Sự cần thiết của hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.... Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN NGỌC CẨM TÚ
CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TOÀN TRÌNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN NGỌC CẨM TÚ
CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TOÀN TRÌNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨCHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Cung cấp dịch vụ hành chính công trựctuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh” đượctiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của mình và sự giúp đỡkhông nhỏ từ phía Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, dưới
sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Nga Các trích dẫn và sốliệu dùng trong nghiên cứu đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhấttrong phạm vi hiểu biết của tôi
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2024
TÁC GIẢ
Trần Ngọc Cẩm Tú
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn với đề tài “Cung cấp dịch vụ hànhchính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố HồChí Minh” ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, học viên còn nhận được sựquan tâm, giúp đỡ và động viên của Quý thầy cô giáo, gia đình, bạn bè
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa họccủa tôi - TS Nguyễn Quỳnh Nga, người đã tận tình tư vấn và hướng dẫn tôitrong suốt thời gian thực hiện Luận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chânthành đến Quý lãnh đạo, Quý cô, chú, anh, chị cán bộ, công chức, viên chứcthuộc Văn phòng HĐND và UBND Quận 8 đã hết mình tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình quan sát, học hỏi kinh nghiệm và thu thập số liệu
để nghiên cứu và hoàn thành Luận văn thạc sĩ
Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng, song với kiến thức lẫn kinh nghiệm thựctiễn nhất định, Luận văn chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế,thiếu sót Tôi cũng mong nhận thêm các ý kiến phản hồi của Quý thầy cô đểLuận văn ngày càng hoàn chỉnh hơn nữa
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2024
TÁC GIẢ
Trần Ngọc Cẩm Tú
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 4
2.1 Về sách và tài liệu chuyên khảo 4
2.2 Về luận án nghiên cứu sinh, luận văn thạc sĩ 6
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
3.1 Mục đích 8
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 8
4.1 Đối tượng nghiên cứu 8
4.2 Khách thể nghiên cứu 8
4.3 Phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9
5.1 Phương pháp luận 9
5.2 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn 10
6.1 Ý nghĩa về lý luận 10
6.2 Ý nghĩa về thực tiễn 11
7 Kết cấu của luận văn 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TOÀN TRÌNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 12
1.1 Dịch vụ hành chính công 12
Trang 61.1.1 Khái niệm 12
1.1.2 Đặc điểm 13
1.1.3 Các loại hình dịch vụ hành chính công chủ yếu 15
1.2 Dịch vụ hành chính công trực tuyến 16
1.2.1 Khái niệm 16
1.2.2 Đặc điểm 17
1.2.3 Các yếu tố cấu thành 19
1.2.4 Các mức độ của dịch vụ hành chính công trực tuyến 22
1.2.5 Các nguyên tắc khi cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến 26
1.3 Dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 28
1.3.1 Khái niệm 28
1.3.2 Sự cần thiết của hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 28
1.3.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 30
1.3.4 Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình 32
1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 32
1.3.6 Nội dung hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 35
Trang 71.4 Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban
nhân dân cấp huyện 45
1.4.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình 45
1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 49
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 51
Chương 2: THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TOÀN TRÌNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 52
2.1 Tổng quan về Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh 52
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 52
2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 52
2.1.3 Ủy ban nhân dân Quận 8 53
2.1.4 Tổng quan về hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh 55
2.2 Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh 56
2.2.1 Ban hành văn bản pháp luật nhằm triển khai hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình 56
2.2.2 Ban hành quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công trực tuyến toàn trình 59
2.2.3 Nghiên cứu cách thức thực hiện, phối hợp các đơn vị có liên quan
để phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình60
Trang 82.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng nhân sự tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình 68
2.2.5 Phổ biến, tuyên truyền về hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình 71
2.2.6 Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình 76
2.2.7 Tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình 78
2.3 Kết quả và đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh 80
2.3.1 Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh 81
2.3.2 Đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh 83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 92 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TOÀN TRÌNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 93
3.1 Định hướng của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 8 về cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình 93
3.1.1 Định hướng của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh 93 3.1.2 Định hướng của chính quyền Quận 8 96
3.2 Giải pháp hoàn thiện cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh 98
3.2.1 Xây dựng cách thức định danh người nộp hồ sơ 98
Trang 93.2.2 Nâng cao trình độ của đội ngũ công chức trong hoạt động cung
cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình 100
3.2.3 Tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi tư duy, thói quen của công chức và người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính 102
3.2.4 Đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình 104
3.3 Kiến nghị nhằm hoàn thiện cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh 109
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 117
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
Trang 10DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1 BP TN&TKQ Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. công trực tuyến theo Nghị định 43 (cũ)Bảng so sánh việc cung ứng dịch vụ giữa các mức độ dịch vụ 23
Bảng 1.2. Nghị định 43 (cũ) và Nghị định 42 (mới)Bảng so sánh mức độ cung ứng dịch vụ công trực tuyến theo 24
Bảng 1.3. UBND cấp huyện theo mô hình một cửa điện tửQuy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình tại 36
Bảng 2.1. Quận 8 từ ngày 09/11/2018 đến 30/6/2023Thống kê số lượng hồ sơ trực tuyến được cung cấp tại UBND 81
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. DVCTT toàn trình tại UBND Quận 8, TP.HCMĐánh giá của cán bộ, công chức về thực trạng cung cấp 68
Biểu đồ 2.2. nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ về DVCTT toàn trìnhĐánh giá của CB, CC về mức độ tổ chức các lớp bồi dưỡng 70
Biểu đồ 2.3. người dân Quận 8Phương thức tiếp cận thông tin về DVCTT toàn trình của 75
Biểu đồ 2.4. toàn trình tại UBND Quận 8Đánh giá mức độ báo cáo về hoạt động cung cấp DVCTT 77
Biểu đồ 2.5. toàn trình tại UBND Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh (1)Mức độ hài lòng của cán bộ, công chức khi sử dụng DVCTT 79
Biểu đồ 2.5. toàn trình tại UBND Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh (2)Mức độ hài lòng của cán bộ, công chức khi sử dụng DVCTT 80
Biểu đồ 2.6. DVCTT toàn trình tại UBND Quận 8Tỷ lệ đánh giá chung của người dân về hoạt động cung cấp 85
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Quy trình chi tiết Dịch vụ công trực tuyến toàn trình 26
Hình 2.1. tuyến toàn trình tại Thành phố Hồ Chí MinhQuy trình làm việc chi tiết của hệ thống dịch vụ công trực 60
Hình 2.2. Mã QR thanh toán lệ phí tại UBND Quận 8, TP.HCM 66
Hình 2.3. Bảng giá trả kết quả qua dịch vụ bưu chính 67
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư ảnh hưởng đến công tác hiện đại hóa nền hành chính Về cải cách hànhchính, công nghệ thông tin giúp tự động hóa, đơn giản hóa các quy trình, thủtục hành chính và nâng cao việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến Theo Nghịquyết 30c ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ, Chương trình tổng thểcải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 gồm có 06 nhiệm vụ.Trong đó, nhiệm vụ Hiện đại hóa hành chính là nhiệm vụ thứ sáu Nghị quyết
số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ đã thay đổi nhiệm vụ thứ sáucủa giai đoạn 2021 – 2030 sang xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử,Chính phủ số Bối cảnh chuyển đổi số đã và đang đặt ra những yêu cầu mớicho nền công vụ nói chung, góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụhành chính công của đơn vị
Thứ hai, việc cung cấp dịch vụ hành chính công bằng hình thức trực
tuyến góp phần to lớn trong thúc đẩy tiến bộ xã hội do tính ưu việt của nó.Xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân là một nội dung quan trọngtrong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới Nguồn gốc
ra đời của nhà nước xuất phát từ hai chức năng là chức năng quản lý và chứcnăng phục vụ Ngày nay, chức năng phục vụ của Nhà nước trong việc xâydựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân được thấy rõ nhất thông qua việcNhà nước lấy người dân là trung tâm của cải cách hành chính Các thủ tụctrong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công ngày càng được tinh gọn,thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thời gian được rút ngắn, việc ứng dụng côngnghệ thông tin vào hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công ngày càngtạo sự thuận tiện nhất đối với người dân khi sử dụng các dịch vụ này
Trang 14Dịch vụ hành chính công trực tuyến (DVHCCTT) ngày càng chứngminh được hiệu quả của mình Việc cung cấp hoạt động này giúp các cá nhân,
tổ chức giảm thời gian, chi phí đi lại, đặc biệt là tránh được tình trạng nhũngnhiễu, quan liêu, phiền hà, hách dịch từ một bộ phận công chức thực thi công
vụ khi thực hiện công tác tiếp công dân trực tiếp, tăng tính công khai, minhbạch của thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn vàkiến thức về công nghệ thông tin của công chức được phân công xử lý hồ sơthủ tục hành chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Ngoài ra,việc gửi hồ sơ qua DVHCCTT còn giúp tổ chức, cá nhân có thể giao dịch vàobất cứ thời gian nào trong ngày, tại bất cứ nơi đâu có kết nối với mạngInternet Trước đây, người dân muốn đăng ký thủ tục hành chính phải đếntrực tiếp cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) để tiến hành lấy số thứ tự,điền tờ khai trực tiếp và chờ công chức tiếp nhận hồ sơ Ngày nay, vớiphương thức DVHCCTT, đặc biệt ở mức độ DVHCCTT toàn trình, mọi việcliên quan đến thủ tục hành chính, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện ở nhàhay ngay tại cơ quan, đơn vị của mình, đồng thời có thể theo dõi, giám sátđược tình trạng giải quyết hồ sơ Từ khi các thủ tục hành chính thuộc các lĩnhvực được triển khai áp dụng cung cấp DVHCCTT ở mức độ toàn trình đãmang đến nhiều tiện ích cho người sử dụng, giúp đội ngũ công chức thực thicông vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả và có nhiều thời gian hơn để tậptrung vào công tác chuyên môn chính của mình
Thứ ba, thực tiễn cung cấp DVHCCTT hiện nay ở địa phương vẫn
còn nhiều lúng túng, bất cập Trong thời gian vừa qua, Ủy ban nhân dân(UBND) Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã không ngừng cảitiến chất lượng cung cấp DVHCCTT ở địa phương Từ việc ứng dụng dịch vụcông trực tuyến mức độ 1, mức độ 2, UBND Quận 8 đã trở thành một trong
Trang 15mức độ 4 và đã đạt được những kết quả nhất định Thời gian xử lý hồ sơ đượcrút ngắn, số lượt tiếp công dân của đội ngũ công chức ngày càng giảm, thànhphần hồ sơ được cắt giảm và lệ phí của một số thủ tục được giảm 50% theoNghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồngnhân dân (HĐND) TP.HCM đã góp phần gia tăng số lượng hồ sơ đăng kýtrực tuyến mức độ 4 tại UBND Quận 8.
Tuy nhiên, thực tế áp dụng DVHCCTT không chỉ ở Quận 8 mà còn ởcác địa phương khác vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Phần lớn các hồ sơ đượctiến hành chỉ ở mức độ 1, mức độ 2, chất lượng giải quyết hồ sơ đối vớiDVHCCTT mức độ 3, mức độ 4 còn khá hạn chế và hiệu quả còn chưa cao.Một số người dân, tổ chức vẫn tâm lý muốn làm việc trực tiếp với CQHCNN
vì không yên tâm khi nộp hồ sơ trực tuyến Bên cạnh đó, hệ thống mạngkhông phải lúc nào cũng thông suốt và đôi khi xảy ra sự cố khi truyền dữ liệu,khiến cho việc cập nhật hệ thống để gửi văn bản cũng gặp một số khó khănnhất định, gây nên tình trạng hồ sơ trực tuyến vẫn còn thấp
Việc liên kết với các đơn vị cung cấp phần mềm thanh toán để hỗ trợhoạt động thu phí, lệ phí trực tuyến vẫn còn nhiều bất cập, phát sinh thêm chiphí chuyển khoản của người dân, hay việc trả kết quả qua đường bưu điệnhiện nay với mức giá còn khá cao, chưa thật sự đảm bảo đến tận tay ngườiyêu cầu hồ sơ, có thể xảy ra thất lạc Mặc dù công tác tuyên truyền vềDVHCCTT, đặc biệt ở mức độ dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình
đã được triển khai trong thời gian dài, tuy nhiên, mức độ hiểu biết của ngườidân về đăng ký DVHCCTT mức độ dịch vụ hành chính công trực tuyến toàntrình tại các địa phương nói chung và Quận 8 nói riêng vẫn còn chưa thật sựđược phủ rộng và đồng bộ, công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả khiếncông tác triển khai thực hiện vẫn chưa thật sự có những bước đột phá
Trang 16Thứ tư, xét từ góc độ ứng dụng CNTT trong lĩnh vực hành chính đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên trên địa bàn Quận 8 vẫn chưa cócông trình nghiên cứu nào về DVHCCTT toàn trình Từ những hạn chế nêutrên, Luận văn đã tìm hiểu những tài liệu có liên quan về hoạt động cung cấpDVHCCTT mức độ toàn trình tại UBND Quận 8, TP.HCM Tuy nhiên, Luậnvăn nhận thấy chưa có nhà nghiên cứu nào tiến hành đánh giá những mặt đạtđược, những hạn chế trong thực tiễn triển khai hoạt động này tại Quận Nhìnnhận được vấn đề đó, Luận văn đã quyết định nghiên cứu về hoạt động cungcấp DVHCCTT mức độ toàn trình tại UBND Quận 8, nhằm đánh giá nhữngthành tựu mà việc ứng dụng DVHCCTT toàn trình của các CQHCNN đã làmđược, tìm ra những hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục nhữnghạn chế đó, góp phần nâng cao chất lượng cung cấp DVHCCTT trực tuyếntoàn trình tại đơn vị Chính vì những lý do trên, Luận văn đã chọn đề tài:
“Cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài Luận văn của mình.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Để có thể nghiên cứu toàn diện về đề tài Luận văn của mình, ngườinghiên cứu đã tìm hiểu các sách và tài liệu có liên quan về hoạt động cungcấp dịch vụ công và các tài liệu có liên quan DVHCCTT, đặc biệt ở mức độtoàn trình được nghiên cứu bởi các tác giả khác nhau nhằm đảm bảo tínhkhách quan của nội dung mà Luận văn đề cập đến Các tài liệu được chiathành các nhóm sau:
2.1 Về sách và tài liệu chuyên khảo
PGS.TS Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003 và Dịch vụ hành chính công, Nhà xuất bản
Lý luận chính trị, 2006 Qua hai quyển sách trên, người nghiên cứu đã cung
Trang 17nghiệm của một số nước trên thế giới về cải cách dịch vụ hành chính công,khái quát thực trạng cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam hiện nay,những vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp để cải cách dịch vụ hànhchính công trong thời gian tới Trong đó, tác giả có đề cập đến giải pháp mởrộng ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ hành chính công ở
Chương III, mục 6, trang 222 của tác phẩm Dịch vụ hành chính công.
PGS.TS Ngô Thành Can (2016), ThS Đoàn Văn Dũng, Hành chính nhà nước và Cải cách hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Tư pháp, 2016 Các tác
giả đã đưa ra những nội dung cơ bản của nền hành chính nhà nước, làm nổibật các nội dung cải cách hành chính, các giải pháp thực hiện cải cách hànhchính nhà nước trong thời gian tới Bên cạnh đó, các tác giả cũng giới thiệumột số kinh nghiệm quốc tế về cải cách hành chính của một số quốc gia nhưTrung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Pháp, đưa ra những bài học kinhnghiệm, đúc rút những kinh nghiệm quý giá có thể vận dụng vào thực tiễncông tác cải cách hành chính, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, thựchiện cung cấp DVHCCTT ở Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Hữu Hải (2016), Cải cách hành chính nhà nước – Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Tác giả đã làm nổi bật lên
rõ nội dung cải cách hành chính thay đổi qua từng giai đoạn, mỗi giai đoạntập trung vào các nhiệm vụ khác nhau Trong đó, tác giả có nhắc đến mộttrong số những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính từ năm 2013 đếnnay ở Chương 5 với nội dung Hiện đại hóa hành chính, với yêu cầu ứng dụngcông nghệ thông tin vào hoạt động của CQHCNN bằng hoạt động cung cấpDVHCCTT mức độ 3, mức độ 4 và triển khai sử dụng chữ ký số trong cácCQHCNN, làm nền tảng để tác giả đưa ra những phân tích, đề xuất giải phápnâng cao chất lượng cung cấp DVHCCTT toàn trình trong Luận văn
Trang 18TS Đoàn Duy Khương (2016), Cải cách hành chính công phục vụ phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia Tác phẩm này đặc biệt nhấn mạnh những thay đổi của cải cách hànhchính gắn với môi trường kinh doanh, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối vớiChính phủ Việt Nam Tác giả đã đánh giá tác động của cải cách hành chínhđến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Từ những kết luận vàkhuyến nghị của tác phẩm làm cơ sở để Luận văn đưa ra các cách thức thúcđẩy phát triển kinh tế bằng hoạt động cải cách hành chính công, trong đó cóhoạt động cung cấp DVHCCTT
Các sách và tài liệu chuyên khảo trên đã cung cấp những thông tin nềntảng về dịch vụ công, dịch vụ hành chính công, DVHCCTT và các kiến thức
cơ bản về công tác cải cách hành chính, mối quan hệ giữa cải cách hành chính
và sự phát triển kinh tế - xã hội Các tài liệu trên là tiền đề để Luận vănnghiên cứu một cách hoàn thiện nhất
2.2 Về luận án nghiên cứu sinh, luận văn thạc sĩ
Phạm Thị Quỳnh Nga (2009), Tăng cường khả năng tiếp cận của công dân đối với dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Chính trị -
Hành chính Quốc gia Trong luận văn Thạc sĩ này, tác giả đã đưa ra khái niệm
về dịch vụ công trực tuyến Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích và đánh giá cácyếu tố tác động đến khả năng tiếp cận DVHCCTT của người dân tại TP.HCM.Ngoài ra, tác giả còn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cậncủa công dân đối với DVHCCTT, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nângcao chất lượng cung cấp DVHCCTT, đặc biệt ở mức độ dịch vụ hành chínhcông trực tuyến toàn trình tại UBND Quận 8 trong thời gian tới
Đỗ Mai Thanh (2012), Đề xuất mô hình dịch vụ công trực tuyến phù hợp với
Trang 19thông tin, Đại học Công nghệ Đề tài đã khái quát những nội dung cơ bản vềChính phủ điện tử, các mô hình Chính phủ, đặc biệt tác giả đề cập đến mô hìnhmột cửa điện tử và các cấp độ về DVHCCTT Bên cạnh đó, tác giả đã nêu lênthực trạng và nhu cầu phát triển DVHCCTT ở Việt Nam và đề xuất mô hìnhDVHCCTT dựa trên những phân tích phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay.
Trần Quốc Toàn (2016), Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Luận
văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học FPT Đề tài đã cung cấp cách tiếp cận đánh giáhoạt động cung cấp dịch vụ công tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau nóiriêng và có thể áp dụng cho các địa phương khác nói chung, trong đó có Quận
8, TP.HCM, nhằm đánh giá hiệu quả cung cấp và khảo sát sự hài lòng củangười dân về chất lượng dịch vụ hành chính công
Phan Thanh Diễm (2018), Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia Tác giả đãkhái quát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hànhchính trong thời gian qua tại Quận 8, đánh giá những mặt đạt được, nhữnghạn chế còn tồn tại, trong đó có hoạt động cung ứng DVHCCTT của quậntrong thời gian qua, làm cơ sở tổng quan để Luận văn đề xuất những giải pháptrong thời gian sắp tới
Tuy nhiên, qua quá trình tìm kiếm các tài liệu có liên quan, người nghiêncứu vẫn chưa thấy một tài liệu nào đánh giá chi tiết việc thực hiện cung cấpDVHCCTT toàn trình, đặc biệt tại Quận 8, TP.HCM Chính vì lý do đó,người nghiên cứu nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng cần nghiên cứu đểghi nhận những mặt mà DVHCCTT toàn trình đã đạt được, đồng thời tìm ranhững hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung cấpDVHCCTT không chỉ tại Quận 8 mà còn ở các địa phương khác
Trang 203 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về DVHCCTTtoàn trình, mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm rõ thực trạng và đềxuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấpDVHCCTT toàn trình tại UBND Quận 8, TP.HCM trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, Luận văn tập trung vàocác nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận cung cấp DVHCCTT toàn trình Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng công tác cung cấp DVHCCTT
toàn trình tại UBND Quận 8, TP.HCM, rút ra mặt đạt được và những khókhăn, vướng mắc còn gặp phải
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cung cấp
DVHCCTT toàn trình tại UBND Quận 8, TP.HCM trong giai đoạn sắp tới
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là cung cấp DVHCCTT toàntrình tại UBND Quận 8, TP.HCM
4.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của Luận văn bao gồm cán bộ, công chức, cácphòng, ban chuyên môn, đơn vị hỗ trợ công tác trả kết quả qua dịch vụ bưuchính và đơn vị hỗ trợ công tác thu phí, lệ phí trong hoạt động cung cấpDVHCCTT toàn trình tại UBND Quận 8, TP.HCM
Trang 214.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu trên các giới hạn sau:
Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về
hoạt động cung cấp DVHCCTT mức độ toàn trình tại UBND Quận 8,TP.HCM
Thứ hai, về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn
Quận 8, TP.HCM
Thứ ba, về thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu từ năm 2018 đến
năm 2023, đặc biệt là khoảng thời gian bắt đầu cung cấp DVHCCTT ở mức
độ 4 từ ngày 09 tháng 11 năm 2018 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Để đưa ra những kết luận về hoạt động cung cấp DVHCCTT toàn trìnhtại UBND Quận 8, TP.HCM, Luận văn đã dựa trên phương pháp luận theoquan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lêninvào sự vận động, phát triển của hoạt động cung cấp DVHCCTT toàn trình tạiUBND Quận 8 qua từng giai đoạn Bên cạnh đó, Luận văn còn dựa trên tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới, các quan điểm, chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính nhànước và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cung cấp DVHCCTTtoàn trình tại các CQHCNN làm phương pháp luận nghiên cứu chủ yếu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để phân tích
cơ sở lý luận, thu thập, xử lý và cung cấp số liệu thống kê:
Trang 22Thứ nhất, phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết Luận văn đã tổng
quan các nghiên cứu có liên quan đến nội dung của đề tài, từ đó thấy đượcnhững điểm cần kế thừa, làm rõ bản chất lý luận của hoạt động cung cấpDVHCCTT toàn trình tại UBND cấp huyện
Thứ hai, phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh, phân tích, thống kê
và tổng hợp: nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau về DVHCCTT toàntrình bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đốitượng như quy trình, thành phần hồ sơ để thực hiện các thủ tục thuộc các lĩnhvực, tổng hợp, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích và
áp dụng vào hoạt động cung cấp DVHCCTT toàn trình cho hợp lý, tạo ra một
hệ thống quy trình giải quyết hồ sơ đầy đủ và sâu sắc về đối tượng trongChương 1
Thứ ba, phương pháp điều tra bảng hỏi: thu thập 120 phiếu khảo sát các
thông tin bằng bảng hỏi thông qua GoogleForm từ phía người dân, công chứcgiải quyết hồ sơ để nắm được mức độ hiểu biết về DVHCCTT toàn trình,những đánh giá về hoạt động cung cấp DVHCCTT toàn trình của đơn vị trongthực tế triển khai để đưa vào phần đánh giá trong Chương 2 của Luận văn.Đồng thời, dựa vào góp ý trên 120 phiếu khảo sát, Luận văn đề xuất các giảipháp để giải quyết những hạn chế còn đang tồn tại
6 Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa về lý luận
Thông qua việc hệ thống hóa những cơ sở lý luận về phát triển cung cấpDVHCCTT toàn trình, Luận văn là tư liệu tham khảo đối với các môn học vềdịch vụ công và đối với việc nghiên cứu các nội dung liên quan đến hoạt độngcung cấp dịch vụ công của CQHCNN Bên cạnh đó, Luận văn còn góp phần
Trang 23đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan tham khảo cũng như đóng góp cholĩnh vực cải cách hành chính một nội dung mới mẻ, có ý nghĩa khoa học.
6.2 Ý nghĩa về thực tiễn
Luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng cung cấpDVHCCTT toàn trình trong công tác cải cách hành chính của Quận 8, từ đógóp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố, tạo lòng tin củangười dân đối với bộ máy hành chính nhà nước Qua quá trình tiếp cận,nghiên cứu về thực tiễn hoạt động cung cấp DVHCCTT toàn trình tại UBNDQuận 8, TP.HCM, Luận văn đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm gópphần nâng cao hiệu quả cung cấp DVHCCTT toàn trình tại Quận Luận văn lànguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài quan tâm đến nội dung phát triển ứngdụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính Nhà nước nói chung vàtại Quận 8 nói riêng Bên cạnh đó, Luận văn còn là nguồn tham khảo choUBND Quận 8 xem xét áp dụng các đề xuất giải pháp và các cá nhân, cơ quan,
tổ chức khác có quan tâm đến vấn đề này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,Nội dung chính của Luận văn được tổ chức như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn
trình tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chương 2: Thực trạng cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến
toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cung cấp dịch
vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thànhphố Hồ Chí Minh
Trang 24Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG
TRỰC TUYẾN TOÀN TRÌNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1 Dịch vụ hành chính công
1.1.1 Khái niệm
Để có thể hiểu được khái niệm dịch vụ hành chính công (DVHCC),trước hết chúng ta phải tìm hiểu về khái niệm dịch vụ công (DVC) Khái niệmdịch vụ công có thể tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau Trong phạm vi
nghiên cứu này, Luận văn quan niệm: “Dịch vụ công là hoạt động xuất phát
từ chức năng phục vụ của nhà nước, hoạt động này phục vụ những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức, do cơ quan nhà nước, tổ chức thuộc
cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhận hay nhà nước ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức khác thực hiện, được phép thu các khoản phí, lệ phí theo quy định, các hoạt động này nhằm đảm bảo trật tự, ổn định và công bằng xã hội.”.
Xét về tính chất và tác dụng của dịch vụ thì DVC được chia thành 03 loại chính:
– Dịch vụ công ích: là các hoạt động nhằm cung cấp hàng hóa công (điện,
nước,…) và các dịch vụ có tính chất kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu vật chấtthiết yếu của đời sống người dân, tạo ra cơ sở hạ tầng cơ bản cho hoạt độngsản xuất và sinh hoạt
– Dịch vụ sự nghiệp: là những hoạt động nhằm đáp ứng cho những nhu
cầu cơ bản để phát triển toàn diện cho cá nhân và con người (như thể lực –dịch vụ về y tế, trí lực – dịch vụ về giáo dục, các hoạt động về đạo đức, hoạtđộng giải trí,…)
– Dịch vụ hành chính công: là những hoạt động can thiệp của nhà nước
để định hướng, điều tiết xã hội theo mong muốn của nhà nước Để thực
Trang 25hiện các hoạt động trên, nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước có tínhchất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội, sử dụng quyền lực hành chính –pháp lý của nhà nước Ở đây chỉ đề cập tới loại dịch vụ mang tính phục vụcủa bộ máy nhà nước đối với những yêu cầu của công dân và tổ chức, tức làcác loại dịch vụ xử lý mối quan hệ phát sinh giữa công dân, tổ chức trong xãhội với hoạt động quản lý của nhà nước Các hoạt động này được phép thu lệphí theo quy định Theo Khoản 4, Điều 3, Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày 24tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch
vụ công trực tuyến (DVCTT) của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng
(Sau đây gọi tắt là Nghị định 42) thì “Dịch vụ hành chính công là những dịch
vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận,
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thứccác loại giấy tờ có giá trị pháp lý hoặc dưới hình thức thông báo kết quả thựchiện trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý Mỗi dịch vụ hànhchính công gắn liền với một hoặc một số thủ tục hành chính (TTHC) để giảiquyết một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.”
Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu này, “Dịch vụ hành chính công được hiểu là các hoạt động nhằm phục vụ những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức, gắn với thẩm quyền hành chính – pháp lý của Nhà nước, phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước, do CQHCNN thực hiện, hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận nhưng được phép thu lệ phí theo quy định, các hoạt động này nhằm đảm bảo trật tự, ổn định và công bằng xã hội”.
1.1.2 Đặc điểm
Dịch vụ hành chính công mang những đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, DVHCC phục vụ lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân, tổ chức Hoạt động này được thực hiện với mục tiêu chính là
Trang 26phục vụ lợi ích cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của tất cả công dân, mọi người đều cóquyền ngang nhau trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ Tính kinh tế và lợinhuận không phải là điều kiện tiên quyết, chi phối hoạt động của DVHCC.
Thứ hai, gắn với thẩm quyền hành chính – pháp lý của Nhà nước, nên
thông thường các DVHCC được cung cấp bởi CQHCNN, do nhà nước chịu
trách nhiệm bảo đảm Thẩm quyền hành chính – pháp lý: là quyền tổ chức,
điều hành đời sống xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật
Thứ ba, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước Mặc dù DVHCC là bảo
vệ các quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của khách hàng, tuy nhiên những nhucầu trên không phải là những nhu cầu tự thân của khách hàng mà là nhu cầu pháisinh xuất phát từ đòi hỏi của nhà nước, góp phần bảo đảm trật tự xã hội
Thứ tư, DVHCC là hoạt động không vụ lợi Việc trao đổi DVHCC
không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ Các tổ chức và cá nhân tham giahoạt động cung cấp DVHCC được phép thu các khoản nhất định được gọi là
lệ phí, nhưng không phải thuần túy như quan hệ thị trường là thu tối đa, màphải chịu sự quản lý của nhà nước, lấy mục tiêu phục vụ là chủ yếu
Thứ năm, DVHCC phải đảm bảo tính hiệu quả và công bằng xã hội.
Tính công bằng được thể hiện ở việc tất cả mọi người, không phân biệt thànhphần, giai cấp, trình độ,… khi tiếp cận với DVHCC Vì Nhà nước là cơ quancông quyền, được nhân dân thành lập ra để phục vụ cho lợi ích của họ Do đó,nếu nhà nước thực hiện một ưu đãi nào đó cho một số đối tượng sẽ dẫn đếntình trạng người yếu thế không muốn sử dụng dịch vụ, hoặc lẩn tránh sự kiểmsoát của nhà nước thì nhà nước sẽ không quản lý được xã hội
Có thể thấy được, mặc dù DVHCC mang những đặc trưng của dịch vụcông, tuy nhiên, nó vẫn có những đặc trưng riêng của mình để phục vụ công
Trang 271.1.3 Các loại hình dịch vụ hành chính công chủ yếu
1.1.3.1 Hoạt động cấp phép
Giấy phép là một loại giấy tờ có hiệu lực pháp lý, được CQHCNN cấpcho cá nhân hoặc tổ chức nhằm công nhận về mặt pháp lý quyền của các chủthể khi họ thực hiện một hoạt động nào đó phù hợp với quy định của phápluật, đồng thời là phương tiện để nhà nước kiểm soát và điều tiết hoạt độngcủa các chủ thể thuộc lĩnh vực có liên quan Việc cấp giấy phép chỉ được đặt
ra trong 02 trường hợp: đối với các hoạt động cấm nhưng nhà nước vẫn chophép cá nhân, tổ chức cụ thể thực hiện như là một ngoại lệ; đối với nhữnghoạt động nhà nước không cấm nhưng nhà nước cần kiểm soát để các hoạtđộng đó diễn ra trong một phạm vi nhất định
1.1.3.2 Hoạt động chứng thực, xác nhận
Các loại giấy xác nhận, giấy chứng nhận gồm nhiều loại giấy tờ như:giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, giấy khai sinh, giấy khai tử,giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, đăng ký xe, giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh hộ kinh doanh… Đây là những bằng chứng pháp lý nhằm xác nhận tínhhợp pháp của sự việc hoặc hành vi được ghi trên giấy tờ chứng nhận chủ nhâncủa các loại giấy tờ này có quyền sử dụng như một bằng chứng pháp lý đểchứng minh tính đúng đắn của sự việc và các giao dịch có liên quan
1.1.3.3 Hoạt động thu thuế và phí, lệ phí
Thu thuế, phí là việc thu những khoản đóng góp nhất định vào kho bạc nhànước, ngân sách nhà nước theo quy định của nhà nước Hoạt động thu thuế là hoạtđộng liên quan đến năng lực hoạt động của đất nước, giúp đất nước huy độngnguồn tài chính từ xã hội, phục vụ nhu cầu bảo đảm hoạt động của bộ máy nhànước và thực hiện đầu tư công và các hoạt động khác của quốc gia Hoạt động nàyđược giao cho các cấp chính quyền khác nhau theo quy định pháp luật cụ thể
Trang 281.1.3.4 Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là dịch vụ đặc biệt do cơquan nhà nước có thẩm quyền cung cấp nhằm giải quyết những mâu thuẫnphát sinh trong mối quan hệ giữa công dân và cơ quan nhà nước Những dịch
vụ như vậy chỉ xuất hiện khi công dân có khiếu nại, tố cáo Xử lý vi phạmhành chính cũng là một DVHCC
1.2 Dịch vụ hành chính công trực tuyến
1.2.1 Khái niệm
Theo Khoản 5, Điều 3, Nghị định 42: “Dịch vụ công trực tuyến của cơ quannhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nướcđược cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.” Các dịch vụ kháccủa cơ quan nhà nước được cung cấp trên môi trường mạng thường là hoạt độngcung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử hay trang thông tin điện tử Cácthông tin đó bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản pháp quy, các tintức, sự kiện, các văn bản chỉ đạo, điều hành, các dự án, hạng mục, thông tin quyhoạch, hoặc các nội dung được đăng tải để các tổ chức, cá nhân góp ý,…
Nhìn chung, hoạt động cung ứng DVHCC trên môi trường mạng củaCQHCNN xuất phát từ mục đích tạo sự thuận tiện cho người dân khi sử dụngdịch vụ DVHCC bản chất cũng xuất phát từ mục đích quản lý của Nhà nướcđối với xã hội Chính vì thế, chủ thể cung ứng dịch vụ phải tìm ra cách thứcmới mẻ, đảm bảo thuận tiện, tiết kiệm cho người sử dụng dịch vụ Từ các kháiniệm dịch vụ công, DVHCC và DVCTT ở trên, khái niệm DVHCCTT(thường được gọi ngắn gọn là DVCTT) sử dụng xuyên suốt trong Luận văn
được hiểu một cách khái quát như sau: “Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công được cung cấp trên môi trường mạng, gắn với thẩm quyền
Trang 29vụ những quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức, cá nhân và phục vụ hoạt động quản lý của Nhà nước, do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, hoạt động không nhằm mục đích vụ lợi nhưng được phép thu lệ phí theo quy định, các hoạt động này nhằm đảm bảo trật tự, ổn định và công bằng xã hội, đặc biệt nhằm tạo sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí cho tổ chức, công dân và cơ quan hành chính nhà nước”.
1.2.2 Đặc điểm
DVCTT mang những đặc trưng của DVHCC Bên cạnh đó, nó còn mangnhững đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, khác với việc sử dụng đăng ký trực tiếp tại các CQHCNN,
việc đăng ký DVCTT có thể mở rộng thời gian sử dụng mà không gói gọntrong giờ hành chính Người sử dụng DVCTT có thể đăng ký vào bất kỳ thờigian nào trong ngày, giúp các cá nhân, tổ chức có thể yên tâm về thời giannộp hồ sơ sao cho phù hợp nhất với thời gian của mình
Thứ hai, người sử dụng dịch vụ có thể đăng ký sử dụng tại bất kỳ địa điểm
nào DVCTT không bắt người sử dụng phải đến trực tiếp CQHCNN để đăng ký,
mà họ có thể đăng ký tại bất kỳ địa điểm nào như tại nhà, tại cơ quan,… miễn lànơi đó có thiết bị để đăng ký như điện thoại thông minh, máy tính xách tay,… vàđược kết nối với mạng Internet Việc không giới hạn về phạm vi không gian sửdụng tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng DVCTT
Thứ ba, DVCTT được CQHCNN cung cấp trên môi trường mạng Khác
với các loại dịch vụ công truyền thống, đối với DVCTT, CQHCNN có thểcung cấp dịch vụ cho khách hàng qua môi trường mạng Kết quả của việcđăng ký DVCTT đa phần là hồ sơ, giấy tờ hành chính, nên chỉ cần khách hàngcung cấp đủ các thông tin, giấy tờ cần thiết thông qua trang thông tin điện tử
Trang 30của cơ quan thì CQHCNN có thể dựa vào đó thực hiện các bước tiếp theotrong quy trình, vẫn đảm bảo đúng trình tự, thủ tục như luật định.
Thứ tư, luôn gắn liền với yếu tố công nghệ thông tin Việc đăng ký
DVCTT được cung cấp qua môi trường mạng, thế nên đơn vị cung cấp dịch
vụ luôn phải cập nhật những tiến bộ của công nghệ thông tin để nâng cấpphần mềm, ứng dụng những thành quả nghiên cứu mới vào việc cung ứngDVCTT Trình độ công nghệ thông tin của các bộ phận liên quan, của đội ngũcông chức và của khách hàng là rất quan trọng Đối với khách hàng của dịch
vụ này thì trình độ công nghệ thông tin của họ đảm bảo việc dễ dàng tiếp cậndịch vụ, hiểu được các bước trong quy trình xử lý hồ sơ, công việc
Thứ năm, tạo lợi ích chung cho cả người sử dụng dịch vụ và cơ quan
cung cấp dịch vụ Do đó, việc cung cấp DVCTT có thể giúp tiết kiệm côngsức, tiền bạc, giảm thiểu các chi phí hành chính, chi phí giấy tờ, chi phí đi lại.Còn đối với đội ngũ công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (BPTN&TKQ), việc khách hàng sử dụng DVCTT giúp họ giảm thời gian tiếpcông dân mà có thể xử lý hồ sơ đã nộp trực tuyến, kiểm tra thành phần hồ sơ
và chuyển tiếp đến các bộ phận khác một cách nhanh chóng, giúp họ có thêmthời gian để làm các công việc khác
Thứ sáu, việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến.
Khi các cá nhân, tổ chức chọn mức độ toàn trình khi tham gia vào DVCTT,
họ có thể thanh toán phí, lệ phí bằng cách thanh toán trực tuyến Việc thanhtoán phí, lệ phí trong hoạt động cung ứng DVCTT hiện nay khá đa dạng,không bắt buộc cá nhân, tổ chức thanh toán trực tiếp tại CQHCNN
Thứ bảy, có thể theo dõi tiến độ xử lý công việc của CQHCNN DVCTT
cho phép khách hàng tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ của mình, theo dõi quy trình
Trang 31xử lý công việc, biết được hồ sơ đang được giải quyết ở bộ phận, đơn vị nào, hồ
sơ có thiếu hay gặp trục trặc ở khâu nào để kịp thời có những bổ sung, cập nhật
Về cơ bản, DVC truyền thống và DVCTT có những điểm giống nhaunhư CQHCNN là chủ thể cung ứng dịch vụ, khách hàng chính là cá nhân, tổchức có nhu cầu sử dụng dịch vụ và mục đích của hoạt động này là giải quyếtcác công việc cụ thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của cá nhân, tổchức, đồng thời phục vụ hoạt động quản lý của Nhà nước Tuy nhiên, giữachúng vẫn có những điểm khác nhau, được thể hiện tại Phụ lục 1
Nhìn chung, DVCTT vẫn mang những đặc trưng chung của DVHCC Tuynhiên, nó vẫn có những đặc trưng riêng như giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, linhhoạt, cần đảm bảo tính bảo mật thông tin, mang lại khá nhiều tiện ích, góp phầnnâng cao chất lượng hoạt động cung ứng DVHCC trong các CQHCNN hiện nay
1.2.3 Các yếu tố cấu thành
DVCTT trong các CQHCNN được cấu thành bởi các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, thủ tục hành chính trong giải quyết các công việc của tổ chức và
cá nhân trong cung ứng DVCTT Thủ tục hành chính bao gồm những văn bản,giấy tờ có liên quan, thủ tục, quy trình, phương thức sử dụng thẩm quyền phảituân theo khi xử lý các giao dịch của tổ chức và cá nhân Các thủ tục hành chínhphải đảm bảo các yêu cầu sau: đơn giản, tinh gọn, phù hợp với điều kiện thực tế
và khả thi, đảm bảo tính rõ ràng và công khai của các thủ tục hành chính, cần tạo
ra sự thống nhất giữa các cơ quan này trong việc ban hành thủ tục hành chính.Ngoài những yêu cầu chung đối với các thủ tục hành chính, các thủ tục hành chínhđược cung ứng trên DVCTT còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo thủ tục hành chính có thể cung cấp trên môi trường mạngnhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý
Trang 32- Đảm bảo các biểu mẫu được công khai trên trang thông tin điện tử, chophép cá nhân, tổ chức có thể tải về và có thể điền thông tin vào mẫu tùy theomức độ toàn trình hay một phần.
Thứ hai, quy trình thực hiện cung ứng DVCTT Quy trình cung ứng
DVHCC là tổng hợp các công đoạn, các bước và quy trình thực hiện cầnthiết nhằm tạo ra một DVHCC nhất định Quy trình này phải đảm bảo cácyêu cầu: tiến hành phân tích quy trình hiện tại nhằm tạo ra điểm bất cập,phải được chuẩn hóa theo một quy trình nhất định và được thể chế hóatrong các văn bản quy phạm pháp luật, giảm lược các khâu tham gia vàoquy trình cung ứng dịch vụ, giảm số lượng người trong tổ chức cùng thamgia vào một bộ hồ sơ càng ít càng tốt, quy định rõ về thời gian thực hiệntừng khâu và từng bước công việc trên cơ sở tổ chức lao động hợp lý,khoa học Đối với DVCTT, quy trình này còn phải:
- Đảm bảo tính bảo mật thông tin của các cá nhân, tổ chức khi sử dụngdịch vụ Trong quá trình xử lý hồ sơ, cần đảm bảo thông tin cá nhân củangười nộp hồ sơ được bảo mật, không bị phát tán thông tin ra bên ngoài
- Có sự liên thông trực tuyến giữa các khâu trong quy trình cung ứngdịch vụ Hồ sơ sau khi được tiếp nhận tại một đầu mối, công chức tiếp nhận
có nhiệm vụ đối chiếu thành phần hồ sơ, chia thành từng bộ và gửi trực tuyếnđến các bộ phận có liên quan để giải quyết
- Đảm bảo kết quả được trả đúng nơi nhận, không làm thất lạc kếtquả Đối với DVCTT mức độ toàn trình, cá nhân, tổ chức không đến trựctiếp CQHCNN để nhận mà kết quả được chuyển qua đường bưu điện.Chính vì thế, kết quả phải được trả đúng nơi nhận được ghi trong tờ khaiban đầu của người nộp
Trang 33- Đảm bảo thuận lợi trong việc thanh toán phí, lệ phí cho cá nhân, tổchức Công tác thu phí, lệ phí phải được cơ quan cung cấp DVCTT nghiêncứu, phối hợp với nhiều đơn vị khác nhau, giúp cá nhân, tổ chức có đa dạngcách thức trong việc thanh toán trên môi trường mạng Bên cạnh đó, việcthanh toán trực tuyến đồng thời phải đảm bảo không có các chi phí phát sinh,làm tốn thêm chi phí của cá nhân, tổ chức.
Thứ ba, mô hình cung ứng DVCTT Hiện nay, việc cung ứng DVHCC
đang dần hoàn thiện ở mô hình "một cửa" và chuyển đổi thành mô hình "một cửaliên thông" Mô hình “một cửa liên thông” là phương thức giải quyết công việccho công dân, tổ chức thuộc trách nhiệm quản lý của nhiều CQHCNN cùng cấphay các cấp trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận, giảiquyết và trả kết quả được tiến hành tại một đầu mối là Bộ phận Tiếp nhận và trảkết quả (BP TN&TKQ)
Thứ tư, các chủ thể tham gia vào hoạt động cung ứng DVCTT Nhà
nước thông qua các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương có tráchnhiệm cung cấp dịch vụ công cho người dân CQHCNN ở địa phương chịutrách nhiệm cung ứng DVHCC cho các cá nhân, bố trí các công chức thànhthạo công việc ở những khâu then chốt, phối hợp với các đơn vị có liên quantrong quy trình, tổ chức và liên kết với các bên như Bưu điện và ngân hàng,các đơn vị cung cấp phần mềm thanh toán trực tuyến để hỗ trợ công tác thuphí, lệ phí và hoàn trả kết quả
Thứ năm, phương tiện cung ứng DVCTT Quá trình này yêu cầu có sự
tham gia của các yếu tố vật chất bao gồm các loại máy tính, máy fax, đườngtruyền tín hiệu điện tử, hồ sơ, giấy tờ, mẫu biểu, mang tính chất hỗ trợ chonhững hoạt động cung ứng DVHCC, đặc biệt là DVCTT Để đảm bảoDVCTT được tiến hành một cách hiệu quả nhất thì các loại hồ sơ, giấy tờ,
Trang 34biểu mẫu phải được công khai trên trang dịch vụ công, người dân có thể dễdàng truy cập trang để tải các biểu mẫu về điền thông tin Ngoài ra, tùy theomức độ dịch vụ công được cung ứng mà các biểu mẫu cần phải cho phép cánhân, tổ chức điền trực tiếp vào biểu mẫu hay chỉ được phép tải về Trangthông tin điện tử của CQHCNN cũng cần phải đảm bảo dễ dàng truy cập và
dễ dàng trong việc đính kèm tệp khi nộp hồ sơ của cá nhân, tổ chức
Thứ sáu, ứng dụng các phương pháp tiến bộ, đặc biệt là ứng dụng công
nghệ thông tin vào quy trình cung ứng DVCTT Đường truyền tín hiệu điện tửcủa trang dịch vụ công phải luôn được vận hành liên tục, có những đợt bảo trìthường xuyên để kịp thời phát hiện, sửa chữa lỗi, đảm bảo đường truyền đượcliên tục Việc nộp hồ sơ phải được cung ứng một cách đa dạng Các cá nhân,
tổ chức có thể đăng ký bằng nhiều phương tiện khác nhau với giao diện phùhợp trên nhiều loại máy như máy tính để bàn, máy xách tay, điện thoại thôngminh, máy tính bảng… Cách thức nộp hồ sơ phải luôn được cải tiến để tạo sựthuận tiện nhất cho người sử dụng dịch vụ
Có thể khẳng định, chất lượng của DVCTT phụ thuộc rất nhiều vào sựphù hợp, thống nhất của sáu yếu tố cấu thành nêu trên Nếu thiếu đi một yếu
tố nào hoặc một trong các yếu tố trên yếu kém, không được thường xuyên cảitiến liên tục thì chất lượng cung ứng DVCTT sẽ không thể đảm bảo được vậnhành một cách có hiệu quả nhất
1.2.4 Các mức độ của dịch vụ hành chính công trực tuyến
Theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chínhphủ quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang thông tin điện
tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (Sau đây gọi tắt là Nghị định 43) thì DVCTT được triển khai theo 4 mức độ:
Trang 35DVCTT mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về
TTHC và các văn bản có liên quan quy định về TTHC đó
DVCTT mức độ 2: là DVCTT mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải
về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu Hồ sơ saukhi hoàn chỉnh được chuyển trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan,
tổ chức cung ứng dịch vụ
DVCTT mức độ 3: là DVCTT mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền
và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiệntrên môi trường mạng Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và nhận kết quảđược thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
DVCTT mức độ 4: là DVCTT mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh
toán phí, lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việc trả kết quả có thể đượcthực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng
Bảng 1.1 Bảng so sánh việc cung ứng dịch vụ giữa các mức độ dịch vụ công trực tuyến theo Nghị định 43 (cũ)
Mức độ
Cung cấp thông tin về TTHC và các văn bản liên quan
Cho phép tải về các văn bản
Cho phép điền
và gửi văn bản trực tuyến
Thanh toán phí,
lệ phí trực tuyến
và trả kết quả trực tuyến (hoặc qua đường bưu điện)
Trang 36Từ bảng phân tích trên, có thể thấy, hoạt động cung ứng DVCTTmức độ 4 cần phải đảm bảo cung cấp thông tin về thủ tục hành chính vàcác văn bản liên quan, cho phép tải, điền và gửi văn bản trực tuyến, đồngthời có thể thanh toán phí, lệ phí trực tuyến và kết quả được trả trực tuyếnhoặc qua đường bưu điện.
Tuy nhiên, Nghị định 42 đã thay thế Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13tháng 6 năm 2011 của Chính phủ và quy định về mức độ cung ứng DVCTT
do cơ quan nhà nước cung cấp thành 02 mức như sau:
Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ
thông tin về TTHC, việc thực hiện và giải quyết TTHC đều được thực hiệntrên môi trường mạng Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc quadịch vụ bưu chính công ích
Dịch vụ công trực tuyến một phần: là DCVTT không bảo đảm các điều
kiện quy định để trở thành DVCTT toàn trình (tổ chức, cá nhân sử dụng dịch
vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước phải đi thẩmtra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật)
Bảng 1.2 Bảng so sánh mức độ cung ứng dịch vụ công trực tuyến theo Nghị định 43 (cũ) và Nghị định 42 (mới)
Nghị định 43 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
(Nguồn: Tổng hợp của người nghiên cứu)
So với Nghị định 43, thì Nghị định 42 chia việc cung ứng DVCTT của
Trang 37chính là 03 mức độ 1,2,3 theo Nghị định 43, và DVCTT toàn trình là DVCTTmức độ 4 theo tên gọi cũ Chính vì lý do này, DVCTT mức độ 4 được nhắcđến trong Luận văn cũng chính là DVCTT toàn trình.
Theo Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của
Bộ Thông tin và truyền thông quy định về việc cung cấp DVCTT và bảo đảmkhả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thôngtin điện tử của cơ quan nhà nước thì DVCTT mức độ 4 phải cung cấp đầy đủcác thông tin cơ bản như sau:
Thứ nhất, đáp ứng các yêu cầu của DVCTT mức độ 3 DVCTT mức độ 3
yêu cầu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về TTHC và các văn bản
có liên quan quy định về TTHC đó, cho phép người sử dụng điền và gửi trựctuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ Các giao dịchtrong quy trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được các bên xử lý trên môitrường mạng
Thứ hai, việc trả kết quả cho người sử dụng có thể được thực hiện trực
tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính Kết quả dưới dạng điện tử của DVCTT
có hiệu lực pháp lý như đối với kết quả giấy theo quy định về kết quả điện tửcủa cơ quan hành chính nhà nước Thường thì các kết quả điện tử phải được
ký bởi chữ ký số của cơ quan có thẩm quyền Việc trả kết quả trực tuyến đượcthực hiện theo sự thống nhất của người sử dụng và cơ quan cung cấp dịch vụthông qua một hoặc nhiều hình thức sau: thông báo trên Hệ thống thông tingiải quyết TTHC; gửi qua chức năng trả kết quả của DVCTT; gửi qua thưđiện tử của người sử dụng
Thứ ba, cung cấp tính năng thanh toán trực tuyến giúp người dùng thực
hiện được ngay việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) trên môi trường mạng.Việc thanh toán phí, lệ phí này được chuyển vào tài khoản của CQHCNN
Trang 38cung cấp DVCTT Chứng từ nộp tiền, chuyển khoản tiền phí, lệ phí giải quyếtTTHC hoặc biên lai thu phí, lệ phí giải quyết TTHC (nếu có) khi thanh toántrực tuyến được gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan, người có thẩm quyền giảiquyết TTHC.
Tóm lại, có thể khái quát quy trình cung ứng DVCTT toàn trình theo sơ
đồ tại Hình 1.2
Hình 1.1 Quy trình chi tiết Dịch vụ công trực tuyến toàn trình
(Nguồn: Tổng hợp từ
http://www.newsaigonsoft.com )
1.2.5 Các nguyên tắc khi cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến
Khi tiến hành cung ứng DVCTT, các CQHCNN cần đảm bảo các nguyêntắc sau đây:
Thứ nhất, bảo đảm sự dễ dàng tiếp cận của công dân khi sử dụng các
DVCTT do CQHCNN cung cấp Việc cung ứng cần hướng đến đối tượng sửdụng là người dân, phần lớn là lao động chân tay, khả năng tiếp cận đến công
Trả kết quả trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính
Nộp hồ sơ và thanh toán lệ phí trực tuyến
Trang 39nghệ thông tin còn thấp Chính vì thế, DVCTT cần dễ dàng truy cập, ngườidân có thể tìm kiếm bằng nhiều từ khóa khác nhau dẫn đến trang DVCTT.
Thứ hai, bảo đảm cung cấp đầy đủ cho công dân những thông tin cần thiết
trên trang DVCTT bằng một ngôn ngữ dễ hiểu về việc giải quyết các công việchành chính của CQHCNN Bên cạnh việc dễ dàng tiếp cận thì DVCTT phải bảođảm các tiêu chuẩn về thông tin như thủ tục, thành phần hồ sơ, cơ quan có thẩmquyền giải quyết, thời hạn giải quyết, phí, lệ phí Từ ngữ được sử dụng gần gũi, dễhiểu, hạn chế dùng từ ngữ hành chính mà phải hướng đến đối tượng khách hàng làngười dân
Thứ ba, áp dụng mô hình “một cửa, một cửa liên thông” trong cung ứng
DVCTT Để DVCTT có hiệu quả thì các phòng, ban, đơn vị có liên quan phảiphối hợp chặt chẽ với nhau, quy trình các bước được liên thông, giảm bớt thờigian và số lượng người tham gia vào xử lý công việc, làm sao cho kết quảcuối cùng đến được tận tay khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ hồ sơ củacác đơn vị có liên quan
Thứ tư, bảo đảm chất lượng của các DVCTT đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của công dân Vì dịch vụ là hoạt động mang tính chất phục vụ nên khách hàngluôn phải được đảm bảo được hưởng chất lượng dịch vụ tốt nhất Chất lượngDVCTT phải luôn được nâng cấp liên tục, cập nhật kịp thời những văn bảnmới để khách hàng được biết Đường truyền phải luôn được ổn định truy cậpvào bất kỳ thời gian nào
Thứ năm, bảo đảm tiếp nhận và giải quyết các thông tin phản hồi của người
dân về các DVCTT mà CQHCNN cung cấp cho họ Người dân chính là kênhthông tin trực tiếp và chính xác nhất khi tiến hành đánh giá DVCTT Họ là ngườitrực tiếp sử dụng nên sẽ đánh giá được những mặt đạt được và những hạn chế còn
Trang 40tồn tại, nếu CQHCNN tiếp nhận các phản hồi của người dân thường xuyên sẽ gópphần nâng cao chất lượng cung ứng DVCTT trong thời gian sắp tới.
Các nguyên tắc trên là những nguyên tắc cơ bản giúp hoạt động cungứng DVCTT của CQHCNN được tiến hành một cách có hiệu quả nhất
1.3 Dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
1.3.1 Khái niệm
Từ những phân tích về khái niệm DVCTT và DVCTT toàn trình được nêutrên, có thể hiểu đơn giản: Dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tạiUBND cấp huyện là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về TTHC, gắnvới thẩm quyền hành chính - pháp lý của CQHCNN ở cấp huyện và yếu tố côngnghệ thông tin, nhằm phục vụ những quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổchức, cá nhân và phục vụ hoạt động quản lý của Nhà nước của UBND cấp huyện,
do UBND cấp huyện thực hiện, hoạt động không nhằm mục đích vụ lợi nhưngđược phép thu phí, lệ phí theo quy định Các hoạt động này nhằm đảm bảo trật tự,
ổn định và công bằng xã hội, đặc biệt nhằm tạo sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian,chi phí cho tổ chức, công dân và cơ quan hành chính nhà nước Việc thực hiện vàgiải quyết TTHC đều được thực hiện trên môi trường mạng do UBND cấp huyệntrực tiếp thực hiện hoặc phối hợp thực hiện Việc trả kết quả được thực hiện trựctuyến hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích
1.3.2 Sự cần thiết của hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
Các TTHC trong các lĩnh vực cần thiết được cung ứng qua DVCTT mức
độ toàn trình tại UBND cấp huyện vì những lý do sau đây: