1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) bài GIẢNG học PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tự học

66 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng tự học
Tác giả Đào Thị Oanh
Trường học Viện NCSP
Chuyên ngành Nâng cao chất lượng tự học
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Trên cơ sở đó gợi ý để học viên vận dụng vào quá trình tự học của bản thân và hướng dẫn học sinh, sinh viên tự học một cách hiệuquả, như: Xác định mục tiêu tự học hiệu quả; Lập kế hoạch

Trang 1

ta luôn phải vật lộn để làm cho những điều đã biết luôn được cập nhật, đồngthời còn phải biết trình bày chúng cho học sinh của mình Việc chủ động họctập tạo ra ở người giáo viên sự tự tin suy nghĩ một cách độc lập, và dưới conmắt của các chuyên gia về học tập thì đây được xem là bước chuyển tiếpmang tính chuyên nghiệp của một người giáo viên bởi “đó là khi một thế giớimới được mở ra, một quyền lực mới đạt được và một người giáo viên mớiđược sinh ra – một giáo viên có thể độc lập xác định được điều gì là tốt nhấtcho học sinh của mình” Các nghiên cứu cho thấy, những giảng viên đượcnhiều sinh viên nhớ đến nhất và nhớ lâu nhất là những người nắm vững mônhọc của mình, dạy môn học đó với sự nghiêm túc và tình yêu to lớn, tự tintrong sự hiểu biết của họ, vui sướng khi hiểu được một điều mới mẻ Đó lànhững người thường xuyên có mặt tại bàn đọc sách của thư viện, băn khoăn

về kết quả của một thử nghiệm, chia sẻ suy nghĩ về lời bình của một cuốnsách, khám phá ra ý nghĩa của một bức tranh, nói về quá trình học hỏi với sựchân thành Đồng thời chia sẻ với sinh viên của mình để giúp họ biết cách tự

Trang 2

học thông qua kinh nghiệm bản thân Những niềm vui sướng giản dị đó chính

là những điều mà mỗi người học cần ở người thầy của họ Bằng cách đó, sinhviên có thể sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu của việc học tập từ phía giảngviên, và lại tiếp tục thúc đẩy giảng viên trên con đường tự học hỏi

B/ THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN

Học phần “Nâng cao chất lượng tự học” cung cấp cho học viên một sốkiến thức cơ bản về cơ sở tâm sinh lí của hoạt động tự học, một số cách rènluyện kĩ năng tự học Trên cơ sở đó gợi ý để học viên vận dụng vào quá trình

tự học của bản thân và hướng dẫn học sinh, sinh viên tự học một cách hiệuquả, như: Xác định mục tiêu tự học hiệu quả; Lập kế hoạch tự học phù hợp,khả thi;Nghiên cứu tài liệu học tập;Tự giải quyết các vấn đề học tập với tưcách là một hoạt động tự học

C/ MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Saukhihọcxonghọcphầnnày, họcviêncó thể:

- Cập nhật, vận dụng những kiến thức, kĩ năng vào nâng cao chất lượng tự học của bản thân, qua đó nâng cao hiệu quả giảng dạy;

- Hướng dẫn cho sinh viên của mình những kĩ năng tựhọc hiệuquả;

- Sáng tạo ra những cách thức tự học mới phù hợp, hiệu quả với bản thân

và với sinh viên của mình

D/ NỘI DUNG HỌC PHẦN

Chương 1: Hoạt động học tập và kĩ năng tự

học 1.1.Bản chất của hoạt động học tập

1.2.Cơ sở tâm sinh lí của hoạt động học tập

1.2.1 Cơ sở sinh lí của hoạt động tự học

1.2.2 Cơ sở tâm lí của hoạt động tự học

1.3 Kĩ năng tự học

1.3.1 Tự học là gì?

1.3.2.Kĩ năng tổ chức bản thân

Trang 3

1.3.3.Kĩ năng tổ chức việctự học

1.3.4.Kĩ năng tổ chức môi trường tự học tối ưu

Câu hỏi và bài tập thực hành chương 1

Chương 2: Kĩ năng lập kế hoạch tự học hiệu quả

2.1 Xác định mục tiêu tự học

2.1.1 Ý nghiã của việc xác định mục tiêu

2.2.2 Các bước xác định mục tiêu hiệu quả

2.2 Lập kế hoạch tự học hiệu quả

2.2.1 Xác định những việc ưu tiên cho những thời điểm thích hợp2.2.2 Lập thời gian biểu

2.3 Sử dụng thời gian vào tự học

2.3.1 Đối phó với sự trì hoãn

2.3.2 Quản lí thời gian hiệu quả

2.4 Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch tự học

2.4.1 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học

2.4.2 Điều chỉnh kế hoạch tự học

Câu hỏi và bài tập thực hành chương 2

Chương 3: Kĩ năng nghiên cứu tài liệu học tập

3.1 Phương pháp đọc sách hiệu quả

3.1.1 Thói quen làm giảm hiệu quả đọc sách

3.1.2 Kĩ năng đọc sách hiệu quả

3.2 Phương pháp ghi chú hiệu quả

3.2.1 Phương pháp ghi chú truyền thống

3.2.2 Bản đồ tư duy – công cụ ghi chú tối ưu

3.3 Lưu giữ và khai thác tài liệu học tập

3.3.1 Sử dụng túi hồ sơ

3.3.2 Sử dụng CNTT

Câu hỏi và bài tập thực hành chương 3

Trang 4

Chương 4: Kĩ năng tự giải quyết vấn đề

4.1 Bản chất của tự giải quyết vấn đề

“Tự học” và “Nghiên cứu khoa học”

4.1.1 “Tự học” và “Nghiên cứu khoa học”

4.1.2.Chu trình tự học ở người lớn – quá trình tự giải quyết vấn đề

Câu hỏi và bài tập thực hành chương 4

E/ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI GIẢNG

CHƯƠNG 1: HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ KĨ NĂNG TỰ HỌC

Là một hoạt động đặc thù của con người, hoạt động học tập có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của hoạt động con người, đó là:

a/ Bao giờ cũng có đối tượng: là các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo…

Trang 5

b/ Bao giờ cũng do chủ thể tiến hành: là học sinh.

Nói đến tính chủ thể là muốn bao hàm trong đó tính tích cực, khả năng làmchủ bản thân Tất nhiên, để chủ thể thực hiện hoạt động, cần có các điều kiệnkhách quan tương ứng (điều kiện xã hội và công cụ/phương tiện phù hợp)

Tính chủ thể thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh phải tự mình bắt não làm việc, biến

vốn kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người thành phẩm chất, năng lựchoạt động của cá nhân mình;

c/ Bao giờ cũng được vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: thông qua bộ máy

công cụ lao động giữ vai trò trung gian giữa chủ thể lao động và đối tượng laođộng, gồm: công cụ kĩ thuật (tri thức về kĩ thuật, máy móc, kĩ năng công

nghệ) và công cụ tâm lí (tiếng nói, chữ viết, con số, kí hiệu, hình ảnh…) Cá

nhân học sinh dùng bộ máy công cụ này để điều khiển hoạt động học tập củamình;

d/ Bao giờ cũng có mục đích xác định: đó là để lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ

xảo, nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, hình thành các năng lực chuẩn bịhành trang bước vào cuộc sống;

e/Có bản chất xã hội – lịch sử: hoạt động học tập vận hành trong các mối

quan hệ xã hội Các quan hệ này chứa đựng nội dung lịch sử do các thế hệtrước để lại, đồng thời cũng là các quan hệ đang diễn ra trong môi trườngsống của cá nhân học sinh Ngoài ra, còn có mối quan hệ với thế hệ sau –trách nhiệm tương lai Hoạt động học tập của học sinh trong nhà trường dothầy và trò là chủ thể cùng nhau tiến hành, tức là do một tập thể/nhóm cùngthực hiện;

f/Có cơ sở tự nhiên (“vật chất”) là bộ não và hoạt động thần kinh cấp cao

của não: là một hoạt động trí óc/tâm lí, học tập là quá trình tiêu hao năng

lượng thần kinh, quá trình huy động các chức năng của não, của các giácquan…Hoạt động thần kinh cấp cao của não là cơ sở sinh lí thần kinh củahoạt động tâm lí, trong đó có học tập

Trang 6

g/ Là một hoạt động mang tính xã hội, có tính tương tác cao: quá trình học

tập diễn ra và được thực hiện trong các mối quan hệ người – người đa dạng,phong phú

Những đặc điểm nêu trên cho thấy, để thực hiện hoạt động học tập theophương pháp nhà trường, học sinh cần đáp ứng các yêu cầu nhất định về pháttriển mặt sinh lí, tâm lí, xã hội Hay nói cách khác, con người ở mỗi giai đoạnphát triển khác nhau sẽ tổ chức thực hiện hoạt động học tập một cách khácnhau Điều này gợi ý để các nhà sư phạm có những cách thức tác động phùhợp với người học

1.2 Cơ sở tâm sinh lí của hoạt động tự học

1.2.1 Cơ sở sinh lí của hoạt động tự học

Như trên đã nói, học tập là một dạng hoạt động lao động đặc biệt của conngười Hoạt động tâm lí phức tạp này có cơ sở tâm sinh lí của nó và vận hànhtheo những quy luật riêng của một hoạt động trí óc Chính vì vậy, để tổ chức

tự học có kết quả cần phải có hiểu biết về những yếu tố đó để vận dụng chúngvào quá trình tự học Học tập trước hết là một hoạt động lao động, vì vậy nó

có bản chất sinh lí học của bất cứ một hoạt động lao động nào ở con người

Đó là sự vận hành các chức năng của cơ thể con người, về thực chất là sự tiêuhao năng lượng thần kinh, năng lượng cơ bắp, là sự huy động các chức năngcủa não, của các cơ quan cảm giác…Hiểu bản chất sinh lí học của lao động sẽgiúp hiểu rõ hơn về bản chất tâm lí của lao động, bởi cái tâm lí trong lao độngkhông thể tách rời và cô lập với cái sinh lí

Xét từ góc độ của khoa học Tổ chức lao động thì bất cứ một hệ thống laođộng nào (dù là chân tay hay trí óc) cũng bao gồm 3 thành tố là: 1/ Con ngườivới tư cách là chủ thể của lao động; 2/ Máy móc với tư cách là côngcụ/phương tiện lao động; 3/ Môi trường nơi diễn ra hoạt động lao động (baogồm môi trường vật lí vi mô và môi trường xã hội) Để hoạt động lao động cóhiệu quả, cần làm cho các yếu tố này thích ứng với nhau một cách tốt nhất,tức là, phải có sự tổ chức chúng một cách hợp lí để tối ưu hóa mối quan hệ

Trang 7

giữa các thành tố với nhau Điều này cũng hoàn toàn đúng với hoạt động tổchức tự học Trong hệ thống này, con người là thành tố quan trọng nhất vìthực hiện hoạt động lao động, đồng thời tạo ra máy móc và môi trường laođộng để tạo ra các giá trị xã hội Nếu xem xét thêm có thể thấy rõ yếu tốngười đồng nghĩa với yếu tố tâm lí Công nhận sự có mặt của yếu tố này làphải tính đến vai trò và tầm quan trọng của nó Các yếu tố tâm lí hợp lại trởthành công cụ tâm lí cùng với công cụ lao động giúp con người thực hiện hoạtđộng phù hợp với mục đích đặt ra.

* Bộ não con người – cơ sở sinh lí thần kinh của tổ chức tự học.

Trong quá trình tiến hóa, bộ não con người phát triển ở các giai đoạn khácnhau đi từ phần nguyên thủy nhất (“não bò sát”) cho đến phần cao cấp nhất(“đại não”) Mỗi phần có hoạt động tương đối khác biệt, song trong hoạt độnghọc tập của con người thì tất cả chúng đều cùng tham gia ở mức độ khácnhau, trong đó vỏ não (não cấp cao) nằm ở lớp ngoài cùng và cao nhất của bộnão là bộ phận quan trọng của hoạt động tư duy (giúp hình thành khả năngsuy luận, đặt mục tiêu và lập kế hoạch, phát triển ngôn ngữ, lĩnh hội nhữngkhái niệm trừu tượng)

Hoạt động thần kinh cấp cao của não là cơ sở sinh lí thần kinh của các hiệntượng tâm lí, trong đó có học tập Đó là hoạt động đảm bảo quan hệ phức tạp,chính xác và tinh vi của toàn bộ cơ thể đối với thế giới bên ngoài Hoạt độngnày do các bán cầu đại não thực hiện Các nhà khoa học nghiên cứu thấy,trong não có sự phân công chặt chẽ giữa các vùng trên vỏ não, theo nghĩa mỗivùng là cơ sở vật chất của một hiện tượng tâm lí tương ứng Nguyên tắc

“phân công” này lại kết hợp với nguyên tắc “liên kết” rất nhịp nhàng, theonghĩa: mỗi hoạt động tâm lí có cơ sở vật chất là một hoặc một vài hệ thốngchức năng Các hệ thống chức năng này được thực hiện bởi nhiều tế bào não

từ các khối chức năng cơ bản của toàn bộ não tham gia

a/Khối năng lượng đảm bảo điều hành trương lực vỏ não và trạng thái thức tỉnh Để đảm bảo các quá trình tâm lí diễn ra một cách đầy đủ, con

Trang 8

người phải ở trong trạng thái thức tỉnh tối ưu Tương tự, để thực thi một hoạtđộng có tổ chức, có mục đích, cần phải đảm bảo trương lực tối ưu của vỏ não.Khối này được cấu trúc theo dạng lưới thần kinh “không chuyên biệt” thựchiện chức năng của mình bằng con đường thay đổi trạng thái lan tỏa dần.Khối chức năng thứ nhất chủ yếu nằm trong khuôn khổ của thân não, của các

tổ chức gian não và các phần giữa của vỏ não mới Bộ máy cho phép điềuchỉnh trạng thái này tương ứng với từng nhiệm vụ được đặt ra trước cơ thể.Đối với hoạt động tổ chức tự học, vai trò của khối chức năng này là tổ chứchoạt hóa việc học, tức là quá trình tạo động cơ của việc học, bởi vì não phảiđược hoạt hóa, đảm bảo trương lực vỏ não ở mức độ nhất định thì hoạt độnghọc tập mới được bắt đầu theo đúng nghĩa

b/ Khối tiếp nhận, xử lí, lưu giữ thông tin Khối này phân bố ở phía sau bán

cầu não và bao gồm các vùng thị giác (chẩm), thính giác (thái dương), cảmgiác chung (đỉnh) của vỏ và các cấu trúc dưới vỏ Bộ máy của khối chức năngnày đều có cấu trúc thứ bậc, bao gồm vùng cấp I (phóng chiếu) là nơi tiếpnhận thông tin và phân tích chúng thành các yếu tố cấu thành nhỏ nhất, vùngnão cấp II (phóng chiếu, liên hợp) là nơi mã hóa (tổng hợp) các yếu tố cấuthành, vùng não cấp III (“vùng mở”) là nơi đảm bảo hoạt động đồng thời củanhiều hệ cơ quan phân tích, đưa ra các biểu tượng dựa trên các hình thức tổhợp của hoạt động nhận thức Trong hoạt động tổ chức tự học thì khối chứcnăng này đảm bảo việc thực hiện tự học của chủ thể, qua đây có thể biết rõcách học của học sinh là ở mức độ tái hiện hay sáng tạo

c/ Khối lập trình, điều khiển và kiểm soát các hình thức hoạt động phức tạp Một khía cạnh khác của đời sống tâm lí con người là sự tổ chức hoạt

động tâm lí có ý thức Đó là quá trình con người lên kế hoạch, chương trìnhhành động; theo dõi việc thực hiện để điều chỉnh hành vi tương ứng với kếhoạch hoặc chương trình đã đề ra; kiểm tra hoạt động của bản thân bằng cách

so sánh kết quả hành động với mục đích ban đầu và chỉnh sửa những sai sótnếu có Phục vụ cho các công việc này là bộ máy khối chức năng thứ ba của

Trang 9

não – khối lập trình, điều khiển và kiểm soát diễn biến của hành động đangdiễn ra Các bộ phận của khối chức năng thứ ba này nằm ở phần phía trướcbán cầu não.

Có thể nói, trong việc tổ chức tự học nhất thiết phải có sự tham gia của cả

3 khối chức năng nói trên của não, đồng thời việc tổ chức tự học thực sự phảibao gồm các hành động nêu trên Như vậy, tổ chức tự học được bắt đầu trướchết bằng việc tổ chức vận hành não

Bộ não có hàng tỉ tế bào Riêng vỏ não có hơn 100 tỉ tế bào hoạt động,được gọi là các nơ ron Bản thân mỗi nơ ron đều có sức mạnh lớn hơn hầu hếtcác máy tính trên hành tinh này Tuy nhiên, không phải số lượng nơ ron nàyquyết định trí thông minh mà chính là các kết nối giữa chúng.Mỗi nơ ron cókhả năng tạo ra 20 nghìn mối liên kết với các nơ ron khác Khi cá nhân hoạtđộng (nhìn, lắng nghe, làm một việc gì đó có chủ định), não bộ sẽ được kíchthích và tạo ra những mối liên kết giữa các nơ ron, giúp con người trở nênthông minh Do vậy, để học tập tốt cần rèn luyện bộ não thường xuyên theocách làm những việc đòi hỏi một mức độ khó khăn nhất định Quá trình suynghĩ kích thích não bộ tạo ra nhiều kết nối thần kinh vì vậy, cảm giác ”Khóhiểu” là một cảm giác tốt bởi khi đó, bộ não phải đối mặt với một việc vượt rangoài khả năng của nó, khi đó, buộc cá nhân phải suy nghĩ để cố gắng hiểuvấn đề Các chuyên gia khuyên rằng, nếu chúng ta không thành thạo việc gìthì hãy thực hiên việc đó nhiều hơn Họ cũng đưa ra lời khuyên về nhữngcách thức để kích thích não bộ phát triển, đồng thời, những cách cần tránh vìlàm cản trở sự phát triển của não bộ

*Hai bán cầu não: Bên trong vỏ não có sự phân chia công việc riêng biệt.

Các chức năng chủ yếu của não cấp cao như suy luận logic, diễn thuyết, phântích không gian, mỗi thứ cơ bản tập trung vào một lĩnh vực riêng biệt Sựphân chia quan trọng nhất là phân chia đơn giản giữa hai bán cầu não doRoger Sperry và Robert Ornstein nghiên cứu đưa ra và đã giành giải Nobelcho thành tựu của họ trong lĩnh vực nghiên cứu này Nhờ đó mà ngày nay

Trang 10

chúng ta biết được mỗi bên của vỏ não chủ yếu đảm nhận các loại hình tư duyđặc trưng khác nhau.

Não trái đảm nhận:

- Phân tích và lập luận logic

- Những sự việc xẩy ra liên tiếp

- Các con số và khả năng toán học

- Các khả năng ngôn ngữ và từ vựng

- Lối suy nghĩ tuyến tính

- Suy nghĩ lí trí và kinh nghiệm

Não phải đảm nhận:

- Sáng tạo

- Khả năng trực giác

- Sự cảm thụ âm nhạc

- Sự tưởng tượng và ngủ mơ vào ban ngày

- Lối suy nghĩ ngẫu nhiên, lộn xộn

- Cảm thụ nghệ thuật (màu sắc, hoa văn, nhận thức không gian)

Tuy có sự phân chia như vậy, song hoạt động của bộ não tinh vi hơn thế rấtnhiều Một bên thống lĩnh hơn 90% vỏ não so với bên kia, nhưng bên yếu hơncũng rất linh hoạt với khả năng tiếp thu không hề thua kém

*Các cách kích thích não bộ:

Điều khiển sóng não:

Có 4 loại sóng não tương ứng với 4 trạng thái tư duy cơ bản của đời sống con người

- Sóng Beta: ”Tỉnh táo và hoạt động” (giao tiếp, lái xe, phân tích, lập kếhoạch), làm các công việc hàng ngày Trạng thái này tốt nhưng không phải làtrạng thái tốt nhất cho việc học;

- Sóng Theta: Khi định gác lại công việc để đi ngủ hoặc trạng thái khi ”suytưởng sâu xa” nào đó;

- Sóng Delta: Sóng chậm nhất, khi chúng ta đang ngủ sâu;

Trang 11

- Sóng Alpha: trạng thái thư giãn thật sự sau khi được nghỉ ngơi, hay ”Suyngẫm tỉnh táo” Có một chút căng thẳng, và là trạng thái thuận lợi nhất để họctập.

Cách thúc đẩy bộ não hoạt động:

- Nghe một loại nhạc cổ điển (Ba Rốc);

- Liên tục đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi;

- Hàng ngày cố gắng giải đáp các câu hỏi mới mẻ, phức tạp;

- Học hỏi kiến thức mới ở bên ngoài sách giáo khoa;

- Cố gắng tìm lời giải đáp cho các chủ đề hoặc nội dung học tập khó;

- Hiểu rõ rằng: Khó hiểu và mắc lỗi trong học tập là cách để trở nên học giỏi hơn

Các cách cản trở sự phát triển não bộ:

-Bỏ qua những nội dung khó, phức tạp;

-Không dám đặt câu hỏi khi chưa hoàn toàn hiểu vấn đề;

-Trả lời ”Không biết” và không cảm thấy bận tâm về câu trả lời đó;

- Chỉ đọc những vấn đề dễ tiếp thu;

- Chép bài của bạn;

- Không dám phát biểu trong giờ học

1.1.2 Cơ sở tâm lí của hoạt động tự học

* Chú ý – điều kiện của tự học:

“Chú ý” là sự tập trung ý thức vào một đối tượng, sự vật nào đó để địnhhướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lí cần thiết cho hoạt độngtiến hành có kết quả Học tập là một hoạt động đòi hỏi tập trung cao độ trongnhững khoảng thời gian dài vào những kiến thức mới và làm việc với kiến thức

đó để nó trở thành một phần vĩnh viễn trong trí nhớ dài hạn Như vậy, muốn tổchức việc học tập, cá nhân phải biết làm chủ chú ý của mình (chú ý có chủ định):biết hướng chú ý của mình tới những đối tượng học tập (sức tập trung chú ý -khối lượng chú ý); có khả năng tập trung lâu dài vào đối tượng học tập (sự bềnvững của chú ý); có khả năng di chuyển sự tập trung từ đối

Trang 12

tượng này sang đối tượng khác (sự di chuyển chú ý) Điều này cho thấy,không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia về phương pháp học tập khẳngđịnh rằng “tập trung là kĩ năng học tập siêu việt số 1” Biết tập trung tối đa vàlâu dài vào việc học tập, biết tập trung đúng mức vào các đối tượng học tậpkhông phải là việc dễ dàng, mà đòi hỏi một trình độ phát triển nhất định vềmặt tâm lí ở cá nhân Chú ý phát triển theo hoạt động của chủ thể Trong côngtác sư phạm cần lưu ý đến đặc điểm lứa tuổi của chú ý cũng như đặc điểm chú

ý của từng cá nhân học sinh

* Trí nhớ - chìa khóa của tự học:

Trí nhớ là một điều kiện của sự chuyển hóa từ nhận thức cảm tính lên nhậnthức lí tính, đồng thời là một thành phần tạo nên nhân cách, có vai trò quantrọng đối với hoạt động sống nói chung và hoạt động học tập nói riêng Trínhớ được hiểu là quá trình ghi lại (tạo vết), giữ lại (củng cố vết) và làm xuấthiện lại (tái hiện-từ những dấu vết làm sống lại những hình ảnh) những gì cánhân thu được trong hoạt động sống của mình Các quá trình này có thể đượcxem là các giai đoạn của trí nhớ và mỗi giai đoạn đại diện cho một cấp độtăng cường khác nhau Trí nhớ là một quá trình thống nhất bao gồm trong nónhiều quá trình riêng lẻ gắn bó chặt chẽ với nhau theo các quy luật nhất định

* Xúc cảm - động cơ và hành động ý chí:

- Khi phản ánh thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới

đó, mà còn tỏ thái độ của mình với nó nữa Những hiện tượng tâm lí biểu thị

thái độ của con người đối với những cái mà họ nhận thức được, hoặc làm rađược, được gọi là xúc cảm và tình cảm của con người (khi xem những bức tranhđẹp, nghe những bản nhạc hay…, ta không chỉ tri giác chúng, mà còn có nhữngrung động kèm theo) Xúc cảm, tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống, hoạtđộng của con người, giúp con người khắc phục khó khăn trở ngại trong quátrình hoạt động, xác định mục đích, đưa ra những quyết định, tìm ra cách thức đitới đích Đối với hoạt động học tập của học sinh, xúc cảm tình cảm giữ một vịtrí vô cùng quan trọng bởi vừa là điều kiện, vừa là nội dung,

Trang 13

vừa là phương tiện giáo dục Xúc cảm có liên quan với hoạt động nhận thức,

là động cơ, là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích sự tìm tòi, sự khám phásáng tạo của con người trong quá trình nhận thức Sự phát triển xúc cảm củacon người có tính quy luật, biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triểnkhác nhau, do đó trong công tác giáo dục học sinh cần lưu ý đến điều này

- Một đặc điểm nổi bật của hoạt động con người là tính tự giác, biểu hiệntrước hết ở tính có chủ định, có dự kiến, có mục đích Trước khi thực hiện hoạtđộng thì con người đã có những dự định, đã ý thức được mục đích và đã cónguyện vọng đạt được mục đích ấy và lập kế hoạch để tổ chức hoạt động

Học tập là một hoạt động trí óc phức tạp thường đáp ứng đồng thời mộtvài động cơ làm cho hoạt động ấy có ý nghĩa về nhiều mặt (nhu cầu về trithức trong một lĩnh vực nào đó, mong muốn có được một vị trí cao trong tậpthể, mong muốn có được một phần thưởng nào đó từ cha mẹ…) Vì thế, vấn

đề động cơ trong hoạt động học tập ở học sinh rất quan trọng Về những động

cơ thúc đẩy học sinh học tập, còn có hứng thú, đó là cơ sở tạo ra khát vọnghoạt động nhận thức, là điều kiện quan trọng của lao động sáng tạo

- Ý chí là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí của nhâncách và là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người vì là sựkết hợp cả mặt năng động của trí tuệ, lẫn mặt năng động của tình cảm đạo đức

Ý chí được biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích,những hành động đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn

Những phẩm chất của ý chí gồm: tính mục đích (khả năng đặt ra nhữngmục tiêu phù hợp và tuân thủ thực hiện các mục tiêu đó), tính độc lập (khảnăng thực hiện hành động một cách tự tin, tự giác), tính quyết đoán (khả năng

ra quyết định kịp thời), tính kiên trì (khả năng duy trì nỗ lực để đạt mục đích)

và tính tự chủ (khả năng làm chủ/kiểm soát bản thân) Có thể thấy, đối vớiviệc tự học, tất cả các phẩm chất này đều cần thiết, bởi học tập là một dạnglao động nghiêm túc, khó khăn nhất, phức tạp nhất, đòi hỏi sự nỗ lực thườngxuyên tuân theo những yêu cầu cụ thể

Trang 14

* Các quá trình nhận thức:

Học tập trước hết là một quá trình nhận thức, là quá trình phản ánh hiệnthực, cả khách quan lẫn chủ quan, cả cái đã qua lẫn cái sẽ tới, cả các quy luậtphát triển của hiện thực Hoạt động học tập bao gồm nhiều quá trình nhậnthức khác nhau, ở những mức độ phản ánh khác nhau: cảm giác, tri giác, tưduy, tưởng tượng…Những quá trình này cho ra những sản phẩm khác nhaunhư: hình tượng, biểu tượng, khái niệm…và có liên quan rất chặt chẽ vớinhau, rất cần thiết để giúp việc tự học đạt kết quả

Chẳng hạn, cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên, là nguồn nguyênliệu để con người tiến hành những hình thức nhận thức cao hơn, là điều kiệnquan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt hóa của vỏ não, cần thiết đối với khâuđầu tiên của học tập Các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quáthóa…giúp giải quyết các nhiệm vụ học tập, được huy động thường xuyêntrong lúc học tập của học sinh Còn tưởng tượng cần thiết cho bất cứ một hoạtđộng nào của con người, trong đó có hoạt động tự học Ý nghĩa quan trọng là

nó cho phép ta hình dung được kết quả của hoạt động trước khi bắt tay vàohoạt động Sự hình dung không chỉ giới hạn ở kết quả cuối cùng mà cả nhữngkết quả trung gian Nó giúp cá nhân định hướng hoạt động bằng cách tạo ra

mô hình tâm lí về những sản phẩm cuối cùng, do đó có ý nghĩa hỗ trợ choviệc biến mô hình thành sản phẩm Trong hoạt động tự học, tưởng tượng thamgia vào tất cả các khâu, từ xác định mục tiêu, lập kế hoạch, cho đến khâukiểm tra đánh giá kết quả

* Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ có liên quan đến tất cả các quá trình tâm lí ở con người, nó tổchức và điều chỉnh các quá trình tâm lí đó Nó là yếu tố quan trọng quyết định

sự khác biệt về chất của tâm lí người so với tâm lí động vật

Ngôn ngữ có hai chức năng chính: là công cụ của giao tiếp và công cụ của

tư duy Không có ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ bên trong, thì tư duy củacon người sẽ không có tính trừu tượng và tính khái quát Con người không chỉ

Trang 15

biểu đạt những suy nghĩ của mình và tiếp thu ý nghĩ của người khác nhờ ngônngữ, mà họ còn suy nghĩ bằng từ nữa Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữđược thể hiện trong ý nghĩa của các từ Mỗi từ đều có quan hệ với một sự vậtnhất định và gọi tên sự vật đó Khi gọi tên các sự vật, từ còn tách ra trong các

sự vật ấy các dấu hiệu xác định để căn cứ theo đó mà quá trình khái quát hóacác sự vật được thực hiện Như vậy, không có ngôn ngữ thì không thể có sự

tư duy khái quát – logic

Tâm lí học và Sinh lí học hiện đại đã phát hiện ra rằng, bất kì một ý nghĩnào, dù cho con người có muốn hay không muốn nói ra, cũng đều được hìnhthành bằng ngôn ngữ bên trong với sự tham gia của những cử động của bộmáy ngôn ngữ Khi đó, ngôn ngữ trải qua giai đoạn nói bên trong (khôngthành tiếng), điều chỉnh bên trong Các cử động ngôn ngữ không thấy đượcbằng mắt thường, nhưng có thể ghi lại được bằng các thiết bị đặc biệt Khigiải quyết các nhiệm vụ tư duy phức tạp thì quá trình nói bên trong kéo dàithời gian hơn Hoạt động cao nhất của hệ thống cấu âm được nhận thấy vàolúc xuất hiện những trở ngại gay cấn trong tư duy, trong những điều kiện đòihỏi phải có phương pháp mới để giải quyết nhiệm vụ Những điều này chothấy, nếu không có sự tham gia của ngôn ngữ bên trong thì ý nghĩ không thểđược hình thành

1.3 Kĩ năng tự học

1.3.1 Tự học là gì?

Để hiểu được khái niệm “Tự học”, cần phải hiểu một khái niệm có liên quan

với nó là “Học tập” Theo Tâm lí học, “Học tập” là một hoạt động đặc thù của con người Nó được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, phương pháp lĩnh hội những tri thức đó, những hình thức hành vi, các dạng hoạt động nhấtđịnh và các giá trị Hoạt động đặc thù đó có mục đích cơ bản, trực tiếp, là “học” và là học có chủ định Vì vậy,

hoạt động này chỉ có thể thực hiện được khi con người đạt đến trình độ có thểđiều chỉnh những hành động của mình theo một mục đích đã được ý thức (vào

Trang 16

khoảng 5-6 tuổi) Bản chất của học tập là quá trình nhận thức tích cực, độclập, sáng tạo, hướng vào làm thay đổi chính chủ thể thông qua việc làm thayđổi khách thể của hoạt động Động lực thúc đẩy học tập là những động cơ nảysinh từ các nhu cầu cá nhân, trong đó, có ý nghĩa hơn cả là những động cơgắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu nhận thức cũng như gắn với việc vận dụngtri thức nhằm giải quyết những mục đích thực tiễn nhất định.

Theo nghĩa rộng, “tự học” là quá trình người học tự quyết định việc lựa

chọn mục tiêu học tập, nội dung học tập, cách thức học tập, các hoạt động họctập và các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá thích hợp Từ đó tổchức, xây dựng, kiểm tra, kiểm soát tiến trình học tập của cá nhân mình Nhìnchung, tự học theo nghĩa này được hiểu là quá trình học tập một cách tự giác,chủ động và độc lập

Theo nghĩa hẹp, “tự học” là quá trình học sinh giải quyết các nhiệm vụ học

tập theo yêu cầu của giáo viên mà không giáp mặt thầy (hay, là quá trình họcsinh học tập một cách tự giác, độc lập nhằm giải quyết những nhiệm vụ học

tập mà giáo viên giao cho để về nhà làm.) Theo cách hiểu này thì tự học được xem như một giai đoạn hay một khâu của quá trình học tập, tức là hoạt động học tập của học sinh khi không có thầy hướng dẫn và nằm ngoài phạm

vi nhà trường, với mục đích là củng cố những kiến thức, kĩ năng đã được học trên lớp hoặc chuẩn bị cho các nội dung sẽ được học, thông qua việc học/làm/thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao về nhà.

Ngày nay, tự học không chỉ là một kĩ năng học mà là một phẩm chất nhân cách của con người sống trong xã hội hiện đại Trở thành một người học tập

thành công không còn là vấn đề về lựa chọn hay chỉ là sự ưu tiên, mà là sựcần thiết để tồn tại và phát triển trong “thời đại thông tin”

Để tự học đạt kết quả mong muốn, trước hết, người học cần biết cách tổ chức tự học một cách khoa học, hợp lí Lâu nay, “Kĩ năng tổ chức” được đề

cập đến rất nhiều trong các tài liệu liên quan tới đào tạo nguồn nhân lực ởnước ngoài cũng như trong nước, bởi một hoạt động chỉ có thể đạt được kết

Trang 17

quả tối ưu nếu như nó được tổ chức tốt Ngân hàng Thế giới đã gọi thế kỉ 21

là kỉ nguyên của kinh tế dựa vào kĩ năng (skills Based Economy) Vậy, kỹnăng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc vàcuộc sống? Xung quanh vấn đề này đã có nhiều nghiên cứu nhằm đưa ra danhsách các kĩ năng khác nhau để đảm bảo cho con người có thể thích ứng tốtnhất với xã hội hiện đại Bộ Lao Động Mỹ đưa ra danh sách gồm 13 kĩ năng

cơ bản cần thiết để thành công trong công việc trong đó có “Kĩ năng học cáchhọc” và “Kĩ năng tổ chức công việc hiệu quả” Năm 2002, nước Úc có xuấtbản cuốn sách “Kĩ năng hành nghề cho tương lai”, trong đó đề cập đến nhữngkiến thức và kĩ năng nhất thiết người lao động phải có, bởi đó là các kỹ năngcần thiết không chỉ để có được việc làm, mà còn để phát triển nghề nghiệpthông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiếnlược của đơn vị công tác Danh sách gồm 8 kĩ năng, với “Kĩ năng lập kếhoạch và tổ chức công việc” (đứng thứ 5), “Kĩ năng quản lí bản thân” (đứngthứ 6) và “Kĩ năng học tập” (đứng thứ 7) Cơ quan chứng nhận Chương trình

và Tiêu chuẩn (về đào tạo) của Anh cũng đưa ra danh sách các kĩ năng quantrọng đối với người lao động gồm 6 kĩ năng, trong đó “Kĩ năng tự học và nângcao năng lực cá nhân” đứng thứ 3 Cục Phát triển Lao động Singapore đã thiếtlập hệ thống các kĩ năng hành nghề bao gồm 10 kĩ năng Trong danh sáchnày, “Kĩ năng tổ chức nơi làm việc ” và “Kĩ năng an toàn lao động và vệ sinhsức khỏe” đứng thứ 9 và 10 Ở Việt Nam, trong nhiều chương trình đào tạocác kĩ năng mềm cho người lao động, bên cạnh các kĩ năng khác, như: kĩ nănglắng nghe, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lí bản thân…, chúng ta đều

có thể tìm thấy “Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc”

“Tự học” và “Tổ chức tự học” là một trong những vấn đề đang rất được quantâm ở nước ta hiện nay vì nó được xem là một trong những yếu tố quyết địnhchất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và ở trường phổ thông nóiriêng

Trang 18

Đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay nhấn mạnh vào phát triển khảnăng tự học ở học sinh Đổi mới phương pháp dạy học nhấn mạnh đặc biệtvào việc dạy cho học sinh cách thức tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi, nhưngkhông chỉ với tư cách là một người thừa hành/thực hiện, mà hơn thế, phải là

một người biết tự tổchức, tự quản lí hoạt động học tập của cá nhân mình một

cách hiệu quả Thực tế giáo dục phổ thông hiện nay ở nước ta cho thấy, phầnlớn học sinh gặp rất nhiều lúng túng trong tổ chức tự học Theo kết quả củanhiều nghiên cứu, một trong những nguyên nhân chủ yếu của thái độ tiêu cựcđối với việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh (đối phó, chậm trễ, không đầy

đủ, lãng phí thời gian…) là những thiếu sót trong việc tổ chức học tập Vìvậy, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đổi mới giáo dục đã được khởi xướng

và triển khai trong những năm qua Trên thực tế, càng ở bậc học cao thì yêucầu đối với việc tổ chức hợp lí việc học tập của học sinh càng lớn, bởi khốilượng bài vở nhiều và yêu cầu tính tự giác, độc lập đối với việc học tập cũngcao hơn nhiều so với trước

Trong thực tế dạy học hiện nay, hoạt động học tập của học sinh, sinh viên làmột quá trình được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn học tập ở trên lớp,dưới sự tổ chức hướng dẫn trực tiếp của giáo viên; và giai đoạn học ở nhà, dongười học tự tổ chức Tự học ở nhà là một bộ phận hợp thành, là giai đoạntiếp nối và phát triển bài học trên lớp Đây là một khâu quan trọng có ảnhhưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình học tập của người học, bởi lẽ kiến thức

mà học sinh tiếp thu được chỉ thực sự bền vững nếu chúng được ôn tập, củng

cố thường xuyên bằng một hệ thống bài tập hoặc việc làm ngoài giờ lên lớp.Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, khi phương pháp dạy học đang có nhữngđổi mới theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, thì việchọc tập ở nhà càng trở nên quantrọng Mức độ tích cực, độc lập của người họckhihọc trên lớp phụ thuộc phần lớn vào kếtquả công việc chuẩn bị bài ở nhàcủa họ

Trang 19

Nhận thức được điều này, xã hội nói chung, ngành Giáo dục-đào tạo nóiriêng đã có những quan tâm nhất định, thiết thực Để giúp học sinh có kiếnthức và kĩ năng tổ chức tự học ở nhà, gần đây đã xuất hiện một số chươngtrình tư vấn trên truyền hình, đài phát thanh, trên mạng internet hoặc tại cáctrung tâm tư vấn tâm lí, tạo ra các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập giữahọc sinh với nhau hoặc giữa giáo viên với học sinh…Các hoạt động này đã cónhững tác dụng nhất định đối với học sinh, đặc biệt học sinh THPT là đốitượng đang phải chuẩn bị cho những kì thi rất quan trọng Tuy nhiên, các traođổi chủ yếu vẫn dừng ở kinh nghiệm do các cá nhân tích lũy trong quá trìnhhọc tập của bản thân.

Tham khảo một số tài liệu nước ngoài cho thấy, khi đề cập đến việc tổ chức tựhọc, các nhà nghiên cứu dùng thuật ngữ “học tập có tổ chức” theo

nghĩa người học huy động các mặt khác nhau của nhân cách vào quá trình tựhọc, như: nhận thức, xúc cảm, hành vi Bởi học tập không phải là một quátrình nhận thức thuần túy, một quá trình thu hút duy nhất bộ não lí trí, mà nócòn là một quá trình xúc cảm Một số tác giả (Yiannis Gabriel & Dorothy S

Griffiths) tiếp cận nghiên cứu vấn đề từ lí thuyết trí tuệ xúc cảm và lí thuyết kiến tạo xã hội, nhấn mạnh vào khía cạnh xúc cảm của học tập, xem việc tổ

chức tự học trước hết là việc quản lí tổ chức các xúc cảm của các nhân, vì đó

là cơ sở của việc hình thành động cơ tự học Đây là một quan điểm tiếp cậnmới hiện nay đáng được quan tâm tham khảo Hiện nay còn nhiều sinh viênnghĩ rằng họ chỉ cần học tập cố gắng và chăm chỉ là có thể đạt thành tích tốt

do vậy đã không chú ý đúng mức để biết cách học hiệu quả Hệ quả củaphương pháp học không tốt là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, thậmchí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng và bất mãn Vì thếnhiều chuyên gia

nước ngoài về phương pháp học tập đã nghiên cứu đề xuất những cách tổ chức tự học hiệu quả cho đối tượng là học sinh, sinh viên nhằm đưa ra các chỉ

dẫn để sinh viên thực hiện nhằm quản lí tốt hơn việc học tập của bảnthân.Chẳng hạn, “Phương pháp P.O.W.E.R” bao gồm 5 yếu tố cơ bản là: 1)

Trang 20

Chuẩn bị/sửa soạn – Prepare (quá trình học tập chỉ thực sự bắt đầu khi sinh

viên chuẩn bị tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như đọctrước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan, chuẩn bị tâm thế…); 2) Tổ chức -

Organize (người học biết tự sắp xếp việc học tập của mình một cách có mục đích và có hệ thống); 3) Làm việc – Work (học tập phải đi đôi với “làm việc”

một cách có ý thức: lắng nghe, ghi chép, thảo luận, thực hành làm bài tập…);4) Đánh giá – Evaluate (sinh viên phải biết tự đánh giá sản phẩm học tập của

bản thân, là một hình thức phản tỉnh để ý thức được việc điều chỉnh để nâng cao

trình độ); 5) Suy nghĩ lại/Lật lại vấn đề - Rethink (sinh viên biết nhìn nhận lại

vấn đề đã nhận thức để có cách điều chỉnh phương pháp và điều kiện tự học).Cũng ở đây, còn có một việc làm rất có ý nghĩa là giải lao, giải trí, tiêu khiển

(Recreate) đúng cách để phục hồi năng lượng thể chất và thần kinh đã mất trong

quá trình học tập Thứ tự nêu trên của các yếu tố cũng đồng thời là các bước củamột quá trình tự học hiệu quả

Kếtquảchothấy, nhữngkhó khăntrongviệcchuẩnbịbàiởnhà dườngnhư là chungđốivớihọcsinhtrêntoànthếgiới, bởihọctậplà mộthoạt độngrất đặcthù,đòihỏiởngườithựchiệnnó cùngmộtlúcphảihuy độngnhiềuyếutốchủquanvàkháchquankhácnhau, nhấtlà trong điềukiệnphảihoàntoàntựgiác Điều nàykhông chỉ đúng với những học sinh gặp thất bại trong học tập, mà đôi khicũng đúng ngay cả với những học sinh học giỏi.Một kết quả nghiên cứu củanước ngoài cho thấy, hầu hết học sinh (và cả sinh viên đại học) ở các nướctrên thế giới đều tự đánh giá có chung những khó khăn phổ biến trong học tậpsau đây:

- Trí nhớ kém;

- Thích trì hoãn công việc;

- Lười biếng;

- Nghiện chơi điện tử, xem tivi, internet;

- Gặp khó khăn trong việc hiểu bài

giảng; - Dễ dàng bị xao lãng;

Trang 21

- Thầy cô dạy không lôi cuốn;

- Không có hứng thú đối với môn học

Các số liệu cho thấy khá nhiều điều khiến các nhà giáo dục phải quan tâm:bên cạnh một số ít học sinh cố gắng, chăm chỉ học tập, còn khá nhiều họcsinh, nhất là học sinh ở nông thôn, về nhà ít học bài, làm bài Điều tra cơ bản

ở một số vùng, thấy kết quả tự đánh giá của học sinh và đánh giá của giáoviên như sau: có 3,7% học sinh chăm học; 96,3% học sinh có học bài nhưngphần lớn trong số đó là học qua quýt cho xong; 15% học sinh không học bài làmbài Về nguyên nhân: có 19% học sinh cho rằng bài tập/bài học phải làm

ở nhà quá nhiều vì thế các em không có đủ thời gian để hoàn thành hết; 33%nói rằng thầy cô không hướng dẫn học tập ở nhà cũng như ít kiểm tra việc họcbài làm bài của học sinh; 19% trả lời rằng cha mẹ không quan tâm đến việc học

ở nhà của con cái…

Nếu kết quả trên đây phản ánh đúng thực trạng thì tỉ lệ 3,7% học sinh chămhọc ở nhà là quá thấp, trong khi đó tỉ lệ học sinh lười học hoặc chỉ học qua quýt

để đối phó lại quá nhiều Trong số các nguyên nhân được nhóm nghiên cứu chỉ

ra, thì nguyên nhân đầu tiên là do học sinh chưa có ý thức, thái độ, động cơ họctập đúng đắn, dẫn đến chây lười, tắc trách, đối phó Tiếp đến là do học sinh thiếu

phươngpháp học tập khoa học, đặc biệt là phương pháp tổ chức tự học ở nhà.

Rồi do các điều kiện cần thiết cho việc học tập ở nhà chưa

Trang 22

đảm bảo; hoặc do việc hướng dẫn kiểm tra đôn đốc củathầy côgiáo ở trường

có lúc, có nơi còn lỏng lẻo

Học tập nói chung và tự học nói riêng là một dạng hoạt động đặc thù – hoạtđộng trí óc Nó được diễn ra theo những quy luật tâm-sinh lí nhất định, mà,nếu học sinh nắm được và biết vận dụng chúng vào quá trình học tập thì cóthể sẽ thu được kết quả mong muốn

1.3.2 Các kĩ năng tự học cơ bản

1.3.2.1 Nhóm kĩ năng tổ chức bản thân

Thuộc nhóm này có rèn luyện sức khỏe, rèn luyện tạo động cơ tự học, rènluyện khả năng tập trung vào công việc tự học, rèn luyện trí nhớ Về mặt líthuyết, tất cả những điều này đều có liên quan với nhau chặt chẽ (theo nghĩa,một thủ thuật có thể sử dụng để rèn luyện nhiều khả năng khác nhau), song,trong rèn luyện thì đối với từng vấn đề sẽ có những thủ thuật mang tính đặcthù

a/ Rèn luyện sức khỏe bản thân

Muốn làm việc có hiệu quả, trước hết phải có một sức khỏe tốt Nhưngmột sức khỏe tốt không tự nhiên có mà cần phải được rèn luyện thường xuyên

và đúng cách Trong hoạt động học tập, rèn luyện sức khỏe về thể chất và tinhthần có những ý nghĩa đặc biệt hơn Hiện nay, đối với nhiều học sinh/sinhviên, vấn đề này chưa được nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc Hơn nữa,cách thức rèn luyện sức khỏe bản thân của các em cũng cần được hướng dẫn

* Ngủ đủ.

Ngủ được coi là một ”công cụ học tập” và được xếp ở thứ hạng rất cao.Một bộ não luôn thiếu ngủ sẽ không bao giờ có thể làm việc được chính xác.Ngủ là một cách bổ sung năng lượng cho bộ não, bởi học tập là một hoạtđộng tiêu hao năng lượng thần kinh là chủ yếu Tạo được một giấc ngủ cóchất lượng là điều được nghiên cứu nhiều và cho thấy, yếu tố quan trọng là sựyên tĩnh và tâm trạng thoải mái trước khi bước vào giấc ngủ

Trang 23

Giấc ngủ không chỉ quan trọng để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần ởtrạng thái tốt, mà còn là thành phần chính để chuyển thông tin từ trí nhớ ngắnhạn vào trí nhớ dài hạn Khi ngủ, bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn mà một

số vùng vẫn tiếp tục hoạt động Các nghiên cứu cho thấy, tài liệu học tập nếu

được ôn lại trước khi ngủ sẽ được lưu trữ hiệu quả và dễ dàng được huy động

ra khi cần thiết (nhưng không nên học ngay trước khi ngủ, mà tốt nhất là

trước đó khoảng 30 phút để tránh căng thẳng)

* Thực hiện các bài thể dục thường xuyên hoặc chơi một môn thể thao ưa

thích nào đó là lời khuyên mà các chuyên gia về phương pháp học tập đưa ranhằm giúp học sinh tự bảo vệ sức khỏe Đối với việc chuẩn bị học tập thì tốtnhất là thực hiện các bài tập từ nhẹ đến trung bình (tập thở đúng cách, đi bộnhanh đủ để ra mồ hôi) Đó là cách chủ động kích thích cơ thể tiết raendorphin (là một chất trong não làm gia tăng hệ thống đề kháng của cơ thể, làmgiảm đau và an thần) và tăng lưu thông máu, từ đó tăng lượng oxy lên não, rấtquan trọng đối với não cấp cao Chú ý không bao giờ được phép để bản thân rơivào trạng thái mệt mỏi quá (tới hạn) vì sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tập trung

và sức bền bỉ khi học tập

* Bên cạnh việc trang bị kiến thức thì học sinh/sinh viên cũng cần có chế độ

ăn uống phù hợp để có sức khỏe tốt nhất.

Không nên lạm dụng các chất kích thích như cà phê, trà đặc hoặc các loạithuốc như thuốc chống buồn ngủ Các chất này không tốt cho thần kinh, nhất

là buổi tối, là thời điểm hệ thần kinh cần được nghỉ ngơi

* Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lí, tích cực, phù hợp với sở thích và điều

kiện thực tế của bản thân vào những lúc giải lao hoặc rảnh rỗi như: đọc sách,nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè, ngủ, giải trí bằng cười, giải đố

* Nhận thức những chu kì tỉnh táo của bản thân:

Sức làm việc của con người diễn ra theo một quy luật chung với 2 giaiđoạn thể hiện sự tỉnh táo khác nhau Tuy nhiên, tùy theo từng công việc, từngđiều kiện, từng cá nhân cụ thể, thì độ dài của từng giai đoạn là khác nhau Vì

Trang 24

thế, việc nhận thức được chu kì tỉnh táo của bản thân để lập kế hoạch tự họccho phù hợp là điều được các chuyên gia khuyên làm Vì đây cũng là mộtcách tự bảo vệ sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của cơ thể Nó đồng thời

còn là một cách để quản lí tốt thời gian vì giúp kéo dài thời gian vật chất mà

chúng ta có (trong một phút minh mẫn sẽ làm được nhiều việc hơn so vớinhiều giờ không tỉnh táo)

Có thể tự theo dõi đánh giá độ tỉnh táo của bản thân vào những thời điểmkhác nhau trong một ngày bằng cách ghi lại cảm xúc cũng như kết quả củacông việc được thực hiện những lúc đó Sau khoảng 1 tuần liên tục làm nhưvậy có thể xác định được khá chính xác Sau đó đem điều này áp dụng vàoxây dựng thời gian biểu Theo dõi việc thực hiện thời gian biểu đó một thờigian để điều chỉnh, chính xác hóa lại nhận thức này rồi điều chỉnh thời gianbiểu

Cũng có thể rèn luyện để nới rộng thời gian tỉnh táo của bản thân bằng 3

cách đơn giản là: đảm bảo ngủ đủ; tập thể dục đều đặn (trong đó có chú ý tậpthở); tích cực chuẩn bị cho việc học tập (kiểm tra chỗ học, chuẩn bị trạng thái

tư duy sẽ tạo ra tâm thế tốt cho bản thân)

b/ Tạo động cơ mạnh mẽ bằng cách làm chủ cảm xúc

* Tạo niềm tin, xây dựng giá trị tích cực

- Để có được quyết tâm, trước hết phải xây dựng được các giá trị tích cực

và có niềm tin vào những gì chúng ta xây dựng nên Nghiên cứu cho thấy, cáchthức suy nghĩ của người thành công và người thất bại rất khác nhau Những

người thành công luôn ”muốn thành công” vì thế họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì

để thành công, chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra và cố gắng để thành công

Trong khi đó, những người thất bại ”thích/ước được thành công”, do đó nếu

không thànhh công cũng không có gì ghê gớm đối với họ, vì vậy, họ chỉ sẵnsàng làm những việc thích làm, biện hộ, đổ lỗi cho người khác, tự lừa dối bảnthân Những học sinh thất bại thường có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người trừchính bản thân mình: thầy giảng bài nhàm chán, bài quá khó,

Trang 25

tại bạn bè làm xao nhãng, cha mẹ không tạo điều kiện, hoặc tự lừa dối bảnthân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng thực chất mình cũng đãrất chăm chỉ…

- Học sinh phải tạo được giá trị của thành công trong học tập và tin rằngmình sẽ thành công Ở đây, có thể vận dụng một số yếu tố tâm lí học để rènluyện như tưởng tượng và điều khiển cảm xúc (ví dụ, hình dung tâm trạng của

bản thân khi gặp thất bại, hình dung tâm trạng của bản thân khi thành công ) * Làm chủ cảm xúc

Hành động tạo ra kết quả, nhưng cảm xúc thúc đẩy con người hành động.Tâm lí học đã chứng minh rằng, cảm xúc của con người là nguồn lực chínhthúc đẩy hành động và cách ứng xử của chúng ta trong mọi thời điểm Chúng

ta cảm thấy như thế nào thì chúng ta làm như thế Những cảm xúc tích cựcthúc đẩy hành động mạnh mẽ (”Hào hứng”, ”Đam mê”, ”Tự tin”, ”Phấnkhởi” ) Ngược lại, những cảm xúc tiêu cực như ”lo sợ”, ”hồi hộp”, ”căngthẳng”, ”buồn phiền”, ”mệt mỏi” ngăn cản hành động đạt được mục tiêu.Những người luôn hành động nhất quán và thu được kết quả tốt đẹp là do họlựa chọn để có được cảm xúc tích cực vì chúng cho phép họ tận dụng tối đatiềm năng của bản thân

Chính chúng ta tạo ra cảm xúc của mình Đó là vì, ở mỗi thời điểm nhất định, cảm xúc của con người do hai yếu tố quyết định là trạng tháicơ thể và cách con người nhận thức về sự việc, hiện tượng xung quanh chúng ta.

Tình trạng cơ thể tác động trực tiếp đến cảm xúc Khi cơ thể con ngườiđược nghỉ ngơi thoải mái thì sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực, hoàn toàn ngượclại với khi bị mất ngủ hoặc không được nghỉ ngơi Thêm vào đó là cảm giácchán nản, mệt mỏi, phiền muộn, người thì đau nhức Vì thế, cần chăm sóccho cơ thể ở điều kiện tốt nhất có thể thông qua chế độ ăn uống và luyện tập

Ta biết rằng, ngôn ngữ là công cụ trao đổi tư tưởng của con người, bao gồmngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể Việc nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ cơ thểmới được bắt đầu vào khoảng những năm 60 của thế kỉ 20 Cho đến nay,

Trang 26

các nhà khoa học đã quan sát và ghi chép được khoảng gần một triệu ám hiệu

và tín hiệu vô thanh trong đó có tư thế thân thể bao gồm tư thế của tay, cánhtay, đầu, chân, bàn chân Người ta đã thống kê, phân tích và khái quát một số

tư thế cũng như ý nghĩa của chúng Chẳng hạn, mười ngón tay chạm vào nhauthành hình tháp tỏ rõ con người cứng rắn, tự tin hay kiêu hãnh Mu bàn tay:

áp hai mu bàn tay ra phía sau lưng làm cho con người ta cảm thấy tự nhiên,bình tĩnh, ung dung, gặp hiểm nguy không hốt hoảng lo sợ Đó là đức tính tựtin của con người cương trực, mưu lược Nắm chặt tay: tay nắm chặt, môimím tỏ rõ tinh thần quyết tâm, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ Nó còn có ýnghĩa tỏ rõ thái độ hy vọng, mong đợi, trông chờ ở kết quả công việc Theonghĩa rộng, ngôn ngữ cơ thể bao gồm cả nét mặt, ánh mắt, nụ cười, dáng vẻđiệu bộ Các nhà tâm lí học cho biết, dáng vẻ điệu bộ có ảnh hưởng đến cảmxúc của chúng ta Chẳng hạn, khi chúng ta phiền muộn, tư thế thường là ủ rũ,mắt nhìn xuống, hơi thở nông và chậm, giọng nói nhẹ, thấp, cơ mặt chùngxuống Còn những khi chúng ta vui vẻ, phấn khởi, dáng vẻ của chúng ta kháchẳn: vai thẳng, mắt mở to và tập trung hơn, hơi thở mạnh và sâu hơn, giọngnói to và cao, cơ mặt căng hơn Đó là vì, mỗi cảm xúc có một dáng vẻ điệu

bộ riêng gắn liền với nó Chúng ta khó có thể giữ điệu bộ vui vẻ nếu đangcảm thấy đau buồn Theo tâm lí học, tâm trí và cơ thể con người có liên kếtchặt chẽ với nhau thông qua hệ thần kinh trung ương Vì vậy, có thể điềukhiển dáng vẻ điệu bộ của chúng ta để thay đổi cảm xúc của chúng ta (có thểthoát ra khỏi sự chán nản bằng cách thay đổi dáng vẻ điệu bộ của mình) Kếtquả của mối liên kết này là nhận thức và dáng vẻ, điệu bộ của chúng ta tạothành một vòng tròn liền mạch:

Trang 27

Nhận thức

Cảm xúc

Dáng vẻ

điệu bộ

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa tâm lí và dáng vẻ bên ngoài

Vì vậy, có thể rèn luyện quản lí cảm xúc thông qua:

- Chăm sóc cơ thể ở trạng thái sức khỏe tốt;

- Điều khiển dáng vẻ điệu bộ;

- Điều khiển để đưa bản thân vào trạng thái tối ưu;

- Mô phỏng dáng vẻ điệu bộ của người thành công (sử dụng trò chơi đóng vai, giống như trẻ em mẫu giáo bắt chước khi chơi trò chơi đóng vai)

- Động cơ học tập cũng có thể được tạo ra từ những kích thích bên ngoài

có ý nghĩa tích cực

c/ Rèn luyện khả năng tập trung để tổ chức tự học

Các chuyên gia về phương pháp học tập coi ”Tập trung” là một yếu tố quantrọng số 1 trong học tập Vì thế cần rèn luyện để có được khả năng này.

- Trước hết cần nắm được những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng tập trung, làm phân tán chú ý của cá nhân để tìm ra cách rèn luyện hiệu quả

Nhìn chung, các nguồn gây nhiễu đến từ: môi trường bên ngoài; từ bên trong cá nhân; thiếu mục tiêu rõ ràng

Trang 28

Đối với học sinh, các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như tiếng ồn, ánhsáng, không khí, các tác động thị giác xung quanh đều có thể làm phân tánchú ý của các em một cách nghiêm trọng Chẳng hạn: ghế ngồi học khôngthoải mái, mặt bàn học quá cao hoặc quá thấp, chiếu sáng tồi, chỗ học quánóng hoặc quá lạnh, âm nhạc, các cuộc chuyện trò của người khác từ bêncạnh, tivi, bạn bè quấy rầy, những việc khác cần phải làm Trong khi đó,những nguồn phân tán từ bên trong còn đáng sợ hơn Bởi vì, cho dù chỗ học

là nơi yên tĩnh, bàn ghế ngồi thoải mái dễ chịu, chiếu sáng tốt thì vẫn có thểmất tập trung do các yếu tố chủ quan Đó thường là những căng thẳng có liênquan đến nguồn gốc cơ thể hoặc cảm xúc, như: mâu thuẫn với bạn bè hoặcvới gia đình, lo lắng về các bài kiểm tra sắp tới, hay do bị thiếu ngủ, chế độ ănuống không tốt, trong người đang có bệnh Đôi khi thiếu tập trung lại là dothiếu một mục tiêu rõ ràng, cụ thể, vì thế cá nhân không thấy được mối liênquan có ý nghĩa giữa công việc đang làm với những mục tiêu xa hơn

Loại bỏ được những nhân tố này, đồng thời nắm được cơ sở tâm sinh lícủa một số chức năng tâm lí như chú ý, ý chí, trí nhớ, tư duy sẽ giúp họcsinh rèn luyện khả năng tập trung suy nghĩ và tổ chức tự học được tốt hơn.Trên thực tế, khó có thể loại bỏ tất cả các yếu tố Tuy nhiên, có thể kiểm

soát được nhiều yếu tố Cá nhân cần quyết định kiểm soát những gì trong khả

năng và lờ đi những gì vượt quá tầm kiểm soát của mình trong quá trình tựhọc Một số thủ thuật đơn giản có thể thực hiện là:

* Loại bỏ tivi Nhiều học sinh thích xem tivi, nghe nhạc, trò chơi điện tử.

Những thứ này làm phân tán chú ý rất nghiêm trọng, vì thế cần phải được loại

bỏ hoàn toàn cho đến khi học bài xong Có thể đó sẽ là những phần thưởng saukhi hoàn thành việc học bài

* Chuẩn bị môi trường học tập và chuẩn bị tâm thế là cách trợ giúp tập trung

dễ dàng nhất và có hiệu quả nhanh nhất bằng cách tạo ra một môi trường cảmxúc và tinh thần tích cực để học tập như: trang trí làm phong phú thêm chỗ

Trang 29

học tập của mình, kiểm tra nguồn sáng, kiểm tra đồ dùng học tập, dán những thông điệp tích cực lên xung quanh chỗ ngồi

* Xác định mục tiêu và mục đích học tập cho từng buổi học một cách: - Thực

tế (ví dụ cần hoàn thành một việc gì đó trong một giờ);

- Cụ thể và rõ ràng (ví dụ, học thuộc 2 bài chứ không phải ”vài trang”, giải 5 bài tập chứ không phải ”vài bài”);

- Khả thi (có thể nói ra khi đã hoàn thành);

- Phù hợp với những ưu tiên trong danh mục công việc của cá nhân;

- Có ý nghĩa và đáng khen thưởng(ví dụ, sau khi học xong sẽ được đi xem bộ phim yêu thích)

* Lập các danh mục và tận dụng chúng

Vận dụng một đặc điểm của trí nhớ (những gì đang làm dở dang thì sẽ nhớ

và ngược lại) để viết ra tất cả những công việc tuy là bình thường nhưng lạicần phải làm trong cùng thời gian đó (sinh nhật mẹ, trả lời thư của bạn, đithăm ông bà ) vào các danh mục công việc Điều này sẽ giúp loại bỏ sự căngthẳng do phải nhớ những việc đó (là nguồn tác nhân gây mất tập trung) mà tavẫn không bị mất thông tin (nghĩa là chúng sẽ không bị quên hẳn)

* Cũng có thể lập một danh sách riêng những việc gây áp lực hoặc lo lắng

lên cá nhân bởi chúng ngăn cản tập trung học tập Việc viết ra những điều khiến

ta lo lắng hoặc những rắc rối đó rồi để qua một bên hoặc đưa vào trong một ”bộ

hồ sơ” sẽ giúp tạm thời khuây khỏa Tất nhiên, việc làm này không giải quyếtđược vấn đề nhưng có thể thường xuyên di dời rắc rối ra khỏi ý thức trong mộtthời gian để ta có thể tập trung vào việc học

* Cuối cùng, phương pháp tốt nhất để trở thành con người tập trung là không

bao giờ cho phép mình làm một việc gì mà không tập trung (rèn luyện ý chí) d/ Một số cách rèn luyện trí nhớ

Học tập gắn liền với trí nhớ vì trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong việc nắmđược tri thức, củng cố kinh nghiệm Do đó, biết cách rèn luyện để có một trínhớ tốt là điều vô cùng cần thiết đối với học sinh Hơn nữa, có thể nói đây là

Trang 30

điều học sinh gặp khó khăn nhiều nhất trong quá trình học tập Ngày nay việchọc thuộc lòng hầu như không được một bộ phận giáo viên quan tâm bởinhiều lí do Vì vậy, nhiều học sinh đãđến THCS rồi mà vẫn không thuộc đượcmột câu thơ, một đoạn cửu chương Mỗi khi cần đến lại phải giở sách hoặcmáy tính Nhiều em hiện nay ngồi vào bàn là xem bài chứ không phải là họcbài Mà cứ xem xem như thế, dù hết ngày cũng không thể nào học thuộc nổimột câu thơ, một công thức toán học hay một từ ngữ tiếng nước ngoài Dạyhọc tích cực là rèn luyện phát triển trí thông minh, tư duy sáng tạo chứ khôngphải nhồi nhét cho học sinh một mớ kiến thức khô khan nhưng nếu không cótrí nhớ, không có những yếu tố cơ bản của tri thức được tiếp nhận bằng trínhớ thì học sinh không thể có cơ sở để phát triển trí thông minh cũng như tưduy sáng tạo Cho nên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc cho học sinh học thuộclòng những kiến thức cơ bản vẫn là cần thiết Có điều,phải tránh lối học vẹttheo kiểu “…rắn là loài bò…sát không chân…”.

Để nhớ tốt một thông tin, cần có sự quan sát kĩ, sự tập trung và động cơ

đọc càng nhiều càng tốt, song trên thực tế chúng ta không thể nhớ hết những

gì đã đọc Như vậy, cần phải biết được, trong quá trình đọc và học tập, chúng

ta thường quên như thế nào và hay quên những gì Ngoài ra, khả năng của conngười không phải là không có giới hạn, vì thế ta cũng còn phải biết quên đinhững gì không cần thiết phải nhớ để bảo vệ sức khỏe trí não

* Nghiên cứu những người có trí nhớ phi thường, các nhà khoa học đã khám

phá ra ở họ một số nguyên tắc cơ bản được áp dụng để ghi nhớ và lưu giữ thông

tin gồm:

Trang 31

- Sự hình dung là một nguyên tắc rất quan trọng nhất vì trí nhớ làm việc theo

hình ảnh do vậy ta có khuynh hướng nhớ hình hơn nhớ từ Khi hình ảnh trong

óc càng rõ ràng sống động bao nhiêu thì ta càng dễ nhớ và nhớ lâu bấy nhiêu Lí

do khiến đa số học sinh quên kiến thức là vì họ cố gắng ghi nhớ từ ngữ Vấn đề

ở đây là phải biết cách chuyển từ ngữ thành hình ảnh để dễ dàng lưu vào não bộ

- Sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng thứ hai để ghi nhớ tốt Đó là tạo ra

mối liên kết giữa những việc chúng ta cần nhớ Các liên kết này sẽ tạo ra mộtmục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong óc, giúp ta dễ dàng lần tìm lại thông tin.Liên kết các hình ảnh là một quá trình hết sức quan trọng của trí nhớ

- Làm nổi bật sự việc bằng cách sử dụng các chi tiết hài hước hoặc các chi tiết

vô lí Điều này giúp làm nổi bật thông tin vì tránh được sự đơn điệu, bởi vì conngười có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc buồn cười, khác thường (đặcđiểm tính nổi bật của thông tin)

- Sự tưởng tượng Con người có khuynh hướng nhớ những sự việc tự mình

tưởng tượng ra (tính chủ quan của trí nhớ), đặc biệt khi ta dùng nhiều giác quan

để tưởng tượng Điều đó có nghĩa là, càng sử dụng nhiều giác quan để tưởngtượng thì càng ghi nhớ nhanh và nhớ lâu Con người cũng có khuynh hướng ghinhớ những sự việc tạo cảm xúc mạnh mẽ (lo sợ, hạnh phúc, giận dữ, yêuthương, đau đớn), vì vậy cũng nên dùng trí tưởng tượng để tạo cảm xúc mạnhmẽ

- Màu sắc cũng là một tác động trí nhớ mạnh mẽ Đó là lí do chúng ta nên

dùng nhiều màu sắc khi ghi chú Các nghiên cứu cho thấy, màu sắc có thể tăngcường trí nhớ lên tới 50% Tuy nhiên, về phương diện khả năng tâm lí của conngười, thì không nên lạm dụng việc mã hóa, vì khi có quá nhiều màu sắc được

sử dụng cùng một lúc, sẽ làm khó phân biệt hơn

- Âm điệu Các nhà khoa học cho rằng, âm điệu giúp tăng khả năng ghi nhớ và

nhớ lại thông tin vì kích hoạt bán cầu não phải, là bán cầu não thường bị bỏquên khi chúng ta học tập (thường dễ thuộc và nhớ bài hát hơn, học thơ ca dễ

Trang 32

nhớ hơn…) Vì thế có thể tạo ra những âm điệu riêng cho những thông tin ta cần ghi nhớ.

- Chỉnh thể luận cũng giúp ghi nhớ thông tin tốt hơn Đó là việc học bằng

cách nhìn sự việc trong một bức tranh tổng quát Việc phân tích các mối liên kếtcủa thông tin đó vào các khái niệm tổng quát sẽ giúp ta ghi nhớ tốt hơn là họctừng chi tiết riêng biệt

Trí nhớ ngắn hạn được chuyển thành trí nhớ dài hạn bằng cách thường xuyên ôn tập (như sơ đồ dưới đây):

Sơ đồ 2: Chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn

* Sau đây là một số gợi ý biện pháp rèn luyện trí nhớ:

- Ôn lại sớm và ôn luyện thường xuyên Về nguyên tắc, những thông tin

được lặp đi lặp lại sẽ được nhớ lâu hơn Việc bắt đầu quá trình ôn lại phải càngsớm càng tốt vì nghiên cứu cho thấy, sau 24 giờ, chúng ta có thể quên 80% kiếnthức vừa được học Điều này có nghĩa là cần ôn bài vào đúng thời điểm trí nhớđang ở đỉnh cao Nghiên cứu cho thấy, lần ôn bài đầu tiên nên bắt đầu sau khihọc 10 phút vì lúc này khả năng ghi nhớ đạt đỉnh điểm rồi sau đó giảm từ từ.Những lần ôn tập tiếp theo nên lần lượt diễn ra sau 24 giờ, sau 1 tuần, sau 1tháng, và sau 3 đến 6 tháng Bằng cách đó, những liên kết trong

Trang 33

não trở nên bền vững hơn đồng thời việc học bài trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.

Sơ đồ 3: Đường biểu diễn sự quên

- Sử dụng kết hợp nhiều giác quan và nhiều hành động cùng một lúc sẽ

giúp nhớ nhanh và lâu hơn Tương tự, có thể sử dụng nhiều liên tưởng giác quan

để cải thiện trí nhớ như thị giác, mùi vị, âm thanh, song các nghiên cứu cho thấyquan trọng nhất là thị giác vì trí nhớ rất cần thiết cho bộ máy thị giác, vì vậy,cần tập trung phát triển các liên tưởng thị giác của mình

Sơ đồ 4: Kết quả ghi nhớ ở những hành động học tập khác nhau

Ngày đăng: 30/11/2022, 14:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Ví dụ về lập ”Thẻ nhớ” để ghi nhớ - (TIỂU LUẬN) bài GIẢNG học PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tự học
Hình 1 Ví dụ về lập ”Thẻ nhớ” để ghi nhớ (Trang 36)
Hình 2 & 3: Thời gian biểu theo tuần và thời gian biểu theo tháng - (TIỂU LUẬN) bài GIẢNG học PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tự học
Hình 2 & 3: Thời gian biểu theo tuần và thời gian biểu theo tháng (Trang 47)
Hình 4: Thời gian biểu theo tuần - (TIỂU LUẬN) bài GIẢNG học PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tự học
Hình 4 Thời gian biểu theo tuần (Trang 47)
Hình 5: Chu trình tựhọc ởngười lớn - (TIỂU LUẬN) bài GIẢNG học PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tự học
Hình 5 Chu trình tựhọc ởngười lớn (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w