1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận iện nay cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật về quyền được lãng quên trong đó người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm lưu trữ xóa bỏ

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật về quyền được lãng quên, trong đó người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những th

Trang 1

Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật về quyền được lãng quên, trong đó người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm phản đối quy định trên.

NHÓM : 04

LỚP : 4817 (N14.TL1)

Hà Nội, 2023

Trang 2

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRANH BIỆN K48

Nhóm: 04 Lớp: 4817 (N14.TL1)

Chủ đề tranh biện: Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật

về quyền được lãng quên, trong đó người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm phản đối quy định

Thông tin đưa ra rõ ràng và chính xác.

Có sử dụng số liệu, ví dụ minh họa cho luận điểm, có độ tin cậy cao.

Hình ảnh, clip, biểu đồ hấp dẫn và thu hút Có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo.

Nhóm tranh biện có sự phối hợp trong thời gian thuyết trình và trả lời tranh biện.

Nhóm tranh biện nắm vững nội dung trình bày nội dung một cách thuyết phục.

Tranh luận đúng chừng mực và kiểm soát được cảm xúc trong tranh biện.

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 04

Lớp: 4817 (N14.TL1)

Chủ đề tranh biện: Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật

về quyền được lãng quên, trong đó người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm phản đối quy định trên.

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

- Tuần 6, 7: lập dàn ý, họp buổi đầu tiên Trong buổi họp này, mỗi bạn đều phải nêu ra ý kiến của bản thân về việc xây dựng hệ thống luận điểm Sau đó nhóm thống nhất luận điểm và chia thành các nhóm nhỏ để tìm hiểu và trình bày từng luận điểm một các cụ thể.

- Tuần 8: Trong tuần này, nhóm họp 2 lần Trong lần họp đầu, các nhóm nhỏ trình bày phần bài làm của mình Các thành viên khác nhận xét, đóng góp ý kiến, đưa ra thêm dẫn chứng, lí lẽ để tiếp tục hoàn thành và tổng hợp Trong buổi họp thứ 2, nhóm chỉnh sửa và chốt nội dung lần cuối cho bài làm của các nhóm nhỏ.

- Tuần 9: Nhóm họp lần cuối để cắt bỏ những nội dung dư thừa để bài tiểu luận đáp ứng số trang quy định

2 Phân chia công việc và họp nhóm

STTHọ và tênCông việc thựchiện

Cao Thanh NgọcXây dựng, chỉnh sửa nội dung (Luận điểm 3)

5 Nguyễn Minh Ngọc Xây dựng nội dung (Luận điểm 1) XXXA6 Nguyễn Thị Hồng Ngọc Xây dựng nội dung(Luận điểm 2) XXXA7 Trần Bảo Ngọc Xây dựng nội dung (Giải pháp, kiến

Trang 4

MỤC LỤC:

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN 1

1 Khái niệm và sự ra đời của quyền được lãng quên 1

2 Vấn đề thực hiện quyền được lãng quên trong thực tiễn 2

II HỆ THỐNG LẬP LUẬN VỀ PHẢN ĐỐI QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN 2

1 Luận điểm 1: Quyền được lãng quên đặt trong mối quan hệ với quyền tựdo ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin 2

2.1 Quyền được lãng quên có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh doanhcủa chủ thể kinh doanh 5

2.2 Quyền được lãng quên đặt trong mối quan hệ với quyền của chủ thểkinh doanh đặt ra bài toán giữa trách nhiệm cộng đồng với bài toán kinhtế của doanh nghiệp 5

3 Luận điểm 3: Những hạn chế của quyền được lãng quên và khó khăntrong việc thực hiện nó trong thực tiễn ở Việt Nam 6

3.1 Sự mâu thuẫn trong các cách hiểu của quyền 6

3.2 Những thách thức và rủi ro khi thực hiện quyền được lãng quên trongthực tế 7

3.2.1 Khó khăn trong việc đánh giá và xác thực thông tin: 7

3.2.2 Rủi ro lợi dụng và lừa đảo: 8

3.2.3 Vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và ảnh hưởng đếnlợi ích công cộng: 8

III ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG – CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT 8

1 Giải pháp đến từ phía chính quyền 9

2 Giải pháp đối với người sử dụng Internet 9

KẾT LUẬN 10 Too long to read on

your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 6

MỞ ĐẦU

Trong vòng 5 năm trở lại đây, Internet cùng với các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok đang trở nên ngày càng phổ biến ở nước ta Theo báo cáo thống kê của We Are Social, vào 01/2023, nước ta đã có khoảng 77.93 triệu người dùng Internet, đạt tỉ lệ 79.1% trên tổng dân số Điều này đã và đang đặt ra vấn đề về việc quản lí và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trên không gian mạng Hiện nay ở nước ta, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật về quyền được lãng quên, trong đó người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet Tuy nhiên, việc ban hành và thực thi quyền được lãng quên ở các quốc gia trên thế giới vẫn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức Vậy liệu Việt Nam có nên ban hành luật về quyền được lãng quên hay không? Trong bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ trình bày những luận điểm với chứng cứ xác đáng cùng đưa ra những căn cứ pháp lý để chứng minh và củng cố quan điểm về việc PHẢN ĐỐI ban hành quyền được lãng quên của mình.

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN1 Khái niệm và sự ra đời của quyền được lãng quên

Quyền được lãng quên được hiểu là một người có quyền xóa bất kỳ thông tin nào về bản thân mà người đó đã đăng trực tuyến, bao gồm cả thông tin mà người khác đã đăng lại; chỉnh sửa, hạn chế, loại bỏ bất kỳ thông tin nào có sẵn trên mạng về bản thân, bất kể nguồn gốc của thông tin đó hoặc liên kết có liên quan đến cá nhân nếu những thông tin này gây phương hại tới cá nhân hoặc lợi ích của cộng đồng hay đã lỗi thời và không còn cần thiết.

Quyền được lãng quên bắt nguồn từ nhiều ý tưởng đã xuất hiện trước đó trong lĩnh vực pháp luật hình sự, pháp luật dân sự ở Châu Âu và chính thức được thiết lập lần đầu vào tháng 5 năm 2014 tại Liên minh Châu Âu theo một phán quyết của Tòa án Công lý Châu Âu Để quyết định nội dung nào cần xóa, các công cụ tìm kiếm phải cân nhắc xem liệu thông tin trong yêu cầu có “sai, thiếu, không phù hợp hay thừa” hay không và liệu phần thông tin còn lại không bị xóa trong kết quả tìm kiếm có đem lại lợi ích cho cộng đồng hay không Việc xóa dữ liệu cá nhân phát sinh từ một trong các trường hợp sau: Dữ liệu không còn cần thiết cho các mục đích mà chúng được thu thập hoặc xử lý ban đầu; chủ thể dữ liệu rút lại sự đồng ý; chủ thể dữ liệu phản đối việc xử lý; dữ liệu có thể bị xử lý bất hợp pháp; dữ liệu phải được xóa để tuân thủ nghĩa vụ pháp lý

1

Trang 7

2 Vấn đề thực hiện quyền được lãng quên trong thực tiễn

Thông thường quyền này được thực hiện dưới hai hình thức là: quyền hủy niêm yết1 và quyền xoá dữ liệu 2

Hiện nay quyền được lãng quên đang được thực hiện ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Liên minh Châu Âu, Cộng hòa Pháp, Anh… Ví dụ cụ thể đối với Hoa Kỳ:

Tại quốc gia này, quyền được lãng quên chưa được công nhận là quyền riêng biệt, mà chỉ được tiếp cận dưới góc độ là quyền được tự do, tự nguyện xóa các dữ liệu đã đưa lên trước đó Theo đó họ cho rằng việc cấp cho mọi người quyền xóa liên kết đến những chuyện quá khứ của họ khỏi các kết quả tìm kiếm theo tên của họ trên Google là vi phạm quyền tự do ngôn luận Và cho đến hiện nay, những tranh cãi xoay quanh quyền được lãng quên vẫn là một trong những vấn đề gây tranh cãi tại quốc gia này.

Tình hình diễn ra cụ thể tại Hoa Kỳ chính là một trong số những ví dụ mà ta cần tham khảo kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên hay không ban hành luật về quyền được lãng quên Bằng những luận điểm, lí lẽ và các căn cứ pháp lý đưa ra sau đây, chúng tôi phản đối quan điểm ủng hộ ban hành quyền được lãng quên tại Việt Nam.

II HỆ THỐNG LẬP LUẬN VỀ PHẢN ĐỐI QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN1 Luận điểm 1: Quyền được lãng quên đặt trong mối quan hệ với quyền tự dongôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin

1.1 Cơ sở pháp lí

Điều 25 Hiến pháp (2013): “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Khoản 1 điều 3 Luật Tiếp cận thông tin (2016): “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.”

Mục c khoản 2 điều 4 Luật Báo chí (2016), báo chí có quyền: “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân”.

Khoản 3 điều 11 Luật Báo chí (2016) quy định công dân có quyền: “Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác”.

1 Quyền hủy niêm yết là quyền cho phép một cá nhân yêu cầu người điều hành công cụ tìm kiếm xóa một số kếtquả tìm kiếm được liên kết với tên của mình.

2 Quyền xóa dữ liệu cho phép chủ thể dữ liệu được quyền yêu cầu các công ty xóa bỏ những thông tin mình đãcung cấp trong quá khứ, kể cả các bài đăng cũ trên các trang mạng xã hội; dừng chia sẻ dữ liệu và có thể yêu cầubên thứ ba ngưng xử lý dữ liệu.

2

Trang 8

Khoản 1 điều 25 Luật Báo chí (2016): “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.”

1.2 Phân tích lập luận

Thứ nhất, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của

công dân Việt Nam đã được quy định trong điều 25 Hiến pháp 2013 Theo đó công dân có quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý; được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in Đồng thời công dân Việt Nam cũng có quyền tìm kiếm những thông tin, việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin cần thiết với bản thân

Cùng với sự trình bày về quyền được lãng quên (ở phần I), ta có thể thấy có sự mẫu thuẫn giữa tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin với quyền được lãng quên, giữa một bên được quyền yêu cầu xóa những thông tin cá nhân mà bản thân chủ thể cảm thấy nhạy cảm, hết giá trị (tức là bảo vệ lợi ích cho từng cá nhân, cho phép họ được quyền quản lý, xử lý, quyết định thông tin của mình hoàn toàn theo ý chí của bản thân) với một bên được phép tìm hiểu đồng thời bày tỏ quan điểm cá nhân về cá nhân khác (tức là được tự do tìm kiếm, tiếp nhận, truyền đạt thông tin, tự do sử dụng các phương tiện báo chí, các trang mạng xã hội không trái với quy định của pháp luật).

Việc ban hành quyền được lãng quên có thể dẫn tới vấn đề “luật chồng chéo luật” từ đó gây ra những lỗ hổng không đáng có đối với pháp luật Việt Nam

Thứ hai, năm 1992, điều 69 Hiến pháp Việt Nam quy định: “Công dân có

quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” Đến năm 2013, điều 25 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.” Ta có thể thấy có sự thay đổi từ việc công dân “có quyền được thông tin” (1992) sang công dân có quyền “tiếp cận thông tin” (2013) Quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định rộng rãi hơn; đó không chỉ là một quyền thụ động được thông báo thông tin từ những cơ quan, tổ chức mà còn là quyền chủ động tìm kiếm, được đòi hỏi các cơ quan, tổ chức nhà nước đáp ứng những gì mình muốn tiếp cận, “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin” (theo khoản 1 điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016)

Thứ ba, Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền Liên hợp quốc khẳng định:

“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến Quyền này bao gồm sự tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp và sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận, chia sẻ những ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có biên giới” Ở Việt Nam theo luật Báo chí 2016 tại khoản 3 điều 16 có quy định công dân có quyền: “Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội -3

Trang 9

nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác”

Việc xóa bỏ một trong những thông tin trên internet mà chủ thể mong muốn (nếu quyền được lãng quên ban hành) thì các thông tin các cá nhân, tổ chức khác được cung cấp đều không còn Đồng thời những đánh giá, nhận xét của mọi người trong xã hội để thể hiện quyền tự do ngôn luận cũng theo đó mất hết kể cả đó có là những góp ý chân thành mang tính chất xây dựng, hoặc mong muốn chủ thể hướng tới sự thay đổi theo hướng tích cực Vậy ở Việt Nam Luật Báo chí liệu có còn giữ nguyên được ý nghĩa ban đầu của nó? Chưa hết, nếu chỉ xóa đi những thông tin được coi là không còn phù hợp với chủ thể còn những thông tin tốt đẹp vẫn giữ lại thì cũng giống như đang tẩy trắng quá khứ đen tối

Minh chứng: Tháng 3 năm 2022 cộng đồng mạng xôn xao về vụ việc cô ca sĩ

9X có tên Hiền Hồ trở thành “tiểu tam” sau một loạt những hình ảnh tình tứ với ông Hồ Nhân đang là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen Được biết ông Nhân đã đăng kí kết hôn với vợ Như vậy có thể thấy Hiền Hồ không những vi phạm đạo đức xã hội khi chen chân vào gia định của người khác mà còn vi phạm Luật hôn nhân và gia đình (2014) Đến nay vụ việc này đã lắng xuống, tuy nhiên đó vẫn là một vấn đề đáng được lên án.

1.3 Thực trạng xã hội

Thứ nhất, Việt Nam hiện đang là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng

và sử dụng internet và mạng xã hội nhanh nhất thế giới

Tính đến năm 2022, cả nước có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí (có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình, 77 kênh phát thanh trong nước, 194 kênh truyền hình (7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, 63 kênh truyền hình thiết yếu địa phương), 57 kênh nước ngoài Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó, khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người [1]

Đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội cũng đạt con số 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số Tổng số kết nối di động đang hoạt động là 161,6 triệu, tương đương với 164,0% tổng dân số [2]

Với số lượng lớn, báo chí đã phần nào khẳng định được vị thế của bản thân trong vai trò cung cấp thông tin nhanh chóng tới mọi người Từ nghiên cứu trên có thể thấy số lượng người có nhu cầu tiếp cận và tìm kiếm thông tin trên Internet ở Việt Nam là rất lớn, nền tảng internet cũng là nơi mỗi người bày tỏ quan điểm cá nhân một cách rõ ràng, minh bạch cụ thể Cùng với đó, một cá nhân cũng có thể là mục đích tìm kiếm của rất nhiều người Vậy nếu ban hành Luật quy định quyền được lãng quên và áp dụng thì sẽ mất đi cơ hội tìm kiếm của bao nhiêu người khác? Chưa hết nếu mỗi cá nhân đều cho rằng tất cả hình ảnh, thông tin cá nhân của mình đều là nhạy cảm và họ yêu cầu xóa thì không gian mạng liệu có còn sự phong phú như ngày hôm nay

4

Trang 10

Thứ hai, hiện nay, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam không

những được bảo đảm tốt mà còn là nhân tố tích cực trong cuộc đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong xã hội

Nhiều vụ tham nhũng lớn được báo chí phanh phui, trước khi cơ quan chức năng phát hiện như: vụ án Trịnh Xuân Thanh bắt nguồn từ bài báo “Xe tư gắn biển xanh” là một minh chứng Những vấn đề được báo chí phanh phui lại là sự “nhạy cảm” của các cá nhân và nếu có quyền được lãng quên, cá nhân ấy sẽ yêu cầu xóa trước khi cơ quan điều tra vào cuộc Như vậy mọi dữ liệu về vụ việc có thể không còn nữa, điều này ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, cộng đồng và có thể là quốc gia Ta có thể thấy việc tham ô tham nhũng của Trịnh Xuân Thanh đã bị báo chí phanh phui, nếu Trịnh Xuân Thanh sử dụng quyền được lãng quên của mình để xóa các thông tin nhạy cảm đó trên mạng xã hội hay trên các trang báo chí thì thời gian điều tra của các cơ quan chức năng sẽ bị kéo dài Vì vậy, việc sử dụng quyền lãng quên trong trường hợp này là không khả thi

2 Luận điểm 2: Quyền được lãng quên đặt trong mối quan hệ với quyền của chủthể kinh doanh.

Theo đó, quyền được lãng quên và quyền của chủ thể kinh doanh có thể mâu thuẫn với nhau vì có sự xung đột giữa quyền lợi và lợi ích của chủ thể dữ liệu và chủ thể kinh doanh.

Quyền của chủ thể kinh doanh là quyền của các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế, sản xuất, thương mại, dịch vụ, theo quy định của pháp luật.

2.1 Quyền được lãng quên có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh củachủ thể kinh doanh.

Quyền được lãng quên có thể được khách hàng sử dụng để yêu cầu xóa bỏ các thông tin cá nhân của họ trên các trang web, diễn đàn, mạng xã hội mà chủ thể kinh doanh đã thu thập được Điều này có thể gây khó khăn cho chủ thể kinh doanh trong việc quản lý thông tin khách hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có lượng khách hàng đông đảo.

Tình huống giả định: Giả sử quyền được lãng quên được ban hành, khi một số

lượng lớn khách hành với tư cách là chủ thể dữ liệu yêu cầu xóa dữ liệu thông tin về đơn hàng đã đặt và nếu nếu những yêu cầu này được thông qua, điều này có thể dẫn đến sai lệch các chỉ số kinh doanh và việc đánh giá, phân loại khách hàng theo các tiêu chí như độ tuổi, thị hiếu

2.2 Quyền được lãng quên đặt trong mối quan hệ với quyền của chủ thể kinhdoanh đặt ra bài toán giữa trách nhiệm cộng đồng với bài toán kinh tế của doanhnghiệp.

Ví dụ cụ thể: Khi công nhận và ban hành quyền được lãng quên, Tòa án Công lí

Liên minh châu Âu (CJEU) đã gần như “áp đặt” lên các nhà cung cấp công cụ tìm kiếm một trách nhiệm mà họ không mong muốn, đó là phải cân bằng giữa lợi ích kinh 5

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w