1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hoạt động của kho hàng và quản trị kho hàng tại công ty cổ phần logistics ui

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

2.1.3 Các khu vực trong kho hàng 1, Khu vực nhập kho: Đây là khu vực được sử dụng để nhận hàng từ các nhà cung cấp và kiểm tra tính chính xác của hàng hóa về số lượng và chất lượng.. 6,

Trang 1

2.1 Đặc điểm kho hàng của U&I 8

2.1.1 Các loại hàng hóa chứa trong kho 8

2.1.2Các thiết bị được sử dụng trong kho hàng 8

2.1.3 Các khu vực trong kho hàng 13

2.2 Quy trình luân chuyển hàng hóa trong kho hàng của U&I 13

2.2.1 Quy trình nhập hàng hóa trong kho Logistics U&I 13

2.2.2 Quy trình xuất kho của công ty U&I 14

2.2.3 Quy trình tồn kho của doanh nghiệp U&I 17

2.3 Thời điểm đặt hàng và số lượng đặt hàng của từng loại mặt hàng trong kho của U&I 18

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kho hàng và quản trị kho hàng của U&I 19

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KHO HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS U&I 22

3.1 Những ưu điểm trong hoạt động quản trị kho hàng tại U&I 22

3.2 Những hạn chế trong hoạt động quản trị kho hàng tại U&I 23

Trang 2

3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị kho hàng của U&I 23 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KHO HÀNG TẠI U&I TRONG THỜI GIAN TỚI 25

4.1 Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị kho hàng của U&I 25 4.2 Đề xuất, mô tả chiến lược quản trị kho hàng phù hợp cho U&I 28 LỜI KẾT LUẬN 30

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

làm slide bài onl 1, làm slide asm, làm slide bài onl 10

100%

2 Nghiêm Đức Hải Làm y1.1 và y3.1, làm slide bài onl 10

85%

4 Nguyễn Văn Cường Làm y1.2, y1.3 và y3.3, làm slide bài onl 10

90%

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hiện nay, Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu sắc, hoạt động thương mại hàng hóa đang ngày càng tăng lên Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn khi tham gia vào thị trường quốc tế, tuy nhiên bên cạnh cơ hội là sự cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn Từ đó các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc hoàn thiện hoạt động logistics của mình như hoạt động mua hàng, quản lí chuỗi cung ứng, các yếu tố vận chuyển đầu vào, lưu kho bảo quản hàng, Với xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn về bản thân mình, về thị trường, và về đối thủ cạnh tranh để từ đó có những chiến thắng trên thương trường Đối với các doanh nghiệp sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn khi hàng hóa các doanh nghiệp ngoại tràn vào nước ta với mẫu mã đa dạng và chủng loại phong phú Do đó, doanh nghiệp muốn đưa ra thị trường sản phẩm có thể cạnh tranh được về giá với hàng ngoại thì buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để cắt giảm chi phí tối đa Bởi yếu tố cấu thành nên giá của sản phẩm bao gồm rất nhiều loại thuế và phí khác nhau như: chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí marketing, chi phí nguyên vật liệu và chi phí lưu kho, Trong đó hoạt động logistics nói chung và quản trị kho bãi nói riêng rất quan trọng Hàng hóa phải được bảo quản tốt, an toàn, đúng chất lượng của nhà sản xuất đồng thời cũng phải tránh hàng tồn kho nhiều làm đọng vốn thì mới có thể đem lại lợi nhuận cao Do vậy, quản trị kho hàng giữ vai trò trọng yếu trong quá trình lưu trữ, bảo quản hàng hóa từ nhà sản xuất cho đến tay người tiêu dùng Vì vậy nhóm chúng em đã lựa chọn Công ty Cổ phần Logistics U&I làm đề tài cho môn Quản trị kho hàng vì đây là một trong những công ty có kho ngoại quan lớn nhất Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS U&I

1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp U&I

Hình 1: Hình ảnh công ty cổ phần logistics U&I

Tên: Công ty Cổ phần LOGISTICS U&I (U&I) Website: https://www.unilogistics.vn/vi

Địa chỉ: Số 158, Ngô Gia Tự, Phường Chánh Nghĩa, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Hình thức kinh doanh:

1, Vận chuyển hàng hóa: Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc đường thủy

Trang 6

2, Dịch vụ kho bãi: Cung cấp dịch vụ lưu trữ hàng hóa tại các kho bãi của công ty hoặc thuê kho bãi từ bên thứ ba để cung cấp dịch vụ cho khách hàng

3, Dịch vụ điểm phân phối: Thiết lập và quản lý các điểm phân phối để phân phối hàng hóa đến các địa điểm khác nhau theo yêu cầu của khách hàng

4, Dịch vụ logistics toàn diện: Cung cấp các dịch vụ vận chuyển, lưu trữ, quản lý kho, quản lý hàng hóa và các dịch vụ liên quan khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

5, Dịch vụ tư vấn logistics: Cung cấp tư vấn cho khách hàng về các giải pháp logistics tối ưu, quản lý chuỗi cung ứng và tối ưu hóa hoạt động logistics của khách hàng

6, Giao nhận hàng hóa: Thực hiện các hoạt động giao nhận hàng hóa từ nhà máy, nhà sản xuất đến các điểm đích như siêu thị, nhà phân phối hoặc khách hàng cuối cùng

7, Dịch vụ xuất nhập khẩu: Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, bao gồm thông quan, khai báo hải quan, vận chuyển quốc tế và các thủ tục liên quan

Công ty cổ phần Logistics U&I có thể lựa chọn từng hình thức kinh doanh phù hợp với nhu cầu và tiềm năng của thị trường để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả

Lĩnh vực hoạt động: U&I cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn xuất nhập khẩu, khai thuê hải quan, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

19/3/2003: Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải U&I ra đời 26/1/2007: U&I khai trương Kho ngoại quan lớn nhất Việt Nam 2013: Là đơn vị đầu tiên đầu tư vào mô hình Sàn vận tải Việt Nam

Trang 7

2018: Phát triển kho chuyên dụng cho hàng cao su và vật liệu xây dựng 2020: U&I và đối tác Dược Đông Á khai trương DPL Logistics

10/2021: Khai trương kho ngoại quan số 10

2023: Là đối tác của hơn 20 hãng tàu có các tuyến Nội Á và xuyên đại dương, 16 hãng hàng không lớn trong và ngoài nước

1.3 Sản phẩm chủ yếu

1, Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 2, Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

3, Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (trừ than đá, phế liệu)

4, Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ 5, Hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

6, Bốc xếp hàng hóa (trừ bốc xếp hàng hóa cảng hàng không) 7, Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ 8, Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHO HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KHO HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS U&I

2.1 Đặc điểm kho hàng của U&I

2.1.1 Các loại hàng hóa chứa trong kho

1, Hàng hóa tiêu dùng: Đây là các sản phẩm dùng hàng ngày như thực phẩm, đồ gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện tử, đồ chơi, v.v

2, Hàng hóa công nghiệp: Bao gồm các thành phần và linh kiện để sản xuất hàng hoặc sử dụng trong công nghiệp, ví dụ như máy móc, phụ tùng, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu, v.v

3, Hàng hóa y tế: Đây là các sản phẩm và thiết bị y tế như thuốc, vật tư y tế, dụng cụ y tế, thiết bị y tế, v.v

4, Hàng hóa nông nghiệp: Bao gồm các sản phẩm nông sản như lúa, gạo, ngũ cốc, gia súc, gia cầm, thực phẩm tự nhiên, v.v

5, Hàng hóa nguyên liệu: Bao gồm các nguyên liệu dùng để sản xuất, ví dụ như kim loại, nhựa, hóa chất, cao su, v.v

6, Hàng hóa động vật: Bao gồm vận chuyển các loại động vật, bao gồm thú cưng, động vật nuôi, v.v

7, Hàng hóa nguy hiểm: Bao gồm các loại hàng hóa mà vận chuyển, lưu trữ và xử lý cần tuân thủ các quy định đặc biệt do tính chất nguy hiểm của chúng, chẳng hạn như hóa chất, chất dẻo, hóa chất gây nổ, v.v

Dưới đây nhóm 1 sẽ phân tích về mặt hàng điện thoại

Các thiết bị được sử dụng trong kho hàng

1, Máy nâng hạ: Được sử dụng để di chuyển hàng hóa trong kho, đặc biệt là các pallet hoặc hàng hóa có trọng lượng nặng Thường sẽ có 2 loại máy là xe nâng tay và xe nâng điện

Trang 9

Xe nâng tay dùng để nâng hạ hay di chuyển hàng hóa, sản phẩm Mẫu xe này có thiết kế nhỏ gọn, tính linh hoạt cao, sử dụng nhanh chóng, tiện lợi Nhưng xe nâng tay thì tải trọng sẽ bị hạn chế Với số lượng hàng hóa lớn, tải trọng nặng thì việc nâng hạ sẽ rất tốn sức lực và thời gian

Hình 2: Máy nâng hạ

Xe nâng điện: sử dụng bình ác quy hoặc cắm điện để hoạt động Hỗ trợ nâng hạ, bốc dỡ, di chuyển hàng hóa tải trọng lớn, lưu chuyển hàng giữa các tầng trong kho xưởng, đẩy nhanh quá trình vận hành trong kho

Hình 3: Máy nâng hạ

2, Máy xếp dỡ: Sử dụng để xếp và dỡ hàng hóa từ các kệ lên các pallet hoặc ngược

lại

Trang 11

Hình 6: Thiết bị đo dường nhiệt độ

5, Thiết bị đọc mã vạch: Khi sản phẩm, hàng hóa được vận chuyển đến kho hàng Với các thiết bị mã số mã vạch, hàng hóa được tiếp nhận vào kho và ghi nhận lượng vào lượng hàng hóa có trong kho hàng Công nghệ mã vạch cho phép người dùng có thể có dữ liệu ngay lập tức về lượng hàng hiện tại đang còn trong kho Giúp cho công ty có thể kiểm soát lượng hàng hóa còn để ra quyết định bán hàng, nhập hàng hợp lý

Hình 7: Thiết bị đọc mã vạch

Trang 12

6, Hệ thống camera an ninh: Được sử dụng để giám sát hoạt động trong kho, đảm bảo an ninh và giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến an toàn và bảo mật

Hình 8: Hệ thống cam an ninh

7, Hệ thống quản lý kho: Bao gồm các phần mềm và công nghệ giúp theo dõi, quản

lý và tối ưu hóa quá trình nhập, xuất, và lưu trữ hàng hóa trong kho

8, Hệ thống máy tính và mạng: Để kết nối các thiết bị và hỗ trợ quản lý, ghi chép và trao đổi thông tin về hàng hóa trong kho

9, Thiết bị phòng cháy chữa cháy

Thiết bị phòng cháy chữa cháy là những thiết bị cơ bản trong kho hàng, giúp cảnh báo cháy và đảm bảo an toàn cho mọi người làm việc trong kho và hàng hóa lưu trữ Các thiết bị này thường bao gồm: Đầu báo cháy, bình chữa cháy, dung dịch bọt, búa thoát hiểm

Nếu phát sinh ngọn lửa nhỏ có thể sửa dụng cát, bình bọt, bình chữa cháy Còn những ngọn lửa lớn cần hệ thống chữa cháy bằng nước

Các thiết bị nhỏ khác như máy tính xách tay, máy in, máy đọc thẻ để hỗ trợ việc quản lý và giao dịch hàng hóa trong kho

Trang 13

2.1.3 Các khu vực trong kho hàng

1, Khu vực nhập kho: Đây là khu vực được sử dụng để nhận hàng từ các nhà cung cấp và kiểm tra tính chính xác của hàng hóa về số lượng và chất lượng 2, Khu vực lưu trữ: Đây là nơi các hàng hóa được lưu trữ và sắp xếp theo loại hình, đảm bảo sự dễ dàng tìm kiếm và truy xuất khi cần

3, Khu vực vận chuyển: Đây là nơi các hàng hóa được chuẩn bị và đóng gói cho việc vận chuyển đi các địa điểm khác

4, Khu vực xuất kho: Đây là khu vực nơi hàng hóa được lấy ra để chuẩn bị giao cho khách hàng hoặc các điểm đích cuối cùng

5, Khu vực kiểm tra và kiểm soát chất lượng: Đây là khu vực nơi hàng hóa được kiểm tra và kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng chúng đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng

6, Khu vực quản lý kho: Đây là nơi các hoạt động quản lý kho được thực hiện, bao gồm quản lý số lượng hàng tồn, kiểm kê và theo dõi các thay đổi trong nguồn hàng

2.2 Quy trình luân chuyển hàng hóa trong kho hàng của U&I

2.2.1 Quy trình nhập hàng hóa trong kho Logistics U&I

Trang 14

Đẩy hàng vào kệ rack

Đối chiếu số lượng

In phiếu nhập hàng Lưu trữ

vv

Đúng

vv

vv

vv vv Nhận hàng

Trang 15

Bước 1: Công ty Logistics U&I sẽ lấy hàng hóa từ Công ty Samsung

Bước 2: Yêu cầu lệnh nhập hàng PO

Bước 3: Khi hàng hóa được giao đến kho, chúng sẽ được chuyển đến khu vực chờ nhập.Tại đây sẽ được cấp 1 phiếu cất hàng nhằm kiểm tra hàng hóa trong quá trình chờ kiểm và nhập kho

Bước4: Hàng hóa trong khu vực chờ nhập sẽ được kiểm đếm số lượng thùng carton trên pallet và đối chiếu với phiếu thông tin sản phẩm Quá trình này giúp kiểm tra số lượng hàng hóa được đảm bảo chính xác

Bước 5: Sau khi kiểm tra số lượng, hàng hóa sẽ được chuyển đến khu vực cất hàng Khu vực này được tổ chức để quản lý và lưu trữ hàng hóa một cách hợp lý

Bước 6: Khi hàng hóa được chuẩn bị để nhập vào kho chính, pallet chứa hàng hóa sẽ được di chuyển đến khu vực gần kệ rack để tiện cho quá trình đẩy hàng vào kệ

Bước 7: Nhân viên kho sẽ đẩy pallet vào kệ rack tương ứng với mặt hàng và mã code của hàng hóa Quá trình này sẽ giúp người lấy hàng dễ dàng tìm thấy các loại mặt hàng

Bước 8: Sau khi đẩy hàng vào kệ rack, số lượng hàng hóa trên pallet sẽ được đối chiếu với thông tin trên lệnh PO và phiếu cất hàng để đảm bảo tính chính xác

Bước 9: Khi hàng hóa đã được nhập vào kệ rack, nhân viên sẽ in phiếu thông tin chi tiết về số lượng, ngày nhập, vị trí lưu trữ và các thông tin khác

Bước 10: Hàng hóa sau khi được nhập vào kệ rack sẽ được lưu trữ và bảo quản trong kho để chờ xuất ra thị trường

Trang 16

2.2.2 Quy trình xuất kho của công ty U&I

Yêu cầu xuất kho

Kiểm tra hàng tồn kho

Lập phiếu xuất kho

Cập nhật lại thông tin Xuất hàng In phiếu xuất kho

Trang 17

Bước 1: Yêu cầu xuất kho: Trước khi tiến hành xuất hàng bộ phận kho sẽ được thông báo về các thông tin của hàng hoá như loại hàng, số lượng, ngày giao hàng dự kiến và các thông tin liên quan khác…

Bước 2: Kiểm tra hàng tồn kho: Trước khi hàng được xuất ra, công ty sẽ kiểm tra lại số lượng hàng hoá trong kho và đối chiếu với lệnh xuất kho để đảm bảo đủ hàng và tránh sai sót trong việc xuất hàng Nếu số lượng hàng hoá không đủ so với yêu cầu bộ phận kho sẽ thông báo lại với bộ phận yêu cầu để tìm giải pháp Nếu số lượng hàng trong kho đủ thì sẽ tiến hành xuất hàng

Bước 3: Lập phiếu xuất kho: Khi nhận được lệnh xuất hàng, kế toán công ty sẽ

tạo lệnh xuất hàng (SO – Sales Order) nhằm ghi nhận thông tin về lệnh xuất hàng

Lệnh xuất hàng gồm các thông tin chi tiết về mặt hàng cần xuất như số lượng, địa chỉ giao hàng, thông tin khách hàng…

Bước 4: In phiếu xuất hàng: Sau khi hoàn tất các thủ tục về kiểm tra, kế toán sẽ in phiếu xuất hàng để ghi nhận chính thức việc xuất hàng Phiếu xuất hàng bao gồm các thông tin về số lượng hàng xuất, ngày xuất, thông tin vận chuyển và chữ ký xác nhận của nhân viên xuất kho

Bước 5: Xuất hàng: Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, hàng hoá sẽ được bốc, xếp lên xe theo đúng thông tin trên phiếu xuất hàng Sau đó nhân viên nhận hàng phải ký xác nhận vào phiếu xuất kho và nhận lại một liên

Bước 6: Cập nhật thông tin: Khi thủ kho nhận lại một liên phiếu xuất kho sẽ tiến hành ghi thẻ kho và hạch toán, ghi nhận vào sổ kho Đồng thời, kế toán cũng thực hiện xuất hoá đơn bán hàng, kẹp cùng phiếu xuất kho và phiếu giao hàng để nhân viên giao hàng đưa cho khách

2.2.3 Quy trình tồn kho của doanh nghiệp U&I

Quản lý tồn kho là một hoạt động rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp Logistics nào Với Logistics U&I, quy trình quản lý tồn kho của họ bao gồm nhiều

Trang 18

bước cụ thể để đảm bảo rằng kho hàng của họ luôn được quản lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp

Bước đầu tiên là xác định số lượng hàng tồn kho hiện tại của doanh nghiệp, bao gồm cả số lượng hàng hóa được nhập vào kho và số lượng hàng hóa đã được xuất ra ngoài Sau đó, Logistics U&I đánh giá tình trạng của hàng tồn kho để phân loại chúng thành các nhóm khác nhau dựa trên tình trạng, giá trị và nhu cầu của khách hàng

Sau đó, Logistics U&I tiến hành lập kế hoạch kiểm soát và quản lý tồn kho bằng cách đưa ra các giải pháp phù hợp như đặt mức tồn kho tối thiểu và tối đa, xác định thời gian đặt hàng mới, định kỳ kiểm tra và sắp xếp lại vị trí hàng hóa trong kho để tối ưu hóa quy trình

Cuối cùng, Logistics U&I thường sử dụng các phần mềm quản lý kho để hỗ trợ việc quản lý tồn kho của mình Điều này giúp họ theo dõi số lượng hàng tồn kho, giảm thiểu sự cố nhầm lẫn và tối ưu hóa các quy trình trong quản lý kho

2.3 Thời điểm đặt hàng và số lượng đặt hàng của từng loại mặt hàng trong kho của U&I

Tên mặt hàng: GH02-20872A Số lượng hàng: 15,000

Chi phí cần trả: 511,50 USD

Chi phí lưu kho hàng hóa: 0,0341 USD

Áp dụng công thức EOQ, ta có: EOQ = √ 2 x 15,000 x 511,50

Vì vậy, để giảm thiểu tổng chi phí cho 15000 đơn hàng linh kiện điện thoại trong 1 tháng, ta nên nhập về khoảng 21,213 đơn mỗi lần

Ngày đăng: 31/05/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w