Cấp sơ thẩm căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Luật Kinh doanh bất động sảnnăm 2014 quy định bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụcung cấp thông tinđầy đủ, trung thực về quyền sử d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI 47.4
MÔN HỌC HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
BUỔI THẢO LUẬN HỌC KỲ
Giảng viên – ThS Lê Thanh Hà
NHÓM 04
10 Phạm Nguyễn Quang Vinh 2253801011347
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
* Bản án số 677/2020/DS-PT ngày 17/7/2020 của Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh 1 Câu 1.1 Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng? 1 Câu 1.2 Việc Tòa án áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng trong vụ việc này có thuyết phục không (về điều kiện áp dụng và hệ quả của việc áp dụng) ? Vì sao? 2
VẤN ĐỀ 2: HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU MỘT PHẦN VÀ HẬU QUẢ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
* Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao 5
* Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao 5 Câu 2.1 Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời 5 Câu 2.2 Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình? 6 Câu 2.3 Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần? 6 Câu 2.4 Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần 7 Câu 2.5 Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015 8 Câu 2.6 Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định như thế nào? 9 Câu 2.7 Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thế nào? 10 Câu 2.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự 10
Trang 4Câu 2.9 Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? 11
VẤN ĐỀ 3: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CÓ THỜI HẠN
* Quyết định số 05/2020/KDTM-GĐT ngày 26/02/2020 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao 12 Câu 3.1 Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào? 12 Câu 3.2 Nghĩa vụ của Cty Cửu Long đối với Cty KNV có phát sinh trong thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng không? 13 Câu 3.3 Theo Toà án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cty KNV) khởi kiện Ngân hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng
có còn trách nhiệm của người bảo lãnh không? Đoạn nào của Quyết định có câu trả lời? 13 Câu 3.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao 14
VẤN ĐỀ 4: GIẢM MỨC BỒI THƯỜNG DO HOÀN CẢNH KINH TẾ KHÓ KHĂN
* Tình huống: 17 Câu 4.1 Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường
do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế 17 Câu 4.2 Trong tình huống nêu trên, việc Tòa án áp dụng các quy định về giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để
ấn định mức bồi thường có thuyết phục không? Vì sao? 17
VẤN ĐỀ 5: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
* Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao 19 Câu 5.1 Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? 19 Câu 5.2 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 20
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Câu 5.3 Tòa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại không? 20 Câu 5.4 Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại? 20 Câu 5.5 Theo Tòa dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân? 21 Câu 5.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân 21
VẤN ĐỀ 6: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI THI HÀNH CÔNG
VỤ GÂY RA
* Bản án số 02/2015/HSST ngày 15/4/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên 23 Câu 6.1 Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS 23 Câu 6.2 Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước điều chỉnh không? Vì sao? 24 Câu 6.3 Nếu hoàn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực, hướng giải quyết có khác hướng giải quyết trong vụ án không? Vì sao? 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6VẤN ĐỀ 1: THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
* Bản án số 677/2020/DS-PT ngày 17/7/2020 của Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn: bà T1
Bị đơn: bà T2, ông T3
Người kháng cáo: bà T2, ông T3
Nội dung: Ngày 30/5/2018, thông qua người quen giới thiệu, bà T1 có thỏa thuậnnhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần đất 1500 m2 của bà T2 và ôngT3 với giá là 2.500.000.000 đồng; bà T1 đã chuyển cọc là 200.000.000 đồng; cònlại 2.300.000.000 đến ngày 01/10/2018 ra công chứng mà bà T1 không thanh toán
đủ thì bà T1 mất số tiền đặt cọc, ngược lại nếu bà T2 và ông T3 thay đổi ý kiến vềviệc chuyển nhượng đất thì ông bà đền bù gấp đôi cho bà T1 số tiền đã nhận cọc.Ông T3 và bà T2 cam kết đất không bị quy hoạch Bà T1 yêu cầu bà T2 cung cấpmột bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bà T1 có thể đi xin văn bản quyhoạch chính thức nhưng bà T2 kiên quyết từ chối, do đó bà T1 không thể ký hợpđồng mua bán đất với bà T2 Việc bà T2 không cung cấp thông tin quy hoạch làkhông thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết theo thỏa thuận đặt cọc do đó bà T1 khởikiện yêu cầu hủy hợp đồng đặt cọc lập ngày 01/6/2018 giữa bà T1 với bà T2, ôngT3 và buộc bà T2 trả lại cho bà T1 số tiền đặt cọc là 200.000.000 đồng Ngày22/01/2020, bị đơn nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị sửa án sơthẩm theo hướng không chấp nhận các yêu cầu của nguyên đơn
Quyết định của Tòa án: Do việc các bên không thực hiện nghĩa vụ ký kết hợp đồngxuất phát từ lỗi vi phạm “Thông tin trong giao kết hợp đồng” nên Tòa đã hủy mộtphần bản án dân sự sơ thẩm số 20/2020/DS-ST ngày 13/01/2020 Tòa án nhân dânhuyện Bình Chánh và đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu “Hủy “giấy nhận cọc”ngày 30/5/2018 giữa bà T với bà T2, ông T3” của nguyên đơn Chấp nhận yêu cầukhởi kiện của bà T: Buộc bà T2, ông T3 có trách nhiệm hoàn trả cho bà T số tiền200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) ngay khi bản án của Tòa án có hiệu lựcpháp luật
Câu 1.1 Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng?
Đoạn trong Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về cung cấp thông tintrong giao kết hợp đồng là:
1
Trang 7Cấp sơ thẩm căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ cung cấp thông tinđầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp, xác định lỗi dẫn đến hợp đồng không được giao kết là của ông T3 và bàT2 là chưa chính xác.
[2.5] Về lỗi dẫn đến việc không thực hiện được nghĩa vụ ký kết hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất:
Căn cứ quy định tại Điều 387 Bộ luật dân sự năm 2015 về “Thông tin trong giao kết hợp đồng” thì:
“1 Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
2 Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trìnhgiao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được
sử dụngthông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
3 Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường “Cấp sơ thẩm nhận định “thông tin quy hoạch là có trước khi bà T2, ông T3 thỏa thuận giao kết hợp đồng với bà T1” và việc “bà T2, ông T3 trình bày mình không biết thông tin quy hoạch là không có căn cứ”
là phù hợp”.
Câu 1.2 Việc Tòa án áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng trong vụ việc này có thuyết phục không (về điều kiện áp dụng và hệ quả của việc áp dụng) ? Vì sao?
Việc Tòa áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng trong vụviệc này là thuyết phục
Bởi vì:
- Về điều kiện áp dụng:
Căn cứ khoản 1 Điều 387 Bộ luật Dân sự năm 2015: “1 Trường hợp một bên có
thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết”.
+ Thứ nhất là “thông tin ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng” ta thấy việc Tòa án
áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng trong vụ việc này
2
Trang 8là hợp lý vì có thông tin ảnh hưởng đến quyết định mua đất của bà T1: khu đất nằmtrong thỏa thuận mua bán giữa hai bên là vị trí khu đất thuộc quy hoạch đường giaothông Ban đầu khi thỏa thuận mua bán thì bà T2 và ông T3 cam kết phần đất khôngnằm trong quy hoạch Khi bà T1 yêu cầu bà T2 cung cấp một bản sao Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất để cho bà T1 cho thể đi xin văn bản quy hoạch chính thứcnhưng bà T2 kiên quyết từ chối, dẫn đến việc bà T1 không xác định được thông tinkhu đất bị quy hoạch Việc khu đất trong thỏa thuận có nằm trong quy hoạch haykhông sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua đất của bà T1 Vì lẽ thế, bà T1 không xácđịnh được thông tin về việc quy hoạch của khu đất dẫn đến việc bà T1 đổi ý khôngthực hiện hợp đồng như thỏa thuận, dẫn đến việc mất cọc.
+ Thứ hai là “phải thông báo cho bên kia biết” Trong vụ việc này, theo Điều 443BLDS 2015 thì “Bên bán có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết
về tài sản mua bán” theo đó tài sản mua bán ở đây là quyền tài sản cụ thể là quyền
sử dụng đất Vì vậy, bên bán phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết về tài sảnnày cho bên mua và đối tượng tài sản tức vật đặt định được các bên thỏa thuận làphần đất không nằm trong quy hoạch Từ đó thấy thông tin về quy hoạch là mộtthông tin thực sự cần thiết Như vậy, bên bán phải thông báo cho bên mua biếtnhưng ở đây bà T2 đã không cung cấp thông tin này tức đã từ chối cung cấp các vănbản, giấy tờ cần thiết để bà T1 kiểm tra là phần đất này có quy hoạch hay không?Ngoài ra ban đầu bà T1, ông T3 còn cam kết phần đất này không nằm trong quyhoạch và nếu có quy hoạch thì sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật Sau khi xácminh thì Tòa đã xác định thì thông tin về phần đất này là có quy hoạch và xuất hiệntrước cả trước thời điểm giao kết thế nhưng bên phía bị đơn không chứng minhđược là mình không biết và chuyện không biết về thông tin này cũng rất bất hợp lýnhưng lại không thông báo cho bà T1 Vì lẽ đó, phía bị đơn đã vi phạm về nghĩa vụcung cấp, thông báo thông tin này cho bên nguyên đơn
- Hệ quả của việc áp dụng:
Căn cứ khoản 3 Điều 387 BLDS 2015: “3 Bên vi phạm quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Ngoài ra còn căn cứ khoản 2 Điều 408 BLDS 2015 về việc xác định hợp đồng vô
hiệu: “2 Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc
hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể
3
Trang 9thực hiện được” Và Điều 443 BLDS 2015: “Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy
bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
+ Theo đó, xét trong vụ việc trên lỗi không giao kết hợp đồng thuộc về bà T2, ôngT3 do không thực hiện đúng “Thông tin giao kết trong hợp đồng” Theo lẽ, bên phía
bị đơn phải bồi thường thiệt hại cho bà T1 Tuy nhiên, phía nguyên đơn lại khôngyêu cầu phải bồi thường do bên kia không thực hiện nghĩa vụ ký kết hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chỉ yêu cầu hoàn trả lại số tiền đặt cọc màbên phía bị đơn đã nhận Có lẽ vì vậy mà Tòa án đã nhận định việc này là có lợi chophía bị đơn và chấp nhận yêu cầu của bà T1 buộc bà T2, ông T3 phải trả cho bà T1200.000.000 đồng là đúng quy định tại Điều 328 BLDS 2015
+ Ngoài ra, do chưa ký kết hợp đồng nên chưa dẫn đến hệ quả hủy bỏ hợp đồng.Tuy nhiên, nếu đã ký kết hợp đồng thì trong trường hợp này phía bên mua có thể cóquyền hủy bỏ hợp đồng tùy vào bên bán có hợp tác thực hiện đúng nghĩa vụ cungcấp thông tin đủ, đúng, cần thiết theo quy định hay không Hoặc tùy vào tình trạngthực hiện hợp đồng thì có thể bị vô hiệu một phần hay toàn phần
4
Trang 10VẤN ĐỀ 2: HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU MỘT PHẦN VÀ HẬU QUẢ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
* Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Anh em Tuấn, Ngọc, Vy
Bị đơn: Vợ chồng ông Học và bà Mỹ
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Dung
Nội dung: Ông Long mất không để lại di chúc Diện tích 252,6 m dất và tài sản gắn2
liền đất thuộc sở hữu của Bà Dung và các con Do làm ăn thua lỗ nên bà Dung đãchuyển nhượng 252,6m đất và tài sản gắn liền với đất cho vợ chồng ông Học.2
Nhưng chưa có sự đồng ý của các con
Quan điểm của Tòa án: Hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu đúng với quy định của phápluật với phần quyền sử dụng và sở hữu của bà Dung, còn phần cảu các anh chịTuấn, Ngọc, Vy thì vô hiệu
Quyết định của Tòa án: Hủy Quyết định giám đốc thẩm, hủy Bản án dân sự phúcthẩm và hủy Bản án dân sự sơ thẩm
* Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: ông Vinh
Bị đơn: ông Lộc, bà Lan
Nội dung: Ngày 9/9/2005 ông Vinh cùng vợ chồng ông Lộc, bà Lan lập hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng diện tích 953m đất trồng lúa với giá là2
100.000.000đ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên không đượcchính quyền địa phương cho phép chuyển nhượng Ông Vinh chỉ mới trả cho vợchồng ông Lộc 45 triệu đồng tương ứng với 45% giá trị thửa đất mà hai bên thỏathuận trong hợp đồng Do đó, hợp đồng chuyển nhượng giữa nguyên đơn và bị đơn
bị vô hiệu Tòa án quyết định huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấtgiữa ông Vinh và vợ chồng ông Lộc, bà Lan
Câu 2.1 Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
CSPL: khoản 1 Điều 407 BLDS 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu các căn cứ nàycũng đề áp dụng cho hợp đồng
5
Trang 11Hợp đồng vô hiệu một phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệunhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch theo Điều 130BLDS 2015 Hợp đồng vô hiệu một phần là khi một phần của hợp đồng không cómột trong các điều kiện tại điều 117 BLDS 2015 thì phần đó sẽ bị vô hiệu, khôngảnh hưởng đến các phần còn lại trong hợp đồng đó Hợp đồng vô hiệu toàn phần khi
có nội dung hoặc một phần nội dung gây ảnh hưởng đến toàn bộ hợp đồng Cáctrường hợp làm vô hiệu trong hợp đồng được tuân theo quy định tại Điều 122 đếnĐiều 129 BLDS 2015 và quy định về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thểthực hiện được tại Điều 408 BLDS 2015
Câu 2.2 Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của
hộ gia đình?
Tại đoạn [2] phần “Nhận định” của Tòa án có đoạn cho thấy đã có việc chuyểnnhượng tài sản chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thànhviên của hộ gia đình:
Hợp đồng ủy quyền được Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực ngày 27/7/2011 thể hiện các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy cùng ủy quyền cho bà Dung được làm thủ tục ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất tại Tổ 2, khu phố Ninh Thành, nhưng các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy không thửa nhận ký vào Hợp đồng ủy quyền nêu trên Bà Dung cho rằng chữ ký của bên ủy quyền không phải do các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy ký, ai ký bà Dung không biết.
Câu 2.3 Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
Tại đoạn [3] phần “Nhận định” của Tòa án có đoạn cho thấy Hội đồng thẩm phán
theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần: “Theo đó, phần
quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực Còn phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu theo quy định tại Điều
135 Bộ luật Dân sự năm 2005”.
Câu 2.4 Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.
- Theo nhóm, việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trênchỉ vô hiệu một phần là hoàn toàn hợp lý
6
Trang 12- Trong phần nhận định của Toà án có đề cập, các anh chị Khánh, Tuấn, Vy khôngthừa nhận ký vào hợp đồng uỷ quyền và UBND thị trấn Lộc Ninh cũng thừa nhậnkhi chứng thực không có mặt các anh chị nêu trên Điều này cho thấy, bà Dung đã
tự ý chuyển nhượng nhưng không có sự đồng ý của các thành viên còn lại thì hợpđồng đương nhiên vô hiệu Theo khoản 2 Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CPquy định:
Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Và theo khoản 2 Điều 212 BLDS 2015:
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
- Việc khẳng định sở hữu chung của thành viên gia đình là “sở hữu chung theophần” củng cố thêm quan điểm nêu trên của Tòa án nhân dân tối là vô hiệu mộtphần nếu tài sản có thể phân chia theo phần
- Khoản 2 Điều 209 BLDS 2015 quy định: “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có
quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
- Trong trường hợp này các thành viên trong gia đình không có thỏa thuận về sửdụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nên việc Tòa áp dụng quy định vềtài sản chung theo phần để giải quyết là hợp lý Theo đó, việc Tòa quyết định phầnquyền sử dụng, sở hữu của bà Dung để chuyển nhượng cho vợ chồng ông Học nếuđúng quy định của pháp luật là có hiệu lực Phần quyền sử dụng, sở hữu của cácanh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu
7
Trang 13- Việc tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu một phần mang tính linh hoạt, nhằmđảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp tối đa của các chủ thể trong giao dịch ở đây là
bà Dung và vợ chồng ông Học Vì nếu theo nguyên tắc và quy định chung thì giaodịch dân sự vô hiệu có thể bị hủy hoàn toàn, các bên phải hoàn trả cho nhau những
gì đã nhận từ nhau theo khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 Tuy nhiên trong trường hợpnày, phần đất đó là sở hữu chung thì nên áp dụng sở hữu chung theo phần để giảiquyết, phần sở hữu nào của bà Dung thì bà vẫn có quyền chuyển nhượng theo ý chícủa bà, phần nào không phải của bà Dung thì sẽ bị vô hiệu và xử lý theo pháp luật
Câu 2.5 Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.
Điều 137 Hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự vô hiệu
1 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời
điểm xác lập.
2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các
bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;
nếu không hoàn trả được bằng hiện vật
thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường
hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức
thu được bị tịch thu theo quy định của
pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải
2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3 Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4 Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5 Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
8
Trang 14- Thứ nhất, về vấn đề “hoa lợi, lợi tức”: Ở BLDS 2015 vấn đề “hoa lợi, lợi tức” đã
được tách khỏi quy định về “khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận” và có quy định mới là việc trả “hoa lợi, lợi tức” cần phải có yếu
tố “ngay tình” của người nhận tài sản Việc BLDS 2005 để vấn đề “hoa lợi, lợi tức” vào quy định về khôi phục tình trạng ban đầu là chưa hợp lý Bởi vì ở thời
điểm trước khi giao dịch được xác lập thì hoa lợi, lợi tức vẫn chưa có nên nếu buộcbên nhận tài sản làm phát sinh hoa lợi, lợi tức trả cho bên giao tài sản hoa lợi, lợitức thu được; thì bên giao tài sản sẽ nhận được những thứ chưa có ở tình trạng banđầu Việc này khiến cho bên nhận tài sản phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức mà mình làm
phát sinh sau này, nên không thể coi đó là “khôi phục tình trạng ban đầu” BLDS
2015 đã khắc phục được hạn chế, sai xót đó khi tách vấn đề “hoa lợi, lợi tức” ra
khỏi quy định về khôi phục lại tình trạng ban đầu và quy định thành một khoảnriêng
- Thứ hai, về vấn đề “khôi phục tình trạng ban đầu”: Ở nội dung này, BLDS 2015không có thay đổi nhiều so với BLDS 2005, mà chỉ bổ sung thêm quy định tại
khoản 5, Điều 131 BLDS 2015 về giải quyết hậu quả có liên quan đến quyền nhân
thân Việc bổ sung này là cần thiết và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành
có liên quan
- Thứ ba, về vấn đề “tịch thu tài sản”: BLDS 2015 đã bỏ các quy định về việc tịchthu tài sản, hoa lợi, lợi tức được quy định tại Điều 137 BLDS 2005 Mà thay vào đó,theo BLDS 2015 đối với hoa lợi, lợi tức được thu được bởi bên ngay tình thì sẽkhông phải trả lại
Câu 2.6 Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định như thế nào?
Trong Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/3/2011 của Tòa dân sự Tòa ánnhân dân tối cao, Tòa giám đốc thẩm xác định hai bên cùng có lỗi Tuy nhiên, Toà
án không cho biết mức độ lỗi của mỗi người là bao nhiêu Tại phần xét thấy của
Quyết định có nêu: “Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000
đồng trên tổng giá trị thừa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thừa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là 1/2 chênh lệch giá của 45% giá trị thừa đất theo giá thị trường…”
9
Trang 15Câu 2.7 Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thế nào?
Trong quyết định số 319, Toà dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như
sau: “Ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá trị của 45% giá
trị thửa đất theo giá thị trường.”
Câu 2.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự.
- Thứ nhất, việc tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là có cơ sở Bởi lẽ, ngay từ đầu,giao dịch này đã vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch Cụ thể, Trong phần
xét thấy có đoạn: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nêu trên không được
chính quyền địa phương cho phép chuyển nhượng” Từ đó ta căn cứ theo Điều 122,
điểm c khoản 1 Điều 117 và Điều 123 BLDS năm 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu
do vi phạm điều cấm của pháp luật, cụ thể điều cấm ở đây là những quy định luậtkhông cho phép chủ thể thực hiện hành vi nhất định “Trường hợp có quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cho phép chuyển nhượng mà các bên vẫntiến hành giao dịch chuyển nhượng thì hợp đồng chuyển nhượng đất vô hiệu (phải
áp dụng quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự để giải quyết) Trong tình huống này,chính quyền địaphương không cho phép giao dịch nhưng các bên vẫn tiến hành giaodịch là đã vi phạm điều cấm của pháp luật Nên việc tòa tuyên hợp đồng này vôhiệu là có cơ sở và thuyết phục
- Thứ hai, tòa yêu cầu vợ chồng ông Lộc hoàn trả cho ông Vinh những gì đã nhận
và đưa ra mức bồi thường thiệt hại cho ông Vinh là hợp lý Cụ thể, tại Điều 131
BLDS 2015 có quy định: “ 2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục
lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả…”
Ở đây, theo khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 vợ chồng ông Lộc phải hoàn trả lại choông Vinh 45.000.000 đồng trước đó hai người đã nhận Còn về phía ông Vinh dochưa nhận được sổ đỏ từ vợ chồng ông Lộc nên không có gì để hoàn trả
- Thứ ba, cách giải quyết của Tòa án theo hướng xác định lỗi thuộc về cả hai bên, từ
đó xác định mức bồi thường cho ông Vinh là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửađất theo giá thị trường là hợp lý
Về việc xác định lỗi dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu Theo nhóm, trong trường hợpnày cả hai bên đều có lỗi Về phía bên bán, lỗi của vợ chồng ông Lộc là đã thựchiện chuyển nhượng đối với đất trồng lúa, việc chuyển nhượng này không được
10
Trang 16chính quyền địa phương cho phép Về phía bên mua, dù đã cam kết là trả tiền thanhtoán mảnh đất trong 3 đợt theo hẹn, nếu không thực hiện đúng thì bên chuyểnnhượng có quyền huỷ bỏ hợp đồng nhưng ông Vinh đã không thực hiện đúng camkết trên mà cụ thể là đã không trả tiền đợt 2 dẫn đến việc bên bán không đồng ý tiếptục thực hiện hợp đồng Ngoài ra, cả hai bên có một lỗi chung là không thực hiệnđúng hình thức của hợp đồng là hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thựcbởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Về cách xác định khoản tiền ông Vinh được bồi thường Như đã nêu ở trên, trongtrường hợp này cả hai bên đều có lỗi và mức độ lỗi ngang nhau, do đó mỗi bên sẽphải bồi thường thiệt hại cho phần lỗi của mình, cụ thể là ½ mức thiệt hại phát sinh
từ việc hợp đồng (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) bị vô hiệu cho bên còn lại.Thiệt hại phát sinh khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng bị tuyên bố vô hiệuđược Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việcgiải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định như sau: “ thiệt hạicòn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuậnvới giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác,nếu có” Trong trường hợp vụ án, vì hai bên chưa tiến hành cải tạo hay xây dựngtrên mảnh đất có tranh chấp và cũng không có các thoả thuận về phạt vi phạm hợpđồng nên thiệt hại phát sinh ở đây chỉ là khoản tiền chênh lệch giữa giá bán do haibên thoả thuận (100.000.000 đồng) và giá thực tế tại thời điểm xét xử(333.550.000đ) Tuy nhiên, vì ông Vinh chỉ mới thanh toán 45% giá trị quyền sửdụng đất ban đầu nên chỉ có thể yêu cầu bồi thường giá trị chênh lệch của 45% này
Từ đó, có thể thấy cách tính “ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênhlệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường” của Toà dân sự là thuyết phục
Câu 2.9 Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền
cụ thể là: 52.548.750 đồng Vì theo biên bản định giá thửa đất 953m2 hiện nay cógiá là 333.550.000 đồng, như vậy giá chênh lệch là 233.550.000 đồng nên theoQuyết định số 319 thì phần bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá trị của 45% giátrị thửa đất theo giá thị trường, nên ta lấy 233.550.000 đồng x 45% x ½ =52.548.750 đồng là số tiền ông Vinh sẽ được bồi thường
11