1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bài tập nhóm học phần kinh tế công chủ đề 4 trồng rừng

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 6,34 MB

Nội dung

1.Thực trạng về ngành lâm nghiệp Việt Nam hiện nayNhững năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn và đặc biệt là ảnh hưởng củadịch Covid-19 nhưng ngành Lâm nghiê †p Việt Nam đã nỗ lực vượt khó,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: KINH TẾ CÔNG

Giáo viên hướng dẫn :Lê Trung HiếuSinh viên thực hiện :Nguyễn Thị Lưu Ly

:Tô Thị Hà:Nguyễn Thị Minh Huệ:Trần Thị Ngân:Trần Lê Đoan Thanh:Lê Thị Xuân Hiên

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Th c tr ng vềề ngành lâm nghi p Vi t Nam hi n nayự ạ ệ ệ ệ 2

2 Thành công và h n chềếạ 5

2.1 Thành công 5

2.2 H n chềếạ 8

3 So sánh v i m t vài quôếc gia trền thềế gi iớ ộ ớ 9

3.1 Ho t đ ng trôềng r ng t i Vi t Namạ ộ ừ ạ ệ 9

3.2 So sánh v i m t sôế nớ ộ ước trền thềế gi iớ 10

4 Nh ng tác đ ng tch c c c a ho t đ ng trôềng r ng t i kinh tềế, xã h i và môi trữ ộ ự ủ ạ ộ ừ ớ ộ ường 11

4.1 Kinh tềế 11

4.2 Xã h iộ 13

4.3 Môi trường 13

5 Chính ph câền có gi i pháp gì đ nâng cao đ che ph c a r ng và th c hi n hi u qu ủ ả ể ộ ủ ủ ừ ự ệ ệ ả “Chương trình trôềng 1 t cây xanh” do Chính ph phát đ ng?ỷ ủ ộ 14

5.1 Chính ph câền có gi i pháp gì đ nâng cao đ che ph c a r ngủ ả ể ộ ủ ủ ừ 14

5.2 Chính ph câền có gi i pháp gì đ th c hi n hi u qu “Chủ ả ể ự ệ ệ ả ương trình trôềng 1 t cây ỷ xanh” do Chính ph phát đ ng?ủ ộ 16

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng diện tích rừng Việt Nam 2008-2020 6

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ che phủ rừng 2008-2020 (%) 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1: Quảng Bình thực hiện trồng rừng kết hợp chăn nuôi 12

Hình 4.2: Lâm nghiệp Yên Bái 12

Hình 5.1: Vườn quốc gia Bạch Mã 16

Hình 5.2: Lễ phát động trồng 10 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre 17

Hình 5.3: Trồng rừng bằng máy bay không người lái 17

Hình 5.4: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Tết trồng cây hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh" tại tỉnh Tuyên Quang 18

Hình 5.5: Chính sách khen thưởng ở Yên Bái 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦUCây cối là loài sinh vật sống lâu nhất trên hành tính và là nguồn tài nguyênthiên nhiên lớn nhất trên Trái Đất Chúng cung cấp cho ta không khí sạch, chống xóimòn, sạt lở đất ở vùng núi, đồi có độ dốc lớn cũng như cải thiện chất lượng đất làmtơi xốp, giữ độ ẩm vừa đủ cho bề mặt, giữ nước cùng các chất dinh dưỡng kháctrong mặt đất Bên cạnh đó cũng cung cấp thực phẩm, dược phẩm cho con người vàvật liệu cho những công trình xây dựng, ngoài ra còn tô điểm cho cảnh quan môitrường sống xung quanh con người trở nên đẹp hơn

Chính vì thế chúng ta cần tích cực hơn nữa trong việc trồng và bảo vệ câyxanh Nhưng hiện nay một thực trạng nghiêm trong đang xảy ra là cây xanh ởnhững cánh rừng đang bị tàn phá nặng nề để làm nương rẫy, làm nơi cư trú cho conngười Dẫn đến tình trạng thiếu cây xanh, điều này gây ảnh hưởng to lớn đến cuộcsống con người như vấn đề kinh tế xã, mất cân bằng sinh thái, ô nhiêm môi trườnggia tăng, động vật hoang dã mất nơi sinh sống…

Để khắc phục tình trạng này, mỗi cá nhân ngay từ bây giờ phải có nhữnghành động thiết thực để bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường rừng Bên cạnh đó, nhànước phải tích cực tuyên truyền, vận động người dân hiểu được lợi ích của câyxanh, từ đó khuyến khích mọi người trồng cây, cải tạo môi trường sống Đồng thờiphải xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm tàn phá cây xanh, tàn phá môitrường rừng Mỗi người một hành động nhỏ sẽ tạo nên ý nghĩa to lớn

Trang 4

1 Thực trạng về ngành lâm nghiệp Việt Nam hiện nay

Những năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn và đặc biệt là ảnh hưởng củadịch Covid-19 nhưng ngành Lâm nghiê †p Việt Nam đã nỗ lực vượt khó, chính phủ

đã đề ra nhiều chính sách hiệu quả đưa Lâm nghiệp đạt được những thành tựu đáng

tự hào trong công tác bảo vê † rừng và phát triển kinh tế lâm nghiê †p, đóng góp quantrọng cho sự phát triển chung của toàn ngành Nông nghiê †p

Trong công tác trồng cây gây rừng, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khókhăn, song việc gia tăng diện tích rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, được cộngđồng xã hội quan tâm sâu sắc hơn; chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực,góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghềrừng Cơ chế, chính sách từng bước được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, thu hútcác thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng

Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến

bộ, tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đã giảm Trong năm 2021, số vụ viphạm bảo vệ rừng và diện tích rừng bị thiệt hại cơ bản đều giảm so với năm 2020

Cụ thể, đã phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, giảm 411 vụ,tương ứng giảm 13% so với cùng kỳ năm 2020; diện tích thiệt hại 852 ha, giảm 6%(56 ha) so với cùng kỳ

Ngoài ra, trong quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, toàn ngành Lâmnghiệp đã chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai xây dựng các phương án quản

lý hiệu quả tích cực Nhiều giống cây lâm nghiệp mới có năng suất cao, chất lượngtốt đã được chọn và đưa vào phát triển trong sản xuất Nhiều tiến bộ kỹ thuật vềthâm canh rừng, quản lý rừng bền vững, quy trình công nghệ, thiết bị, nguyên liệuphụ trợ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ đã chuyểngiao vào sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực Đến nay, đã có đã có 199 chủrừng là tổ chức đã xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lýrừng bền vững với tổng diện tích 3,1 triệu ha 6 Vườn quốc gia thuộc Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn có tổng diện tích 299.467 ha đã được Bộ phê duyệtphương án quản lý rừng bền vững Tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lýrừng bền vững còn hiệu lực đến nay là 314.205 ha tại 27 địa phương

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Hiện ngành lâm nghiệp cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ cao, côngnghệ viễn thám trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cho 39 tỉnh, thành phố; điềutra, kiểm kê rừng toàn quốc và đã xây dựng hệ thống bản đồ, bộ số liệu gắn với bản

đồ kiểm kê rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; dự báo, cảnh báo lửarừng, sâu bệnh hại rừng; nghiên cứu hiệu quả gắn với từng khâu sản xuất, chế biến,từng sản phẩm, dịch vụ môi trường rừng…

Bên cạnh đó, để có nguồn nguyên liệu bảo đảm cho xuất khẩu, ngành lâmnghiệp đang tập trung xây dựng và đi vào sản xuất các vùng nguyên liệu gỗ và lâmsản theo quy hoạch, bảo đảm chứng chỉ rừng quốc gia Nhiều mô hình phát triểnkinh tế hợp tác và liên doanh, liên kết trong sản xuất lâm nghiệp đã được các địaphương phát triển Điển hình như, mô hình liên kết giữa công ty tiêu thụ sản phẩm

đồ gỗ (Tập đoàn IKEA) với công ty chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ (công ty chếbiến gỗ); liên kết giữa NAFOCO với các hộ trồng rừng Yên Bái; liên kết giữa Công

ty Woodsland với các hộ trồng rừng Tuyên Quang; liên kết giữa Công ty ScansiaPacific với các hộ trồng rừng Quảng Trị; liên doanh, liên kết giữa công ty chế biến

gỗ và người dân tại các tỉnh Quảng Nam; Quảng Ninh,

Không chỉ đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ và phát triển rừng, hiện nay kinh tếlâm nghiệp cũng đã có nhiều khởi sắc Trị giá xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng

từ 6,79 tỷ USD năm 2015 lên 10,64 tỷ USD năm 2019 Lâm sản Việt Nam đượcxuất khẩu tới hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ với các thị trường xuất khẩu chínhgồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, chiếm trên 80% tổng giátrị xuất khẩu lâm sản Việt Nam hiện đứng thứ năm thế giới, đứng thứ hai châu Á,thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản Đến nay, nguồn nguyên liệu gỗ trongnước đã đáp ứng được hơn 70% nhu cầu cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu Đặc biệttrong năm 2019, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến sảnxuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản, song kim ngạch xuất khẩu củatoàn ngành nông, lâm, thủy sản đạt gần 16 tỷ USD, vượt mục tiêu kế hoạch đề ravới 14 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2020, xuất siêu cả năm đạt gần 13 tỷ USD,tăng 21% so với năm 2020 Trong đó, giá trị xuất khẩu lâm sản đã chiếm trên 30%tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành hàng nông lâm thủy sản cả nước; chiếm4,7% kim ngạch xuất khẩu toàn quốc và là 1 trong 7 mặt hàng có giá trị xuất khẩu

Trang 6

trên 10 tỷ USD Giá trị xuất siêu lâm sản lớn nhất trong nhóm các ngành nông lâmthủy sản, đóng góp quan trọng vào giá trị xuất siêu của ngành

Tuy nhiên, dù việc triển khai và áp dụng các chính sách bảo vệ và phát triểnrừng đã thu được những thành quả nhất định, các chuyên gia cho rằng, các chínhsách đầu tư trong lâm nghiệp trong thời gian qua còn bộc lộ những tồn tại, hạn chếnhất định Đặc biệt phải kể đến là việc hiện nay các chính sách về lâm nghiệp đangđược quy định tại nhiều văn bản khác nhau, có các mức đầu tư và hỗ trợ cho các đốitượng còn sự khác biệt lớn

Theo thống kê, hiện diện tích rừng cả nước chủ yếu tập trung ở địa bàn vùngđồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, khu vực biên giới, rừng đầu nguồn lưu vực cáccon sông, suối lớn Song thực tế cho thấy ở khu vực này, đồng bào dân tộc thiểu sốchưa thể dựa vào rừng để đảm bảo sinh kế có thu nhập và sống ổn định từ rừng Dovậy, công tác bảo vệ, phát triển rừng và chi trả các chi phí liên quan còn chưa thực

sự đem lại hiệu quả

Bên cạnh đó, mặc dù đã có chính sách giao đất giao rừng đi kèm với hướngdẫn quy định về nguồn lực tài chính, định mức chi trả cho khoanh nuôi, bảo vệ vàchi trả dịch vụ môi trường rừng, tuy nhiên các định mức chi trả đó còn thấp nênchưa tạo động lực để người dân chủ động tự giác bảo vệ, phát triển rừng

Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học lâm nghiệp thời gian qua mới chỉtập trung cho ứng dụng và triển khai góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành, cácnghiên cứu cơ bản còn ít được quan tâm nên chưa tạo được nền tảng cơ sở khoa họccho một số lĩnh vực như: Hệ sinh thái rừng tự nhiên, công nghệ cao trong chọn tạogiống, chế biến và bảo quản lâm sản…; Cơ cấu cây trồng, giống cây trồng lâmnghiệp chưa được đa dạng hóa; tiềm năng sản xuất nông lâm kết hợp chưa được tậndụng và khai thác tốt để nâng cao giá trị gia tăng của rừng

Công tác quy hoạch, phát triển rừng thiếu đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất

và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Nhiều dự án phát triển kinh tế như thủyđiện, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch… có chuyển đổi mục đích sử dụng rừnglàm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, suy giảm diện tích rừng, đặc biệt là rừng

tự nhiên

Trang 7

Công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp chưa đảm bảo, không đủ nguồngiống có năng suất, chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu; vẫncòn tình trạng sử dụng giống kém chất lượng; việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy

mô phục vụ cho công tác trồng rừng còn hạn chế, người dân chưa tiếp cận đượcnhiều với giống cây trồng sản xuất bằng công nghệ cao, có chất lượng Hiệu quảhoạt động lực lượng kiểm lâm còn thấp, công tác phối hợp với các địa phương,ngành chưa thật sự đồng bộ, thiếu thường xuyên đã ảnh hưởng đến công tác quản

lý, bảo vệ rừng

Về thị trường lâm sản có nhiều vấn đề lớn, thị trường này hoạt động còn

“nhộn nhạo“, tự do, chưa có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về số lượng, chấtlượng, giá cả dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực Các kênh phân phối sản phẩm lâmnghiệp cũng rất hỗn độn không phân theo những cấp bậc cụ thể dẫn đến việc kiểmsoát, thống kê của Nhà nước vô cùng khó khăn, gây thất thoát không nhỏ cho nguồnthu hàng năm của Nhà nước Có sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số thị trường, sảnphẩm khác Ví dụ như: thay vì việc dùng bàn ghế gỗ, người ta sẽ dùng bàn ghế nhựavừa rẻ hơn lại đẹp và có thể còn bền hơn…

Đặc biệt là ảnh hưởng của dịch covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng hànghóa; cháy rừng, tác động của biến đổi khí hậu gây bão lũ khiến trên 141.000 ha rừng

bị thiệt hại; cạnh tranh thương mại toàn cầu quyết liệt, đặc biệt là những cảnh báo từthị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ như Hàn Quốc và Hoa Kỳ Ngành vẫn còntồn tại những điểm nóng về phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép tạimột số địa phương, nhất là khu vực Tây Nguyên vẫn diễn ra phức tạp, gây bức xúctrong dư luận và nhân dân

2 Thành công và hạn chế

2.1 Thành công

Triển khai, áp dụng các chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đangphát huy hiệu quả Đạt được những thành tựu tích cực, góp phần bảo vệ và pháttriển bền vững vốn rừng hiện có, cải thiện đời sống những người làm nghề rừng,nhất là các hộ nghèo cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập

Trang 8

Chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực, góp phần tạo việc làm Cơchế, chính sách từng bước được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, thu hút các thànhphần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Biểu đồ 2.1: Tổng diện tích rừng Việt Nam 2008-2020

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ che phủ rừng 2008-2020 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 9

Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,84% năm

2015 lên 41,89% năm 2019, ước năm 2020 đạt khoảng 42% Đến cuối năm 2019,tổng diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững toàn quốc đạt 269,1 nghìn

ha trên địa bàn 24 tỉnh Diện tích được cấp mới chứng chỉ quản lý rừng bền vữngtrong năm 2019 là gần 43 nghìn ha Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng có chứng chỉquản lý rừng bền vững đạt 2,0 triệu m3

Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến

bộ, tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đã giảm rõ rệt Theo số liệu củaTổng cục Thống kê, năm ngoái, diện tích rừng trồng tập trung của cả nước ước tínhđạt 273,6 nghìn ha; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 81,1 triệu cây; sản lượngcủi khai thác đạt 19,5 triệu ste; sản lượng gỗ khai thác đạt 16,1 triệu m3 6 thángđầu năm 2020, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 106,3 nghìn ha, tăng0,2% so với cùng kỳ năm 2019; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 44,5 triệu cây;sản lượng gỗ khai thác đạt 7.526 nghìn m3; sản lượng củi khai thác đạt 9,85 triệuste

Ngành Lâm nghiệp từng bước tập trung phát triển cây lâm nghiệp bền vững.Nhiều giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được chọn và đưa vào pháttriển trong sản xuất Nhiều tiến bộ kỹ thuật về thâm canh rừng, quản lý rừng bềnvững, quy trình công nghệ, thiết bị, nguyên liệu phụ trợ tiên tiến trong khai thác,bảo quản, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ đã chuyển giao vào sản xuất và mang lạihiệu quả thiết thực

Việc trồng rừng tại các địa phương đã có quy hoạch, tạo sự liên kết bền vữnggiữa doanh nghiệp và người trồng rừng Trong năm 2019, các địa phương đã sảnxuất được hơn 600 triệu cây giống, trong đó cây gieo ươm từ hạt là 500 triệu cây(gồm: Cây keo tai tượng, thông mã vĩ, hồi, lát hoa, quế, mỡ, lim xanh, bồ đề, samộc) Công tác kiểm soát chất lượng giống cây trồng rừng đã đạt 85%

Giai đoạn 2008-2020, ngành lâm nghiệp đã nghiên cứu và công nhận được

277 giống cây lâm nghiệp, 61 tiêu chuẩn và 11 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực pháttriển rừng Điều này đã đưa năng suất rừng trồng đạt năng suất bình quân20m3/ha/năm, nhiều nơi đạt 40m3/ ha/năm Ngành cũng đã công nhận 163 tiêuchuẩn và 15 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến lâm sản đã ứng dụng vào sản

Trang 10

xuất, mang lại kết quả, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành lâmnghiệp.

Hiện ngành lâm nghiệp cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ cao, côngnghệ viễn thám trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cho 39 tỉnh, thành phố; điềutra, kiểm kê rừng toàn quốc và đã xây dựng hệ thống bản đồ, bộ số liệu gắn với bản

đồ kiểm kê rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; dự báo, cảnh báo lửarừng, sâu bệnh hại rừng; nghiên cứu hiệu quả gắn với từng khâu sản xuất, chế biến,từng sản phẩm, dịch vụ môi trường rừng,…

Những kết quả nghiên cứu đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạchxuất khẩu gỗ của cả nước, với trị giá xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng từ 6,79

tỷ USD năm 2015 lên 10,64 tỷ USD năm 2019 Lâm sản Việt Nam được xuất khẩutới hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ với các thị trường xuất khẩu chính gồm: Hoa

Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, chiếm trên 80% tổng giá trị xuấtkhẩu lâm sản Việt Nam hiện đứng thứ năm thế giới, đứng thứ hai châu Á, thứ nhấtĐông - Nam Á về xuất khẩu lâm sản Đến nay, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước đãđáp ứng được hơn 70% nhu cầu cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu

2.2 Hạn chế

Lỗ hổng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: tình trạng phárừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tựnhiên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; diện tích rừng phòng hộ liên tục giảm qua cácnăm Công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng thiếu đồng bộ với quy hoạch sửdụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội Nhiều dự án phát triển kinh tếnhư thuỷ điện, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch… chưa chú trọng đến bảo vệ,phát triển rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, làm suy giảmchất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, giáodục pháp luật về bảo vệ rừng chưa phát huy được hiệu quả do thiếu nhân lực thựchiện

Một số vụ vi phạm chưa được ngăn chặn có hiệu quả, nhất là tình trạng khaithác, vận chuyển, mua bán, cất giữ cây cảnh có nguồn gốc từ rừng tự nhiên tráipháp luật ngày càng tinh vi và rất khó phát hiện

Trang 11

Việc tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới (GIS, viễn thám)trong bảo vệ rừng, PCCCR còn mô †t số khó khăn về kinh phí đầu tư và áp dụng côngnghệ trong quản lý.

Nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, khoán sử dụng khôngđúng mục đích Tình trạng dân di cư tự do chưa được kiểm soát chặt chẽ Công tácphòng cháy, chữa cháy rừng còn nhiều bất cập; diện tích rừng bị thiệt hại do cháyrừng, sạt lở đất rừng tăng cao

"Một nguyên nhân khác là do trong thời gian gần đây hàng loạt cán bộ ngànhlâm nghiệp nghỉ việc, lực lượng chức năng mỏng dần nên tình trạng vi phạm lâmluật có điều kiện tồn tại”, ông Đặng Kim Cương chia sẻ

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT ĐăkLăk, cấp ủy, chính quyền một số địa phương, nhất là cấp xã chưa thực hiện đầy đủcông tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, một số nơi cònxem công tác bảo vệ rừng là của chủ rừng và của riêng ngành Kiểm lâm chứ khôngthuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương

Nhiều dự án nông lâm nghiệp bộc lộ những tồn tại như chậm tiến độ, câytrồng bị chết, sinh trưởng kém, chưa thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệrừng, để rừng bị chặt phá, đất đai bị xâm canh lấn chiếm, giải quyết việc làm chongười lao động chưa tương xứng

“Thực trạng hiện nay ở Đăk Lăk là rừng vẫn tiếp tục bị phá, lấn chiếm, vấnnạn khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật chưa được ngăn chặn triệt để Tìnhtrạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy trái phép diễn biến phức tạp, nhất

là tại các địa phương có nhiều dân di cư tự do đến cư ngụ”, ông Nguyễn HoàiDương, Giám đốc Sở NN-PTNT Đăk Lăk trăn trở

Việc chuyển đổi rừng tự nhiên, rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, sản xuấtnông nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ; ranh giới ba loại rừng, ranh giới quản lýrừng của các chủ rừng vẫn chưa được xác định trên bản đồ và thực địa Các vụ việcchống người thi hành công vụ bảo vệ rừng tiếp tục diễn ra gay gắt với tính chấtngày càng nghiêm trọng

Trang 12

Quá trình tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp còn chậm, hiệuquả hoạt động sau sắp xếp chưa cao, các đơn vị chủ yếu trông chờ vào nguồn ngânsách Nhà nước, chưa chủ động kinh doanh tạo nguồn thu.

3 So sánh với một vài quốc gia trên thế giới

3.1 Hoạt động trồng rừng tại Việt Nam

Trồng cây gây rừng là biện pháp phổ biến cho vấn đề biến đổi khí hậu Ngoài

ra, việc trồng hỗn hợp các loài cây bản địa và không bản địa vừa là để phục hồi hệsinh thái vừa là thúc đẩy nền kinh tế địa phương và giảm áp lực khai thác gỗ chotiêu dùng trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu sang nước ngoài

Gia tăng số lượng rừng giúp bảo tồn rừng phòng hộ làm hạn chế thiên thai,chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,…

Phục hồi các hành lang rừng quan trọng chống sa mạc hóa và các khu vực bịphân mảnh

Khuyến khích thêm nhiều người tham gia vào việc trồng, quản lý và bảo vệrừng bền vững giúp duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42%, nâng caochất lượng rừng

Đưa ra các chiến lược mang tính đột phá và khác biệt so với xu thế phát triểnchung hiện nay để bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học: trồng 1 tỷ cây xanh,Rừng và đồng bằng Việt Nam…

3.2 So sánh với một số nước trên thế giới

Hiện nay, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều

và bất thường sẽ ảnh hưởng đáng kể tới tài nguyên rừng và phát triển ngành lâmnghiệp

Cháy rừng cũng là một nguyên nhân gây suy thoái rừng Cháy rừng giết chếtnhiều loài động – thực vật gây mất cân bằng sinh thái, có thể xóa sổ hàng ngàn loàicây và thảm thực vật Hàng năm, các vụ cháy rừng xảy ra trên khắp thế giới đã làmảnh hưởng đến nền kinh tế và cơ sở hạ tầng quốc gia cũng như góp phần làm tăngthêm khí thải nhà kính làm cho khí hậu trái đất biến đổi nặng nề hơn

Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh màdiện tích rừng cũng bị thu hẹp

Ngày đăng: 31/05/2024, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w