1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật việt nam

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Đồng Lao Động Vô Hiệu Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Nguyễn Trịnh Triển, Hồ Thị Kim Ánh, Phạm Minh Châu, Nguyễn Thị Kiều Diễm, Nguyễn Thị Kiều Diễm, Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Lê Tấn Đạt, Nguyễn Đức Trung Hiếu, Lê Thuý Huyền
Người hướng dẫn Thầy Trần Nguyễn Quang Hạ
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hợp Đồng Lao Động Và Giải Quyết Tranh Chấp
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động, nội dung hợp đồng lao động cũng như xác lập quyề

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PH ỐHỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬTKINH TÉ

- - -   

-MÔN H ỌC:

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CH P

ĐỀ TÀI:

Thành ph H Chí Minh, ngày 27 tháng 3 ố ồ năm 2023

Giáo viên hướ ng d ẫn : Thầy Trần Nguy n Quang H ễ ạ

Mã H c Phần : 222HL0101

Nhóm th c hiện : Nhóm 2

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

8 Nguyễn Đức Trung Hiếu K205012026

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2 BLDS 2015 Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

3 BLTTDS 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

4 LTHADS 2008 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2019

5 HĐLĐ Hợp đồng lao động (Điều 13 Bộ luật Lao động

2019)

6 HĐLĐVH Hợp đồng lao động vô hiệu (Điều 49 Bộ luật Lao động 2019)

7 NLĐ Người lao động (được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019)

8 NSDLĐ Người sử dụng lao động (được định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019)

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức

và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng: Lao động đã tạo ra chính bản thân con người Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất

và các giá trị tinh thần của xã hội Quan hệ lao động là quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động Quan hệ lao động xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của con người Quan hệ lao động phát sinh giữa hai chủ thể người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở ý chí của các bên và ý chí của Nhà nước Bên cạnh đó, quan hệ lao động tồn tại phụ thuộc vào một hình thái kinh tế xã hội nhất định Mỗi một hình thái kinh tế xã hội có một kiểu tổ chức lao động phù hợp, trong đó có một loại quan hệ lao động tiêu biểu thích ứng với nó Song bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, quan hệ lao động đều có những yếu tố giống nhau như: khả năng thu hút con người tham gia lao động, quá trình phân công và hiệp tác lao động, quá trình đào tạo, nâng cao tay nghề lao động, các yếu tố quản lý lao động, đảm bảo điều kiện lao động, đảm bảo việc trả lương cũng như là cơ chế đại diện, bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia quan hệ Trong quan

hệ lao động thì “hợp đồng lao động đóng vai trò vị trí trung tâm, là xương sống và yếu

tố quyết định để thể hiện cho sự tồn tại của quan hệ lao động”

Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động, nội dung hợp đồng lao động cũng như xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản ghi nhận hình thức pháp lý của loại hợp đồng này như: Pháp lệnh hợp đồng lao động năm 1990; Bộ luật lao động năm 1994 và sửa đổi qua các năm 2002, 2006 Đến nay, hợp đồng lao động được điều chỉnh chính thức trong Bộ luật lao động năm 2012 Hợp đồng lao động hiện nay đã là một chế định mang tính hoàn thiện tương đối trong pháp luật lao động Việt Nam, tuy nhiên các chế định cụ thể về tính hiệu lực, những ràng buộc pháp lý, những chế tài liên quan đến việc vi phạm hợp đồng lao động hiện nay vẫn còn thiếu, chưa theo hệ thống và có những quy định chưa thực sự mang tính thực tế cao

Bộ luật lao động 2012 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo lập hành lang pháp lý điều chỉnh về hợp đồng lao động vô hiệu, bảo vệ quyền lợi của người lao động

và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng

và thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu vẫn còn nhiều vướng mắc Các quy định có phần còn cứng nhắc, chưa đầy đủ và rõ ràng nên dẫn đến cách hiểu không thống nhất Nhiều nội dung trong hợp đồng lao động vô hiệu chưa được điều chỉnh thấu đáo cụ thể

Chính vì vậy, Nhóm đã chọn đề tài: “Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động Việt Nam” làm đề tài nghiên Bài luận nhằm đánh giá, phân tích các quy định

pháp luật hiện hành về hợp đồng lao động vô hiệu

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

ABSTRACT

Employment contract is an agreement between an employee and an employer on paid employment, working conditions, rights and obligations of each party in the labor relationship Labor contract as the most authentic legal document in labor relations Therefore, when agreeing to sign a labor contract, the parties need to consider carefully

to protect their own interests.

Currently, in many enterprises, many employers enter into labor contracts with employees, often making a number of provisions in the contract that contain many provisions that are contrary to the content of the law But in fact, due to the lack of understanding of the law as well as the need for the job that the employee accepts to enter into, it affects the rights and interests of the employee himself Therefore, the following article will help readers understand the provisions of Vietnamese law on invalid labor contracts such as cases of contract being invalidated, the right to request

a declaration of a contract to be void, how to deal with a void contract as well as the application of these provisions in practice to protect their legitimate rights and interests.

Keywords: invalid employment contract, labor law, processing invalid labor contracts Title: An employment contract is invalid under Vietnamese law

TÓM TẮT Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động

về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan

hệ lao động Hợp đồng lao động như một văn bản pháp lý xác thực nhất trong quan hệ lao động Do đó khi thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động, các bên cần phải xem xét kỹ

lưỡng để bảo vệ tối đa lợi ích của bản thân

Hiện nay, ở các doanh nghiệp nhiều người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động thường đưa ra một số quy định trong hợp đồng có nhiều điều khoản đi ngược lại với nội dung pháp luật quy định Nhưng thực tế do sự thiếu hiểu biết

về pháp luật cũng như vì cần công việc mà người lao động chấp nhận giao kết, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chính người lao động Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ được các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng lao động vô hiệu như các trường hợp hợp đồng bi vô hiệu, quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu,

xử lý hợp đồng vô hiệu như thế nào, cũng như việc áp dụng các quy định này trong thực tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Từ khóa: hợp đồng lao động vô hiệu, pháp luật lao động, xử lý hợp đồng lao động vô hiệu vô hiệu

Trang 6

1 Khái niệm hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ 2019) thì hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Tại Bộ luật Lao động 2019 không đưa ra khái niệm cụ thể về ợp đồng lao động vô h hiệu (HĐLĐVH) Tại Điều 49 Bộ luật này có quy định về các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu, có thể hiểu, ợp đồng lao động bị coi là vô hiệu là hợp đồng ký kết và h thực hiện trái với điều kiện có hiệu lực của pháp luật, không ứng được các yêu cầu về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật hay không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng

2 Đặc điểm của hợp đồng lao động vô hiệu

Dựa trên khái niệm về ợp đồng lao động vô hiệu nêu trên, có thể nhận thấy, ợp h h đồng lao động vô hiệu có các đặc điểm chính sau:

Thứ nhất, nội dung và hình thức của hợp đồng không được đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật

Nội dung của hợp đồng là toàn bộ các điều khoản ghi nhận cam kết của các bên quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Các nội dung phải có trong ợp h đồng lao động được quy định tại Điều 21 BLLĐ 2019, những điều khoản này thường được gọi là các điều khoản bắt buộc Nếu thiếu những điều khoản này thì hợp đồng chưa được xác lập, không hợp lý về mặt nội dung so với các quy định của pháp luật Hình thức của hợp đồng là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm của các bên khi có hành vi vi phạm xảy

ra hợp đồng lao động có thể được thể hiện bằng văn bản, thông qua phương tiện điện

tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu và lời nói, các hình thức được quy định cụ thể tại Điều 14 BLLĐ 2019

Như vậy có thể thấy, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức do pháp luật quy định là những điều kiện cần để mang lại tính hợp lý cũng như phát sinh hiệu lực của một hợp đồng lao động Nếu các bên không đảm bảo các điều khoản bắt buộc, không tuân thủ các hình thức mà pháp luật đã định ra, tạo nên đặc điểm của một ợp h đồng lao động vô hiệu

Ví dụ: Trong HĐLĐ thiếu điều khoản về công việc và địa điểm làm việc của NLĐ Thứ hai, việc HĐLĐ có những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận vi phạm so với nội dung quy định của pháp luật, của thỏa ước lao động tập thể, của nội quy lao động đang được áp dụng trong doanh nghiệp hoặc làm hạn chế các quyền khác của NLĐ Trong quan hệ lao động, NLĐ luôn bị ràng buộc với NSDLĐ về mặt tổ chức và lợi ích kinh tế vì vậy NLĐ thường ở vị thế yếu so với NSDLĐ Do đó, Nhà nước thường

Trang 7

ban hành các chuẩn mực hay khung pháp lý để các bên lấy đó làm chuẩn mực cho hành

vi xử sự của mình Sự thỏa thuận liên quan đến quyền lợi của NLĐ như thời gian làm việc, tiền lương, điều kiện về vệ sinh lao động, an toàn lao động không được thấp hơn mức quy định trong pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động tập thể đang áp dụng trong doanh nghiệp và không được hạn chế các quyền khác của NLĐ Nếu trái với quy định này thì tùy từng trường hợp mà HĐLĐ sẽ bị vô hiệu toàn bộ hay từng phần

Ví dụ: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 90 BLLĐ năm 2019, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu Tuy nhiên, trong hợp đồng ghi nhận mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu, thì phần thỏa thuận về tiền lương sẽ bị vô hiệu Hoặc vi phạm về thẩm quyền giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 18 BLLĐ 2019

Thứ ba, HĐLĐVH không có hiệu lực thi hành nghĩa là tự nó làm mất hiệu lực hoặc

bị cản trở, hạn chế, chấm dứt bởi pháp luật

Tùy từng trường hợp mà hậu quả của HĐLĐVH là khác nhau Nếu HĐLĐ vô hiệu

do nội dung, mục đích của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức

xã hội thì nó đương nhiên bị vô hiệu không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng Như những công việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma tuý, đây là công việc bị pháp luật cấm thì HĐLĐ sẽ đương nhiên bị vô hiệu

3 Phân loại hợp đồng lao động vô hiệu

Tùy theo tiêu chí phân loại, có thể chia HĐLĐ thành nhiều loại khác nhau Một số tiêu chí để phân loại hợp đồng vô hiệu có thể kể đến như: phạm vi nội dung bị vô hiệu, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động… Trong những tiêu chí phân loại trên, cách phân loại phổ biến nhất và được Nhóm trú trọng phân tích là dựa vào phạm vi nội dung

bị vô hiệu Dựa vào phạm vi nội dung bị vô hiệu có thể chia HĐLĐVH thành hai loại: hợp đồng lao động vô hiệu từng phần và hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ

Hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.1

Ví dụ: Khoản 2 Điều 90 BLLĐ 2019 quy định: “Mức lương theo công việc hoặc chức

danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu”, nếu trong hợp đồng người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu thì điều khoản về mức lương đó bị vô hiệu, phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật, khi đó, người lao động và người sử dụng lao động phải thỏa thuận lại về mức lương phải cao hơn mức lương tối thiểu

Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi toàn bộ nội dung của hợp đồng vô hiệu hoặc chỉ có một phần nội dung vô hiệu nhưng phần đó lại ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp

1 Kho n ả 2 Điề u 49 B ộ luật lao độ ng 2019

Trang 8

đồng Các trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn bộ được quy định tại Khoản 1 Điều 49 BLLĐ

20192, theo đó hợp đồng lao động bị xem là vô hiệu toàn bộ khi không đáp ứng được điều kiện về: (i) chủ thể giao kết; (ii) nội dung, nguyên tắc giao kết của ợp đồng; (iii) h đối tượng của ợp đồng hướng tớih

Phân loại dựa vào điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động Hợp đồng lao động

là một loại giao dịch dân sự vì vậy phải tuân theo điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) Dựa vào đó có thể chia hợp đồng lao động vô hiệu thành: hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện chủ thể, hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm yếu tố tự nguyện hay do không tuân thủ nguyên tắc giao kết và hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm điều kiện nội dung và mục đích

Ví dụ, nếu HĐLĐ vô hiệu do chủ thể giao kết không đúng thẩm quyền, các bên có thể giao kết lại sao cho đúng chủ thể giao kết

Mỗi hình thức vô hiệu sẽ có cách thức giải quyết khác nhau, tuỳ thuộc vào thoả thuận các bên, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,…

4 Quy định về hợp đồng lao động vô hiệu

Đầu tiên, khi bước vào tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu, nhóm xin nh n mấ ạnh v s liên k t gi a hành vi giao k t hề ự ế ữ ế ợp đồng lao động và giao kết hợp đồng dân s (giao d ch dân s ) Có th ự ị ự ể hiểu tương đối, HĐLĐ là một ph n c a hầ ủ ợp động giao d ch dân sị ự, tuy nhiên đối tượng giao k t cế ủa HĐLĐ là một hàng hoá đặc bi t ệ – sức lao động Trong một giao dịch dân s , s có quyự ẽ ền và nghĩa vụ các bên giao kết,

đối với HĐLĐ cũng vậy, các quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết (m t hay nhi u ộ ề NLĐ và NSDLĐ) sẽ hướng tới mục đích trao đổi lo i hàng hoá trên Vì th , s có sạ ế ẽ ự liên k t m t thiế ậ ết cũng như tương đồng giữa quy định v hề ợp đồng, hợp đồng vô hi u ệ ở

Bộ luật Dân s ự 2015 và quy định v ề HĐLĐ, HĐLĐVH ở ộ luật Lao động 2019 B 4.1 Quy định về hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ

Về nguyên tắc, HĐLĐ bị coi là vô hiệu khi hợp đồng đó không tuân thủ các quy định của pháp luật, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể hoặc lợi ích chung của xã hội Hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;

b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại hoản 1 Điều 15 của Bộ luật K này;

c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.3

2 Xem thêm t i Kho ạ ản 1 Điề u 49 B ộ luật lao độ ng 2019

3 Kho n ả 1 Điề u 49 B ộ luật Lao độ ng 2019

Trang 9

Căn cứ theo quy định trên, ta có thể xét các yếu tố sau để căn cứ HĐLĐ vô hiệu toàn

bộ, ta có thể xác định 03 yếu tố (i) Mặt chủ thể; (ii) Mặt nội dung và nguyên tắc của hợp đồng; (iii) Mặt đối tượng của ợp đồng hướng tới.h

4.1.1 Sai phạm về mặt chủ thể

Chủ thể giao kết hợp đồng lao động là giao kết giữa hai bên, Người lao động và Người

sử dụng lao động

Người lao động và Người sử dụng lao động được định nghĩa như sau:

“1 Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này

2 Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.”4

Ngoài ra đối với chủ thể là Người lao động, còn có Người lao động chưa thành niên

và được quy định tại Mục 1 Chương XI BLLĐ 2019 và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 09/2020/TT BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương Binh Xã hội

-Như vậy, tại Điểm b hoản 1 Điều 49 BLLĐ 2019K , thì chỉ quy định là “Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền”, có thể hiểu, bên được quy định về mặt sai lầm chủ thể là Người sử dụng lao động Người sử dụng lao động có thể là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân; tóm lượt lại là có thể nói gọn

là tổ chức có tư cách pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khôngcótư cách pháp nhân và cá nhân trực tiếp sử dụng lao động Theo BLDS 2015, đối với tổ chức người có thẩm quyền giao kết là người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật Đối với cá nhân là người

có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Đối với Người lao động được định nghĩa “Người lao động là người”, tuân thủ theo pháp luật hiện hành, thì Người lao động mặc nhiên là cá nhân Theo BLLĐ 2019, thì người được tự do ký kết hợp đồng lao động là cá nhân từ đủ 15 tuổi, đối với người chưa

đủ 15 tuổi thì được quy định tại Mục 1 Chương XI BLLĐ 2019 và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 09/2020/TT BLĐTBXH về việc giao kết hợp đồng lao động và s- ử dụng người lao động chưa thành niên Cụ thể hơn, NLĐ có thẩm quyền ký kết HĐLĐ thuộc các trường hợp sau đây: (a) cá nhâ từ đủ 18 tuổi trở lên; (b) cá nhân từ đủ 15 tuổi

4 Kho n ả 1, 2 Điề u 3 B ộ luật Lao độ ng 2019

Trang 10

đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; (c) cá nhân chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; (d) cá nhân được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động

Như vậy, về mặt giao kết hợp đồng, NSDLĐ luôn là người có lợi hơn về mặt thông tin, người sử dụng lao động phải có đủ điều kiện giao kết như trên, và phải kiểm tra thông tin người lao động do chính mình thuê Về cơ bản, bất kể cá nhân nào cũng có thể giao kết hợp đồng lao động với tư cách là người lao động, vì thể việc tuân thủ pháp luật

và làm đúng quy định pháp luật về mặt chủ thể giao kết là trách nhiệm và nghĩa vụ phần lớn quy về cho NSDLĐ trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động 4.1.2 Sai phạm về nội dung và nguyên tắc giao kết hợp đồng

Như đã nói ở trên, HĐLĐ bị coi là vô hiệu khi hợp đồng đó không tuân thủ các quy định của pháp luật, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể hoặc lợi ích chung của xã hội Ngoài mặt chủ thể được quy định chi tiết về người sử dụng lao động và người lao động theo pháp luật thì về mặt nội dung, pháp luật chỉ quy định những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng được quy định tại Điều 21 BLLĐ 2019 (phúc lợi tối thiểu, thông tin các bên, giờ làm, địa điểm,…) hoặc các quy định thuê, mướn các chức danh đặc biệt trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước thì không có quy định nào thêm về các điều khoản tuỳ nghi

So sánh với Điểm c Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 thì ta có thể hoàn toàn tương tự,

về nguyên tắc hợp đồng lao động cũng là một giao dịch dân sự nên về nội dung hợp đồng cũng phải tuân thủ các nguyên tắc của cả Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động và các luật chuyên ngành khác có quy định liên quan

Ngoài ra, việc vi phạm hay làm trái các nguyên tắc giao kết HĐLĐ được quy định tại Điều 7 BLLĐ 2019 hay nguyên tắc giao kết hợp đồng giao dịch dân sự tại Điều 3 BLDS

2015: nguyên tắc t nguy n, thiự ệ ện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn tr ng quy n và lợi ích ọ ề hợp pháp c a nhau ủ

4.1.3 Sai phạm về đối tượng của HĐLĐ (công việc thoả thuận được giao) Mục đích của hành vi giao kết hợp đồng lao động là hướng tới là việc “làm công ăn lương” hay có thể hiểu mục đích tối thiểu ở đây là phải có công việc do người sử dụng lao động giao cho người lao động Đối tượng được hướng tới ở đây là công việc được giao, đây cũng là nội dung chủ yếu của hợp động lao động, mọi điều khoản khác sẽ xoay quanh hay thậm chí phục vụ và tạo điều kiện cho các bên thực hiện công việc đó Nếu

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w