d/ Một số cách rèn luyện trí nhớ
2.1.1. nghiã của việc xác định mục tiêu
Thơng thường có bốn lĩnh vực cuộc sống cần được xác định mục tiêu, là: Học tập và nghề nghiệp; Sức khỏe và thể thao; Tài chính và lối sống; Gia đình và xã hội. Kinh nghiệm từ những người thành cơng cho thấy, các mục tiêu đặt ra phải đủ hấp dẫn để cá nhân có đủ động lực hành động một cách kiên trì. Đó là những mục tiêu lớn vượt xa khả năng hiện tại của cá nhân, song lại có thể làm cho cá nhân cảm thây phấn khích, hào hứng hành động. Trên thực tế, có nhiều người sau khi xác định mục tiêu rồi mà họ vẫn không muốn hành động bởi những mục tiêu họ vạch ra không đủ hấp dẫn họ.
*Mục tiêu là động lực thúc đẩy cá nhân đi đến thành cơng, bởi vì: - Mục tiêu dẫn dắt cho những quyết định và hành động của cá nhân; - Mục tiêu thúc đẩy cá nhân hành động;
- Mục tiêu giải phóng tiềm năng con người;
*Tuy nhiên, nhiều người khơng có thói quen xác định mục tiêu bởi những lí
do sau:
- Thiếu tự tin vào bản thân;
- Không tin vào sức mạnh của mục tiêu; - Sợ thất bại, sợ bị xấu hổ.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh sức mạnh của mục tiêu đối với thành công của những người xác định rõ ràng cho mình những mục tiêu cụ thể và to lớn (ví dụ, nghiên cứu thực hiện năm 1953 tại Đại học Yale trên các sinh viên sắp tốt nghiệp; hay những người nổi tiếng trong thế giới đương đại
như: Tổng thống Bill Clinton, đạo diễn Steven Spielberg, Vận động viên thể thao Tiger Woods...).
2.1.2.Các bước xác định mục tiêu hiệu quả
Bước 1: Viết ra cụ thể những gì cá nhân muốn đạt được;
Bước 2: Liệt kê tất cả những lợi ích và những lí do đối với việc đạt mục tiêu; Bước 3: Lên kế hoạch hành động;
Bước 4:Xác định thời hạn cụ thể;
Bước 5: Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu; Bước 6: Lấy đà để hành động ngay tức thì.
Để thành cơng, một mục tiêu càng cụ thể và càng chi tiết càng hiệu quả vì rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm sốt đánh giá. Vì thế mục tiêu cần được mơ tả theo hướng có thể lượng hóa, ví dụ, “tơi sẽ nghiên cứu tại thư viện 3 lần/tuần”, hoặc “Tơi sẽ bỏ tiết khơng q 1 lần/học kì”. Mục tiêu phải có tính thách thức nhưng khơng được q khó để thực hiện, tức là phải thực tế.
Ví dụ, xác định và xây dựng áp phích mục tiêu trong học tập, cho sức khỏe. Xác định mục tiêu là điều quan trọng trước hết, nhưng điều đó khơng đảm bảo rằng cá nhân sẽ thành công. Nếu mục tiêu không được hỗ trợ bằng những hành động vững chắc thì mục tiêu chỉ dừng lại ở ước mơ. Do đó, cần phải hành động. Để hành động, cá nhân cần tự thúc đẩy bản thân.
Có những gợi ý của chuyên gia học tập đối với việc tạo động lực để hành động đạt mục tiêu. Đó là những cách giúp cá nhân vượt qua sự lười biếng và lập trình lại não bộ. Các cách đó là:
Bước 1: Viết ra những hậu quả có thể có nếu cá nhân lười biếng.
Bước 2: Tưởng tượng về những nỗi khổ mà cá nhân có thể sẽ phải chịu đựng
nếu tiếp tục lười biếng (thực hành trải nghiệm).
Bước 3: Viết ra tất cả những nỗi vui sướng cá nhân sẽ cảm nhận được nếu
chăm chỉ làm việc.
Bước 4: Tưởng tượng cảm nhận những niềm vui mà thành công mang lại cho
Bước 5: Phá vỡ thói quen cũ và lập trình bản thân cho một thói quen mới
bằng cách bắt tay vào hành động ngay.
Có thể cịn những cách khác giúp cá nhân vượt qua sự lười biếng. Chẳng hạn:
- Tự cam kết với bản thân; - Quảng bá về bản cam kết đó;
- Thường xuyên xem lại các mục tiêu;
- Tự thưởng cho bản thân sau mỗi khi hoàn thành từng chặng trên con đường đến mục tiêu.