Phân tích xu hướng biến động của kết quả sản xuất kinh doanh .... Với ý nghĩa đó, công tác thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiêpk phải chính xác và đảm bảo tính so sánh đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
🙠🙠🙠🕮🙢🙢🙢
BÀI THẢO LUẬN
LHP: THỐNG KÊ KINH DOANH
cung cấp dịch vụ tại Công ty CP tập đoàn Dabaco
Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Đặng Văn Lương
Nhóm thực hiện: 04
Mã LHP: 232_ANST1211_02
Hà Nội, năm 2024
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
1 Nguyễn Nhi Anh - Nhóm trưởng
- Tổng hợp, chỉnh sửa nội dung
- Thuyết trình
2 Nguyễn Thị Thùy Dung - Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng
3 Nguyễn Thùy Dương - Làm powerpoint
4 Nguyễn Thị Hương Giang - Phân tích xu hướng biến động
5 Phạm Thị Xuân Mai - Dự báo thống kê
6 Lê Thanh Nga - Khái quát chung công ty
Dabaco
7 Nguyễn Uyển Nhi - Tổng hợp cơ sở lý luận
- Đánh giá kết quả phân tích
8 Lê Minh Phương - Phân tích cơ cấu và thay đổi
cơ cấu
Trang 3MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.1 Một số khái niệm cơ bản về doanh thu trong doanh nghiệp 2
1.2 Phân loại kết quả sản xuất kinh doanh 3
1.3 Phân tích thống kê DTT BH&CCDV trong doanh nghiệp 4
1.3.1 Phân tích tính hình thực hiện kế hoạch kết quả sản xất kinh doanh 4
1.3.2 Phân tích cơ cấu và thay đổi cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp 5
1.3.3 Phân tích xu hướng biến động của kết quả sản xuất kinh doanh 5
1.3.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh 5
1.3.5 Dự báo thống kê kết quả sản xuất kinh doanh 6
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN DABACO 7
2.1 Khái quát chung về công ty CP tập đoàn Dabaco 7
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 7
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco 8
2.1.3 Đặc điểm về Nguồn nhân lực của Công ty 9
2.2 Phân tích tình hình doanh thu thuần BH&CCDV của công ty CP tập đoàn Dabaco 10
2.2.1 Thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019-2023 10
2.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của DTT BH&CCDV 11
2.2.3 Phân tích cơ cấu và thay đổi cơ cấu DTT BH&CCDV của doanh nghiệp 11
2.2.4 Phân tích xu hướng biến động của DTT BH&CCDV 12
2.2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới DTT BH&CCDV 14
2.2.6 Dự báo thống kê 15
2.3 Đánh giá 17
2.3.1 Những kết quả đạt được 17
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 18
2.3.3 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện 19
KẾT LUẬN 20
Trang 4ra mới tính được chỉ tiêu GNP, GDP, GNI phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một đất nước
Với ý nghĩa đó, công tác thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiêpk phải chính xác và đảm bảo tính so sánh được giữa các thời kỳ phát triển của một nền kinh tế và giữa các nền kinh tế với nhau
Ngoài ra, thống kê kết quả sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng sản xuấ kinh doanh cũng như biện pháp để cải thiện và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình
Để hiểu rõ hơn về thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, nhóm chúng em quyế
định lựa chọn đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Tập đoàn DABACO”
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ thầy đã giúp nhóm hoàn thành
đề tài này
Trang 52
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU THUẦN BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP
DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN DABACO
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Một số khái niệm cơ bản về doanh thu trong doanh nghiệp
a Hoạt động sản xuất kinh doanh
• Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là hoạt động sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu thị trường nhằm mục tiêu thu lợi nhuận
• Phân biệt hoạt động sản xuất tự cấp, tự túc với hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị là điều kiện cần thiết đảm bảo độ chính xác của các thông tin thống kê
o Giống nhau: đó là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm vật chất và phi vật chất nhằm đáp ứng cho mục đích đã định trước của người sản xuất
o Khác nhau:
o Khác nhau:
Sản xuất tự cấp, tự túc Sản xuất kinh doanh
- Mục đích sản xuất: thoả mãn nhu
cầu của người sản xuất
- Quy mô sản xuất: nhỏ
- Không cần so sánh về chất lượng,
mẫu mã, hình thức
- Thu lợi nhuận tối đa
- Tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp - Luôn quan tâm đến so sánh chất lượng, mẫu mã với các doanh nghiệp khác
- Không cần phải được xã hội thừa
nhận - Không cần phải hạch toán
kinh doanh - Không cần quan tâm
đến thông tin giá cả thị trường
- Phải được xã hội thừa nhận
- Luôn tiến hành hạch toán kinh tế - Luôn quan tâm đến thông tin giá cả thị trường
b Kết quả sản xuất kinh doanh
• Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng tiền toàn bộ thành quả lao động hữu ích do những người lao động của đơn vị đó làm ra trong một thời kỳ nhất định
• Kết quả SXKD của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng cho xã hội, được thể hiện là sản phẩm vật chất hay phi vật chất Những sản phẩm này phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội, được người tiêu dùng chấp nhận
• Chỉ được coi là kết quá sản xuất của một đơn vị khi:
Trang 6o Nó là sản phẩm hữu ích
o Là kết quả do lao động của đơn vị đó làm ra và được xác định trong một thời gian cụ thể
1.2 Phân loại kết quả sản xuất kinh doanh
a Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tổng doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp thực tế hoặc có thể thu được trong
kỳ nhờ bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình ở kỳ nghiên cứu
Về nội dung, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp bao gồm:
+ Sản phẩm đã hoàn thành ở các kỳ trước nhưng tiêu thụ (thu được tiên) ở kỳ tính toán
+ Sản phẩm sản xuất và bán được (đã thu được tiền hoặc người mua chấp nhận thanh toán) ở kỳ tính toán (gồm thành phẩm, bán thành phẩm, phụ phế phẩm thực tế đã bán) Nó bao gồm sản phẩm do chính cơ sở sản xuất ra hoặc sản phẩm gia công chế biến
ở cơ sở khác nhưng nguyên vật liệu do chính cơ sở cung cấp;
+ Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp
+ Giá trị sản phẩm, hàng hóa chuyển nhượng cho các cơ sở khác trong cùng công
ty, tổng công ty, tập đoàn, liên hiệp xí nghiệp (trường hợp này gọi là doanh thu bán hàng nội bộ)
b Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần BH& CCDV = Tổng doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ phát sinh trong kỳ Các khoản giảm trừ phát sinh trong kỳ gồm:
- Thuế các loại (ngoại trừ thuế thu nhập doanh nghiệp);
- Chiết khấu thương mại;
- Giảm giá hàng bán;
- Giá trị hàng bán bị trả lại…
* Doanh thu sản xuất của hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản
Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản gồm có 3 ngành cấp 2: Nông nghiệp; lâm nghiệp và thủy sản Lĩnh vực nông nghiệp lại chia ra 3 ngành sản xuất cấp 3 gồm: trồng trọt, chăn nuôi (trừ nuôi trồng thủy, hải sản) và dịch vụ nông nghiệp Dưới
Trang 74
đây trình bày cách tính một vài lĩnh vực có tổng giá trị sản xuất lớn trong ngành cấp
I (nông, lâm, thủy sản)
Trong đó:
a1 - Doanh thu của sản phẩm trồng trọt bao gồm:
(1) Doanh thu sản phẩm chính như thóc, ngô, khoai, sắn,
(2) Doanh thu sản phẩm phụ của các loại cây trồng
a2 - Doanh thu sản phẩm chăn nuôi gồm:
(1) Doanh thu trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong kỳ của gia súc, gia cầm (không bao gồm súc vật làm chức năng tài sản cố định)
(2) Doanh thu các loại sản phẩm chăn nuôi thu được không phải thông qua việc giết thịt con vật (sữa, trứng, lông cừu, mật ong ) còn gọi là sản phẩm tách rời con vật
(3) Doanh thu các loại sản phẩm phụ chăn nuôi thu được trong kỳ
a3 - Giá trị nuôi trồng, đánh bắt (do nuôi trồng và đánh bắt từ tự nhiên) và sơ chế thủy, hải sản;
a4 - Chênh lệch doanh thu sản phẩm sản xuất dở dang của trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp cuối năm so với đầu năm
a5 - Doanh thu các hoạt động dịch vụ sản xuất mà doanh nghiệp làm thuê cho bên ngoài
a6 - Doanh thu do cho thuê máy móc thiết bị thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp
có người điều khiển đi kèm
1.3 Phân tích thống kê DTT BH&CCDV trong doanh nghiệp
1.3.1 Phân tích tính hình thực hiện kế hoạch kết quả sản xất kinh doanh
Trang 81.3.2 Phân tích cơ cấu và thay đổi cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp
Bước 1: Tính toán cơ cấu các bộ phận cấu thành trong DTT BH&CCDV của từng ngành và chung của toàn đơn vị
Bước 2: Tiến hành so sánh sự thay đổi cơ cấu thực tế đạt được chỉ tiêu nghiên cứu với chiến lược, kế hoạch phát triển của đơn vị Qua đó rút ra kết luận
1.3.3 Phân tích xu hướng biến động của kết quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp phân tích:
• Sử dụng dãy số thời gian
- Tính lượng tăng tuyệt đối (liên hoàn, định gốc, bình quân) của chỉ tiêu theo thời gian
- Tính tốc độ phát triển (liên hoàn, định gốc, bình quân) của chỉ tiêu theo thời gian
- Tính tốc độ tăng (liên hoàn, định gốc, bình quân) của chỉ tiêu theo thời gian Chỉ tiêu Liên hoàn Định gốc Bình quân
Lượng tăng (giảm) tuyệt
đối
𝜹𝒊 = 𝒚𝒊− 𝒚𝒊−𝟏 ∆𝒊 = 𝒚𝒊− 𝒚𝟏 𝜹̅ = 𝒚𝒏− 𝒚𝟏
𝒏 − 𝟏Tốc độ phát triển 𝒕
- Phương pháp tính bình quân trượt
1.3.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều chỉ tiêu: số sản phẩm sản xuất, GO, VA, NVA, lợi nhuận, doanh thu, sản lượng hàng hoá… Để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh thường sử dụng hai phương pháp: Phương pháp chỉ số và phương pháp hồi quy tương quan
Với phương pháp chỉ số, điều quan trọng là phải xây dựng được phương trình kinh
tế theo quan hệ tổng số hoặc quan hệ tích số Khi lập phương trình phân tích thực hiện theo quy ước: Nhân tố chất lượng đặt trước, nhân tố số lượng đặt sau
Vận dụng phương pháp chỉ số để tiến hành phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của hiện tượng nghiên cứu bởi hai hoặc nhiều nhân tố Chẳng hạn, phân tích hai nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh GO (VA, NVA; M; doanh thu ) từ
Trang 96
phương trình kinh tế GO (hoặc VA, NVA; M; doanh thu ) = Năng suất lao động người tính theo GO (VA, NVA; M; doanh thu ) × Số lao động làm việc bình quân,
1.3.5 Dự báo thống kê kết quả sản xuất kinh doanh
• Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
➢ Áp dụng trong trường hợp dự báo đối với các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh phát triển tương đối ổn định, lượng tăng (giảm) liên hoàn của chúng qua thời gian xấp xỉ bằng nhau
➢ Mô hình dự báo
𝑦̂𝑛+𝐿 = 𝑦𝑛+ 𝛿̅ 𝐿 Trong đó:
𝑦̂𝑛+𝐿: Giá trị dự báo ở thời gian n + L
yn: Giá trị thực tế ở thời gian thứ n
𝛿̅: Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân
L: Tầm xa dự báo
• Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình
➢ Áp dụng khi các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh có nhịp độ phát triển
tương đối đồng đều, các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau
➢ Mô hình dự báo
𝑦̂𝑛+𝐿 = 𝑦𝑛 (𝑡̅)𝐿Trong đó:
𝑦̂𝑛+𝐿: Giá trị dự báo ở thời gian n + L
yn: Giá trị thực tế ở thời gian thứ n
𝑡̅: Tốc độ phát triển bình quân
L: Tầm xa dự báo
• Dự báo dựa vào hàm xu thế (dựa vào hàm hồi quy và tương quan)
Trước hết cần khảo sát mối quan hệ giữa tiêu thức nguyên nhân với tiêu thức kết quả là tương quan tuyến tính hay tương quan phi tuyến tính Trong một số trường hợp
có thể dùng hàm tuyến tính thay cho hàm phi tuyến tính, tạo thuận lợi trong khâu tìm giá trị của tham số tự do
Sau khi đã tìm được hàm số tương quan, thay các giá trị của biến số cần dự báo
để tìm kết quả của tiêu thức nguyên nhân cần dự báo
Ví dụ: Phương trình hồi quy theo thời gian :
y t = f ( t, a 0 , a 1 , , a n )
Mô hình dự báo:
y n + L = f ( t +L)
Trang 10CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CP TẬP ĐOÀN DABACO 2.1 Khái quát chung về công ty CP tập đoàn Dabaco
- Tên công ty: Công ty CP tập đoàn DABACO Việt Nam
- Trụ sở chính: Số 35 Đường Lý Thái Tổ, TP Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
- Điện thoại: 0241 3826 077 - 3895111
- Mã số thuế: 2300105790
- Website: www.dabaco.com.vn
- Email: contact@dabaco.com.vn
- Số đăng ký kinh doanh: 2300105790
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam được tổ chức theo mô hình công
ty cổ phần, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc Nhờ vào nền tảng kinh nghiệm cùng với khả năng quản lý, điều hành mang tính đột phá của Ban lãnh đạo, đã thúc đẩy công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng
Tập đoàn DABACO Việt Nam gồm có các Công ty con, công ty trực thuộc công
ty liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực, đa nghành nghề
Một doanh nghiệp có hàng nghìn nhân sự, kênh phân phối rộng khắp, doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng giá trị cốt lõi, cội nguồn của DABACO GROUP lại nằm ở yếu tố con người
“Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động” là kim chỉ nam trong quá trình xây dựng đội ngũ cũng như tìm và giữ những con người phù hợp nhất trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn của DABACO GROUP
Trang 11o Kinh doanh vật tư, thiết bị, hóa chất phục vụ sản xuất nông – công nghiệp, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vât
o Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y Đại lý và kinh doanh xăng dầu, cảng bốc xếp và vận tải hàng hóa
o Kinh doanh bất động sản nhà ơ và đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị mới, khu công nghiệp vừa và nhỏ
o Giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm, thủy cầm Sản xuất, chế biến thức
ăn thủy sản Sản xuất, chế biến, kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi: gia súc, gia cầm, thủy sản
o Kinh doanh hoạt động thương mại bao gồm: Khách sạn, nhà hàng, siêu thị, đại lý ô tô, kinh doanh dịch vụ ăn uống, đồ dùng cá nhân và gia đình Khai thác
và kinh doanh vật liệu xây dựng
o Hoạt động thú y, chẩn đoán bệnh động vật đưa ra phác đồ điều trị, dịch vụ kiểm tra, khám chữa bệnh động vật, tiêm chủng, dịch vụ thú y lưu động
Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam hoạt động nhiều lĩnh vực nghành, nghề với nhiều đơn vị thành viên Hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, con giống các loại Điều đặc biệt ở DABACO là định hướng các dòng sản phẩm “Con giống – Thức ăn – Chăn nuôi gia công – Giết mổ và chế biến thực phẩm” theo mô hình khép kín, đây là mô hình nhiều ưu thế, giúp kiểm soát được chất lượng đầu ra về vấn đề an toàn thực phẩm, rất có triển vọng phát triển trong tương lai, khi mà điều kiện sống người dân ngày càng được nâng lên, họ sẽ thay đổi tư duy, tập quán lạc hậu để áp dụng các phương pháp chăn nuôi hiện đại
• Một số sản phẩm tiêu biểu của Công ty có thể kể đến như:
o Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản, chim cảnh… của các thương hiệu: Dabaco, Topfeeds, Khangtivina, Nasaco, Growfeeds, Kinh Bắc
Trang 12o Các giống gà màu do công ty lai tạo thành công gồm: Gà J-Dabaco, Gà nòi chân vàng, Gà nòi ô tía, Gà 9 cựa Dabaco… được người chăn nuôi đặc biệt ưa thích với chất lượng thịt thơm ngon và mang lại giá trị cao cho người chăn nuôi
o Sản phẩm lợn con 23 ngày tuổi; Lợn hậu bị gồm các giống thuần Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain và các con lai của các giống thuần như lợn lai Land-York, lợn lai Pi-York
o Sản phẩm xúc xích Dabaco, thịt hộp Dabaco, trứng gà Omega 3
• Mục tiêu hoạt động của Công ty
Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tối đa lợi nhuận cho các cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh và bền vững
2.1.3 Đặc điểm về Nguồn nhân lực của Công ty
Qua hơn hai thập kỷ xây dựng và trưởng thành, đến nay Tập đoàn Dabaco đã có một nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ chuyên môn giỏi, đáp ứng được đòi hỏi của yêu cầu ngày càng cao của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa nghành nghề Cơ cấu lao động của Dabaco có tỷ lệ lao động: nam chiếm 60%, nữ chiếm 40%
Lao động có trình Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 42% còn lại là lao động phổ thông đào tạo tại chỗ; đáp ứng yêu cầu quản trị, quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh Đội ngũ lao động trẻ, có trình độ chuyên môn cao, ngày càng phù hợp với yêu cầu của thực tế kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng để Dabaco phát triển vững chắc và toàn diện
Đối với Dabaco, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp Phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá trong chiến lược phát triển doanh nghiệp Dabaco hiện đang thực hiện các giải pháp như: Hoàn thiện các quy chế, chính sách hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp, đảm bảo công bằng và hợp lý trong chi trả lương cho người lao động, tạo tính cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài và giữ chân nguồn lực bên trong; Cải thiện môi trường làm việc; Tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ ngoài trình độ chuyên môn còn phái trau dồi thêm về trình độ ngoại ngữ, nhằm xem xét khả năng của từng người để lên kế hoạch đào tạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhân viên
Do đặc điểm kỹ thuật chế biến và chăn nuôi phức tạp, nhiều kỹ thuật tiến tiến, hiện đại, mức độ độc hại cao đòi hỏi phải tập trung cao độ trong quá trình làm việc nên công
ty phải sử dụng một lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật cao Đây là lực lượng lao