với thận đơn, có thểbệnh nhi chỉ cần theo dõi nếu không triệu chứng, hoặc can thiệp phẫu thuậtmột lần là đủ để giải quyết tình trạng tắc nghẽn do NNQ gây ra nếu có Phầnlớn có trường hợp NNQ là NNQ ngoài bàng quang, thường đi kèm với bệnhthận-niệu quản đôi nên điều trị thường phức tạp, khó khăn hơn.12,52,55,63
NSXNNQ là phương pháp điều trị ngày càng phổ biến, an toàn, ít xâm lấn
và hiệu quả Một nghiên cứu tổng quan hệ thống về NSXNNQ do Byun thựchiện vào năm 200623 đã kết luận rằng những bệnh nhi NNQ ngoài bàngquang, liên quan đến bệnh thận-niệu quản đôi sẽ cần nhiều hơn những lầnphẫu thuật sau đó khi so với NNQ nằm trong bàng quang đơn thuần Phẫuthuật này cũng giúp cho việc cải thiện ứ nước cực thận dưới trong hệ thốngthận-niệu quản đôi.64 Nghiên cứu của Jame Sander65 cũng cho rằng NSXNNQ
có lợi ích hơn ở nhóm bệnh nhi NNQ trong bàng quang Nhóm bệnh nhi NNQngoài bàng quang với hệ thống thận-niệu quản đôi cần nhiều hơn những lầnphẫu thuật sau đó, tuy nhiên NSXNNQ vẫn mang giá trị tích cực trong việcbảo vệ chức năng thận
Trang 28Năm 2017, Hodhod62 đã tiến hành nghiên cứu để trả lời câu hỏi phương ánnào là tốt hơn giữa NSXNNQ hay cắt cưc trên thận ở trẻ dưới 1 tuổi mắcNNQ kèm hệ thống thận-niệu quản đôi Kết quả cho thấy rằng can thiệpNSXNNQ bảo tồn chức năng thận tốt hơn khi so sánh với cắt cực trên thận-niệu quản đôi nhưng tỉ lệ cần phải can thiệp phẫu thuật lần sau và tỉ lệNKĐTN là cao hơn.
1.3 Nội soi xẻ nang niệu quản
1.3.1 Kĩ thuật
Nhiều kĩ thuật NSXNNQ đã được mô tả và đã có những nghiên cứu đượcthực hiện để đánh giá những kĩ thuật này với tỉ lệ phẫu thuật lại cùng biếnchứng thay đổi.12,14,18,23,66 Những nghiên cứu đến nay cho thấy các phươngpháp NSXNNQ cho hiệu quả thành công tương đương nhau.55,67,68
NSXNNQ được thực hiện với kĩ thuật khác nhau tùy vào điều kiện, chuyênmôn và trang bị ở mỗi cơ sở y tế Năm 2021, một nghiên cứu hồi cứu đa trungtâm so sánh hiệu quả giữa những phương pháp điều trị nội soi này về việc liênquan đến thất bại phải thực hiện lại lần hay hay TNBQNQ sau phẫu thuật.12Hiện nay, NSXNNQ được thực hiện bằng dao điện được thực hiện phổ biến ởnhiều trung tâm trên thế giới.21
Một đèn nội soi với kích thước phù hợp, có kênh thao tác sẽ được đưa vàotrong bàng quang qua lỗ niệu đạo để quan sát Trước khi thực hiện xẻ nang,chúng ta cần phải xác định rõ ràng cấu trúc giải phẫu nội thành bàng quang, vịtrí lỗ đổ niệu quản, vùng tam giác niệu bàng quang Quan sát vị trí, giới hạn,kích thước toàn bộ NNQ và vùng xung quanh cổ bàng quang, thành bàngquang cũng rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp NNQ hai bên Việc thựchiện bơm nước vào làm căng thành bàng quang sẽ giúp thấy rõ hơn cấu trúcNNQ, tuy nhiên cần tránh làm đầy bàng quang quá mức sẽ có thể làm NNQ
Trang 29phẳng dẹt hoặc sa xuống, gây khó khăn cho việc quan sát và xẻ nang Sau khiđánh giá rõ ràng vị trí cần xẻ nang, một dao đốt điện được đưa vào thông quakênh thao tác trên đèn soi, đâm thủng một lỗ trên NNQ và xẻ một đường cắt ởmặt trước bên của nang cho đến khi đầu đốt xuyên qua được thành NNQ Sau
đó, phẫu thuật viên có thể dùng đốt điện xẻ xung quanh để mở rộng lỗ thủng.Một lỗ đủ rộng có thể làm xẹp NNQ một cách dễ dàng Một điểm quan trọngtrong lúc nội soi là phẫu thuật viên cần nằm rõ chi tiết giải phẫu để bảo vệ lỗniệu quản hai bên, giữ mạch máu nuôi niệu quản.3,42
Để đảm bảo một vết rạch có độ dày đủ vào NNQ, cần rạch đủ rộng để nhìnthấy rõ ràng lớp biểu mô đường niệu bên trong NNQ, tránh làm thủng thànhsau bàng quang và tổn thương ruột, dẫn đến nguy cơ rò rỉ nước tiểu vàokhoang sau phúc mạc hoặc trong phúc mạc.42
Hình 1.8 Hình ảnh nội soi xẻ nang niệu quản
“Nguồn: Michael Leonard, Luis Guerra, 2020” 42
Đối với NNQ ngoài bàng quang thì việc đâm thủng NNQ được thực hiệntại mặt đáy của NNQ tại vị trí trong bàng quang Nhưng lúc này cần chú ýtránh làm tổn thương niệu quản cực dưới và lỗ đỗ của niệu quản đối bên trong
Trang 30bàng quang Lỗ thủng đâm vào NNQ được xác nhận khi thấy dòng nước tiểuhoặc thấy được lớp biểu mô niêm mạc niệu quản liên tục với bàng quang.3Thủ thuật này được xem là thất bại khi siêu âm kiểm tra sau mổ, tình trạng ứnước thận vẫn còn hoặc tái phát NNQ.21
Kĩ thuật “Watering Can” cũng dần trở nên phổ biến hơn và đã có nhiềunghiên cứu gần đây được thực hiện.9,11,19,20,59,69 Kĩ thuật này sẽ dùng laser làmthủng NNQ nhiều vị trí, hình ảnh được so sánh như “bình tưới nước”, đượcthực hiện lần đầu tiên bởi bác sĩ Heide Wenzl vào thập niên 1990 ở Đức Ở kĩthuật này, dao laser được dùng để tạo ra khoảng 10 đến 20 lỗ trên thành trước
và sau phần trong bàng quang của NNQ.42,55
Hình 1.9 Kĩ thuật “Watering Can”
“Nguồn: Michael Leonard, Luis Guerra, 2020” 42
Năm 2016, Meizals70 đã mô tả kĩ thuật nội soi xẻ NNQ ngược dòng từ lỗ
đổ của niệu quản ngoài bàng quang đối với trường hợp NNQ ngoài bàngquang Ở kĩ thuật này, phẫu thuật viên cần phải xác định được lỗ đổ của NNQngoài bàng quang và việc xẻ NNQ sẽ bắt đầu từ vị trí này và kéo dài đến gần
Trang 31cổ bàng quang cho đến khi thấy được lòng trong của NNQ Nếu trong trườnghợp không thấy được lỗ đổ NNQ thì bắt đầu xẻ nang từ phần giới hạn xathuộc phần niệu đạo của phần vòm lên của NNQ Kĩ thuật này được cho rằng
sẽ tránh làm ảnh hưởng đến tam giác niệu-bàng quang, tránh nguy cơTNBQNQ sau phẫu thuật
Năm 2018, Nabavizade16 đã công bố nghiên cứu kết quả điều trị NNQ bằngphương pháp nội soi bàng quang tạo hai lỗ thủng kèm đặt sonde JJ đối vớiNNQ ngoài bàng quang ở 48 trường hợp Ở kĩ thuật này, một ống stent kíchthước phù hợp được đưa qua kênh soi niệu đạo Hai lỗ thủng bằng dao điện sẽđược tạo ra ở vị trí hai đầu gần nhất và xa nhất của NNQ, một dây dẫn sẽđược đưa vào thông qua hai lỗ thủng Một ống sonde JJ sẽ được luồn qua dâydẫn vào trong để đảm bảo dòng nước tiểu thông suốt bên trong NNQ Đèn soibàng quang đưa vào bên cạnh sonde JJ thông qua lỗ thủng phía xa NNQ vàdùng dao điện đốt nhiều vị trí thành biểu mô vùng xẹp bên trong NNQ Thaotác này sẽ giúp cho thành NNQ và lớp cơ bàng quang ở sau dính lại, giúp hạnchế TNBQNQ sau phẫu thuật.16,52
Hình 1.10 Hình ảnh trong nội soi xẻ nang niệu quản
“Nguồn: Holcomb and Ashcraft’s Pediatric Surgery, 2020” 1
Trang 321.3.2 Theo dõi sau nội soi xẻ nang niệu quản
NSXNNQ là phẫu thuật nhẹ nhàng, thực hiện nhanh, ít xâm lấn, bệnh nhiđược gây mê trong thời gian ngắn nên có thể xem đây là giải pháp điều trị antoàn, dễ dàng thực hiện Bệnh nhi được sử dụng kháng sinh dự phòng sau nộisoi xẻ nang Siêu âm bụng được thực hiện từ 4 đến 6 tuần sau NSXNNQ đểkiểm tra mức độ ứ nước thận VCUG được thực hiện vào lúc 6 tuần sau đểkiểm tra TNBQNQ mới xuất hiện Nếu bệnh nhi không có TNBQNQ sau mổ,
có thể ngừng điều trị kháng sinh dự phòng.42
NKĐTN, TNBQNQ và tình trạng tắc nghẽn là những vấn đề cần lưu ý sau
mổ Một bệnh nhi được nội soi xẻ NNQ được gọi là thành công khi sau phẫuthuật, bệnh nhi hết triệu chứng rối loạn đi tiểu, không còn triệu chứngNKĐTN, mức độ ứ nước thận giảm và không còn hình ảnh NNQ trên hìnhảnh học.3,42 Những bệnh nhi sau mổ có tình trạng thận ứ nước tiến triển haycòn hiện diện NNQ trên siêu âm thì có thể lặp lại nội soi lần hai.20
Nhiều kĩ thuật được sử dụng hiện nay cho kết quả hiệu quả tương tự nhau,giảm được triệu chứng tắc nghẽn do NNQ gây ra, nhưng tỉ lệ TNBQNQ sau
mổ là khác nhau giữa những kĩ thuật này TNBQNQ có thể xảy ra ở cực trên,cực dưới thận hoặc thận đối bên nên có thể tình trạng trào ngược mới xuấthiện sau phẫu thuật không chắc chắn do phẫu thuật gây nên và sẽ cải thiệnsớm sau một thời gian theo dõi.71,72 Một số nghiên cứu đã được thực hiện vàcho thấy kĩ thuật sử dụng laser được xem giúp giảm tỉ lệ TNBQNQ sau mổnhiều hơn so với xẻ nang bằng dao điện.16,19,20,69
Năm 2021, một phân tích tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp từ 4 cơ
sở dữ liệu được Sachit Anand12 và cộng sự thực hiện nhằm so sánh tỉ lệ biếnchứng TNBQNQ sau mổ giữ kĩ thuật tạo lỗ thủng NNQ bằng laser và xẻNNQ bằng dao điện Kết quả cho thấy tỉ lệ TNBQNQ và phẫu thuật lại lần hai
Trang 33sau mổ ở nhóm thực hiện bằng laser thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm đượccan thiệp bằng dao điện Tuy nhiên cần có thêm bằng chứng từ những thửnghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên trong tương lai.
1.4 Phẫu thuật cắt cực trên thận đôi
Hiện nay, các phương pháp điều trị ngày càng ít xâm lấn, một số trườnghợp có thể theo dõi đơn thuần nếu bệnh nhi không có triệu chứng, hoặc có thểnội soi xẻ nang niệu quản đơn thuần Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật xâm lấnhơn có thể được đặt ra khi bệnh nhi có tình trạng thận ứ nước nặng dai dẳng
do tắc nghẽn NNQ, trào ngược bàng quang-niệu quản nặng hoặc NKĐTN táiphát nhiều lần và tình trạng tiểu không tự chủ với NNQ lạc chỗ ngoài bàngquang.42
Phẫu thuật này tuy có tỉ lệ thành công cao, tuy nhiên không giải quyết đượcvấn đề trào ngược bàng quang-niệu quản cực dưới kèm theo, có nguy cơ đểlại túi thừa niệu quản dưới, là nguồn gốc phát sinh ứ đọng nước tiểu, gâynhiễm trùng tiểu sau này, và bệnh nhi cần được phẫu thuật lại để cắt đoạn túithừa niệu quản dãn, trào ngược này.73
1.5 Phẫu thuật nội soi kẹp cắt niệu quản
Phẫu thuật nội soi kẹp cắt niệu quản là phương pháp mới, xâm lấn tối thiểu,đơn giản, trong đó phẫu thuật viên sẽ phải kẹp cắt đoạn niệu quản liên quanđến NNQ sát bàng quang nhất có thể, sau đó lấy nước tiểu trong NNQ để đạtđược mục tiêu giảm áp lực trong lòng nang Phương pháp này nên được xemxét chỉ định ban đầu cho bệnh nhi có triệu chứng tiểu không tự chủ với NNQlạc chỗ và chức năng cực trên thận đôi không còn đáng kể.42,74-76
Bệnh nhi sẽ được nội soi bàng quang trước để nhận dạng lỗ đổ niệu quảncực dưới và đưa catheter niệu quản vào để có thể dễ dàng nhận biết trong lúcnội ổ bụng Sau đó bệnh nhi sẽ được nội soi ổ bụng, quan sát rõ cấu trúc hai
Trang 34niệu quản, thường niệu quản cực trên liên quan đến NNQ sẽ bị dãn thứ phát
do tắc nghẽn Bao chung chứa hai niệu quản sẽ được cắt ra và phẫu thuật viênphải tách rời hai niệu quản Sau đó niệu quản cực trên sẽ được xẻ ngang tại vịtrí gần bàng quang nhất có thể Việc hút giảm áp lực trong lòng NNQ có thểthực hiện qua kim luồn đâm xuyên qua thành bụng và quan sát trực tiếp bằngnội soi qua lỗ trocar rốn Phẫu thuật không có ảnh hưởng đến chủ mô thậncũng như niệu quản đoạn nội thành bàng quang nên nguy cơ rò nước tiểu, tràongược bàng quang-niệu quản là rất thấp.42,74
Hình 1.11 Niệu quản cực trên được kẹp cắt và niệu quản cực dưới được
đặt catheter qua nội soi bàng quang
“Nguồn: Rodrigo Romaoa, Armando J Lorenzo, 2020” 42
Phẫu thuật này nên được thực hiện ở bệnh nhi có cực trên thận đôi liênquan đến niệu quản được can thiệp có chức năng kém hoặc không còn chứcnăng Kinh nghiệm được công bố với phương pháp này được giới hạn ở dưới
50 trường hợp thận-niệu quản đôi, trong đó chỉ có một vài bệnh nhi thực sự cóNNQ Tuy nhiên, ở những trường hợp thận-niệu quản đôi có NNQ, giảm áplực tốt của NNQ giúp cải thiện ứ nước cực trên thận và theo dõi sau mổ bệnhnhi không có triệu chứng lâm sàng.77
Trang 351.6 Phẫu thuật nối niệu quản cực trên vào niệu quản cực dưới hoặc bể thận cực dưới
Hiện nay, ở bệnh nhi mắc NNQ có hệ thống thận-niệu quản đôi với chứcnăng cực trên kém hoặc có NKĐTN tái phát sau điều trị xâm lấn tối thiểu thìphẫu thuật cắt cực trên thận vẫn được ưu tiên lựa chọn Phẫu thuật nối niệuquản cực trên vào niệu quản cực dưới hoặc vào bể thận cực dưới được xemxét khi cực trên thận tắc nghẽn và chức năng cực trên thận còn tốt, niệu quảncực dưới không có trào ngược bàng quang-niệu quản.42,78
Phẫu thuật này còn để lại đoạn niệu quản cực trên sát bàng quang, có nguy
cơ trở thành túi thừa niệu quản, gây ứ đọng nước tiểu gây nhiễm trùng, tạo sỏi
và cần phải được giải quyết bằng phẫu thuật sau này Hẹp miệng nối niệuquản, rò nước tiểu, trào ngược bàng quang-niệu quản cực dưới và nguy cơlàm giảm chức năng cực dưới cũng được ghi nhận.73
Một số nghiên cứu đã kết luận phẫu thuật thành công cao với tỉ lệ trên90%.78-81 Phẫu thuật nối niệu quản cực trên vào niệu quản hoặc bể thận cựcdưới là an toàn và hiệu quả, không bị ảnh hưởng bởi chức năng và kích thướccủa cực trên thận đôi.78,81,82 Phẫu thuật này có thể thực hiện qua mổ mở, nộisoi hoặc robot hỗ trợ.42
1.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.7.1 Ngoài nước
Năm 2006, một phân tích tổng quan hệ thống do Esther Byun23 và cộng sựthực hiện đã kết luận rằng bệnh nhi NNQ ngoài bàng quang có tỉ lệ can thiệpNSXNNQ lần hai nhiều hơn đáng kể so với NNQ trong bàng quang Nghiêncứu cho thấy bệnh nhi NNQ ngoài bàng quang với thận-niệu quản đôi nhiềukhả năng cần phải có những phẫu thuật tiếp theo sau đó TNBQNQ trướcphẫu thuật làm tăng nguy cơ phải thực hiện lại NSXNNQ Vị trí NNQ ngoài
Trang 36bàng quang, hệ thống thận - niệu quản đôi và TNBQNQ trước phẫu thuật lànhững yếu tố gây biến dạng tam giác niệu-bàng quang và cần phải có nhữnglần phẫu thuật sau NSXNNQ.
Năm 2016, Sujit K Chowdhary58 và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu 43bệnh nhi được chẩn đoán và điều trị NNQ tại Khoa phẫu thuật Niệu nhi, bệnhviện Indraprastha Apollo, New Dehli Ấn Độ từ năm 2005 đến năm 2015.Nghiên cứu đã khuyến cáo tiếp cận NSXNNQ cùng lúc đặt lưu sonde JJ làđiều trị ban đầu phù hợp nhất ở những bệnh nhi mắc NNQ tắc nghẽn để giảm
áp lực trong nang và giảm tỉ lệ can thiệp phẫu thuật những lần sau
Năm 2016, nhóm nghiên cứu của Romy Gander21 đã thực hiện nghiên cứuđánh giá kết quả điều trị ban đầu của 43 bệnh nhi được chẩn đoán NNQ tạitrung tâm của họ trong 12 năm Nghiên cứu này đã kết luận NSXNNQ sớm
có hiệu quả cao trong việc giảm triệu chứng tắc nghẽn, giúp hạn chế NKĐTN,bảo vệ thận và thường là điều trị duy nhất ở bệnh nhi Nghiên cứu cũng chothấy TNBQNQ xuất hiện sau mổ là biến chứng phổ biến, tuy nhiên tình trạngnày thường sẽ sớm tự hồi phục mà không cần can thiệp
Năm 2017, Haddad55 và cộng sự đã báo cáo nghiên cứu 55 trường hợpNNQ, trong đó có 34 bệnh nhi được NSXNNQ bằng laser, 21 bệnh nhi đượcNSXNNQ bằng dao điện Kết quả cả hai nhóm đều cho kết quả giảm triệuchứng tắc nghẽn do NNQ, và giảm ứ nước thận Trong đó, nhóm bệnh nhiđược thực hiện phẫu thuật bằng laser có tỉ lệ TNBQNQ sau mổ thấp hơn có ýnghĩa so với nhóm bệnh nhi còn lại Kết luận này cho thấy kĩ thuật sử dụnglaser là một kĩ thuật xấm lấn tối thiểu, vừa giảm được mức độ ứ nước thận,mức độ tắc nghẽn do NNQ gây ra và hạn chế biến chứng TNBQNQ sau mổ.Năm 2021, nghiên cứu do Zenon Pogorelíc19 và cộng sự thực hiện để sosánh hiệu quả điều trị NSXNNQ ở trẻ sơ sinh bằng hai kĩ thuật laser và dao
Trang 37điện đã kết luận rằng cả hai kĩ thuật này đều an toàn, hiệu quả giống nhautrong việc giảm sự tắc nghẽn đường niệu, nhưng laser có thể ít xâm lấn và ítgây TNBQNQ hơn so với kĩ thuật dùng dao điện.
Năm 2021, một nghiên cứu hồi cứu về những bệnh nhi mắc NNQ đã đượcthực hiện bởi Vishesh Jain14 và cộng sự tại khoa Phẫu nhi, thuộc Viện Khoa
học Y tế New Dehli, Ấn độ từ tháng 1 năm 1992 đến tháng 12 năm 2018 Cótổng cộng 47 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu, gồm 28 bệnh nhi (60%)được chẩn đoán thận-niệu quản đôi, với tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 21tháng Những bệnh nhi NNQ với hệ thống thận-niệu quản đôi có tỉ lệ canthiệp lần sau cao hơn so với nhóm NNQ thận đơn
1.7.2 Trong nước
Năm 2002, Huỳnh Giới24 đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu chẩn đoán vàđiều trị túi sa niệu quản ở trẻ em” Nghiên cứu gồm 52 bệnh nhi với 58 NNQtrong đó số bệnh nhi có hệ thống thận-niệu quản đôi là 50 (96%), tỉ lệ nữ:nam
là 4,2:1 Biểu hiện lâm sàng chủ yếu lúc chẩn đoán là NKĐTN, khối u bụng
và NNQ sa ra ngoài niệu đạo ở trẻ nữ Chẩn đoán bệnh dựa vào siêu âm, chụpbàng quang lúc đi tiểu và chụp niệu đồ tĩnh mạch Điều trị bằng phương phápnội soi và cắm lại niệu quản vào bàng quang đã mang lại kết quả khả quan vàcần tiếp tục nghiên cứu lâu dài
trong thận-niệu quản đôi có túi sa niệu quản tại bệnh viện Nhi đồng 2” đã kếtluận chẩn đoán trước sinh giúp làm giảm tần suất nhiễm khuẩn đường tiếtniệu trước và sau phẫu thuật, giảm tỉ lệ phẫu thuật lại ở những trẻ có NNQtrên hệ thống thận-niệu quản đôi Nghiên cứu cũng ghi nhận phẫu thuật nộisoi xẻ nang niệu quản ở thời kỳ sơ sinh đối với nang niệu quản trong bàngquang ở nhóm có chẩn đoán trước sinh là điều trị triệt để
Trang 38CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp bệnh
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ ngày 1/6/2022 đến ngày 31/10/2023
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Ngoại Thận Tiết niệu Bệnh viện Nhiđồng 1 và Khoa Ngoại Niệu Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh
2.3 Đối tượng nghiên cứu
2.3.1 Dân số nghiên cứu
Tất cả hồ sơ bệnh nhi được chẩn đoán NNQ và được NSXNNQ tại khoaNgoại Thận-Tiết niệu Bệnh viện Nhi đồng 1 và Khoa Ngoại Niệu Bệnh việnNhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 1/1/2015 đến 31/12/2022
2.3.2 Dân số chọn mẫu
Các hồ sơ bệnh nhi được chẩn đoán NNQ trong độ tuổi dưới 16 tuổi đếnkhám, điều trị NSXNNQ và có tái khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh việnNhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 392.3.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu
2.3.3.1 Tiêu chuẩn chọn vào
Tất cả các hồ sơ bệnh án thỏa hai tiêu chí sau
Bệnh nhi được điều trị tại khoa Ngoại Thận-Tiết niệu Bệnh viện Nhiđồng 1 và Khoa Ngoại Niệu Bệnh viện Nhi đồng 2 với chẩn đoánNNQ
Bệnh nhi được phẫu thuật nội soi xẻ nang niệu quản lần đầu từ ngày1/1/2015 đến ngày 31/12/2022
Trong nghiên cứu của chúng tôi NNQ được chẩn đoán dựa vào
Lâm sàng: bệnh nhi có thể đến khám vì triệu chứng của nhiễm khuẩnđường tiết niệu như sốt, tiểu đục hoặc đến khám vì đau bụng, tiểumáu hoặc không có triệu chứng gì
Cận lâm sàng: hình ảnh NNQ được phát hiện trên siêu âm ổ bụng
2.3.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Các hồ sơ bệnh án của bệnh nhi có bất kỳ đặc điểm nào sau đây
Bệnh nhi được chẩn đoán NNQ chưa hoặc không được điều trị canthiệp NSXNNQ
Bệnh nhi NNQ được NSXNNQ và có theo dõi bệnh sau phẫu thuậtdưới 6 tháng
Bệnh nhi đã có tiền căn được mổ bàng quang, mổ thận trước đây
Hồ sơ bệnh án lưu trữ không đầy đủ số liệu
2.4 Cỡ mẫu
Lấy trọn tất cả hồ sơ bệnh án của các bệnh nhi được chẩn đoán NNQ, thỏatiêu chuẩn dân số chọn mẫu và không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ
Trang 402.5 Liệt kê và định nghĩa các biến số
2.5.1 Liệt kê các biến số
Bảng 2.1 Liệt kê các biến số trong nghiên cứu
NamNữ
Nơi cư trú của bệnh nhi Nhị giá
TP HCMKhác
Lí do nhập viện Danh định
Phát hiện bất thường trước
CóKhôngTuổi được chẩn đoán bệnh
Chụp xạ hình thận trước
CóKhôngTuổi được NSXNNQ Định lượng Tháng
Trái, phảiHai bên