1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của toà án liênquan đến việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạmquy định bắt buộc về hình thức mà theo quan điểm của nhómbản án đó chưa phù hợp

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIBÀI TẬP NHÓMMÔN: LUẬT DÂN SỰ 1 Đề bài số 5: Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liênquan đến việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạmqu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT DÂN SỰ 1

Đề bài số 5: Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định bắt buộc về hình thức mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

NHÓM 3 LỚP 4731- N13.TL1

HÀ NỘI, 6/2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 Câu 1: Từ bản án đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4 2 Câu 2: Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp? 3 Câu 3: Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật 5 Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 8 KẾT LUẬN 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Pháp luật khởi nguồn chính là dựa trên những nhu cầu cơ bản phát sinh từ đời sống hàng ngày của con người, nhằm trở thành công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, giúp Nhà nước quản lý trật tự xã hội Xét riêng trong pháp luật dân sự, GDDS - một trong những phương tiện quản lý hiệu quả nhất trong quá trình giao lưu dân sự, đã xuất hiện từ sớm và được coi là một chế định quan trọng Tham gia vào quan hệ dân sự, các bên chủ thể có quyền tự do và chủ động lựa chọn hình thức phù hợp với giao dịch mong muốn để thể hiện ý chí của mình Tuy vậy, trong một số trường hợp, pháp luật sẽ có quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch dân sự để các bên tham gia tuân theo - đây còn gọi là hình thức bắt buộc của giao dịch Với những giao dịch kể trên, nếu muốn giao dịch xác lập được công nhận là hợp pháp, ngoài việc phải tuân thủ những quy định về nội dung thì hình thức cũng trở thành một điều kiện có hiệu lực của giao dịch Thế nhưng trên thực tế, không phải chủ thể tham gia giao dịch dân sự nào cũng am hiểu tường tận pháp luật và đồng thời, những quy định pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự còn chưa thực sự hoàn thiện cũng như tồn tại nhiều vướng mắc cần khắc phục Chính điều này đã khiến cho việc giải quyết tranh chấp và xét xử những

vụ án dân sự liên quan tới giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức trở nên khó khăn và phức tạp Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề trên, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề bài số 5:

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

NỘI DUNG

Câu 1: Từ bản án đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng

tình huống dài tối đa 1 trang A4 (Bản án số 11/2023/DS-ST về việc “Tranh chấp

hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất”- Tòa án Nhân dân Thị xã Bảng Tràng

tỉnh Tây Ninh )

Vào năm 2000 , do không có lối đi, nguyên đơn là ông L1 và bà L2 có thỏa (1)

thuận một hợp đồng chuyển đổi QSDĐ với vợ chồng ông D bà X (bà L2 và ông D

có quan hệ họ hàng) Việc chuyển đổi giữa 2 bên chỉ thỏa thuận bằng lời nói và tự giao đất cho nhau để sử dụng chứ không làm thủ tục giấy tờ gì, 2 bên cũng chưa làm thủ tục đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai Từ năm 2000 đến nay, ông L1 và

bà L2 dùng đất được đổi để làm lối đi còn vợ chồng ông D, bà X sử dụng để trồng hoa màu, cao su Sau khi chuyển đổi QSDĐ thì ông L1 hay mắng chửi, nói xấu xúc phạm vợ chồng ông D bà X, nên đến tháng 11-2020, vợ chồng ông D trồng trụ xi măng trên ranh đất vợ chồng ông (có chừa lại phần đã đổi cho ông L1) Nhưng sau

đó ông L1 đạp đổ trụ xi măng giáp ranh đường đi đó Bởi vậy, ông D đã cắt bỏ hết cây cao su trồng trên phần đất đã đổi và rào lại phần đất đó, lấy lại phần đất đã đổi; việc này đã gây khó khăn, cản trở trong việc đi lại của vợ chồng ông bà L1, L2 Mặc dù sau đó đã có sự hòa giải của UBND phường LH nhưng không thành Từ sau khi hòa giải, do tiếp tục bị xúc phạm từ ông L1 nên ông D đã rào lại toàn bộ đất bao gồm phần đã đổi và trồng 45 cây mai trên phần đất đã đổi đó Nay, vợ chồng ông L1 (nguyên đơn) yêu cầu vợ chồng ông D tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển đổi QSDĐ; vợ chồng ông D (bị đơn) không đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng này Tòa án đã nhận định như sau: Mặc dù bản hợp đồng không tuân thủ quy định

về hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 502 BLDS 2015 và Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 nhưng các bên đã nhận đất và sử dụng lâu dài cho đến lúc tranh

Theo nguyên đơn là năm 2000, bị đơn là năm 2009 nhưng nhóm chúng em thống nhất là năm 2000 do

Trang 6

chấp Căn cứ vào Điều 400, 401 BLDS 2015 là có cơ sở để công nhận hiệu lực hợp đồng của 2 bên Bản án sơ thẩm số 11/2023/DS-ST ngày 04/4/2023 của Tòa án nhân dân thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh đã tuyên công nhận hợp đồng chuyển đổi QSDĐ giữa vợ chồng ông D và vợ chồng ông L1; vợ chồng ông L1 được quyền

sở hữu 45 cây mai trên đất đã đổi và có nghĩa vụ thanh toán cho vợ chồng ông D 4.500.000 (Bốn triệu năm trăm nghìn) đồng Ông D và bà X có nghĩa vụ di dời, phá

bỏ toàn bộ tài sản trên đất đã đổi đó để giao QSDĐ cho vợ chồng ông bà L1, L2

Câu 2: Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp?

Những điểm theo nhóm nhận thấy chưa phù hợp trong bản án

11/2023/DS-ST là về quyết định xét xử của tòa án Ở đây, Tòa án đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Hà Thanh L1, bà Lê Thị Thu L2 đối với ông Đặng Hữu D, bà Phạm Thị X về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi QSDĐ” và tuyên bố công nhận hợp đồng chuyển đổi QSDĐ giữa ông Hà Thanh L1, bà Lê Thị Thu L2 và ông Đặng Hữu D, bà Phạm Thị X có hiệu lực pháp luật

Theo bản án, vào năm vào năm 2000, ông L1 và bà L2 có thỏa thuận một hợp đồng chuyển đổi QSDĐ với vợ chồng ông D bà X Việc chuyển đổi giữa 2 bên chỉ thỏa thuận bằng lời nói và tự giao đất cho nhau để sử dụng chứ không làm thủ tục giấy tờ gì, 2 bên cũng chưa làm thủ tục đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai Nhưng sau đó do có mâu thuẫn với ông L1 và bà L2, ông D đã rào lại đất và lấy lại phần đất đã đổi Ở phần nhận định của bản án, tòa đã thừa nhận: xét về mặt hình thức, giao dịch chuyển đổi quyền sử dụng đất giữa hai bên đã vi phạm quy định về hình thức theo khoản 1 Điều 502 BLDS năm 2015 và khoản 3 điều 188 Luật Đất đai năm 2013; tuy nhiên, Hội đồng xét xử lại căn cứ vào điều 400, 401 Bộ luật Dân

sự năm 2015 để xác định giao dịch chuyển đổi QSDĐgiữa ông L1, bà L2 và ông D

bà X đã được giao kết và có hiệu lực

Trang 7

Việc toà án đưa ra quyết định xác định giao dịch chuyển đổi QSDĐ giữa ông L1, bà L2 và ông D bà X đã được giao kết và có hiệu lực dựa trên Điều 400, 401 BLDS 2015 là chưa hợp lý Theo khoản 3 điều 400 BLDS 2015 về thời điểm giao

kết hợp đồng “ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.” Ở đây giao dịch giữa ông L1, bà L2 và ông

D bà X đã được giao kết vào thời điểm hai bên thoả thuận với nhau bằng lời nói Tuy nhiên, tại khoản 1 điều 401 BLDS 2015 có quy định về hiệu lực hợp đồng:

“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác” Từ “Hợp pháp” ở đây được hiểu là phù hợp với các quy định của pháp luật, có nghĩa là hợp đồng được giao kết phải phù hợp với pháp luật về cả mặt hình thức và nội dung

Tại khoản 10 điều 3 Luật Đất Đai 2013 đã giải thích “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.” Như vậy, việc chuyển đổi QSDĐ là một hình

thức của chuyển QSDĐ và việc chuyển đổi nghiễm nhiên sẽ phải tuân thủ quy định

về hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về QSDĐ được quy định tại khoản 1 điều

502 BLDS “Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.” Hơn nữa, tại khoản 3 điều 188 Luật Đất Đai 2013 cũng đã quy định rõ về điều kiện thực hiện quyền chuyển đổi: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và

có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính” Như vậy, theo như những

lập luận trên, hợp đồng chuyển đổi QSDĐ giữa ông L1, bà L2 và ông D bà X hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu về mặt hình thức (đây chỉ là hợp đồng giao kết bằng lời nói chứ không được lập thành văn bản) đồng nghĩa với việc hợp đồng này không đáp ứng được chữ “hợp pháp” được đưa ra theo khoản 1 điều 401 dù cho hai

Trang 8

bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ đến thời điểm trước khi xảy ra tranh chấp Chính vì vậy, việc Tòa án căn cứ vào điều 400, 401 BLDS để công nhận hiệu lực của hợp đồng này là chưa hợp lý

Câu 3: Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật.

Trước khi đi vào lý giải, chúng em muốn lưu ý rằng việc giải quyết vụ việc dưới đây là đang xét đến việc giải quyết dựa trên quy định của pháp luật chứ chưa xét đến tính hợp lý hay các yếu tố khác chi phối đến hình thức của hợp đồng (cụ thể

sẽ được chúng em phân tích ở Câu 4)

Thứ nhất Tòa án cần tuyên hợp đồng chuyển đổi QSDĐ giữa vợ chồng ông

bà L1 L2 và vợ chồng ông D bà X là vô hiệu Việc tuyên bố hợp đồng chuyển đổi QSDĐ giữa 2 bên vô hiệu cần dựa trên căn cứ pháp lý là Điều 129 BLDS 2015, Điều 502 BLDS 2015 và Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, sửa đổi bổ sung năm 2019

“Điều 129 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1 Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2 Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa

án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

“Điều 502 Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất

Trang 9

1 Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2 Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.” “Điều 188 Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền

sử dụng đất

3 Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.”

Theo các quy định trên, ta thấy, việc xác lập hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của pháp luật – tức ở đây luật đang nêu lên rằng, điều kiện có hiệu lực về hình thức của hợp đồng

về QSDĐ là phải được lập thành văn bản, được đăng ký và công chứng, chứng thực (nếu có) Trong bản án trên, ngay từ thời điểm xác lập hợp đồng, 2 bên nguyên đơn

và bị đơn đã không tuân thủ yêu cầu về hình thức của hợp đồng chuyển đổi QSDĐ

là phải lập văn bản và phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (hai bên thỏa thuận với nhau bằng lời nói và tự giao đất cho nhau để sử dụng chứ không làm thủ tục giấy tờ gì, cũng chưa làm thủ tục đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai) BLDS 2015 tại Điều 502 cũng yêu cầu là các hợp đồng về QSDĐ phải(2)

lập thành văn bản, ở trên 2 bên đã vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng này

Mở rộng thêm, nếu xét trên Điều 129, ta thấy rằng việc xác lập hợp đồng của 2 bên cũng không đủ điều kiện để được công nhận có hiệu lực cho dù đã thực hiện việc chuyển đổi và sử dụng phần đất đã đổi trong khoản thời gian dài Theo Khoản 1 Điều 129, yêu cầu là 2 bên phải xác lập GDDS bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật: ở trong vụ việc này, GDDS chưa được xác lập bằng văn

Trang 10

bản mà chỉ được xác lập bằng lời nói, vi phạm nghiêm trọng yêu cầu về hình thức Theo Khoản 2 Điều 129 thì 2 bên cũng không đủ điều kiện để áp dụng căn cứ này

Thứ hai, về việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng chuyển đổi QSDĐ giữa vợ chồng ông bà D X và vợ chồng ông bà L1 L2 vô hiệu Theo quy định tại Điều 131 BLDS 2015:

“Điều 131 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa

vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3 Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4 Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5 Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Trong tình huống trên, 2 bên nguyên đơn và bị đơn cần khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi xác lập hợp đồng chuyển đổi QSDĐ cho nhau Theo nội dung vụ việc trên, vợ chồng ông bà D X đã rào lại phần đất đã đổi cho vợ chồng ông bà L1 L2 và trồng 45 cây mai trên đó, cho nên vợ chồng ông bà D X tiếp tục sở hữu phần đất đã rào lại này cùng 45 cây mai Vợ chồng ông bà L1 L2 được sở hữu phần đất mà trước đây đã đổi với vợ chồng ông bà D X để làm lối đi,

vợ chồng ông bà D X có nghĩa vụ dỡ bỏ, di dời các tài sản trên đất đã đổi đó và giao lại quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông bà L1 L2

Thứ ba, căn cứ vào chi tiết do bà Lê Thị Thu L2 và ông Đặng Hữu D có

quan hệ họ hàng với nhau; đất của vợ chồng ông bà L1 L2 không có lối đi ra đường công cộng nên vào năm 2000, vợ chồng ông bà L1 L2 thỏa thuận với vợ chồng ông

Trang 11

D X về việc chuyển QSDĐ để vợ chồng ông bà L1 L2 có lối đi ra đường công cộng Ở tình huống này, việc tuyên vô hợp đồng chuyển đổi QSDĐ vô hiệu gây 1 ảnh hưởng là khiến cho lối đi của vợ chồng ông bà L1 L2 trở nên khó khăn, cản trở Chính vì vậy, vợ chồng ông bà L1 L2 có thể thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề của mình (cụ thể là tại Điều 254 BLDS 2015 – Quyền về lối đi qua) để đảm bảo về vấn đề đường đi của mình

Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành.

Như chúng em đã nói ở phần mở đầu của Câu 3, việc giải quyết vụ việc trên

là hoàn toàn dựa trên quy định pháp luật mà chưa tính đến các yếu tố khác chi phối đến hình thức của giao dịch dân sự trong tình huống này Thông thường, yêu cầu về hình thức bằng văn bản hoặc là để chứng minh cho sự tồn tại của hợp đồng (không phải điều kiện có hiệu lực) hoặc là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (nếu vi phạm thì sẽ vô hiệu) Đối với các hợp đồng yêu cầu về văn bản chỉ thể hiện sự ghi nhận giao kết hợp đồng, việc vi phạm quy định về hình thức không là cơ sở để tuyên vô hiệu nếu chứng minh được sự tồn tại của hợp đồng qua các cơ sở khác Ở phần nhận định của Tòa án đã lập luận rằng mặc dù có sự vi phạm quy định về hình thức nhưng do các bên đều đã nhận QSDĐ được đổi và đã sử dụng ổn định cho đến khi xảy ra tranh chấp (đặc biệt ở ở phần nhận định của Tòa trong bản án, Tòa(3)

cũng đã chứng minh được về ý thức là các bên đã thừa nhận việc đổi QSDĐ) - ở đây, lý luận về văn bản để làm chứng cứ cho giao dịch đã được Tòa án sử dụng Cụ thể hơn, có thể lấy ví dụ Bản án 24/2019/DS-PT về tranh chấp QSDĐ, 2 bên cũng xác lập bằng lời nói, vi phạm nghiêm trọng quy định về hình thức nhưng Tòa vẫn công nhận hiệu lực hợp đồng khi xảy ra tranh chấp Chúng tôi cho rằng điều này là hợp lý khi hiểu bản chất về hình thức thì chỉ là biểu hiện ra bên ngoài của ý chí của

2 bên Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận thực tế rằng có những giao dịch mà đối

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w