Bà M không đồng ý theo yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơnvì cho rằng: Tài sản là quyền sử dụng đất mà ông T được cha mẹ cho đãkhông còn; di chúc không rõ ràng; ông T không tạo lập được
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT DÂN SỰ 1
ĐỀ BÀI: 18 Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về xác định người thừa kế
mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật, và giải quyết các yêu cầu ở cuối.
Hà Nội, 2022
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Vắng mặt: 0 (Có lý do: ………… Không có lý do:………)
Đề tài: Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc giải
quyết tranh chấp về xác định người thừa kế mà theo quan điểm của nhóm bản
án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật, và giải quyết các yêu cầu:
1 Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4.
2 Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm mà nhóm đã sưa tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp?
3 Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật.
4 Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành.
Trang 3Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong việcthực hiện bài tập nhóm 02 với kết quả như sau:
Trang 4Đánh giá của giảng viên
5 460920 Nguyễn Anh Tuấn Lan x
6 460921 Lê Ngọc Phương Linh x
Trang 512 460928 Nguyễn Thị Diễm My x
13 460929 Nguyễn Duy Hà Ngân x
14 460930 Lê Bảo Ngọc x
Kết quả điểm bài viết: ………
- Giảng viên chấm thứ nhất: ………
- Giảng viên chấm thứ hai: ………
- Giảng viên cho thuyết trình: ………
Điểm kết luận cuối cùng: ………
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm
2022
NHÓM TRƯỞNG
Nguyễn Anh Tuấn Lan
Trang 6MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ 6
B NỘI DUNG 6
I Tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống 6
II Những điểm chưa phù hợp trong bản án số 32/2017/DS-ST ngày 18/07/2017 về tranh chấp thừa kế tài sản của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Tây Ninh và giải thích những điểm chưa phù hợp trong bản án 8
III Quan điểm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật 10
1 Chia lại di sản thừa kế cho bà M, ông C, bà C1, Bà C2 10
2 Xác định lại tứ cận đối với phần đất được chia cho các đương sự 11
IV Từ việc phân tích vụ án, nhóm đưa ra những kiến nghị nhằm giúp hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 11
C KẾT LUẬN 13
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
E PHỤ LỤC 15
Trang 7A ĐẶT VẤN ĐỀ
Chế định về thừa kế được quy định rõ trong chương XXI Bộ luật Dân sự
2015 và được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn Trong những năm qua, hệthống tòa án nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thực thicông lý, không chỉ tăng về số lượng các vụ án được giải quyết trong một năm
mà chất lượng xét xử các vụ án ngày càng được nâng cao, đặc biệt là đối vớinhững vụ việc về thừa kế Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thành tựu thì vẫn cònnhững hạn chế mà hệ thống tòa án cần khắc phục Xuất phát từ lý do đó,
nhóm 2 xin lựa chọn đề tài số 18: “Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Tòa
án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về xác định người thừa kế mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật, và giải quyết các yêu cầu ở cuối” Bài làm dưới đây sẽ trình bày quan
điểm của nhóm và phân tích rõ vấn đề qua Bản án số 32/2017/DS-ST ngày18/07/2017 về tranh chấp thừa kế tài sản của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnhTây Ninh
Lưu ý: Trong bài làm này trích dẫn song song điều khoản của 02 Bộ luật
Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 bởi các căn cứ pháp lý để giảiquyết nội dung bản án này trong cả 02 bộ luật là hoàn toàn giống nhau
B NỘI DUNG
I Tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống
Ngày 18 tháng 07 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh TâyNinh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 32/2017/DS-ST về tranh chấpthừa kế tài sản
Trang 8Theo bản án, Ông Lê Văn T và bà Mai Thị M là vợ chồng, có nhận nuôi
chị Lê Thị T (con nuôi hợp pháp) Về tài sản chung của 2 vợ chồng gồm có
phần đất có tổng diện tích 8.465 m2 do ông T đăng ký và đứng tên Giấy chứngnhận quyền sử dụng Sau khi bán đất và chuyển nhượng quyền sử dụng, diệntích phần đất còn lại là 3.169,7m2, trên đất có trồng cây Tràm Vàng Phần đấtnày hiện do vợ là bà M và con nuôi là chị T quản lý, sử dụng
Nguyên đơn là 3 người em ruột của ông T (Lê Văn C, Lê Thị C1, Lê ThịC2) Năm 2010, ông T có lập di chúc tặng cho 3 người em ruột là C, C1 vàC2 với phần đất có diện tích 1.200 m2 có trồng 605 cây Tràm Vàng với tứ cận:hướng Đông giáp đường xe; hướng Tây giáp bác Sáu T; hướng Nam giápđường xe; hướng Bắc giáp em Y Năm 2015, ông T qua đời Sau đó vào ngày
28 - 11 - 2016, ông C, bà C1 và bà C2 khởi kiện “Yêu cầu chia di sản thừa kế
theo di chúc” do ông Lê Văn T lập để buộc bà M phải thực hiện di chúc của
ông T, giao lại cho ông C, bà C1 và bà C2 phần đất có diện tích 1.200 m2 nhưtrong di chúc Bà M không đồng ý theo yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn
vì cho rằng: Tài sản là quyền sử dụng đất mà ông T được cha mẹ cho đãkhông còn; di chúc không rõ ràng; ông T không tạo lập được tài sản; tài sảntrong thời kỳ hôn nhân chưa được phân chia nên ông T không có quyền lập dichúc; di chúc không hợp pháp vì không có công chứng, chứng thực; lúc ông Tlập bản di chúc bà không biết và cũng không nghe ông T cùng những người
em của ông T nói gì cả
Tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cácnguyên đơn về yêu cầu chia thừa kế tài sản của ông T đối với phần đất diệntích 1.201,1m2 và công nhận bản di chúc do ông Lê Văn T lập là hợp pháp.Bên cạnh đó, Tòa án cũng xác định chi tiết tứ cận phần đất mà các nguyênđơn được hưởng và tuyên về chi phí đo đạc định giá tài sản quyền yêu cầu thihành án, lãi suất chậm thi hành, án phí và quyền kháng cáo của đương sự
Trang 9II Những điểm chưa phù hợp trong bản án số 32/2017/DS-ST ngày 18/07/2017 về tranh chấp thừa kế tài sản của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Tây Ninh và giải thích những điểm chưa phù hợp trong bản án
Theo ý kiến của nhóm, sau khi chia di sản tại tòa sơ thẩm bản án vẫn còn
có những điều chưa phù hợp sau:
Thứ nhất, về việc Toà sơ thẩm chia diện tích đất được thừa kế cho các đương sự
- Căn cứ pháp lí:
Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 (nay là Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015);
Điều 676 của Bộ luật Dân sự 2005 (nay là Điều 651 Bộ luật Dân sự2015);
Khoản 4 Điều 667 của Bộ luật Dân sự 2005 (nay là Điều 643 của Bộluật Dân sự 2015)
- Phân tích: Căn cứ vào Điều 676 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì ngườiđược hưởng thừa kế theo pháp luật của ông T bao gồm bà Mai Thị M (vợ) vàchị Lê Thị T (con nuôi hợp pháp của ông T và bà M) – bà M và chị T thuộchàng thừa kế thứ nhất Như vậy, một suất thừa kế theo pháp luật của ông T làquyền sử dụng đất có diện tích 792,425 m2 (1.584,85 m2 ÷2 ¿ 792,425 m2)
Theo quy định tại Điều 669 BLDS 2005, bà M là người được hưởng 23một suất của thừa kế theo pháp luật đối với di sản của ông T mà không phụthuộc vào nội dung di chúc trong phần di sản mà ông T để lại là quyền sửdụng đất có diện tích 1.584,2 m2 Bà M được hưởng một kỷ phần bằng 23 củamột suất thừa kế theo pháp luật (792,425 m2) là 528,28 m2
Trang 10Như vậy, di sản của ông T sau khi trừ đi phần mà bà M được hưởng là528,28 m2, ông T còn lại 1.055,92 m2, phần này ông T được quyền di tặng lạichoông C, bà C1, bà C2 nhưng di chúc tặng cho ông C, bà C1, bà C2 1.200
m2 là gây thiệt hại cho bà M Do đó, di chúc do ông T lập chỉ có hiệu lực phápluật một phần theo quy định tại khoản 4 Điều 667 của Bộ luật Dân sự 2005(nay là Điều 643 của Bộ luật Dân sự 2015)
Mặt khác, Toà sơ thẩm chỉ chia diện tích 1.200 m2 đất cho ông C, bà C1,
bà C2 mà không đề cập gì đến phần diện tích đất còn lại Điều này là khôngphù hợp bởi Toà án đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn mà khôngxem xét đến quyền lợi của bà M Đây thực sự là một thiếu sót trong công tácxét xử, đòi hỏi cần phải có sự khắc phục kịp thời
Thứ hai, về việc Toà sơ thẩm yêu cầu các nguyên đơn trả tiền tương ứng với giá trị của hoa lợi trên phần đất mà mỗi nguyên đơn được nhận
- Căn cứ pháp lí: Khoản 2 Điều 684 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay làKhoản 2 Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015)
- Phân tích: Theo quy định tại Điều 684 của Bộ luật Dân sự 2005 (nay làĐiều 659 Bộ luật Dân sự 2015) thì trong trường hợp di chúc xác định phânchia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoalợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó Do đó, Tòa án yêu cầu mỗi nguyên đơn trả2.017.000 đồng, giá trị 605 cây Tràm Vàng trên đất ông C, bà C1, bà C2 được
sở hữu số cây trên là chưa hợp lí
Thứ ba, việc xác định tứ cận cho 3 nguyên đơn trong bản án sơ thẩm.
- Căn cứ pháp lí: Khoản 1 Điều 684 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay làKhoản 1 Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015)
- Phân tích: Di chúc không ghi rõ chiều dài của các cạnh tứ cận, nên khiphân chia di sản Tòa án cấp sơ thẩm không xem đường lộ chính và điều kiện
sử dụng đất của các bên để giao vị trí mặt tiền phần đất là chưa phù hợp Theo
Trang 11ý kiến của cán bộ địa chính xã Phước Đông ông Nguyễn Trần Hòa Hải đượcxác định trong Biên bản thẩm định tại chỗ lập ngày 15/9/2017, thì đường đấthướng Nam là đường xã quản lý (đường chính) và thực tế căn nhà bà M đang
sử dụng cửa nhà mở về hướng Nam (đường xã quản lý, đường chính), nếu xácđịnh vị trí như Tòa án cấp sơ thẩm đã phân chia thì chiều dài phần đất sẽ tiếpgiáp với mặt tiền nhà của bà M là không hợp lý
III Quan điểm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật
1 Chia lại di sản thừa kế cho bà M, ông C, bà C1, Bà C2
Tài sản chung còn lại của ông T và bà M là diện tích đất 3.169,7 m2 thuộcthửa số 656, Tờ Bản đồ số 13
Theo Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, di sản thừa kếriêng của ông T khi chết để lại sẽ bằng nửa khối tài sản chung:
3.169,7 ÷ 2 ¿ 1.584,85 (m2 đất)Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, khi chia thừa kế theo phápluật, người được hưởng thừa kế của ông T gồm 2 người là vợ và con Nhưvậy, một suất thừa kế theo pháp luật của ông T là quyền sử dụng đất có diệntích:
Trang 121.584,85 − ¿ 528,28 ¿ 1.056,57 (m2 đất)Vậy bà M được hưởng 528,28 m2 đất trong phần di sản của ông T, phầncòn lại là 1.056,57 m2 ông mới được tặng lại cho ông C, bà C1, bà C2
2 Xác định lại tứ cận đối với phần đất được chia cho các đương sự
Vì trong di chúc, ông T không ghi rõ chiều dài của các cạnh tứ cận, nêntheo Khoản 1 Điều 684 Bộ luật Dân sự 2005 (Khoản 1 Điều 659 Bộ luật Dân
sự 2015), di sản trên sẽ được chia đều cho những người được chỉ định trong dichúc: ông C, bà C1, và bà C2 Theo đó, với phần diện tích đất 1.056,57 m2,mỗi nguyên đơn sẽ được hưởng 352,19 m2 với chiều dài, chiều ngang và tứcận được xác định lại đúng với diện tích di sản mà mỗi người được nhận vàđảm bảo quyền lợi chính đáng của các bị đơn
IV Từ việc phân tích vụ án, nhóm đưa ra những kiến nghị nhằm giúp hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
Thứ nhất, Bộ Luật Dân sự 2015 cần quy định thêm một số trường hợp
ngoại lệ của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc tại Điều
644, khi tài sản thừa kế Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nhằmbảo vệ quyền lợi của cả cha và mẹ, con dưới 18 tuổi và con đã thành niên mấtkhả năng lao động nếu người lập di chúc không cho hưởng di sản hoặc chỉchia cho một phần di sản dưới 23 số di sản được chia Theo quy định của pháp
luật, những trường hợp nói trên vẫn được hưởng phần di sản bằng 23 suất củamột người thừa kế theo pháp luật (những người nói trên không phải là người
từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 BLDS năm 2015 hoặc họ lànhững người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 BLDSnăm 2015) Như quyền thừa kế của người vợ ở bản án trên cụ thể là bà M vẫnđược hưởng 23 suất của một người thừa kế theo pháp luật đối với di sản của
Trang 13ông T mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong phần di sản mà ông T
để lại là quyền sử dụng đất có diện tích 1.584,2 m2, đã được pháp luật thừa kếbảo vệ ngang hàng với những người có quan hệ huyết thống trực hệ khác củangười để lại di sản
Mặc dù quy định trên của pháp luật Việt Nam đã thể hiện tính công bằng
và nhân đạo nhưng trong quá trình triển khai và thi hành vẫn còn một số hạnchế Hoặc sẽ có những trường hợp, người thừa kế không phụ thuộc vào nộidung di chúc khi áp dụng Điều 644 này lại được hưởng một phần di sản nhiềuhơn so với người thừa kế có tên trong di chúc (trường hợp này chỉ xảy ra khichỉ có duy nhất một người thừa kế) Điều này là chưa tôn trọng ý chí củangười để lại di sản thừa kế khi phần nhiều tài sản lại thuộc về người không hềđược nêu trong di chúc
Nhóm chúng tôi đề xuất bổ sung vào điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 vềnhững quy định sao cho những người thừa kế không phụ thuộc và nội dung dichúc, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sảnhoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó thì số tài sản họđược hưởng phải ít hơn những người thừa kế theo di chúc để đảm bảo việctôn trọng ý chí của người đã khuất Luật La Mã cổ đại quy định: “Nếu như
một suất thừa kế được chia lớn hơn 14 di sản thừa kế thì kỷ phần bắt buộc là
Trang 14Thứ hai, cần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về di chúc, chia thừa kế
theo pháp luật để người dân thực hiện đúng việc di chúc công chứng đối vớiquyền sử dụng đất
Thứ ba, cần bổ sung điều khoản cho Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015 như:
yêu cầu người để lại di chúc cần thông tin chi tiết, rõ ràng hơn về di sản củamình, tránh trường hợp chia không đúng theo ý nguyện của người viết dichúc Trong một vài trường hợp, việc không quy định cụ thể hơn về di sảnđược chia theo pháp luật để xác định 23 của một suất thừa kế theo pháp luật là
di sản nào, là di sản được định đoạt trong di chúc hay là toàn bộ di sản, dẫnđến có nhiều cách hiểu và áp dụng luật khác nhau Điều này còn giúp các nhàlàm luật có căn cứ chặt chẽ để giải quyết các vụ việc thuận lợi, dễ dàng hơn
Thứ tư, người để lại di chúc quyền sử dụng đất cần chú ý về diện tích tối
thiểu để người nhận thừa kế có thể tách thửa Diện tích đất để lại di chúc phảiđáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa để người nhận thừa kế sangtên khi nhận thừa kế
Thứ năm, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về chia hoa lợi,
lợi tức trên phần tài sản được hưởng từ di chúc Do đó, qua bản án, nhómmuốn có kiến nghị thêm về phần tài sản này nên được quy định trong phầnthừa kế Cùng với đó là các điều kiện để người thừa kế thực hiện nếu muốnđược sở hữu hoa lợi, lợi tức mà có trong di sản thừa kế và cách thức để chia disản đó như thế nào cho phù hợp
C KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy, pháp luật về thừa kế quy định tại Bộ luật dân sự đã
áp dụng phù hợp với thực tiễn cuộc sống nhằm bảo vệ quyền lợi của nhữngngười yếu thế trong mối quan hệ của pháp luật thừa kế Qua phân tích bản án
Trang 15trên, chúng tôi mong những nội dung trên sẽ phần nào hoàn thiện hơn hệthống pháp luật Việt Nam để các nhà làm luật có thể hạn chế những sai sótkhông đáng có Chúng tôi cũng hy vọng rằng, cả trong hiện tại và tương lai,các cơ quan tối cao đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để bổ sung, hoàn thiện
Bộ luật Dân sự nói chung và hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng Như vậymới có thể đảm bảo cho việc thực thi công lý một cách công bằng, xứng đáng
là niềm tin, là biểu tượng của công lý và sự liêm chính tư pháp, đóng gópquan trọng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, bảo vệ và xây dựng chế độ
xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội