Các chuyên gia về phương pháp học tập coi ”Tập trung” là một yếu tố
quantrọng số 1 trong học tập. Vì thế cần rèn luyện để có được khả năng này.
- Trước hết cần nắm được những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng tập trung, làm phân tán chú ý của cá nhân để tìm ra cách rèn luyện hiệu quả.
Nhìn chung, các nguồn gây nhiễu đến từ: mơi trường bên ngồi; từ bên trong cá nhân; thiếu mục tiêu rõ ràng.
Đối với học sinh, các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi như tiếng ồn, ánh sáng, khơng khí, các tác động thị giác xung quanh đều có thể làm phân tán chú ý của các em một cách nghiêm trọng. Chẳng hạn: ghế ngồi học không thoải mái, mặt bàn học quá cao hoặc quá thấp, chiếu sáng tồi, chỗ học quá nóng hoặc quá lạnh, âm nhạc, các cuộc chuyện trò của người khác từ bên cạnh, tivi, bạn bè quấy rầy, những việc khác cần phải làm...Trong khi đó, những nguồn phân tán từ bên trong cịn đáng sợ hơn. Bởi vì, cho dù chỗ học là nơi yên tĩnh, bàn ghế ngồi thoải mái dễ chịu, chiếu sáng tốt...thì vẫn có thể mất tập trung do các yếu tố chủ quan. Đó thường là những căng thẳng có liên quan đến nguồn gốc cơ thể hoặc cảm xúc, như: mâu thuẫn với bạn bè hoặc với gia đình, lo lắng về các bài kiểm tra sắp tới, hay do bị thiếu ngủ, chế độ ăn uống khơng tốt, trong người đang có bệnh...Đơi khi thiếu tập trung lại là do thiếu một mục tiêu rõ ràng, cụ thể, vì thế cá nhân khơng thấy được mối liên quan có ý nghĩa giữa cơng việc đang làm với những mục tiêu xa hơn.
Loại bỏ được những nhân tố này, đồng thời nắm được cơ sở tâm sinh lí của một số chức năng tâm lí như chú ý, ý chí, trí nhớ, tư duy... sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng tập trung suy nghĩ và tổ chức tự học được tốt hơn.
Trên thực tế, khó có thể loại bỏ tất cả các yếu tố. Tuy nhiên, có thể kiểm sốt được nhiều yếu tố. Cá nhân cần quyết định kiểm sốt những gì trong khả năng và lờ đi những gì vượt q tầm kiểm sốt của mình trong q trình tự học. Một số thủ thuật đơn giản có thể thực hiện là:
* Loại bỏ tivi. Nhiều học sinh thích xem tivi, nghe nhạc, trị chơi điện tử.
Những thứ này làm phân tán chú ý rất nghiêm trọng, vì thế cần phải được loại bỏ hồn tồn cho đến khi học bài xong. Có thể đó sẽ là những phần thưởng sau khi hoàn thành việc học bài.
* Chuẩn bị môi trường học tập và chuẩn bị tâm thế là cách trợ giúp tập trung
dễ dàng nhất và có hiệu quả nhanh nhất bằng cách tạo ra một mơi trường cảm xúc và tinh thần tích cực để học tập như: trang trí làm phong phú thêm chỗ
học tập của mình, kiểm tra nguồn sáng, kiểm tra đồ dùng học tập, dán những thơng điệp tích cực lên xung quanh chỗ ngồi...
* Xác định mục tiêu và mục đích học tập cho từng buổi học một cách:
- Thực tế (ví dụ cần hồn thành một việc gì đó trong một giờ);
- Cụ thể và rõ ràng (ví dụ, học thuộc 2 bài chứ khơng phải ”vài trang”, giải 5 bài tập chứ khơng phải ”vài bài”);
- Khả thi (có thể nói ra khi đã hồn thành);
- Phù hợp với những ưu tiên trong danh mục công việc của cá nhân;
- Có ý nghĩa và đáng khen thưởng(ví dụ, sau khi học xong sẽ được đi xem bộ phim yêu thích).
* Lập các danh mục và tận dụng chúng
Vận dụng một đặc điểm của trí nhớ (những gì đang làm dở dang thì sẽ nhớ và ngược lại) để viết ra tất cả những cơng việc tuy là bình thường nhưng lại cần phải làm trong cùng thời gian đó (sinh nhật mẹ, trả lời thư của bạn, đi thăm ông bà...) vào các danh mục công việc. Điều này sẽ giúp loại bỏ sự căng thẳng do phải nhớ những việc đó (là nguồn tác nhân gây mất tập trung) mà ta vẫn không bị mất thông tin (nghĩa là chúng sẽ không bị quên hẳn).
* Cũng có thể lập một danh sách riêng những việc gây áp lực hoặc lo lắng
lên cá nhân bởi chúng ngăn cản tập trung học tập. Việc viết ra những điều khiến ta lo lắng hoặc những rắc rối đó rồi để qua một bên hoặc đưa vào trong một ”bộ hồ sơ” sẽ giúp tạm thời khuây khỏa. Tất nhiên, việc làm này không giải quyết được vấn đề nhưng có thể thường xuyên di dời rắc rối ra khỏi ý thức trong một thời gian để ta có thể tập trung vào việc học.
* Cuối cùng, phương pháp tốt nhất để trở thành con người tập trung là không
bao giờ cho phép mình làm một việc gì mà khơng tập trung (rèn luyện ý chí).