1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nv sư phạm nâng cao chất lượng tự học

7 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Tự Học
Tác giả Họ Và Tên
Chuyên ngành Nghiệp Vụ Sư Phạm
Thể loại Bài Thu Hoạch
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 272 KB

Nội dung

Tài liệu ôn thi lớp nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học, cao đẳng môn Nâng cao chất lượng tự học

Trang 1

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN

BÀI THU HOẠCH

MÔN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC

LỚP:

Họ và tên :

Ngày sinh :

Nơi sinh:

STT:

Trang 2

người học; đề xuất biện pháp cải thiện hạn chế của bản thân (nếu có) ảnh hưởng tới hoạt động tự học của người học

Câu 2 (6 điểm): Quy trình giải quyết vấn đề gồm các bước nào? Thầy (cô) vận

dụng các công cụ, kỹ thuật đã tìm hiểu để giải quyết một vấn đề trong hoạt động giảng dạy/nghiên cứu khoa học/hoạt động nghề nghiệp khác

BÀI LÀM Câu 1: Hãy phân tích vai trò của giảng viên trong hoạt động tự học của người học; đề xuất biện pháp cải thiện hạn chế của bản thân (nếu có) ảnh hưởng tới hoạt động tự học của người học.

Tự học được xem là phương thức học tập chủ động để người học có thể phát huy tối

đa tính tự giác trong nghiên cứu, tìm tòi tri thức Trong giai đoạn đào tạo hiện nay,

tự học được xem là chìa khóa quyết định hiệu quả học tập và sự phát triển của sinh viên

Hoạt động tự học chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau Bên cạnh yếu tố chủ quan từ sinh viên, vai trò của giảng viên quyết định phần lớn đến chất lượng tự học của sinh viên Giảng viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự học của sinh viên cũng như ảnh hưởng tích cực đến khả năng tự học của sinh viên thông qua:

- Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú học tập cho sinh viên Việc gợi mở của giảng viên là động lực thúc đẩy tính tích cực và tính say mê tìm tòi của sinh viên về một nội dung mới, vấn đề mới, bài học mới Sự gợi mở này như chất xúc tác đẩy mạnh tính chủ động nghiên cứu của sinh viên Khi sinh viên

bị thu hút quá trình tự học được xúc tiến xảy ra mạnh mẽ hơn giúp sinh viên chấm dứt sự ù lì, trì trệ trước những mảng kiến thức mới

- Xác định mục đích và động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên Nhằm đảm bảo hoạt động tự học của sinh viên được diễn ra tốt nhất, vai trò của giảng viên còn thể hiện ở góc độ định hướng, xác định mục đích và động cơ đúng đắn và phù hợp cho sinhviên Việc tự học của sinh viên dễ sai lệch nội dung bài học, sai kiến thức cơ bản và tư duy không đồng nhất nếu giảng viên không định hướng Việc định hướng của giảng viên liên quan đến các nội dung học nhóm, thảo luận và trao đổi giữa những người học Ngoài ra giảng viên định hướng cách khai thác nội dung, định hướng kiến thức của bài học cũng như định hướng tư duy cho từng vấn đề

- Cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên Thông qua các hoạt động cập nhật các kiến thức mới giảng viên đại diện như một tấm gương, một hình mẫu về quá trình tự học, thông qua đó sinh viên có động lực tự học bền bỉ hơn, xuyên suốt hơn Bên

Trang 3

cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng giúp phát suy tính sáng tạo của sinh viên nhằm mang lại hiệu quả cao cho quá trình tự học

- Hướng dẫn người học biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, vào giải quyết công việc Để đạt hiệu quả cao nhất sinh viên cần biết cách vận dụng các kiến thức tự học vào cuộc sống Vì vậy người giảng viên còn có vai trò hướng dẫn sinh viên chọn lọc vận dụng và rút ra các bài học từ việc vận dụng vào thực tế

- Tăng cường tổ chức quản lí hoạt động tự học của sinh viên Quá trình tự học

sẽ không đạt hiệu quả nếu giảng viên không hỗ trợ, hướng dẫn và kiểm tra đánh giá sát sao Việc hình thành thói quen tự học chịu ảnh hưởng nhiều từ giảng viên Giảng viên cần tăng cường công tác tổ chức quản lý việc tự học của sinh viên thông qua: giao các nội dung để sinh viên tự học, kiểm tra việc

tự học và có chế tài nhất định đối với những sinh viên không chủ động học

- Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên Đây được xem

là yếu tố quan trọng và cấp thiên trong giai đoạn 4.0 hiện tại, với khối lượng kiến thức khổng lồ nếu sinh viên không được bồi dưỡng các phương pháp tự học tự nghiên cứu mới thì quá trình tự học không thể phát triển Vì vậy người giảng viên phải không ngừng bồi dưỡng giúp sinh viên ngày càng tự học hiểu quả

Các biện pháp cải thiện các hạn chế của bản thân gây ảnh hưởng đến sinh viên trong quá trình tự học:

- Xây dựng đề cương môn học thật chi tiết và cụ thể để gửi trước cho sinh viên trước khi môn học bắt đầu Đặc biệt đề cương phải rõ ràng và chuẩn xác các bậc mục tiêu cho từng bài học

- Giao vấn đề, giao bài tập và định hướng nghiên cứu về nhà cho sinh viên Cần yêu cầu sinh viên chuẩn bị tài liệu, nguồn, mỗi tài liệu cho nội dung nào; cách giải bài tập; cách giải quyết vấn đề; lý giải tại sao?

- Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài học kế tiếp Công việc này gồm có đọc bài học tại giáo trình trước và trả lời các câu hỏi liên quan đến các mục tiêu của bài học

- Thiết kế giờ thảo luận hứng thú

Câu 2: Quy trình giải quyết vấn đề gồm các bước nào? Thầy (cô) vận dụng các công cụ, kỹ thuật đã tìm hiểu để giải quyết một vấn đề trong hoạt động giảng dạy/nghiên cứu khoa học/hoạt động nghề nghiệp khác.

- Quy trình giải quyết vấn đề gồm các bước sau:

 Bước 1: Xác định vấn đề

 Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân

Trang 4

 Bước 4: Lựa chọn giải pháp tối ưu

 Bước 5: Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề

 Bước 6: Giám sát và đánh giá

- Vận dụng các công cụ, kỹ thuật đã tìm hiểu để giải quyết một vấn đề

trong hoạt động giảng dạy:

Vấn đề: Sự bất đồng ý kiến giữa các học viên với nhau.

Bước 1: Xác định vấn đề

- Áp dụng quy tắc 5W1H:

 Who: Vấn đề của học viên và liên quan đến giảng viên, và giảng viên

là người chịu trách nhiệm giải quyết

 What: Vấn đề là sự bất đồng ý kiến giữa các học viên với nhau

 When: Vấn đề xảy ra sau khi giảng viên chia sẻ về một nội dung trong bài học

 Where: Vấn đề này xảy ra trong lớp học

 How: Khắc phục bằng cách làm rỏ các nguyên nhân gây mâu thuẩn, đưa quan điểm các học viên lại gần nhau

- Vấn đề khá khẩn cấp và quan trọng, nếu không giải quyết sẽ gây ra sự mất định hướng trong bài học

- Điểm đặc biệt là cần khai thác cụ thể lý do gây mâu thuẩn

- Xác định các nguồn lực cần có để giải quyết: Nội dung kiến thức chia sẻ bổ trợ, các công cụ phương tiện, cách thức…

Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân

- Áp dụng sơ đồ xương cá để phân tích nguyên nhân và các loại nguyên nhân:

Trang 5

Bước 3: Xây dựng giải pháp

Phân thành 03 nhóm giải pháp:

- Thứ 1: Bản thân nội dung & người thầy: Lựa chọn nội dung chính xác, hạn chế gây tranh cãi, truyền đạt nội dung đúng và đầy đủ đến các người học

- Thứ 2: Nhóm về yếu tố cá nhân học viên:

 Phân tích tổng hợp các ý kiến của các bên, để tìm tiếng nói chung và giải quyết vấn đề để đi đến thống nhất

 Tìm được tiếng nói chung, sự thống nhất trong công việc và tôn trọng

ý kiến của các thành viên khác

 Hướng cả hai học viên về cùng một góc nhìn, cùng một khía cạnh nhìn nhận vấn đề thông qua: đổi góc nhìn cho nhau và người dạy tập trung chia sẽ cho cả hai về mục tiêu mà bài giảng hướng đến

 Buông bỏ cái tôi, kiểm soát cảm xúc và lắng nghe nhiều hơn

 Thỏa thuận và sắp xếp công việc hợp lý

 Giả định kết quả xảy ra theo các trường hợp của nhóm đang tranh luận, xét ưu và nhược điểm của cách làm khác nhau để nhóm tìm ra hướng giải quyết chung

- Thứ 3: Nhóm yếu tố xung quanh tác động

 Đảm bảo quá trình giao tiếp của học viên

 Hạn chế các nhiểu loạn từ các yếu tố xung quanh: tâm trạng, cảm súc thời điểm

Trang 6

Bước 4: Lựa chọn giải pháp tối ưu

Giải pháp tối ưu là tập trung vào nhóm yếu tố nội dung và người dạy & tập trung vào giải quyết đồng bộ hóa góc nhìn

- Lựa chọn nội dung chính xác, hạn chế gây tranh cải,

- Truyền đạt nội dung đúng và đầy đủ đến các người học,

- Hướng cả hai học viên về cùng một góc nhìn, cùng một khía cạnh nhìn nhận vấn đề

Bước 5: Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề

Người chịu trách nhiệm Thời gian

Lựa chọn nội

dung chính xác Điều chỉnh nộidung bài giảng

Tài liệu, bài giảng, cách thiết kế bài giảng

Người dạy

Hoàn tất điều chỉnh ngay khi xảy ra vấn đề

Truyền đạt nội

dung đúng và

đầy đủ

Điều chỉnh cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy

Công cụ hỗ trợ, góp ý các chuyên gia

Người dạy Hoàn tất điềuchỉnh ngay khi

xảy ra vấn đề

Hướng cả hai

học viên về

cùng một góc

nhìn

Đổi góc nhìn cho nhau

Đưa ra giả thuyết kết quả

Các hoạt động thực tế, các công cụ bổ trợ như video, tư

Người dạy, người học

Hoàn tất điều chỉnh ngay khi xảy ra vấn đề

Trang 7

Hạng mục Hoạt động Nguồn lực chịu trách Người

nhiệm

Thời gian

của từng nhận định

Tổng hợp các góc nhìn lại

liệu sinh động…

Bước 6: Giám sát và đánh giá

- Giám sát mức độ thành công của kế hoạch giải quyết và đánh giá kết quả

- Điều chỉnh để vấn đề được giải quyết hoàn toàn

Ngày đăng: 01/06/2024, 22:31

w