Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch tự học

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài GIẢNG học PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tự học (Trang 53 - 55)

d/ Một số cách rèn luyện trí nhớ

2.4. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch tự học

Thời gian biểu phải được cập nhật thường xuyên và dùng nó để phát triển những mục tiêu hàng ngày, có tính ưu tiên.

Nhưng, việc quan trọng tiếp theo là phải kiểm tra kế hoạch ngày hôm sau vào mỗi buổi tối, gồm:

- Định thời gian cụ thể cho từng việc trong ngày hôm sau; - Bám sát thời gian biểu một cách kiên trì và có kỉ luật; - Điều chỉnh lại kế hoạch làm việc;

- Gạch bỏ những việc đã hoàn tất.

Trong kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học, có một nội dung quan trọng là sinh viên cần thiết phải tự đánh giá chất lượng tự học của mình sau mỗi thời gian tổ chức tự học bởi mục tiêu của việc dạy và học ngày nay là ”biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” . Thơng thường, một bộ phận khá lớn sinh viên sẽ dựa vào kết quả đánh giá của giảng viên về bài kiểm tra hoặc bài thi của mơn học tương ứng. Về mặt tâm lí, đối với một số người, quãng thời gian chờ đợi kết quả một cách thụ động như vậy khiến trở nên thắc thỏm lo âu, hao tổn tâm lực. Vì vậy, nếu mỗi sinh viên có thể tự đánh giá được kết quả học tập của mình thì sẽ khơng chỉ tránh được tâm trạng tiêu cực khơng đáng có mà cịn có thể kịp thời cải thiện được chất lượng học tập của bản thân. Song, để có được khả năng này thì cùng với việc học tập hàng ngày, người học nên thường xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình. Sau đây là những gợi ý đối với giảng viên để hướng dẫn cho sinh viên của mình:

-Yêu cầu sinh viên tự xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp theo mục tiêu của từng bài học để tự hỏi mình (Hiểu bài dược bao nhiêu phần trăm? Chỗ nào chưa thực sự hiểu? Từ nào trong bài khó hiểu?...);

- Tự trả lời/tự giải bài một cách cẩn thận vào vở/giấy. Sau một khoảng thời gian nhất định tự mình lấy ra để đối chiếu, chấm điểm. Cần làm việc này một cách nghiêm túc: sốt xét về hình thức, về nội dung. Có thể chia sẻ với giảng viên hoặc bạn trong nhóm;

- Lưu các bài đó vào một ”túi hồ sơ học tập”. Thường xuyên đem ra xem lại và so sánh chúng với nhau theo trình tự thời gian để thấy được sự tiến bộ của bản thân về các mặt (những lỗi nào thường mắc phải? Đã khắc phục đến đâu? Cần lưu ý điều gì? Làm cách nào để khắc phục?...), đồng thời để rút kinh nghiệm cho mình.

Với cách như vậy, người học sẽ biết được cụ thể những gì mình cịn đang thiếu hụt để tự bổ sung nhằm đạt mục tiêu đề ra. Song điều quan trọng nhất vẫn là: mỗi người phải rèn luyện ý chí, vượt qua sự lười biếng của chính bản thân, khơng được xao nhãng mục tiêu, mục đích đặt ra bởi nếu khơng sẽ chỉ là một sự ”đánh trống bỏ dùi”.

Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành (giảng viên sử dụng khi hướng dẫn sinh viên tự học)

1/ Bạn hãy suy nghĩ và cho biết mình có phải là con người của thói quen khơng? Có phải là người thích giữ lấy một thói quen cố định nào đó, mà nếu khơng như vậy thì bạn khơng thể làm việc được hay không?

2/ Hãy liệt kê nhanh 5 điều bạn thấy tiếc nhất vì đã khơng làm được trong kì nghỉ học kì vừa qua và 3 hành vi của bản thân mà bạn muốn thay đổi trong thời gian tới.

3/ Hãy chia sẻ xem bạn đã học tập, nghiên cứu như thế nào từ khi vào trường đại học? Hãy liệt kê ra những cách bạn đã lãng phí thời gian.

4/ Hãy xây dựng thời gian biểu cho học kì tới của bạn (theo tháng và theo tuần).

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài GIẢNG học PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tự học (Trang 53 - 55)

w